Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

TOÀN VĂN KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

TOÀN VĂN KIẾN NGHỊ VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC 
TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
tiếp nhận chữ ký tiếp theo tại hộp thư
kiennghi1007@gmail.com

 

KIẾN NGHỊ 
VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Kính gửi: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Chúng tôi, ký tên dưới đây, xin trân trọng gửi đến quý vị bản kiến nghị của chúng tôi trước tình hình hiện nay của Tổ quốc.
I- Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng
1. Từ khát vọng trở thành siêu cường, với vai trò là “công xưởng thế giới” và chủ nợ lớn nhất của thế giới, dưới chiêu bài “trỗi dậy hòa bình”, Trung Quốc đang ra sức phát huy quyền lực dưới mọi hình thức, nhằm thâm nhập và lũng đoạn nhiều quốc gia trên khắp các châu lục. Một số nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng đến nay Trung Quốc đã vượt tất cả những gì chủ nghĩa thực dân mới làm được sau Chiến tranh thế giới II.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những bước leo thang nghiêm trọng trong việc thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông với nhiều hành động bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của các quốc gia giáp Biển Đông. Trung Quốc tự ý vạch ra cái gọi là “đường chữ U 9 đoạn”, thường được gọi là “đường lưỡi bò”, chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông, nhiều lần tuyên bố trước thế giới toàn bộ vùng “lưỡi bò” này thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc và đã liên tục tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp trên Biển Đông để khẳng định yêu sách trái luật quốc tế này.
 Hiện nay Trung Quốc đang ráo riết tăng cường lực lượng hải quân, chuẩn bị giàn khoan lớn, tiến hành nhiều hoạt động quân sự hoặc phi quân sự ngày càng sâu vào vùng biển các quốc gia trong vùng này, gắn liền với những hoạt động chia rẽ các nước ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc.
2. Trên vùng Biển Đông thuộc lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, năm 1974 Trung Quốc đã tấn công chiếm nốt các đảo ở Hoàng Sa, năm 1988 đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của ta; từ đó đến nay thường xuyên tiến hành các hoạt động uy hiếp và xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta, như tự ý ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, xua đuổi, bắt giữ, cướp tài sản của các tàu đánh cá trên vùng này, gây sức ép để ngăn chặn hoặc đòi hủy bỏ các hợp đồng mà các tập đoàn kinh doanh dầu khí của nước ngoài đang hợp tác với Việt Nam, liên tục cho các tàu chiến hải giám đi tuần tra như đi trên biển riêng của nước mình. Gần đây nhất, tàu Trung Quốc cắt cáp quang và thực hiện nhiều hành động phá hoại khác đối với tàu Bình Minh 02 và tàu Viking II của ta đang hoạt động trong vùng thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đó là những bước leo thang nghiêm trọng trong các chuỗi hoạt động uy hiếp, lấn chiếm vùng biển của nước ta.
Vị trí địa lý tự nhiên, vị thế địa chính trị và địa kinh tế trong bối cảnh quốc tế hiện nay khiến cho Việt Nam bị Trung Quốc coi là chướng ngại vật trên con đường tiến ra biển phía Nam để vươn lên thành siêu cường. Bằng mọi phương tiện và nhiều thủ đoạn từ tinh vi đến trắng trợn, Trung Quốc tìm mọi cách dụ dỗ, thâm nhập, lũng đoạn, uy hiếp, can thiệp nội bộ, lấn chiếm, và đã từng dùng hành động quân sự - tất cả đều trong mưu đồ lâu dài nhằm khiến cho Việt Nam suy yếu, chịu khuất phục hay lệ thuộc vào Trung Quốc.
Về phía ta, mặc dù đã có nhiều cố gắng và nhân nhượng để bình thường hóa và phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước, song cho đến nay cục diện cơ bản diễn ra trong quan hệ hai nước là: Việt Nam càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới.
3. Xem xét cục diện quan hệ hai nước, phải nhìn nhận thẳng thắn rằng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện ý đồ chiến lược của họ.
Dưới đây xin điểm những nét chính:
Về kinh tế, nhập siêu của ta từ Trung Quốc mấy năm qua tăng rất nhanh (năm 2010 gấp 2,8 lần năm 2006) và từ năm 2009 xấp xỉ bằng kim ngạch nhập siêu của nước ta với toàn thế giới. Hiện nay, nước ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 80-90% nguyên vật liệu cho công nghiệp gia công của ta, một khối lượng khá lớn xăng dầu, điện, nguyên liệu và thiết bị cho những ngành kinh tế khác; khoảng 1/5 kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng tiêu dùng, chưa kể một khối lượng tương đương như thế vào nước ta theo đường nhập lậu. Đặc biệt nghiêm trọng là trong những năm gần đây, 90% các công trình kinh tế quan trọng như các nhà máy điện, luyện kim, hóa chất, khai thác bô-xít, khai thác ti-tan... được xây dựng theo kiểu chìa khóa trao tay (EPC) rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc với nhiều hệ quả khôn lường. Trong khi đó Trung Quốc nhập khẩu từ nước ta chủ yếu dưới dạng vơ vét nguyên liệu, nông sản và khoáng sản, với nhiều hệ quả tàn phá môi trường. Ngoài ra còn nạn cho Trung Quốc thuê đất, thuê rừng ở vùng giáp biên giới, nạn tiền giả từ Trung Quốc tung vào. Sự yếu kém của nền kinh tế trong nước chính là mảnh đất màu mỡ cho sự xâm nhập, thậm chí có mặt chi phối, lũng đoạn về kinh tế của Trung Quốc. Chưa nói tới hệ quả khôn lường của việc Trung Quốc xây nhiều đập trên thượng nguồn hai con sông lớn chảy qua nước ta. Cũng không thể xem thường sự xâm nhập của Trung Quốc vào các nước xung quanh ta. Nếu Trung Quốc thực hiện được mưu đồ độc chiếm Biển Đông, Việt Nam coi như bị bịt đường đi ra thế giới bên ngoài.
Về chính trị, những hiện tượng thâm nhập của Trung Quốc về kinh tế kéo dài nhiều năm, có nhiều sự việc nghiêm trọng và còn đang tiếp diễn, đặt ra câu hỏi: Phía Trung Quốc đã làm gì, bàn tay của quyền lực mềm của họ đã thọc sâu đến đâu? Nạn tham nhũng tràn lan và nhiều tha hóa khác ở nước ta hiện nay có sự tham gia như thế nào của bàn tay Trung Quốc?
 Lãnh đạo nước ta đã quá dè dặt, không công khai minh bạch thực trạng nghiêm trọng trong quan hệ Việt - Trung để nhân dân ta biết và có thái độ ứng phó cần thiết. Thực trạng hiện nay làm cho dân bất bình, khó hiểu lãnh đạo nước mình trong quan hệ với Trung Quốc; về phía Đảng và Nhà nước thì lúng túng, không dựa vào sức mạnh của dân; còn bè bạn quốc tế thì lo lắng, thậm chí ngại ngùng ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam.
Về quan hệ đối ngoại Việt - Trung, cách ứng xử của phía ta gần đây nhất được thể hiện trong Thông tin báo chí chung (TTBCC) Việt Nam và Trung Quốc về cuộc gặp giữa hai thứ trưởng ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc do Bộ Ngoại giao ta công bố ngày 26-06-2011. Thông tin này có những nội dung mập mờ, khó hiểu, gây ra nhiều điều băn khoăn, lo lắng cho dư luận trong nước và thế giới; ví dụ:
-        TTBCC hoàn toàn bỏ qua không nói gì tới những hành động gây hấn của Trung Quốc, xâm phạm chủ quyền của nước ta trên Biển Đông, lại nêu Hai bên cho rằng, quan hệ Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt - Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực”. Nếu câu này là nhận định thực trạng quan hệ hai nước hiện nay thì nguy hiểm và không đúng với sự thực đang diễn ra ngược lại. Phương châm “16 chữ” và tinh thần “bốn tốt” do chính lãnh đạo Trung Quốc đề ra; vì vậy ta đòi lãnh đạo Trung Quốc thực hiện đúng, chứ không thể xuê xoa bằng câu “hai bên nhấn mạnh cần kiên trì đưa quan hệ đối tác theo đúng phương châm 16 chữ và tinh thần bốn tốt
