Đánh giá về giá trị của 24 cuốn sách cổ bị mất tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và căn cứ pháp lý cho việc đánh giá này, tôi xin nêu quan điểm của mình như sau:
I. Các căn cứ pháp lý:
1.Căn cứ Nghị định Số: 108/2022/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2022.
Tại
điều 2- Nhiệm vụ và quyền hạn, mục 5,
5. Tổ chức các hoạt động điều tra, khai quật, nghiên cứu,
sưu tầm, bảo tồn, bảo tàng, phát huy những giá trị di sản văn hóa của các dân tộc
Việt Nam.
Như vậy, những gì thu được qua các hoạt động điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn…là những “Di sản Văn hóa”.
2. Căn cứ khoản 6, Điều 4 của Luật Di sản văn hoá 2001, được sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2013, thì cổ vật được hiểu “là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên”.
Theo quy định này thì một vật để được công nhận là cổ vật cần đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
-
- Là hiện vật được lưu truyền lại.
- Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học.
- Có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Như vậy, các sách cổ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm đều đáp ứng đầy đủ các điều kiện là “cổ vật”.
3. Còn tại chương 4, của Luật Di sản văn hoá 2001, được sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2013, có quy định về việc “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể”. Nên mới có Điều 43 quy định “Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng…”.