Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN: TOÀN VĂN NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP


HI ĐNG GIÁM MC VIỆT NAM - NHN ĐNH VÀ GÓP Ý 
SA ĐI HIN PHÁP 1992

WHĐ (01.03.2013) – Sáng nay, 01-03-2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. 

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN:

Bấm vào đây đđọc rõ hơn: http://hdgmvietnam.org/thu-cua-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-nhan-dinh-va-gop-y-sua-doi-hien-phap/4750.116.3.aspx

 

Đây là bản text, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh đăng lại để tiện trích lục văn bản:

Hội đồng Giám mục Việt Nam
40 Phố Nhà Chung - Hà Nội 

CÁC GIÁM MỤC CÔNG GIÁO VIỆT NAM 
NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý
DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992
(SỬA ĐỔI NĂM 2013)


Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã công bố bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2.1.2013 đến ngày 31.3.2013. Chúng tôi tán thành việc làm này, vì Hiến pháp của một quốc gia trước hết và trên hết phải là của chính người dân, do ý thức trách nhiệm của người dân và để phục vụ mọi người dân, không loại trừ ai. Ý thức trách nhiệm công dân, nhân danh Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ban Thường vụ kính gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nhân dân cả nước một số nhận định và góp ý.

I. Quyền con người 

Bản Dự thảo đã dành cả chương II (điều 15-52) để nói về quyền con người. Quyền con người đã được chính thức nhìn nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (10.12.1948), và Việt Nam cũng đã ký kết. Bản Dự thảo đã liệt kê khá đầy đủ những quyền căn bản của con người. Vấn đề là làm thế nào để những quyền ấy được hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo pháp luật trong thực tế? 

Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá con người, do đó là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng. Phổ quát vì tất cả mọi người, thuộc mọi thời và mọi nơi, đều được hưởng những quyền đó. Bất khả xâm phạm vì xâm phạm là tước đoạt phẩm giá làm người. Bất khả nhượng vì không ai được phép tước đoạt những quyền đó của người khác. 

Quyền bính chính trị được nhân dân trao cho nhà cầm quyền là để tạo điều kiện pháp lý và môi trường thuận lợi cho việc thực thi quyền con người, chứ không phải để ban phát cách tùy tiện. Do đó, để quyền con người thật sự được “Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật” (điều 15), chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ một số điều. 

Dự thảo khẳng định quyền tự do ngôn luận (điều 26), quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật (điều 43), quyền tự do tín nguỡng, tôn giáo (điều 25). Tuy nhiên, ngay từ đầu, Dự thảo lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” (điều 4). Như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tư do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi? Tương tự như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần? Phải chăng những quyền này chỉ là những ân huệ được ban cho nhân dân tùy lúc tùy nơi, chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, và bất khã nhượng? Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân.

Trong thực tế, sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Ðây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật. Nếu cần một nền tảng, chúng tôi thiết nghĩ đó phải là truyền thống văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, chứ không phải một hệ ý thức nào khác. Truyền thống văn hóa ấy đã được hình thành trãi qua nhiều thế kỷ, giúp dân tộc Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước, kiến tạo lối sống đầy tính nhân văn. Nền văn hóa đó chính là nền tảng cho đời sống xã hội của dân tộc Việt Nam, những tư tưởng mới có thể và cần được đón nhận để bổ túc cho phong phú, nhưng không thể thay thế. Có như vậy mới mong giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc giữa những thay đổi mau chóng của thời đại toàn cầu hóa ngày nay.

Do đó, chúng tôi đề nghị: 

l. Hiến pháp cần xác định rõ: mọi người đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền. Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá làm người, và vì thế, là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng. 

2 . Lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam. 

3. Nêu rõ nội dung quyền được sống (đối chiếu với điều 21 Dự thảo): mọi người đều có quyền sống. Không ai được phép tước đoạt sự sống của người khác, từ khi thành thai đến khi chết. Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ sự sống con người. Mọi người đều có quyền bảo vệ sự sống của mình, miễn là không làm tổn hại đến sự sống của người khác. 

4. Nêu rõ quyền tự do ngôn luận (đối chiếu điều 26 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình. 

5. Nêu rõ quyền tự do tôn giáo (đối chiếu điều 25 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền này bao hàm việc tự do theo hay không theo một tôn giáo nào, tự do thực hành các nghi lễ tôn giáo, cá nhân hoặc tập thể. Không tôn giáo nào hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam. Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo như: đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, chia tách sát nhập... Các tổ chức tôn giáo có quyền tự do hoạt động xã hội cộng đồng như giáo dục, y tế...