- TTBCC viết: “Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị”. Nội dung của “nhận thức chung” này giữa lãnh đạo hai nước là gì, phía ta chưa nói rõ mà chỉ có những giải thích một chiều của phía Trung Quốc theo cách có lợi cho Trung Quốc, như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 29-06-2011 nhấn mạnh “phía Việt Nam cần thực hiện thỏa thuận chung của lãnh đạo hai nước về giải quyết những vấn đề Biển Đông” và nói rằng “Cả hai nước chống lại sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài vào các vấn đề Biển Đông”. Trung Quốc liên tục có những phát ngôn từ chính khách và báo chí, coi nguyên nhân những căng thẳng mới trên Biển Đông hiện nay là do ta và các nước trong khu vực khiêu khích. Trong những phát ngôn đó, không ít ý kiến cho rằng về cơ bản đã chuẩn bị xong dư luận trong nhân dân Trung Quốc cho việc đánh Việt Nam và giành lại chuỗi ngọc “liên châu” (chỉ quần đảo Trường Sa)... Cách viết mập mờ, khó hiểu của TTBCC rất bất lợi và nguy hiểm cho nước ta, kể cả trên phương diện quan hệ quốc tế có liên quan đến những nước thứ ba.
-        TTBCC nêu “(Hai bên...) tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước...”. Phía Trung Quốc dựa vào điều này để gây thêm sức ép kiềm chế dư luận nước ta trong khi báo chí Trung Quốc vẫn tiếp tục đăng những bài vu cáo, miệt thị nhân dân ta. Trước các hành vi trái luật pháp quốc tế do phía Trung Quốc gây ra trên Biển Đông, cần khẳng định việc dư luận nhân dân ta vạch ra và có những hoạt động biểu thị thái độ lên án các hành động đó, làm hậu thuẫn cho các hoạt động chính trị, ngoại giao của Nhà nước ta, không thể coi là những “lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước...” Nhân dân ta có truyền thống lịch sử và bản lĩnh kiên cường, thời nào cũng không tiếc sức mình chủ động tìm mọi cách xây dựng, gìn giữ, bảo vệ mối quan hệ hữu nghị với nước láng giềng này; cho đến nay không bao giờ tự mình gây hấn với Trung Quốc, mà chỉ có đứng lên chống Trung Quốc khi Tổ quốc bị xâm lược.
II- Trong khi đó tình hình đất nước lại có nhiều khó khăn và mối nguy lớn
1. Nền kinh tế nước ta đang ở trong tình trạng phát triển kém chất lượng, kém hiệu quả, và lâm vào khủng hoảng kéo dài.
Tất cả những cố gắng từ vài năm nay là tập trung “chữa cháy”, cố cứu vãn nền kinh tế ra khỏi khó khăn trước mắt, trước hết là chống lạm phát. Từ 2007 đến nay (trừ năm 2009) lạm phát liên tục ở mức 2 con số; dự báo năm 2011 vẫn là hai con số ở mức cao. Nguồn lực huy động được trong nước và từ bên ngoài cho nền kinh tế nước ta trong mấy năm qua cao chưa từng có, song hiệu quả kinh tế lại thấp kém với chỉ số ICOR (tỷ lệ nghịch với hiệu quả đầu tư) tăng nhanh, lên mức cao nhất từ trước đến nay và cũng là cao nhất trong khu vực. Nhập siêu đang ở mức cao. Thâm hụt ngân sách vượt quá ngưỡng báo động (5% GDP theo kinh nghiệm thế giới). Nền kinh tế vẫn trong tình trạng cơ cấu lạc hậu, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh đều thấp, tăng trưởng chủ yếu nhờ vào vốn đầu tư, lao động trình độ thấp và khai thác đất đai, tài nguyên đến cạn kiệt. Môi trường tự nhiên bị tàn phá nghiêm trọng. Khoảng cách giàu nghèo bị nới rộng, phân phối thu nhập ngày càng trở nên bất công. Các vấn đề kinh tế lớn như: sự tích tụ / phân bổ của cải; tình hình chiếm hữu và sử dụng đất đai; trạng thái thực thi pháp luật; sự hình thành các nhóm đặc quyền, đặc lợi và các nhóm quyền lực mới, sự xuất hiện các giai tầng mới đi liền với những bất công mới..., đang diễn biến ngược lại với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Kết quả cuối cùng là thu nhập danh nghĩa bình quân đầu người có tăng lên nhưng chất lượng cuộc sống xuống cấp trên nhiều mặt; sự bất an của người dân tăng lên; mức sống thực tế của phần lớn nông dân, của số đông công nhân và những người làm công ăn lương hiện nay giảm sút nhiều so với mấy năm trước.
2. Thực trạng văn hóa - xã hội của đất nước có quá nhiều mặt xuống cấp, cái mới và tiến bộ không đi kịp yêu cầu phát triển của đất nước và không đủ sức lấn át những cái hủ bại và tiêu cực; công bằng xã hội bị vi phạm nghiêm trọng, nguồn lực quý báu nhất của đất nước là con người chưa thực sự được giải phóng.
Trong nhiều vấn đề bức xúc, phải nói tới vấn đề hàng đầu là nền giáo dục của nước ta cho đến nay có nhiều mặt lạc hậu so với phần đông các nước trong khu vực, mặc dù nước ta thuộc số nước có tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục so với thu nhập (của cả nhà nước và nhân dân) ở mức cao nhất khu vực. Nội dung, cách dạy và học, cách quản lý trong nền giáo dục của nước ta quá lạc hậu, thậm chí có nhiều sai trái. Nguồn nhân lực nước ta có trình độ giáo dục phổ cập ở mức khá cao, tỷ lệ bằng cấp các loại trên số dân và số người lao động đều ở mức cao hay rất cao so với nhiều nước có mức thu nhập tương đương. Song trên thực tế chất lượng nguồn lực con người và năng suất lao động của nước ta vẫn thua kém nhiều nước, thấp xa so với yêu cầu đưa đất nước đi lên phát triển hiện đại. Nguyên nhân cơ bản là nền giáo dục trong môi trường chính trị - xã hội hiện nay của nước ta không nhằm đào tạo ra con người tự do và sáng tạo, con người làm chủ đất nước, mà là một nền giáo dục phát triển chạy theo thành tích và số lượng.
Trong đời sống văn hóa - tinh thần của đất nước, nhân dân thấy rõ và lên án hiện tượng giả dối và tình trạng tha hóa trong lối sống và trong đạo đức xã hội. Những cái xấu này, cùng với nạn tham nhũng tạo ra những bất công mới, đồng thời làm băng hoại nhiều giá trị truyền thống của dân tộc ta. Tình trạng thiếu vắng sự công khai minh bạch trong mọi mặt của đời sống xã hội đang làm cho mảnh đất nuôi dưỡng tham nhũng và tiêu cực ngày càng màu mỡ. Thực tế này cản trở nghiêm trọng việc xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh, đồng thời tạo ra một môi trường xói mòn luật pháp, rất thuận lợi cho việc dung dưỡng những yếu kém của chế độ chính trị.
3. Chế độ chính trị còn nhiều bất cập, cản trở sự phát triển của đất nước:
Thực trạng kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay của đất nước phản ánh rõ nét sự bất cập và xuống cấp ngày càng gia tăng của hệ thống chính trị - xã hội và bộ máy nhà nước ta. Nền kinh tế nước ta đứng trước yêu cầu bức thiết phải chuyển đổi cơ cấu và mô hình phát triển (chuyển từ phát triển chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển dựa nhiều vào các yếu tố chiều sâu) để đi vào thời kỳ phát triển bền vững với chất lượng cao hơn. Giai đoạn mới hiện nay đòi hỏi phải cải cách hệ thống chính trị để xóa bỏ mọi trở ngại, phát huy và sử dụng tốt mọi nguồn lực nhằm đổi mới và phát triển nền kinh tế. Nhiệm vụ đổi mới chính trị tuy đã được đặt ra nhưng chưa có mục tiêu, biện pháp và hành động thiết thực.      
Đặc biệt nghiêm trọng là tệ quan liêu tham nhũng, tình trạng tha hóa phẩm chất, đạo đức đang tiếp tục gia tăng trong bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức và  viên chức của hệ thống chính trị và nhà nước. Bộ máy này ngày càng phình to, tình trạng bất cập và nạn tham nhũng nặng nề hơn, gây tổn thất ngày càng lớn hơn cho đất nước. Thực trạng này cùng với những sai lầm trong cơ cấu tổ chức và trong cơ cấu đội ngũ cán bộ khiến cho các nỗ lực đổi mới hệ thống chính trị không đem lại kết quả thực tế, mặc dù tốn kém nhiều tiền của, công sức. Trong những việc đã làm có quá nhiều cái phô diễn, mang tính hình thức, giả dối. Trong đời sống thực tế, nhiều quyền dân chủ của dân tiếp tục bị vi phạm nghiêm trọng. Việc ứng cử, bầu cử các cơ quan quyền lực chưa bảo đảm dân chủ thực chất. Nhiều quyền công dân đã được Hiến pháp quy định nhưng vẫn chưa trở thành hiện thực trong cuộc sống, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin, quyền lập hội, quyền biểu tình...
