Thứ Ba, 7 tháng 1, 2025

BÁT CÔ TÔ HAY LÀ BÁT Ô TÔ?


BÁT CÔ TÔ HAY LÀ BÁT Ô TÔ?
 
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
 
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.
 
楓橋夜泊
 
月落烏啼霜滿天,
江楓漁火對愁眠。
姑蘇城外寒山寺,
夜半鐘聲到客船
 
Phong Kiều dạ bạc
 
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hoả đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
 
Dịch nghĩa:
 
Trăng lặn, quạ kêu, sương phủ đầy trời.
Hàng phong bên sông, ngọn đèn thuyền chài ở trước người đang ngủ buồn.
Ngoài thành Cô Tô là chùa Hàn San,
Tiếng chuông lúc nửa đêm vẳng đến thuyền khách.
 
Tản Đà dịch:
 
Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.

*Gần đây, có người nói bản dịch này là của Giải nguyên Nguyễn Hàm Ninh. 
 
Đây là bài thơ của Trương Kế đời Đường, TQ. Tương truyền, ông làm bài này khi đến bến Phong Kiều và ngủ lại ở đó. Khi làm xong 2 câu đầu thì mãi ko viết được nữa. Lúc ấy sư cụ chùa Hàn Sơn cũng tức cảnh sinh tình làm thơ về trăng nhưng làm được 2 câu thì tắc, không kết được. Bấy giờ sư cụ khơi trầm thắp nhang xin Phật, thì kết ngay được một bài tứ tuyệt rất hay. Sư cụ mừng quá, sai chú tiểu lên đánh chuông tạ ơn Phật. Chùa không có gõ chuông lúc nửa đêm, nhưng đêm ấy tiếng chuông ngân nga giữa đêm khuya khiến mọi người đều lạ.
Đọc tiếp...

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2024

Nguyễn Xuân Diện: NHƯ THANH NHẬT KÝ (TRỌN BỘ 7 KỲ)


Như Thanh nhật ký (2009)

Lâm Khang chủ nhân

Thưa chư vị,

Hồi giữa năm 2008 Tây lịch, tôi và ông Thiền Phong, ông Chuyết Chuyết được cử đi Xứ Thanh để khảo cổ tích. Tôi có viết một cái Như Thanh nhật ký (7 kỳ), có đăng trên trang nhà. Như Thanh nhật ký được anh em thích lắm, từ giới giang hồ đến dân bút mực đều tán thưởng.

Đọc tiếp...

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2024

Nhật ký: THĂM NGHÈ VẸT - NGHĨ VỀ CÔNG NGHIỆP CỦA NHÀ CHÚA


VUA LÊ - CHÚA TRỊNH SONG TRÙNG QUYỀN LỰC
 
Nguyễn Xuân Diện

Hôm vừa rồi, chúng tôi có tới Nghè Vẹt, ở xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Hiện tại, đây là nơi họ Trịnh thờ cúng các đời Chúa. 
 
Ngẫm về thời các chúa Trịnh tồn tại bên cạnh vua Lê, cũng có những điều thú vị, mà công lao của nhà chúa đối với đất nước cũng không phải hoàn toàn như trong sách vở giáo khoa hay các công trình nghiên cứu của các sử gia quốc doanh. 
 
Vua Lê - Chúa Trịnh, đó chính là mô hình chính trị “song trùng quyền lực”(còn gọi là “lưỡng đầu chế”). Mô hình ưu việt này, mãi về sau mới thấy có ở Nhật Bản và Anh Quốc.
 
Trong suốt 249 năm vua Lê - chúa Trịnh song trùng tồn tại, lãnh thổ đã được giữ vững và không xảy ra một cuộc tấn công xâm lược nào của phương Bắc; không một thước đất nào bị cướp.
Đọc tiếp...