II. Quyền làm chủ của nhân dân 

Quyền bính chính trị cần thiết để điều hành xã hội, nhưng chủ thể của quyền bính chính trị phải là chính nhân dân xét như một toàn thể trong đất nước. Nhân dân trao việc thi hành quyền bính ấy cho những người có năng lực và tâm huyết mà họ bầu làm đại diện cho họ, bất kể người đó thuộc đảng phái chính trị hoặc không thuộc đảng phái nào. Chỉ khi đó mới có Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” (Lời nói đầu). Vì thế việc tự do ứng cử của mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Ðồng thời việc bỏ phiếu công khai, khách quan và công bằng, là đòi hỏi cần thiết để người dân có được những đại diện mà họ tín nhiệm. Chính nhân dân có quyền đánh giá năng lực của những đại diện họ đã bầu, và khi cần, họ có quyền thay thế những đại diện đó. 

Do đó, chúng tôi đề nghị: 

l. Hiến pháp cần phải làm nổi bật quyền làm chủ của nhân dân, không chỉ bằng một mệnh đề lý thuyết nhưng cần được thể hiện trong những điều khoản cụ thể của Hiến pháp, và có thể thi hành trong thực tế. Bản Dự thảo khẳng định: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Ðiều 2). Nhưng trong thực tế, công nhân, nông dân và trí thức là những thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Thực tế đó cho thấy khẳng định về quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết. 

2. Ðể tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phải chính trị nào (X. điều 4), vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền bính đó cho những người họ tín nhiệm qua việc bầu chọn. Những cá nhân được bầu phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc họ làm, chứ không thể là một tập thể mơ hồ rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm cả. 

3. Hiến pháp hiện hành chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ không công nhận quyền sở hữu đất của công dân. Ðiều này đã gây ra nhiều lạm dụng và bất công nghiêm trọng. Vì thế, Hiến pháp mới cần công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân như tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới. 

4. Hiến pháp phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp, của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo... 

III. Thi hành quyền bính chính trị 

Quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ðể những quyền bính này được thi hành cách đúng đắn và hiệu quả, cần có sự độc lập chính đáng của mổi bên và vì công ích của toàn xã hội. Trong thực tế của Việt Nam nhiều năm qua, đã không có được sự độc lập này, dẫn đến tình trạng lạm quyền và lộng quyền, gây ra nhiều bất công, suy thoái về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, đạo đức. Cuối cùng, người dân nghèo phải gánh chịu mọi hậu quả và Việt Nam, cho đến nay vẫn bị xem là một nước kém phát triển. 

Nguyên nhân sâu xa là không có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền. Điều này thể hiện ngay trong nội dung của Hiến pháp 1992, và Dự thảo vẫn tiếp tục đường lối như thế. 

Một đàng, điều 74 khẳng định Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”; đàng khác, điều 4 lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. 

Vậy, ai lãnh đạo ai? Phải chăng Quốc hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi bầu các đại biểu Quốc hội có ý nghĩa gì? Một sự chọn lựa thật sự tự do hay chỉ là thứ dân chủ hình thức? 

Bản Dự thảo cũng dành nhiều chương dài để nói về Quốc Hội (điều 74-90), về Chủ tịch nước (điều 91-98), về Chính phủ và Thủ tướng (điều 99-106). Không có chương nào và điều nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền. Ðang khi đó, thực tế là Tổng bí thư nắm quyền hành cao nhất vì cũng theo Dự thảo, đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (điều 4)! Như thế phải chăng đảng ở trên luật pháp và ngoài luật pháp, chứ không lệ thuộc luật pháp? Nếu đảng cầm quyền đã lãnh đạo cả Nhà nước và xã hội, thì còn cần gì Quốc hội, cần gì đến Tòa án! 

Những phân tích trên cho thấy sự mâu thuẫn và tính bất hợp lý ngay trong nội dung Hiến pháp. Sự bất hợp lý này dẫn đến tình trạng bất hợp lý trong thực tế cuộc sống, là nguồn gốc của những bất công, dẫn đến bất ổn xã hội, kìm hãm sự phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước. 

Do đó, chúng tôi đề nghị: 

l. Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phải chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào. 

2. Xác định tính độc lập của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; cung cấp nền tảng pháp lý cho việc thi hành những quyền này cách độc lập và hiệu quả. 