Có thể đánh giá tổng quát rằng đất nước ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa một bên là khát vọng của dân tộc ta muốn sống trong một quốc gia “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, cùng đi với trào lưu tiến bộ của cả nhân loại, và một bên là sự tha hóa và bất cập ngày càng trầm trọng của hệ thống chính trị. Mâu thuẫn nguy hiểm này đang ngày càng trở nên gay gắt do sự uy hiếp của Trung Quốc đối với nước ta và kích thích thêm khát vọng bành trướng của Trung Quốc.
Vị trí địa lý nước ta không thể chuyển dịch đi nơi khác, nên toàn bộ thực tế hiện nay buộc dân tộc ta phải tạo được bước ngoặt có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước: Là nước láng giềng bên cạnh Trung Quốc đầy tham vọng đang trên đường trở thành siêu cường, Việt Nam phải bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, trở thành một đối tác được Trung Quốc tôn trọng, tạo ra một mối quan hệ song phương thật sự vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Mặt trận gìn giữ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, biển đảo, vùng trời của nước ta trong Biển Đông đang rất nóng do các bước leo thang lấn chiếm ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc, thậm chí những cuộc tấn công quân sự trực tiếp đang được để ngỏ. Tuy nhiên, mặt trận nguy hiểm nhất đối với nước ta mà Trung Quốc muốn dồn quyền lực và ảnh hưởng để thực hiện, đó là: thâm nhập, lũng đoạn mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nước ta. Đó là mặt trận vừa uy hiếp vừa dụ dỗ nước ta nhân danh cùng nhau gìn giữ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, gây chia rẽ giữa nhân dân ta và chế độ chính trị của đất nước, vừa lũng đoạn nội bộ lãnh đạo nước ta, làm suy yếu khối đoàn kết thống nhất của dân tộc ta, làm giảm sút khả năng gìn giữ an ninh và quốc phòng của nước ta. Đánh thắng nước ta trên mặt trận nguy hiểm nhất này, Trung Quốc sẽ đánh thắng tất cả!
 Sự xuất hiện một Trung Quốc đang cố trở thành siêu cường với nhiều mưu đồ và hành động trái luật pháp quốc tế, bất chấp đạo lý, gây nhiều tác động xáo trộn thế giới, tạo ra một cục diện mới đối với nước ta trong quan hệ quốc tế: Hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, có lẽ ngoại trừ Trung Quốc, đều mong muốn có một Việt Nam độc lập tự chủ, giàu mạnh, phát triển, có khả năng góp phần xứng đáng vào gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực, thúc đẩy những mối quan hệ hữu nghị, hợp tác vì sự bình yên và phồn vinh của tất các các nước hữu quan trong khu vực và trên thế giới. Có thể nói cục diện thế giới mới này là cơ hội lớn, mở ra cho đất nước ta khả năng chưa từng có trong công cuộc phát triển và bảo vệ Tổ quốc, qua đó giành được cho nước ta vị thế quốc tế xứng đáng trong thế giới văn minh ngày nay. Để vươn lên giành thời cơ, thoát hiểm họa, cả dân tộc ta, từ người lãnh đạo, cầm quyền đến người dân thường phải dấn thân cùng với cả nhân loại tiến bộ đấu tranh cho những giá trị đang là nền tảng cho một thế giới tiến bộ, đó là hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường
III- Kiến nghị của chúng tôi
 Trước tình hình đó, chúng tôi khẩn thiết kiến nghị với Quốc hội và Bộ Chính trị:
1. Công bố trước toàn thể nhân dân ta và nhân dân toàn thế giới thực trạng quan hệ Việt - Trung; nêu rõ những căn cứ phù hợp với luật pháp quốc tế, có sức thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo ở vùng Biển Đông để làm sáng tỏ chính nghĩa của nước ta; khẳng định thiện chí trước sau như một của nước ta xây dựng, gìn giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc, nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình. Nhân dịp này, Nhà nước ta cần chủ động giải thích trước toàn dân và dư luận thế giới bối cảnh ra đời, nội dung thực chất và giá trị pháp lý của công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông, để bác bỏ dứt khoát mọi xuyên tạc từ phía Trung Quốc. Chúng ta luôn phân biệt những mưu đồ và hành động phi đạo lý và trái luật pháp quốc tế của một bộ phận giới lãnh đạo Trung quốc, khác với tình cảm và thái độ thân thiện của đông đảo nhân dân Trung quốc đối với nhân dân Việt Nam. Chúng ta sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước, đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước Đông Nam Á và các nước lớn, cùng với các nước có liên quan giải quyết hoà bình các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
2. Trình bày rõ với toàn dân thực trạng đất nước hiện nay, thức tỉnh mọi người về những nguy cơ đang đe dọa vận mệnh của Tổ quốc, dấy lên sự đồng lòng và quyết tâm của toàn dân đem hết sức mạnh vật chất, tinh thần, trí tuệ để bảo vệ và phát triển đất nước. Cải cách sâu sắc, toàn diện về giáo dục và kinh tế ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết, là kế sâu rễ bền gốc để nâng cao dân trí, dân tâm, dân sinh làm cơ sở cho quá trình tự cường dân tộc và nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Muốn vậy, trước hết phải khắc phục tình trạng nền giáo dục và kinh tế của đất nước bị chi phối bởi ý thức hệ giáo điều. Cải cách chính trị, vì vậy, là tiền đề không thể thiếu cho những cải cách sâu rộng khác.
3. Tìm mọi cách thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân đã được Hiến pháp quy định, nhằm giải phóng và phát huy ý chí và năng lực của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tận dụng được cơ hội mới, đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức mới của tình hình khu vực và thế giới hiện nay. Trong thực hiện những quyền tự do dân chủ của nhân dân đã ghi trong Hiến pháp, cần đặc biệt thực hiện nghiêm túc quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền được tự do bày tỏ thái độ chính trị thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa, quyền lập hội, quyền đòi hỏi công khai minh bạch trong mọi lĩnh vực của cuộc sống đất nước.
4. Ra lời kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào, mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, địa vị xã hội, hãy cùng nhau thực hiện hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc với lòng yêu nước, tinh thần vị tha và khoan dung. Tất cả hãy cùng nhau khép lại quá khứ, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, để từ nay tất cả mọi người đều một lòng một dạ cùng nắm tay nhau đứng chung trên một trận tuyến vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau dốc lòng đem hết trí tuệ, nghị lực sáng tạo và nhiệt tình yêu nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta.
5. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam với tính cách là đảng cầm quyền duy nhất và cũng là người chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình đất nước hiện nay, hãy đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ đẩy mạnh cuộc cải cách chính trị, giải phóng mọi tiềm năng của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy lùi mọi tệ nạn tham nhũng và tha hóa, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng yếu kém và lệ thuộc hiện nay, chuyển sang thời kỳ phát triển bền vững, đưa dân tộc ta đồng hành với cả nhân loại tiến bộ vì hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường.
Cuối cùng, chúng tôi thiết tha mong đồng bào sống trong nước và ở nước ngoài hưởng ứng và ký tên vào bản kiến nghị này. Bằng việc đó và bằng những hành động thiết thực, mọi người Việt Nam biểu thị ý chí sắt đá của dân tộc ta, quyết ngăn chặn, đẩy lùi mọi âm mưu và hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta, xóa bỏ bất công, nghèo nàn, lạc hậu trong nước mình, xây dựng và gìn giữ non sông đất nước xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc, không hổ thẹn với các thế hệ mai sau và với các dân tộc khác trên thế giới.
Giành thời cơ, đưa Tổ quốc chúng ta thoát khỏi hiểm họa, phát triển bền vững trong hòa bình là trách nhiệm thiêng liêng của mọi người Việt Nam ta.
Làm tại Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2011
 