MUỐN CÓ NGƯỜI TÀI, TRƯỚC PHẢI DẸP BỌN TIỂU NHÂN


NGƯỜI XƯA NÓI VỀ VIỆC TIẾN CỬ, CHỌN LỰA VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI
Thưa chư vị,
Chúng tôi xin giới thiệu ở đây bài văn làm trong kỳ thi Đình (làm tại sân triều đình) - do nhà vua ra đề bài, chấm bài, để phân hạng các tiến sĩ. Người đỗ đầu (đủ 10 phân) là Trạng nguyên. Đề bài thường hỏi về các vấn đề lớn của đất nước và về việc trị nước. Bài thi đó gọi là Sách văn đình đối. 

Bài văn dưới đây là sách văn đình đối đã mang lại lại danh hiệu Trạng Nguyên cho Nguyễn Trực (1417 - 1473) trong kỳ thi Đình năm Nhâm Tuất (1442), niên hiệu Đại Bảo thứ 3. Nguyễn Trực là vị Trạng nguyên đầu tiên của triều Lê. Tấm bia ghi về khoa thi này là tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu, được dựng năm 1484.

Đề bài của vua Lê Thái Tông yêu cầu rằng: "Đức Thái tổ Cao hoàng đế ta lấy được thiên hạ, nhiều phen xuống chiếu cầu hiền mà không có một ai trúng tuyển. Trẫm từ khi lên ngôi tới nay, gắng sức trị nước, thế mà việc chọn nhân tài vẫn mịt mở thăm thẳm. Sao người quân từ khó tìm, kẻ tiểu nhân khó biết như vậy? Các ngươi hãy đem hết hiểu biết của mình trả lời, trẫm sẽ đích thân xem xét". Đấy! Lòng vua chân thành là vậy! Đời nay có theo kịp đời xưa chăng? 

Đọc tiếp...

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2024

PHỦ VÂN CÁT LÀ NỀN NHÀ CŨ VÀ LÀ NƠI GIÁNG SINH MẪU LIỄU HẠNH


PHỦ VÂN CÁT LÀ NỀN NHÀ CŨ
VÀ LÀ NƠI GIÁNG SINH THÁNH MẪU LIỄU HẠNH 
 
Quần thể di tích Phủ Dày, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định bao gồm Phủ Vân Cát, Phủ Tiên Hương, Khu lăng Mẫu Liễu Hạnh và các đền phủ đình chùa xung quanh. 
 
Tại Phủ Vân Cát có nhiều bức hoành phi, nhiều đôi câu đối xác nhận đây chính là NHÀ CŨ (cố trạch) và là nơi Mẫu Liễu Hạnh GIÁNG SINH (được xem như là nơi chôn nhau cắt rốn của Mẫu). Xin dẫn chứng các bức hoành phi và một đôi câu đối có hình ảnh kèm theo đây.
Đọc tiếp...

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2024

GS. Trần Quốc Vượng: NGUYỄN TRÃI TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA VN


NGUYỄN TRÃI TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA VIỆT NAM

GS Trần Quốc Vượng 

I/ Nguyễn Trãi (1380-1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam. Ông là con đẻ của thời đại ấy và là ngôi sao Khuê lấp lánh trên bầu trời lịch sử Việt Nam thời đại ấy.

Về chính trị xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần (một quyền lực truyền thống đã xa đọa và gần như đã nằm trong tay không chế của Hồ Quý Ly), 7 năm dưới triều Hồ (một quyền lực đang xây dựng dang dở), 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc (một thời kỳ đầy bão táp của bạo lực bành trướng và đô hộ Trung Quốc, đầy bão của bạo lực quần chúng, của toàn thể dân tộc được tổ chức, vùng dậy đấu tranh chống bánh trướng và đô hộ Trung Quốc, giải phóng dân tộc, dành độc lập, tự do) và 15 năm đầu triều Lê, với những lộn xộn sau chiến tranhvà đảo lộn thân phận xã hội quá nhanh của một triều đại dân tộc lớn cuối cùng của của lịch sử Việt Nam, đã có xu hướng chuyên chế “ kiểu châu Á”.