3. Luật hóa sự kiểm soát của nhân dân đối với việc thi hành pháp luật bằng những quy định cụ thể. 

Kết luận 

Những nhận định và góp ý của chúng tôi chỉ nhằm mục đích góp phần xây dựng Hiến pháp cho hợp lý và hợp lòng dân. Chúng tôi ước mong mọi người dân Việt Nam tích cực góp phần vào việc điều chỉnh Hiến pháp, phục vụ sự phát triển toàn diện và bền vững của dân tộc Việt Nam. 

Tòa Tổng Giám mục Hà Nội ngày 01 năm 03 năm 2013

TM. Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam
Tổng thư ký
(đã ký)

Cosma Hoàng Văn Ðạt
Giám mục Bắc Ninh

Chủ tịch
(đã ký)

Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Tổng Giám mục Hà Nội





 

67 nhận xét :

  1. Rõ ràng - minh xác & Đúng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đề nghị công khai mọi góp ý sửa đổi hiến pháp 1992 của 72 nhân sỹ tri thức, của Nguyễn Đắc Kiên, của Hội đồng giám mục lên truyền hình vtv1, còn nếu cứ bưng bít không công khai để nd biết thì VTV1 hèn quá.

      Xóa
    2. Hoan hô ý kiến của ông/ bà. Rất xác đáng!!!

      Xóa
  2. Các tu sĩ cũng la công dân, HDGM VN đã lên tiếng, mong lãnh đạo các tôn giao, hoặc it ra là các tu sĩ của cac tôn giáo cùng lên tiếng để " khai tâm" " khai trí " cho các nhà lãnh đạo ít học, nhiều quyền của đất nước chung ta.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi rất hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ bản góp ý này của các Đức Giám Mục Việt Nam. Chỉ mong sao "người ta" biết lắng nghe

    Trả lờiXóa
  4. Đề nghị anh Diện cho đăng bản góp ý dự thảo Hiến pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để bà con chiêm ngưỡng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, sì lô gan mà đã: Đạo Pháp - Dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội, thì không trông chờ gì được ở họ, thưa bác!

      Xóa
  5. Hoan hô,hoan hô-các ngài cũng là những công dân,vậy các ngài góp ý là chính xác,hoan hô!

    Trả lờiXóa
  6. Rất hay,HĐGM VN đều là những người có tri thức thực thụ,đóng góp rất xác đáng.Các tôn giáo khác cũng nên tham gia vào quá trình này vì một tương lai cho VN.Đất nước này không của riêng ai!

    Trả lờiXóa
  7. Điều 4 trong Dự thảo HP đã luật hóa lợi ích nhóm nên cần bỏ .Cần có tòa án HP,cần có tam quyền phân lập ,cần quy định đất đai đa sở hữu .Tôi theo đạo Phật nhưng tôi ủng hộ các góp ý của Hội đồng Giams mục .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật tội nghiệp Phật Giáo! hơn 2000 năm đạo Phật vào Việt nam đã bị Phật Giáo VN XHCN khai sinh lại trong thập niên 80 của thế kỷ 20. Họ đang quy y tứ Bảo chứ không còn Tam Bảo như trước. Bạn biết tứ bảo này là gì không? Đấy là Chủ Nghĩa Xã Hội. Buồn 5 phút!

      Xóa
  8. HOÀN TOÀN ỦNG HỘ.
    ĐÀI TRUYỀN HÌNH VÀ BÁO CHÍ CHÍNH THÔNG KHÔNG ĐĂNG CÁC KIẾN NGHỊ, DỰ THẢO HIẾN PHÁP 72 CỦA HÀNG NGÀN TRÍ THỨC VÀ NHÂN DÂN VÀ RẤT NHIỀU BÀI GÓP Ý CỦA CÁC TRÍ THỨC KHÁC MÀ CHỈ ĐĂNG BÀI VÀ PHỎNG VẤN CÁC VỊ "GS.TS LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG, NHƯ ÔNG NGUYỄN VIẾT THÔNG CHẲNG HẠN, LÀ KHÔNG KHÁCH QUAN, KHÔNG CÔNG BẰNG, THỂ HIỆN SỰ "ĐỊNH HƯỚNG" RẤT RÕ.