Chiều 13.7.2011, xác nhận của Bưu điện nhận chuyển Văn bản và chữ ký
tới 14 vị trong Bộ Chính trị và 18 vị Ủy viên Thường vụ Quốc hội

 

Địa chỉ hộp thư tiếp nhận chữ ký của đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài:
Email: kiennghi1007@gmail.com

77 nhận xét :

  1. Năm 1858 Thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên đánh chiếm Đà Nẵng, mở đầu xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn ban đầu chống cự yếu ớt sau đó chủ trương chính sách cầu hòa với giặc nên đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác.


    Ban đầu triều đình cắt đất ba tỉnh miền đông Nam Bộ rồi đến lục tỉnh nhường cho giặc. Lấy thế triều đình nhu nhược giặc Pháp càng ngày càng lấn tới. Năm 1883 lợi dụng lúc vua Tự Đức băng hà triều đình nhà Nguyễn rối ren, quân Pháp đánh chiếm cửa Thuận An, và triều đình nhà Nguyễn lại đi đến nhượng đồn Mang Cá ngay sát kinh thành cho giặc Pháp. Năm 1884 khi không còn gì để nhượng cho giặc Pháp nữa mà giặc Pháp vẫn không cho triều đình nhà Nguyễn được yên, cùng đường nên triều đình nhà Nguyễn mới buộc phải tấn công đồn Mang Cá. Cuộc chiến thất bại và triều đình nhà Nguyễn bỏ kinh đô mà chạy. Trên đường chạy giặc triều đình nhà Nguyễn ra chiếu Cần Vương để kêu gọi toàn dân chống giặc giúp vua.


    Nhìn lại lịch sử, nhiều người đặt câu hỏi tại sao nhà vua không ra chiếu Cần Vương khi quân Pháp vừa đặt chân lên đất nước ta mà cứ nhượng bộ giặc, đến lúc chạy giặc rồi mới ra chiếu Cần Vương. Đến lúc đó thì đã muộn rồi nên nhiều nghĩa sĩ dấy binh vì nước giúp vua nhưng sự nghiệp khó mà thành được. Cái kết cục thất bại đó là vì triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, muốn an thân nên mới cầu hòa với giặc và để cho giặc lấn tới. Cầu hòa để an thân, đến khi không còn an thân được nữa mới chạy giặc và kêu gọi nhân dân đánh giặc cho mình. Đó là một bài học lịch sử sai lầm và thất bại, mở đầu cho thời kỳ trăm năm đô hộ giặc Tây trên đất nước ta.

    (Tham khảo trên mạng)

    Trả lờiXóa
  2. Những việc các Nhân sỹ trí thức đang làm là những việc lớn và quan trọng nhất cho Tổ Quốc . Nó quan trọng hơn tất cả các công việc chuyên môn khác của các Nhân sỹ . Nó hay hơn bất cứ bài thơ văn hay công trình khoa học nào .Kiến thức học được ở trường và ở đời là đây .Chúc các Nhân sỹ luôn mạnh khỏe và kiên định trên con đường bảo vệ Tổ quốc . Cảm ơn rất nhiều về cống hiến của các vị cho Đất nước này !

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn các vị nhân sỹ với bản kiến nghị này. Bản kiến nghị đang nói nên nguyện vọng và bức xúc của toàn dân trong lúc này.

    Mong Quốc Hội VN với tư cách đại diện cho nhân dân nêu cao trách nhiệm trước dân bằng cách trả lời kiến nghị và có những hành động cụ thể

    Trả lờiXóa
  4. Tôi là: Bùi Việt Hà
    GĐ Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường
    Hà Nội, Việt Nam

    Đồng ý ký tên vào bản kiến nghị này.

    Đề nghị mọi người cùng vận động càng nhiều người khác tham gia ký càng tốt.
    Tổ quốc đang lâm nguy, chúng ta phải hành động, thời gian không chờ đợi chúng ta. Nếu chần chừ chúng ta sẽ có tội với tổ tiên và với con cháu của chúng ta.

    Trả lờiXóa
  5. Chúng tôi vô cùng cảm động và biết ơn các vị nhân sỹ trí thức đã vì lợi ích của dân tộc mà không ngại nguy hiểm nói lên hiện tình đất nước. Chúng tôi cũng nhìn thấy điều các vị vừa nói, nhưng không dám, sợ bị bắt đi tù. ngàn lần cảm ơn các NHÂN SỸ TRÍ THỨC VIỆT NAM và hết sức ủng hộ bản kiến nghị này.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi hoàn toàn tán thành, ủng hộ Bản kiến nghị.Một bản kiến nghị không thể viết tốt hơn. Xin gửi tới Các nhân sĩ trí thức yêu nước lời cảm ơn chân thành, sự kính trọng , ngưỡng mộ và cảm phục. Mong sao các vị nhân sĩ, trí thức yêu nước khác mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân biết tiếng đồng loạt ký tên... Tha thiết gửi tới hơn 20 ngàn Tiến sĩ, hơn 9 ngàn GS,PGS hãy vì nước, vì dân mà ký kiến nghị. Tôi mong muốn điều ở trên là vì Đảng , Nhà nước đánh giá cao tri thức, tiếng nói của các vị, và có thể là vị nể nữa(nếu cơ quan có trách nhiệm mà đọc và báo cáo lên trên thì sẽ nói rằng trong tổng số người ký, đã có bao nhiêu nhân sĩ trí thức có tiếng, có bao TS,PGS,GS ký kiến nghị... )Còn nhân dân là số đông, là tiếng nói chung của dư luận mà thôi. Cầu mong tổ tiên phù hộ cho đất nước bình yên

    Trả lờiXóa
  7. TIẾNG KÊU GIỮA SA MẠC

    Trả lờiXóa
  8. Ôi, lo quá! Chẳng lẽ lịch sử sắp lặp lại thời Nguyễn sao? !!! Mong chính phủ hãy tỉnh ngộ.

    Trả lờiXóa
  9. Cam on cac Nhan si tri thuc!Xin cac Vi tiep tuc cung nhan dan Viet Nam giu vung doc lap chu quyen cua to quoc!

    Trả lờiXóa
  10. Chúng ta cần phát huy hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của một dân tộc kiên cường, yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa. "Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"!

    Trả lờiXóa
  11. Tôi T.S Nguyễn Thạch Cương, tại Hà Nội: Hoàn toàn tán đồng, ủng hộ bản kiền nghị trên.