Đọc tiếp...

GS. Trần Quốc Vượng: NỖI ÁM ẢNH CỦA QUÁ KHỨ

Nỗi ám ảnh của quá khứ

GS Trần Quốc Vượng

Nước Việt Nam ta hiện là một quốc gia kém phát triển về mọi mặt, vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với một thế giới nhìn chung đã và đang phát triển rất nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỷ XX.

Tạm bỏ qua một bên mọi sự “giải thích”, nào đổ tội cho phong kiến đế quốc, thực dân, bành trướng, thiên tai, địch họa, chiến tranh, cách mạng; nào viện dẫn sai lầm chủ quan của những người cầm nắm vận mệnh quốc gia mấy chục năm qua, v.v… tình trạng ấy là không bình thường, gây nên một bức xúc tâm lý, một nỗi đau thân thể, một nhức nhối thân xác và tâm linh, buộc KẺ SĨ và NGƯỜI DÂN, vừa gian khổ kiếm sống, vừa suy nghĩ đêm ngày, tìm cách khắc phục và vượt qua tình trạng tủi nhục này…

Có ĐỘC LẬP rồi chăng, nhưng hoạ LỆ THUỘC vẫn luôn luôn mai phục, cả về mô hình chính trị và sự phát triển kinh tế…

Có THỐNG NHẤT rồi chăng, nhưng mầm CHIA RẼ mọc rễ sâu xa, nào Bắc / Nam, nào Cộng sản / không Cộng sản…

Điều chắc chắn, là NHÂN DÂN chưa có HẠNH PHÚC, TỰ DO thực sự.

Đọc tiếp...

TƯỞNG NHỚ GIÁO SƯ TRẦN QUỐC VƯỢNG 19 NĂM ĐI XA


NHỚ ÔNG -“TAY MÕ LÀNG HÀ NỘI”

Lê Thọ Bình - Bá Kiên
(2020)

Ngày 8/8 tới đây là tròn 15 năm ngày mất của GS Trần Quốc Vượng. Ông được coi là một trong “Tứ trụ” của giới sử học nước nhà: “Lâm-Lê-Tấn-Vượng”. Ông đã để lại rất nhiều công trình, nghiên cứu có giá trị lớn không chỉ đối với giới sử học nước nhà mà còn đào tạo ra nhiều thế hệ nghiên cứu, khảo cổ là những tên tuổi lớn. Bài phỏng vấn chúng tôi thực hiện chỉ vài tháng trước khi ông qua đời vì căn bệnh ung thư. Xin đăng lại như một nén hương trầm thắp cho ông nhân ngày giỗ thứ 15 của ông.
Đọc tiếp...

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2024

KHÔNG NÊN DÙNG VÒNG HOA TANG ĐỂ VIẾNG LĂNG VUA HÙNG


VÀI Ý KIẾN NHỎ VỀ NGHI LỄ ĐỀN HÙNG 

Nguyễn Xuân Diện

Quan sát những hình ảnh của lễ hội Đền Hùng do các báo chí hôm nay (10/4/2022, tức 10/3 âm lịch) đăng tải, tôi có ý kiến sau:

1- Hai bộ quần áo lễ của Chủ lễ và Chủ sự quá xấu. Khăn của Chủ lễ có ngôi sao trong một vòng tròn giữa trán trông như cái đèn pin của cái ông đi soi ếch ở quê. Hai bộ này cần được thay thế. 

2- Đoàn dâng hương của lãnh đạo không nên dùng vòng hoa tang như hiện nay để viếng Lăng Vua Hùng. Vòng hoa hiện nay cho cảm giác đi viếng đám ma, để viếng người vừa quá cố, linh cữu còn đang quàn, chưa đưa đi an táng. Vòng hoa đó chỉ thích hợp để viếng Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vả lại đi dự lễ giỗ tổ không ai mang vòng hoa. Đây là lễ giỗ, khác với lễ tang.