    Trả lờiXóa
  9. 03 đề nghị của HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN là hoàn toàn hợp hiến, hợp lý, đúng như mong đợi của giáo dân nói riêng, cũng như người dân VN nói chung. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ ...Yêu cầu các "đầy tớ" của nhân dân phải thực sự cầu thị, hãy làm như các vị nói, không được chỉ trích các ý kiến xây dựng, không được hình thức hoá việc lấy ý kiến của nhân dân xây dựng hiến pháp. Một hiến pháp không xuất phát từ ý nguyện của nhân dân thì cho dù chúng có được xây dựng bởi đội ngũ "ưu tú, giàu khinh nghiệm" thành phần "cốt cán đại diện cho dân" chuyên gia pháp luật" hay được gán đủ thứ màu mè...đi nữa thì cũng chỉ là một hiến pháp phi dân chủ...

    Trả lờiXóa
  10. " Tự do Tín Ngưỡng , Tôn Giáo là một quyền chứ không phải xin cho " ( TGM Ngô Quang Kiệt " . Góp ý SĐHP của HĐGMVN rất rõ ràng và nhiều điểm giống Dự Thảo HP 2013 của 72 nhân sĩ trí thức VN về quyền con người , tam quyền phân lập , vai trò lãnh đạo của Đảng . " Không có chương nào về TBT Đảng mà TBT Đảng thực tế lại là người lãnh đạo cao nhất nước ". Đúng là một phát hiện thú vị , QG được lãnh đạo bởi một người ngoài HP !
    Là người CG, tôi hoàn toàn ủng hộ những góp ý SĐHP 1992 của HĐGMVN.

    Trả lờiXóa
  11. Tôi đã đọc xong, không bỏ sót một từ. Kết luận: Chuẩn, không cần chỉnh. Chỉ mong các ông lãnh đạo nhà mình sớm ngộ ra thôi.

    Trả lờiXóa
  12. Con có một Tổ quốc
    Tiếng chuông ngân trầm,
    Việt Nam nguyện cầu.
    Tiếng chuông não nùng,
    Việt Nam buồn thảm.
    Tiếng chuông vang lừng,
    Việt Nam khởi hoàn.
    Tiếng chuông thanh thoát,
    Việt Nam hy vọng.
    Con có một tổ quốc Việt Nam,
    Quê hương yêu quí ngàn đời.
    Con hãnh diện, con vui sướng.
    Con yêu non sông gấm vóc,
    Con yêu lịch sử vẻ vang.
    Con yêu đồng bào cần mẫn,
    Con yêu chiến sĩ hào hùng.
    Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn.
    Núi cao, xương chất cao hơn.
    Đất tuy hẹp, nhưng chí lớn.
    Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.
    Con phục vụ hết tâm hồn,
    Con trung thành hết nhiệt huyết.
    Con bảo vệ bằng xương máu,
    Con xây dựng bằng tim óc.
    Vui niềm vui của đồng bào,
    Buồn nỗi buồn của Dân Tộc.
    Một Nước Việt Nam,
    Một Dân Tộc Việt Nam,
    Một Tâm Hồn Việt Nam,
    Một Truyền Thống Việt Nam.
    Là người Công Giáo Việt Nam,
    Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
    Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con.
    Cha mong giòng máu ái quốc,
    Sôi trào trong huyết quản con.
    ĐHY Nguyễn Văn Thuận

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "... Con phục vụ hết tâm hồn,
      Con trung thành hết nhiệt huyết.
      Con bảo vệ bằng xương máu,
      Con xây dựng bằng tim óc.
      Vui niềm vui của đồng bào,
      Buồn nỗi buồn của Dân Tộc..."

      Cám ơn bác ẩn danh đã nhắc bài thơ (đã được phổ nhạc) này. Tôi vừa mới nghe lại xong, tự nhiên muốn mời bác Tễu cùng quí bằng hữu hiên trà này thưởng thức thử:
      http://www.youtube.com/watch?v=SxTD9sE-RSc

      Bác ẩn danh ơi. Chắc hẳn bác là người Công giáo rồi. Bài hát làm tôi xúc động quá. Thôi giờ... kệ bác Tễu và các bác khác muốn cười thì cười, tôi với bác... cầu nguyện, nghe bác?

      Tôi tha thiết cầu xin ơn trên giúp cho mọi người Công giáo Việt Nam mình biết yêu thương nhiều hơn nữa, hòa giải và thứ tha nhiều hơn nữa, hy sinh và phục vụ nhiều hơn nữa cho đồng bào và cho đất nước mình, mà không đòi hỏi bất cứ vinh dự hay đền đáp nào hết, thậm chí vui vẻ chấp nhận mọi khổ đau và thiệt thòi.