    Trả lờiXóa
  12. Tôi: Lê Đức Xuân Vũ
    Hiện: ở USA
    Đồng ý ký tên vào bản kiến nghị này

    Trả lờiXóa
  13. Các bác cho cháu hỏi một chút:
    Cô giáo cháu dạy trong bài GDCD "Nhà nước của nhân dân"; "Tổ quốc của tất cả mọi người Việt nam" như vậy có đúng không? Có nên tin như vậy không?
    Nếu đúng như vậy thì bây giờ cháu phải làm gì. Cháu vừa học xong lớp 7 chuẩn bị vào lớp 8.
    Cháu xin cảm ơn các bác!

    Trả lờiXóa
  14. Trí Thức là phải dấn thân! Tôi rất kính trọng và cảm phục những TRÍ THỨC YÊU NƯỚC đã gửi bản kiến nghị tâm huyết trước vận mệnh của đất nước. Tôi hoàn toàn nhất trí ký tên vào bản Kiến Nghị trên.
    Hoàng Thị Hạnh Phúc
    Giáo viên THCS Cát Linh, Hà Nội.

    Trả lờiXóa
  15. Tôi, Dương Thanh Sơn
    1 công dân bình thường của nước CHXHCN Việt Nam
    đồng ý ký tên vào bản kiến nghị này - mong Đảng và Nhà nước ta lại một lần nữa cùng nhân dân chung một ý chí xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời phản đối chính quyền Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam và tấn công các ngư dân Việt Nam một cách bất hợp pháp.
    CMTND: 011755887
    Đ/c: P404, C5, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

    Trả lờiXóa
  16. Những nỗ lực, những việc làm liên tiếp không biết mệt mỏi của các lão thành, nhân sỹ, trí thức, thanh niên và các tầng lớp nhân dân trong suốt thời gian qua sẽ được lịch sử, Tổ quốc ghi nhận. Nước chảy đá phải mòn. 10 bản kiến nghị không được hồi âm thì tiếp tục gửi đến 100, 1000 bản khác. Sự kiên định cho một mục đích cao cả nhất định sẽ thành công.

    Trả lờiXóa
  17. có ai đó có thể hướng dẫn cách ký vào bản kiến nghị này giúp tôi được không.

    Trả lờiXóa
  18. Đứng đầu danh sách là PGS.TS Hồ Uy Liêm - Phó chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Nhưng cho đến hôm nay, trong các Hội, mới có Hội Luật gia lên tiếng. Đề nghị Lãnh đạo LHH Việt Nam theo guơng ông Hồ Uy Liêm, hãy tổ chức diễn đàn và để hội viên của mình cùng nêu ý chí, nguyện vọng bằng tiếng nói và hành động cụ thể cho xứng đáng với nơi tập trung đông đảo nhất của trí thức nước nhà. Đất nước lâm nguy, sĩ phu hữu trách.

    Trả lờiXóa
  19. Cám ơn các nhân sĩ,trí thức...Ngàn lần cám ơn các vị đã lên tiếng va nêu kiến nghị THỰC TRẠNG đất nước ta hiện nay.Nếu theo thông tin BÁO CHÍNH THỐNG và HỌP CHI BỘ(thông tin của Đảng xuống,và nghe thời sự...) thì ta rất LẠC QUAN theo tinh thần "ta thắng đich(Trung Quốc)thua".Nay nghe nôị dung kiến nghị thì thật BÀNG HOÀNG .Với tư cách công DÂN xin hỏi Đảng - nhà nước VN:
    - Kiến nghị trên do các nhân sĩ -trí thức nêu lên có đúng thực trạng đất nước không?nếu đúng hãy cho nhân dân biết.Nếu không đúng hãy BÁC BỎ cũng cho nhân biết.
    - Tình hình kinh tế NGÀY MỘT "phụ thuộc" sâu vào TQ (như nhập siêu;dự án trọng điểm;hàng hoá giá rẻ tràn ngập thị trương;rừng đầu nguồn...do TQ lắm giữ)sao nay lại nghe tin TA cùng TQ xây dựng đường ông dẫn DẦU dai 200km từ Quảng TÂY TQ vào VN,mỗi năm tiêu thu từ 3-3,5 triệu tấn DÂU cho TQ.Liệu TA có nghĩ cảnh NGA đóng đường dẫn DẦU sang ukraina không?
    -Chúng tôi hoàn toàn ỦNG HỘ và tuyên truyền với BẠN BÈ về kiến nghị của NHÂN SĨ...yêu cầu nhà nước tiếp thu và có CÔNG KHAI cho ND.

    Trả lờiXóa
  20. Kính chào bác Diện,

    Em là Võ Hoàng Vinh,

    Định cư ở Colorado, Hoa Kỳ.

    Em đồng ý ký tên vào bản kiến nghị này.

    Trả lờiXóa
  21. QUỐC GIA HỮU SỰ THẤT PHU HỮU TRÁCH

    Trả lờiXóa
  22. Cảm ơn các vị nhân sĩ, chúng tôi chưa ký tên.Nhưng chúng tôi luôn theo dõi từng phút,từng gời.

    Trả lờiXóa
  23. Tôi là: Phạm Huy Việt
    Kỹ Sư, Đại tá hưu trí, nguyên lính thành cổ Quảng Trị
    Hà Nội, Việt Nam

    Đồng ý ký tên vào bản kiến nghị này.

    Trả lờiXóa
  24. Tôi ủng hộ ý kiến của các bác.

    tụi Trung Quốc lại đánh đập và ăn cắp tài sản của ngư dân: http://phapluattp.vn/20110714124352337p0c1013/linh-trung-quoc-tich-thu-tai-san-danh-ngu-dan-viet-nam.htm

    Tôi ủng hộ xuống đường tuần hành chống Trung Quốc vào Chủ nhật tuần này.

    Trả lờiXóa
  25. TÔI ĐỀ NGHỊ BẢN KIẾN NGHỊ NÀY NÊN ĐƯỢC DỊCH RA TIẾNG ANH HOẶC NHIỀU THỨ TIẾNG KHÁC ĐỂ PHỔ BIẾN KHÔNG CHỈ CHO TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM Ở TRONG NƯỚC MÀ CÒN KIỀU BÀO Ở NƯỚC NGOÀI CŨNG NHƯ DƯ LUẬN QUỐC TẾ ĐƯỢC BIẾT

    Trả lờiXóa
  26. Trời các ngư dân Việt Nam lại bị bọn tầu đánh, bắt hết ngư cụ..., Petrolimex lại chuẩn bị dự án nhập dầu của bọn tầu, tầu nó lấy dầu ở đâu để bán cho VN mình nhỉ( Chắc ở biển Đông trong thềm lục địa VN), ôi tổ quốc tôi sao đau khổ và chịu nhục nhã thế.

    Trả lờiXóa
  27. Tôi là Cao Minh Tâm, Biên tập viên tạp chí Thương mại Hàng hải Việt Nam (Hiệp hội Cảng Biển Việt Nam), xin được ký tên vào bản kiến nghị này. Mong Chính phủ cần sớm có hồi đáp. Cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  28. Tôi Lê Văn Ngọ, Cán bộ hưu trí tại Hà nội. Tôi cảm ơn các nhân sĩ và ủng hộ bản kiến nghị này. Mong lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các vị đại biểu Quốc hội hãy nghiên cứu và hành động kịp thời.

    Trả lờiXóa
  29. May cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam, trong thời khắc khó khăn, nguy hiểm cũng còn nhiều nhân sĩ, trí thức dám mạnh dạn cất lên tiếng nói của lương tri. Hy vọng rằng sẽ còn nhiều còn nhiều những vị trí thức khác nữa vứt bỏ e dè đồng lòng bước ra...