Đọc tiếp...

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2024

Kha Tiệm Ly: VĂN TẾ TỬ SĨ GẠC MA


VĂN TẾ TỬ SĨ GẠC MA

Kính dâng 64 anh linh của những anh hùng hy sinh vì tổ quốc thân yêu
tại Gạc Ma ngày 14/3/1988

Tác giả: Kha Tiệm Ly

Ôm hận thù biển cao sóng hờn căm,
Phủ tang tóc mây che màu u uất.

Giọt máu hồng làm mặn nước biển đông,
Khăn sô trắng phủ đau trời tổ quốc!

Nhớ xưa,

Anh em ta cùng giống Tiên Rồng,
Bờ cõi nước trải liền Nam Bắc.

Từ Đồng Quan về Minh Hải, sông vạn ngàn sông
Từ Trường Sơn đến Hoàng Sa, đất muôn dặm đất.

Phơi gan mật thề bảo tồn một cõi biên cương,
Đổ xương máu quyết giữ vững ba miền xã tắc.

Ở sau bếp cũng gặp mặt nữ lưu,
Ra khỏi ngõ lại chạm người hào kiệt!

Điên tiết giặc, Nguyễn Biểu sang sảng lời thơ, thản nhiên ăn cỗ đầu người,
Điếc tai thù, Bình Trọng ngân ngất chí hùng, khinh mạn làm vua phương bắc.
Đọc tiếp...

KÍNH VIẾNG HƯƠNG HỒN CHIẾN SĨ GẠC MA (14/3/1988-14/3/2023)


BIỂN ĐÔNG HỒNG MÃI TRÁI TIM NGƯỜI

Kính viếng hương hồn những chiến sĩ Gạc Ma

Tác giả: Trang Hạnh

Biển Đông cơn sóng nghìn trùng
Việt Nam triệu người một mối

Ba mươi năm đau đáu niềm đau,vòng hoa, ngọn nến lung linh
Một vạn ngày xót xa căm giận khối óc, con tim nhức nhói

Đất nước ta: Bốn ngàn năm giữ nước hào hùng

Nam nữ cầm quân cản Bắc, bình Nam mở rộng quốc gia
Nhân dân đoàn kết đánh Tây, đuổi Mỹ giữ nguyên bờ cõi.

Đọc tiếp...

CÓ MỘT TƯỢNG ĐÀI PHỤ NỮ HÀ NỘI TRÊN ĐỈNH ĐÈO NGANG


Có một tượng đài người phụ nữ Hà Nội 
trên đỉnh Đèo Ngang 

Nguyễn Xuân Diện 

Trong văn học Việt Nam có một người phụ nữ Hà Nội đã để lại vóc dáng đài các đã mấy trăm năm. Người phụ nữ tài hoa ấy, đứng trước thiên nhiên đất nước đã nói tâm tình của một con người cô đơn nhỏ bé trước vũ trụ, nhưng dường như đã cố giấu đi cả tên tuổi của mình. Mặc dù tên của bà có ý nghĩa là mùi hương thơm nức, nhưng bà vẫn cố giấu đi, ngay cả tên gọi của mình. Người ta cũng không gọi bà bằng tên gọi của chồng bà như những phụ nữ khác. Người ta chỉ gọi bà bằng cái chức vụ của chồng bà mà thôi. Đó là Bà Huyện Thanh Quan. Tên thật của bà là Nguyễn Thị Hinh. Hinh chữ Hán có nghĩa là hương thơm ngào ngạt.

Đọc tiếp...

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2024

Huy Đức: VIỆT PHỦ THÀNH CHƯƠNG


VIỆT PHỦ KHÔNG CÒN CỦA RIÊNG THÀNH CHƯƠNG 
 
Bài: Huy Đức 
 
Đôi khi, sự… thiếu hiểu biết lại mang đến những cảm giác thật tươi mới. Tôi nhận thấy điều này khi một mình ngồi trong Việt Phủ Thành Chương.
 