      Sao cho mọi người Công giáo Việt Nam biết noi gương cha ông của mình trong suốt hàng thế kỷ bị bách hại: sẵn sàng dâng hiến trọn con tim, khối óc và thậm chí cả mạng sống của mình, để làm chứng và xây dựng tình yêu thương cùng sự hòa giải trên đất nước này; không hề thù hận, không hề oán trách; có chết cũng vẫn yêu thương, yêu thương tới cùng!

      Xóa
  13. Rõ ràng,sáng sủa,công chính.Không có gì để bàn thêm.Nhiệt liệt ủng hộ.

    Trả lờiXóa
  14. VN mãi nhớ ơn các tu sĩ sáng tạo ra chữ quốc ngữ.

    Trả lờiXóa
  15. Đó là Giám mục Alexandre de Rhodes(thời kỳ hoàng đế Gia Long).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chính xác vào năm 1625

      Xóa
    2. Theo nhà em biết thì Alexandre de Rhodes (thường gọi là Cha Đắc Lộ) không phải là giám mục đâu bác ạ. Ngài là linh mục Dòng Tên (Jesuit).

      Ngài (1591-1660) không cùng thời với Vua Gia Long (1762-1820).

      Nhà em không phủ nhận sự đóng góp của Cha Đắc Lộ vào Quốc Ngữ, nhưng "sáng tạo ra Quốc Ngữ" là công sức của rất nhiều người. Quốc Ngữ đã có trước khi Cha Đắc Lộ vào VN. Ngài chỉ có công đầu trong việc hệ thống hóa Quốc Ngữ, đặc biệt là ở cuốn tự điển đầu tiên của Quốc Ngữ (Việt - Latin - Bồ).

      Cám ơn bác.

      Xóa
    3. Nói cho chính xác, Linh mục A. de Rhodes đã có công trong phần cải tiến chữ Quốc ngữ (chứ không phải người sáng lập ra chữ Quốc ngữ). Tuy nhiên, mục đích trên hết của Linh mục A. de Rhodes là để dễ dàng hơn trong việc giảng lễ và truyền giáo.
      Và cần nói thêm rằng Linh mục A. de Rhodes có công nhưng cũng có tội rất lớn: ông chính là kẻ gián điệp sớm nhất trong lịch sử xâm lược của Tây Phương vào nước ta. Bằng chứng trong cuốn “Hành trình và truyền giáo” do chính ông viết: “Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ (plusieurs soldats) đi chinh phục toàn cõi Đông phương (la conquête de tout l’Orient), đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo hoàng” (Bản dịch của Hồng Nhuệ, gần cuối tr. 263, sách “Hành trình và truyền giáo").
      Xin mọi người đứng trên quan điểm công tâm để xem xét

      Xóa
  16. Nhận định và góp ý này nếu đem đối chiếu với chỉ đạo của tổng Trọng thì sẽ bị xếp vào loại "suy thoái đạo đức" rất nặng, cần bị xử lý!

    Trả lờiXóa
  17. Bản góp ý của HĐLM VN_Trong sáng chuẩn mực.
    Xin cảm ơn các Cha.

    Trả lờiXóa
  18. Toi khong phai la nguoi cong giao, toi khong theo ton giao nao, lan dau doc bai nay cua DHY Nguyen Van Thuan va cuoc doi cua ong, toi thay ong yeu nuoc vo bo nhu moi nguoi Viet, ong noi thay cho long yeu nuoc cua moi nguoi, nen khi can toi hay cop bai nay len, de noi ve long yeu nuoc vo bo ben cua nguoi Viet

    Trả lờiXóa
  19. Bản dự thảo sửa đổi hiến pháp của các Giám mục Việt Nam thể hiện được cái tâm, cái tầm và trí thức.

    Ủng hộ tuyệt đối.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. La một con chiên, con xin chân thành cám ơn các Đức Cha!

      Xóa
  20. Quá chí lý và xác đáng

    Trả lờiXóa
  21. Các vị trong hội đồng Giám mục nên lấy chữ ký của các giáo dân cho bản kiến nghị này thì hay hơn NỮA.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tổng số người công giáo là bao nhiêu nhỉ? Số lượng chữ kí không nhỏ, Chính phủ mà bỏ qua lần này thì là đeo mặt mo với Tổ tiên xã tắc và với nhân dân hiện nay.