    Trả lờiXóa
  30. - đúng là TIẾNG KÊU GIỮA SA MẠC - Lời nói đi đôi với hành động thôi
    - Ủng hộ biểu lộ ting thần yêu nước chủ nhật tuần này

    Trả lờiXóa
  31. Tôi hoàn toàn nhất trí ký tên vào bản Kiến Nghị trên. (Nguyễn Hữu Chuyên - giáo viên - Thái Bình

    Trả lờiXóa
  32. Tôi : Bùi Như Lạc là công dân nước Việt Nam, ký tên và ủng hộ bản kiến nghị này

    Trả lờiXóa
  33. Lịch sử Việt nam khắc ghi công ơn các trí sĩ yêu nước

    Trả lờiXóa
  34. Tôi:phạm Thanh Sơn
    ĐC:phương mai,Đống đa ,Hà nội
    công dân CHXHCN Việt Nam
    Đồng ý ký tên vào bản kiến nghị này.

    Trả lờiXóa
  35. Rất cảm phục và biết ơn tấm lòng thiết tha với vận mệnh dân tộc của các vị Học giả, Nhân sỹ và Trí thức yêu nước trước họa ngọai xâm Trung Quốc. Rất mong lãnh đạo đảng và Quốc hội nước CH XHCN Vietnam cầu thị, lắng nghe và phúc đáp lại tinh thần yêu nước thông qua bản kiến nghị này.

    Tôi tên: Ngô Văn Cương
    Nguyên Điều phối viên chương trình Quốc gia - tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam;
    Trưởng đại diện tổ chức Phi chính phủ Quốc tế HEKS Thụy Sỹ tại Việt Nam.

    Xin được ký tên trong bản kiến nghị này.

    Trả lờiXóa
  36. Tôi là Nguyễn Song Hào
    Kỹ sư xây dựng
    Sinh sống tại Sơn La.
    Hoàn toàn nhất trí và xin được ký tên vào văn bản kiến nghị này.

    Trả lờiXóa
  37. Tôi đồng ý, tên Ngô Văn Thuận-29 tuổi
    B15, CC Bộ Công An, Quận 2, Tp HCM
    ( em ở Chung cư tên vậy thôi chứ em làm dân, ko phải công an hay viên chức gì )

    Trả lờiXóa
  38. Chúng ta cũng cần làm cho thế giới, đặc biệt là nhân dân Trung Quốc, hiểu rõ là Việt Nam không chống lại nhân dân Trung Quốc, tôn trọng lịch sử, văn hóa Trung Hoa và những điều tốt đẹp mà nhân dân hai nước chia sẻ với nhau, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Chúng ta cũng mong và cùng nhân dân, giới trí thức Trung Quốc làm mọi cách để có sự hiểu biết lẫn nhau và cùng hưởng lợi từ điều đó.

    Trả lờiXóa
  39. Có cái này bạn đọc mới chuyển em nhưng em đang công tác biển đảo, không có điều kiện xử lý. Em chuyển đường link cho bác xử lý nhé! Kiểu PR của báo chí Việt Nam về TQ thế này, nguy hiểm quá!

    http://truyenhinhnghean.vn/HD/Default.aspx?Item=6390&cate=132

    Trả lờiXóa
  40. Tôi: Nguyễn văn Thành
    Hiện: ở USA
    Đồng ý ký tên vào bản kiến nghị này

    Trả lờiXóa
  41. Tôi, Ks Nguyễn Văn Dũng, một công dân Việt Nam tốt, yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào sâu sắc đã đọc kỹ bản kiến nghị trên và đồng ý cùng kí tên hoàn toàn ủng hộ bản kiến nghị đã nêu trước thềm Hội nghị thường niên ARF - Diễn đàn Khu vực ASEAN 7/2011.
    Mong muốn Ban Lãnh đạo Quốc hội khóa XIII và Ban Lãnh đạo Đảng CS Việt Nam chân thành tiếp nhận,lắng nghe ý kiến của nhân dân, hết sức quan tâm và xem xét bản kiến nghị của các nhân sỹ trí thức đồng bào cũng như triển khai nghiên cứu các vấn đề có liên quan một cách kĩ lưỡng để có Quốc sách bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình thế giới phức tạp hiện nay.

    Ks Nguyễn Văn Dũng - Đồng Nai.
    14/7/2011

    Trả lờiXóa
  42. Là một Đảng viên trẻ với 5 năm tuổi Đảng, tôi thực sự suy nghĩ và lo lắng về tình hình đất nước! Trong hàng triệu Đảng viên ĐCS VN, có quá nhiều người như tôi: lo lắng cho Dân tộc và Đất nước nhưng không đủ dũng cảm, ý chí và bản lĩnh để làm như các Chí sỹ đang làm!
    Tôi đồng ý với bản kiến nghị của những người con ƯU TÚ của Dân tộc!
    Rất mong lãnh đạo các cấp lắng nghe và tiếp thu những ý kiến này!

    Trả lờiXóa
  43. Hộp Mail của tôi hiện đang bị trục trặc, vậy nhờ TS Diện đăng ký giúp :
    Hoàng Giang , Ks Công ty An Việt Hải Phòng đồng ý ký tên vào Kiến nghị khẩn cấp về bảo vệ và phát triển đất nước.

    Trả lờiXóa
  44. Bác Diện có thể đưa toàn văn của bản kiến nghị dưới định dạng file pdf không? Vì có chặn tường lửa nên nhiều người không thể truy cập trang nhà của bác mà đọc toàn văn được.
    Chân thành cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  45. @Mai Thanh Hai: Kiểu đi du lịch dùng tiền cơ quan của các vị lãnh đạo báo chí đó mà.