      Xóa
    2. Phải chi các linh mục chánh xứ cho đọc bài này vào mỗi thánh lễ, rồi kêu gọi giáo dân, ai đồng ý thì ký tên vào.

      Như vậy thì một công hai việc: (1) đóng góp vào việc giáo dục quần chúng, để quần chúng nhận thức được quyền và nhiệm vụ của người công dân, và (2) cho nhà nước hiện tại thấy rõ được ý dân.

      Được vậy thì hay lắm thay.

      Xóa
    3. Các bạn nhầm.Người công giáo rất chuẩn mực,và đạo đức thể hiện ở ứng xử trong cuộc sống và góp phần đóng góp cho Tổ Quốc đúng nghĩa "Tốt Đời-Đẹp Đạo" chính vì vậy dân mới tin và đạo được trường tồn một cách tự nhiên và sống mãi trong người dân công giáo.
      -------------------------------------------------------------------Xin được nói thêm: Ta,các cơ quan truyền thông của Đảng CSVN không công khai những báo cáo của UB phòng chống tham nhũng thông qua Ban tôn giáo TW đó là:Con người tại các giáo phận hiền lành chăm chỉ,nề nếp không to tiếng với ai .Đặc biệt những cán bộ địa phương là người Công giáo không tham nhũng và tại các giáo phận tỷ lệ để sảy ra các vụ án tham nhũng là rất ít(và nếu có tham nhũng thì người đó không phải người là ngưởi đang đi ĐẠO).
      Qua đó ta thấy cần xem lại chủ nghĩa Mác về vấn đề công giáo.
      -----------
      Tôi không đi Đạo nhưng tôi đã sống và công tác ở giáo phận Nam Định và tôi rất tôn trọng họ,tôi và anh em Theo đạo thiên chúa người
      Gia Viễn-Ninh Bình đã sống và chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên rất các liệt , rất đùm bọc ,họ chiến đấu rất ngoan cường và nhiều người con công giáo đã hy sinh cho Tổ Quốc.
      Người cộng sản có thể và sẵn sàng chụp cho ngưởi này người kia là PHẢN ĐỘNG nếu không theo lời họ.Còn người Công giáo thì không có chuyện đó. Anh thấy đúng thì anh đi Lễ nhà thờ còn không thì thôi.Đảng ta có làm được như vậy không ?Hãy lập một cái gì đấy : Ví dụ như nhà văn hóa để sinh hoạt nếu ai đến đó là đảng viên,ai không đến thì thôi.Tất cả mọi người không phân biệt SỐNG LÀM VIỆC THEO PHÁP LUẬT.(Pháp luật do dân xây dựng nên thì người dân mới thấu hiểu và tôn trọng nó.Còn nếu không thì sẽ Xô bồ,hỗn loạn.)
      Cho nên Các vị Linh mục đã chịu trách nhiệm thay mặt Giáo dân,mà không cần phải lấy nhiều chữ ký,Người công giáo sẽ ủng hộ trong CÁI TÂM của họ và họ rất tin và tuân thủ nghiêm túc.

      Xóa
  22. Các vị giám mục thực ra toàn là các bậc trí thức có học vị tiến sỹ thần học ở nước ngoài. Suy nghĩ và tư tưởng của các vị rất có giá trị!!!

    Trả lờiXóa
  23. Số giáo dân Công Giáo VN là 6 triệu. Đề nghị các linh mục, tu sĩ và toàn thể giáo dân ký tên ủng hộ bản góp ý của HĐGMVN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 11:00 2 tháng 3, 2013

      Chư vị cũng thấy có hàng Giám Mục, Linh Mục , Nữ tu, giáo dân CG kí vào kiến nghị SĐHP do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng . Đấy là ý kiến riêng của mỗi công dân . Còn lần này thơ góp ý của HĐGMVN là tiếng nói chung của GHCGVN. Như thế đã quá đủ về phần GHCG VN đối với việc SĐHP 1992 .

      Xóa
  24. Hay quá, đề nghị các Cao đài, Hòa Hảo... và tất cả học sinh viên viên đặc biệt là khối ngành Luật ủng hộ./.

    Trả lờiXóa
  25. Hình như một triết gia của La mã cổ đại có nói:"Cái giá phải trả của một người không quan tâm đến chính trị là phải chịu sự cai trị của một người không bằng mình" vậy nên không thể bàn quan...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em thích câu trích này của bác.