    Trả lờiXóa
  46. 5 phút xem lịch phát sóng truyền hình một số kênh từ trung ương đến địa phương.
    Nếu thêm 10 phút, 20 phút nữa thì sao? và nếu xem đủ cả 64 tỉnh thành thì...
    Hãi quá!. Có lẽ lúc nào cũng có vài bộ phim Trung quốc đang phát trên sóng truyền hình của một kênh nào đó.
    14/7/2011:
    VTV2 19h : 00 Phim truyện
    Hoàng tử Thiếu Lâm - Tập 31
    VCTV1 01h : 00 Phim Trung Quốc
    Chuyện tình ma nữ - Tập 2
    03h : 00 Phim Trung Quốc
    Bí ẩn một tham quan - Tập 35
    05h : 00 Phim Trung Quốc
    Nàng dâu câm - Tập 2
    07h : 00 Phim Trung Quốc
    Chuyện tình ma nữ - Tập 3
    10h : 00 Phim Trung Quốc
    Bí ẩn một tham quan - Tập 36
    16h : 00 Phim Trung Quốc
    Nàng dâu câm - Tập 3
    18h : 00 Phim Trung Quốc
    Chuyện tình ma nữ - Tập 4
    21h : 00 Phim Trung Quốc
    Bí ẩn một tham quan - Tập 37
    22h : 00 Phim Trung Quốc
    Nàng dâu câm - Tập 4
    VCTV7 02h : 00 Phim Trung Quốc
    Mỹ nhân Thượng Hải - Tập 1,2
    03h : 30 Phim Trung Quốc
    Uyển Tâm - Tập 23,24
    08h : 00 Phim Trung Quốc
    Mỹ nhân Thượng Hải - Tập 3,4
    10h : 30 Phim Trung Quốc
    Uyển Tâm - Tập 25,26
    13h : 00 Phim Trung Quốc
    Uyển Tâm - Tập 27,28
    14h : 30 Phim Trung Quốc
    Mỹ nhân Thượng Hải - Tập 5,6
    18h : 00 Phim Trung Quốc
    Uyển Tâm - Tập 29,30
    20h : 30 Phim Trung Quốc
    Mỹ nhân Thượng Hải - Tập 7,8
    VCTV8 01h : 00 Phim Trung Quốc
    Chuyện tình ma nữ - Tập 2
    03h : 00 Phim Trung Quốc
    Bí ẩn một tham quan - Tập 35
    05h : 00 Phim Trung Quốc
    Nàng dâu câm - Tập 2
    07h : 00 Phim Trung Quốc
    Chuyện tình ma nữ - Tập 3
    10h : 00 Phim Trung Quốc
    Bí ẩn một tham quan - Tập 36
    16h : 00 Phim Trung Quốc
    Nàng dâu câm - Tập 3
    18h : 00 Phim Trung Quốc
    Chuyện tình ma nữ - Tập 4
    21h : 00 Phim Trung Quốc
    Bí ẩn một tham quan - Tập 37
    22h : 00 Phim Trung Quốc
    Nàng dâu câm - Tập 4
    VTC1 8:05:00 PMPhim TQ
    Người mẹ vô tội - Tập 11
    Hanoi 5:20:00 PMPhim truyện
      Cánh hạc thời gian  (phim Trung Quốc – tập 29)
    HTVC 06:00PTTQ: Giới hạn đàn ông - Tập 28 - 29
    12:00PTTQ: Đại khâm sai - Tập 11 - 12
    18:00PTTQ: Giới hạn đàn ông - Tập 30
    22:00PTTQ: Đại khâm sai - Tập 13 - 14
    HaNoiTV1 23:00Phim truyện: Nước mắt nàng dâu - Phim Trung Quốc - Tập 9
    Vinhlong1 00:00Phim Đài Loan: Khi người ta yêu - P.2 – T.35-36
    06:30Phim Đài Loan: Khoảnh khắc ngọt ngào – T.15
    08:30Phim Trung Quốc: Phận hồng nhan – T.17-18
    11:30Phim Đài Loan: Khi người ta yêu - P.2 – T.37-38
    20:30Phim Trung Quốc: La Hán tái thế –T.25-26
    22:15Phim Hong Kong: Muối mặn thâm thù – T.8
    Dongnai1 03:00PTTQ: Người đàn bà hạnh phúc (T40)
    06:00PTTQ: Trinh quan trường ca (T78)
    12:20PTTQ: Minh tinh Thượng Hải (T19+20)
    17:00Phim kiếm hiệp: Kinh kha truyền kỳ (T3)
    Dongnai2 00:00Phim kiếm hiệp: Tân trạng kỳ án (T29+30)
    07:00PTTQ: Loạn thế tân nương (T9+10)
    BTV1 03:00Phim TQ: Vị đắng tình yêu - T1
    09:00PTTQ: Trong cơn mê - T2
    17:00PTTQ: Hỏa Hồ Điệp - T19 - 20
    20:55PTTQ - HQ: Thiên đường thêu - T20
    BTV2 01:00PTTQ: Võ Tắc Thiên - Tấm bia vô danh - T40
    06:00PTTQ: Sứ mệnh chính nghĩa - T19 - 20
    11:15PTTQ: Vị đắng tình yêu - T2
    Haiphong 09:00PTTQ: Bóng tối tội lỗi - T10
    12:00PTTQ: Tình yêu thù hận - T27 - 28
    17:20PTTQ: Vết thương lòng - T13
    23:00PTTQ: Cà phê đắng - T9 - 10
    An giang 01:40PTTQ: Đại Đường tướng quân - T5 - 6
    03:35PTTQ: Tuyết Sơn Phi Hồ - T19 - 20
    09:00PTTQ: Truyền thuyết Thiếu Lâm Tự - Phần 2 - T31 - 32
    21:00PTTQ: Câu chuyện tình yêu - Phần 5 - T1
    Dong thap 3:00
    Phim truyện TQ “Đại Tam Nguyên”
    "09:20
    Phim truyện TQ “Viện dệt hoàng cung”"
    16:45
    Phim truyện TQ “Lệ Cơ truyền kỳ”
    Nghe an - 11h50: Phim truyện Trung Quốc:    Quyết không từ bỏ ( Tập 27 - Hết )
    - 22h30: Phim truyện Trung Quốc:   Ngai vàng và mỹ nữ ( Tập 22 )
    Hue 12:10 Phim Đài Loan: Bao công xử án -Tập 20
    17:45 Phim Trung Quốc: Đại Thương Đạo - Tập 1

    Trả lờiXóa
  47. "Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"
    Nếu có còn thì nhân sĩ trí thức, mọi người hãy cùng kí vào bản kiến nghị này đi, hoặc nhiều bản kiến nghị khác nữa, nếu có.
    Tôi Nguyễn Văn Hoàng, quê Thanh Hóa, sinh viên Đại học chính qui tốt nghiệp loại khá ra trường đã 5 năm, hiện chưa có việc làm, xin kí vào bản kiến nghị.

    Trả lờiXóa
  48. Mình xin góp một chử ký,tổ quốc lâm nguy thất phu hửu trách
    họ tên:Nguyễn Hùng
    địa chỉ:Biên Hòa Đồng Nai
    nghề nghiệp:cử nhân công nghệ thông tin

    Trả lờiXóa
  49. Nhà nước ta nên có 1 hội nghị diên hồng, Cảm ơn các nhân sĩ, mong rằng đất nước ta có nhiều nhân sĩ hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  50. Tôi là Lê Minh Sơn.
    Công dân nước Việt Nam.
    Thành phần:Bộ đội xuất ngũ.

    Xin được tham gia ký tên vào văn bản KIẾN NGHỊ VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

    Trả lờiXóa
  51. toi rat xuc dong va biet on cac nhan sy ,tri thuc.la con dan nuoc viet truoc thuc trang vo cung nguy bien cua dat nuoc toi hoan toan nhat tri va xin duoc ky ten minh vao ban kien nghi nay va mong rang tat ca cac can bo dang vien hay vi loi ich dan toc ma co hanh dong cu the vi nuoc vi dan. toi; do quoc long ,que phu xuyen /ha noi hien nayu dang o cong hoa sec xin duoc ky ten.

    Trả lờiXóa
  52. Đoàn Ngọc Thànhlúc 15:12 14 tháng 7, 2011

    Thưa Mẹ Việt Nam,
    Đêm năm canh con nằm thao thức mãi
    Tiếng sóng gầm như thác đổ vọng từ Đông
    Trong huyết quản đang luân lưu dòng máu Lạc Hồng
    Chữ "Sát Thát" hằn lên trên sớ thịt!

    Tôi,Đoàn Ngọc Thành, làm nghề dạy học
    Sống tại Tp.HCM
    Xin ký tên tham gia bản kiến nghị cùng những người yêu nước khác đệ trình những suy nghĩ gan ruột về tình hình đất nước trong giai đoạn hiện nay để gởi đến những người lãnh đạo quốc gia.

    Trả lờiXóa
  53. Lịch sử đang lặp lại:
    (Pác Diện) Trước khi ra về, các nhân sĩ trí thức quyết định tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền TQ liên tục có những hành động gây hấn, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông vào sáng Chủ nhật tới đây (17.07.2011) vào lúc 08h30 tại khu vực Vườn hoa Lenin.
    Và Ngày 17-7-1966, Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam truyền đi “Lời kêu gọi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước, nêu rõ quyết tâm kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, bất chấp mọi thủ đoạn leo thang chiến tranh và chiêu bài thương lượng hòa bình của Mỹ. Lời kêu gọi thể hiện ý chí: “Chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa… Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng… Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa; Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

    Trả lờiXóa
  54. Nguyễn Xuân Ánhlúc 15:19 14 tháng 7, 2011

    Tôi: NGUYỄN XUÂN ÁNH, ở Thừa Thiên Huế, đồng ý với kiến nghị của các nhân sỹ trí thức.

    Trả lờiXóa
  55. Không thể sống HÈN!
    "Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"! (HCM)
    Tôi, Nguyễn Bích Khê, Giáo viên, Sài Gòn
    Xin được tham gia ký tên vào bản kiến nghị trên.

    Trả lờiXóa
  56. ''Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia''
    Hoan hô tuyên cáo của các Nhân sĩ trí thức. xin bỏ nhiều phiếu thuận cho Bản Tuyên cáo này.