      Xóa
    2. Xin phép được chỉnh lại mỗi từ "bàn quan => bàng quan" (gõ thiếu) - Câu của một Triết gia cổ đại La Mã hay quá. Tin rằng câu này sẽ được phổ biến và tác động nhiều người khác.

      Xóa
    3. Vội quá nên nhầm-cảm ơn bạn nha!

      Xóa
    4. Trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt nam,các tôn giáo đều có sự đóng sức mình.Rất đáng trân trọng.

      Xóa
  26. Hà Tĩnh quê choalúc 21:41 2 tháng 3, 2013

    Một bản góp ý rât hay và đầy cảm động của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Xin chân thành cám ơn các ngài!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các nhân sĩ trí thức, HĐGMVN thực sự đang chơi bài ngửa vói ĐCS và NN VN . Tuy rằng kết cục thì Đ và NN vẫn là kẻ thắng cuộc, nhưng bên thắng cuộc cũng suy yếu đi nhiều vì càng ngày ý thức công dân càng mạnh và công khai hơn . ĐCS và NN VN không thể dùng những biện pháp khống chế thô bạo như trước nữa . Về mặt tư tưởng thì bên lề trái đã giành được nửa sân chơi . Bên lề trái có cả các đảng viên từng giữ các chức vụ lớn ! Cuộc chơi vẫn còn tiếp tục.

      Xóa
  27. Ung hộ cao bản nhận định và góp ý của HĐGMVN,một bản góp ý rất sảng sủa và đầy đủ về mặt xây dựng HP.Đề nghị QH,ban soạn thảo HP của QH tiếp thu và thay đổi như ý kiến trên nhằm xây dựng một bản HP VN hoàn chỉnh và có giá trị lâu dài.Còn ý kiến cá nhân tôi QH hãy cương quyết bỏ ngay điều bốn HP hiện hành,mọi quyền lực phải thuộc về Nhân dân,thực hiện tam quyền phân lập,thành lập Toà Bảo hiến,phi chính trị hoá quân đội.Cần phải công khai bản dự thảo của 72 nhân sỹ trí thức và bản nhận định,góp ý của HĐGMVN trên các phương tiện thông tin đại chúng và cần kéo dài thời gian toàn dân góp ý dự thảo HP đến hết năm 2013

    Trả lờiXóa
  28. Tôi hoàn toàn ủng hộ thư ngỏ góp ý này!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là một bản góp ý vừa có tình vừa có lý, nhẹ nhàng khúc chiết!

      Xóa
  29. Mong rằng sẽ có nhiều tiếng nói như thế này nữa! Vì dân tộc VN mong mọi người hãy lên tiếng!

    Trả lờiXóa
  30. Very good! Thanks.

    Trả lờiXóa
  31. Mỗi người chúng ta hãy cố gắng vượt qua sự sợ hãi noi theo các bậc hiền của đất nước và các tổ chức có trí thức yêu nước.

    Trả lờiXóa
  32. Xin kính yêu cầu các Đức cha ra lệnh cho các giáo dân của các ngài gấp rút ký tên vào bảng thỉnh nguyện sửa đổi hiến pháp đi-Dịp may hiếm có mà! Các ngài có đến 8 triệu tín đồ,một con số có ý nghĩa!

    Trả lờiXóa
  33. Tôi là người Phật giáo, xin được cung kính ngưỡng mộ các Đức Cha một lòng vì đất nước.

    Trả lờiXóa
  34. Một số Giám mục và Linh mục Việt Nam ở hải ngoại đã công bố bức "Tâm Thư Kêu Gọi Ủng Hộ Bản Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam":
    http://www.vietcatholic.net/News/Html/103161.htm

    Và đây là danh sách 255 chữ ký ủng hộ trong chưa đầy 24 giờ:
    http://vietcatholic.net/VCatForum/default.aspx

    Trả lờiXóa
  35. Dịp may hiếm có,"ngàn năm một thuở" này,kính xin các vị lãnh đạo các tôn giáo hãy ra lệnh cho các tín đồ của mình ký tên vào kiến nghị sửa đổi HP,đó là một hình thức yêu nước đó!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuấn Anh . Hà nộilúc 23:12 6 tháng 3, 2013

      không thể nói là ra lẹnh được. các nhà thờ chỉ nêu thông tin chung, còn nhiều người chưa biết, giao dân nào , thậm chí k phải giáo dân cũng có thể đến kí chung vào bản đồng ý nếu thấy là đúng. Chắc đến vài triệu là ít.