    Trả lờiXóa
  57. Tôi: Nguyễn Anh Tuấn
    Ở: Hà Nội
    CMT: 012428023
    Đồng ý kí tên vào bản kiến nghị trên

    Trả lờiXóa
  58. Tôi: Nguyễn Văn Tiến (bác sĩ)
    Xin được ký tên và hoàn toàn nhất trí với bản kiến nghị này. Xin được bày tỏ lòng cảm phục trước các vị nhân sĩ trí thức.

    Trả lờiXóa
  59. Tôi xin ủng hộ tinh thần các nhân sỹ trước nguy cơ của nước nhà.
    Khi tôi xem cảnh ngư dân mình chắp tay lạy lính hải quân Trung Quốc khi bị họ cướp bóc, ức hiếp, tôi đã bật khóc. Bản thân mỗi chúng ta không thể chấp nhận được việc thằng hàng xóm nhà mình hàng ngày xộc vào nhà mình để khám xét, bắt bớ, cướp bóc ... huống chi đây là chủ quyền quốc gia, thể diện dân tộc.
    Tại sao ta không thể có một Hội nghị Diên Hồng nhỉ? Nếu không liệu có chăng một kết thúc đầy bi kịch của An Dương Vương khi Rùa thần phán rằng "Giặc ở ngay sau lưng nhà ngươi đó!"

    Trả lờiXóa
  60. cám ơn các nhân sĩ trí thức, mong rằng 1 hội nghị Diên Hồng thế kỷ 21 sẽ đến

    Trả lờiXóa
  61. Ban kien nghi da duoc goi den cac vi trong Bo Chinh Tri,Ban Kien nghi phan tich rat cu the tren tat ca linh vuc chinh tri ,kinh te ,va an ninh quoc phong ,toi mong cac vi chiu kho danh thoi gian doc ky ,phan tich va co y kien tra loi cac kien nghi cua Nhan sy tri thuc viet nam ,dung de nhung kien nghi nay roi vao im lang .Toi Than Hai Thanh Nguyen Tong Giam Doc Cong Ty Ben Thanh Tourist Tp Ho Chi Minh La Dang vien 37 nam theo Dang

    Trả lờiXóa
  62. Chúng ta thà hy sinh đến tính mạng của người VN cuối cùng chứ nhất định không chịu nhục, nhất định không chịu làm chư hầu của bọn bành trướng Bắc Kinh.
    Hỡi đồng bào chúng ta hãy hưởng ứng bản kiến nghị vì một tương lai tươi sáng cho con cháu chúng ta!!!!!

    Trả lờiXóa
  63. Toi, PGS.TS. Hoang Hoa Binh, Vien Khoa hoc giao duc Viet Nam, xin duoc ki ten the hien thai do dong tinh voi ban Kien nghi cua cac nhan si, tri thuc ve bao ve va phat trien dat nuoc.

    Trả lờiXóa
  64. Quốc Hội sắp họp rồi ! Cứ hỏi thử một số đại biểu Quốc Hội xem họ có biết đến kiến nghị này không ?

    Trả lờiXóa
  65. Toi Nguyen thi Van.Hien nay dang sinh song tai tiep khac.Dia chi:sulaskeho 699-12 haje Praha11.Toi dong y ki ten vao kien nghi khan cap nay

    Trả lờiXóa
  66. Tôi:phạm ngọc Côn ,giáo viên ,về hưu
    ĐC:đường tựu liệt thanh trì ừa nội
    công dân CHXHCN Việt Nam
    Đồng ý ký tên vào bản kiến nghị này.

    Trả lờiXóa
  67. Lòng quặn thắt!
    Tim nhói đau!
    Giật mình thảng thốt:
    Tổ quốc ơi! Còn đâu?

    Trả lờiXóa
  68. Tôi hoàn toàn đồng ý với bản kiến nghị
    +Họ và Tên: Đỗ Xuân Thọ
    +Nghề nghiệp: Tiến sỹ Cơ học ứng dụng
    +Cơ quan công tác: Viện Khoa học và Công nghệ GTVT. 1252 Đường Láng Đống Đa Hà Nội
    +Nhà riêng: 12 ngõ 1142 Đường La Thành Hà Nội

    Trả lờiXóa
  69. Hoàng yêu nướclúc 18:01 14 tháng 7, 2011

    Mong sớm có hội nghị Diên Hồng ! Trí thức là phải dấn thân vì dân tộc !

    Trả lờiXóa
  70. Một bản kiến nghị đúng lúc. Thật không hổ thẹn với non sông gấm vóc.
    Tôi Trần văn Vinh - Tân mai hoàng mai Hà nội.
    Ký tên bản kiến nghị này

    Trả lờiXóa
  71. Quả thật nhìn cảnh từng đoàn xe quặng chờ ùn ùn sang Trung quốc (trên 50 xe/ngày loại 4 chân) đây là mắt nhìn thấy qua Tà lùng mà xót quá.
    Việt nam ơi!
    Bao giờ thoát cảnh này, bao giờ mới chắt chiu được khoáng sản để giữ cho con cháu.
    Tôi, Đỗ Minh Hiếu Cử nhân HV QHQT, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà nội. Đang công tác tại Cao bằng. CMND: 111711004 xin đồng ý với những kiến nghị trên.

    Trả lờiXóa
  72. Bản Kiến nghị này mà được ĐD nhân sỹ trí thức đọc trước phiên khai mạc QH khóa 13, họp ngày 21/7 tới, thì hay quá, hoặc một vị ĐB QH đọc hộ cũng là được. Bao giờ nền dân chủ XHCN- dân chủ gấp triệu lần TB thực hiện được điều này- tiếng nói của dân ở QH- cơ quan quyền lực cao nhất của dân- ở đất nước này ?!
    ......
    Lưu Gù

    Trả lờiXóa
  73. Không biết việc này có thành công hay không, nhưng bản kiến nghị này sẽ đi vào lịch sử dân tộc

    Trả lờiXóa
  74. GS Nguyễn Đăng Hưnglúc 19:10 14 tháng 7, 2011

    Thưa các đồng nghiệp, thưa các bạn.

    Tôi đồng ý ký tên bản :

    KIẾN NGHỊ
    VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
    TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

    Xin quý vị ghi rõ tên tôi và nghiệp vụ:
    TSKH Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự Thực thụ trường Đại học Liège, Bỉ
    Cư ngụ: TP HCM, Q9

    Trả lờiXóa
  75. Tôi Phạm Tỵ, bác sỹ Bv Đa Khoa Bình Định
    Xin đồng ý ký tên bảng kiến nghị này
    ......

    Trả lờiXóa
  76. Nguyễn Hữu Thaolúc 20:08 14 tháng 7, 2011

    Tôi đồng ý kí tên Bản kiến nghị yêu nước trên đây.
    Nguyễn Hữu Thao,cựu chiến sĩ Ban tham mưu F289 Bộ tư lệnh Công binh.Sofia-Bul.

    Trả lờiXóa
  77. ĐỂ VIỆC TIẾP NHẬN CHỮ KÝ VÀ LÊN DANH SÁCH ĐƯỢC THUẬN TIỆN, CHÍNH XÁC, KHÔNG TRÙNG LẶP, TRÂN TRỌNG ĐỀ NGHỊ ĐỒNG BÀO TRONG NƯỚC VÀ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI HƯỞNG ỨNG VÀ GỬI CHỮ KÝ (HỌ TÊN - ĐỊA CHỈ) VỀ E-MAIL:

    kiennghi1007@gmail.com

    NGUYỄN XUÂN DIỆN-BLOG XIN PHÉP ĐÓNG PHẦN COMMENTS BÀI NÀY Ở ĐÂY.
    (CÁC VỊ ĐÃ ĐĂNG KÝ Ở CÁC COMMENTS TRÊN ĐÂY, CHÚNG TÔI SẼ CHUYỂN ĐẾN BỘ PHẬN TIẾP NHẬN CHỮ KÝ)

    Kính thư
    Nguyễn Xuân Diện

    Trả lờiXóa