      Xóa
  36. Xin các ngài hãy vì đất nước,vì dân tộc này mà cố gắng thêm nữa, hãy thông tin sâu rộng vấn đề trọng đại này- Xin tri ân quí ngài.

    Trả lờiXóa
  37. Tôi đã in ra bản sửa đổi nầy và đã tặng cho nhiều người cùng đọc nữa, hay quá. Tại Giáo phận Saigon có nhiều cha sở đã photo phát cho giáo dân, ở Xuân Lộc cũng vậy.

    Mong sao các giáo phận khác cũng làm như vậy. Một bản góp ý rất hay và rất chân thành.

    Dom. Nguyễn Hữu Duy

    Trả lờiXóa
  38. Chỉ có thể Dâng lên HĐGMVN một câu: "THẬT TUYỆT VỜI".

    Trả lờiXóa
  39. Đúng quá! cảm ơn những người tâm huyết với đất nước.Rất trân trọng.

    Trả lờiXóa
  40. Cảm ơn anh TỄU, tôi có đọc một số bài thấy rất hay.

    Trả lờiXóa
  41. Nước Việt Nam Dân Chủ cộng Hòalúc 15:49 27 tháng 4, 2013


    Vậy có thể nói gì về những “cái được” khi trở lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
    Lấy lại tên đó là trở về một nền tảng bền vững, có học thuyết vững chắc, tiếp thu được thành tựu của nhân loại, từ đó đi lên.
    Vậy thì đó là sự hợp lý, là cái được lớn nhất. Trở lại như thế không phải chỉ là trở về với một thể chế mà còn là trở về phong khí quốc gia, trở lại sức mạnh đã tạo dựng trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
    Thực ra tên gọi cũng chỉ là Quốc hiệu.
    Nhiều nước đã từng lấy tên là XHCN, sau đó lại bỏ.

    Còn từ nền tảng dân chủ cộng hòa để xây dựng CNXH vẫn… thuận.

    Nhưng nếu mang danh là Cộng hòa XHCN Việt Nam như hiện nay thì rõ ràng có sự chênh lệch giữa thượng tầng kiến trúc với hạ tầng kinh tế như đã nói.

    ĐBQH Dương Trung Quốc:

    "Lấy lại tên nước không chỉ là trở về một thể chế mà là trở về phong khí quốc gia".

    Trả lờiXóa
  42. Nước Việt Nam Dân Chủ cộng Hòalúc 15:52 27 tháng 4, 2013

    sau khi chiến thắng, không thể nói rằng lúc đó chúng ta không có sự phấn chấn, lạc quan thái quá, cho rằng đất nước đã đủ cơ sở đạt tới CNXH rồi.

    Tuy nhiên, phải nhận thức rõ, mỗi quyết định có thời điểm lịch sử của nó, không thể dùng tư duy ở thời điểm khác để phán đoán, quy kết. Chỉ là khi có cơ hội thì nên điều chỉnh kịp thời.
    Tôi cho rằng, đây là một cơ hội cho sự thay đổi, để chúng ta có một bản Hiến pháp hoàn thiện.

    Thời điểm này đã thích hợp, đã “chín” cho việc thay đổi tên nước, thưa ông?

    Tôi cho là rất thuận, rất nên làm vì việc này hiện đang có được sự đồng thuận cao trong xã hội.


    http://dantri.com.vn/dien-dan/tro-lai-nguyen-ly-cach-mang-giai-phong-dan-toc-khong-the-la-buoc-lui-723478.htm

    Trả lờiXóa
  43. Giáo Sư Lê Mậu Hãnlúc 16:18 27 tháng 4, 2013

    “Trở lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tôn trọng thực tiễn”

    http://dantri.com.vn/chinh-tri/tro-lai-ten-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-la-ton-trong-thuc-tien-721103.htm

    GS. Lê Mậu Hãn nêu quan điểm, tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hợp với thực tiễn Việt Nam,
    ngay cả ở thời điểm hiện tại và giàu ý nghĩa đối với một dân tộc có lịch sử ngàn năm văn hiến, có quá trình đấu tranh anh dũng suốt mấy chục năm chống thực dân Pháp, lật đổ ách đô hộ đó để lập nên nhà nước độc lập.

    Chữ “dân chủ” trong tên nước vì vậy được đặt đúng nghĩa là nhà nước của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  44. Có lí lắm ,cảm ơn quí vị.Sao phía giáo hội phật giáo VN không có văn bản góp gì nhỉ ?

    Trả lờiXóa