Không phải tự nhiên, có những nhà nghiên cứu như Phan Cẩm Thượng hàng chục năm đi - về, ăn - ngủ trong chùa Bút Tháp. Mỗi khi, đi cùng các học giả như TS Nguyễn Xuân Diện hay các họa sĩ như Lê Thiết Cương, Bùi Hoài Mai… về các đình chùa Bắc Bộ, nghe các anh giải thích mới thấy sở học quá mênh mông. 
 
Một đầu đao, bờ nóc hay một bậu cửa cũng chứa không biết bao nhiêu dằn vặt trong đời sống tinh thần người Việt. 
Đọc tiếp...

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2024

Nguyễn Xuân Diện: ĐẦU NĂM, LÊN CHƠI NÚI BA VÌ


Ngày đầu năm, lên chơi núi Ba Vì

Nguyễn Xuân Diện

Núi Ba Vì ở về phía Tây thành Thăng Long Hà Nội, còn gọi là núi Tản Viên. Tản là cái tán, Viên là tròn. Gọi vậy là vì núi có ba ngọn (ba vì, ba vị), trên đỉnh núi thắt cổ bồng trông như cái tán lọng giữa vũ trụ. Trong “Dư địa chí”, Nguyễn Trãi viết: “Đó là núi tổ của nước ta đó”. Sách “Đại Nam Nhất thống chí” chép rằng trên núi có loài cỏ gọi là “Vô phong độc dao thảo”, tức là loài cỏ khi không có gió mà cũng lay động đong đưa không ngừng. Trên núi có rừng trúc đẹp, lại có thảm rêu màu đỏ như huyết. Cùng vô vàn loài thảo mộc và dược liệu quý. 
Đọc tiếp...

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2024

TRẨY HỘI CHÙA HƯƠNG, GHÉ THĂM VÂN ĐÌNH

Trẩy hội Chùa Hương, ghé thăm Vân Đình

Nguyễn Xuân Diện 
.
Vân Đình là một thị trấn nhỏ, nằm ngay bên con đường trảy hội chùa Hương, rộn ràng trong mưa bụi mỗi độ xuân về, là thủ phủ của huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Xưa Vân Đình là một vùng đất cổ thuộc huyện Sơn Minh, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam thượng; năm tháng trôi qua, thiên tai địch họa trải đã nhiều song cũng không xóa được những vết tích cổ kính nơi đây.

Vân Đình không ch có… vịt và chó
 
Tôi có anh bạn là một tay sành ẩm thực có hạng. Dấu chân anh đã in khắp các miền non nước, và anh thì đã biết đến không biết bao nhiêu là của ngon vật lạ, đặc sản thời trân các nơi. Khi tôi hỏi anh đã biết đến các món vịt cỏ, thịt chó Vân Đình chưa thì anh ta lôi kéo tôi đến ngay mấy cái quán vịt ở đường Láng, và còn hẹn sẽ đưa đi một vòng quanh Hà Nội để đếm xem có bao nhiêu cái quán đề biển Thịt chó Vân Đình, ra vẻ là người sành điệu lắm. Tôi bảo anh ta chỉ là một gã biết ngọn mà không biết gốc. Và thế là chúng tôi phải làm một chuyến đi Vân Đình, cùng cả một đám thực khách đang bừng bừng khí thế.

Đọc tiếp...

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

XUÂN NGÀY ẤY - Thơ Trần Đoàn Lâm trong giọng ngâm Xuân Diện

 Tết Xưa. Ảnh: Phan Huy.


Xuân ngày ấy

Trần Đoàn Lâm

Xuân ơi, Tết cũ có còn không?
Ngày ấy, lung linh bếp lửa hồng
Mẹ gói bánh chưng xanh mướt lá
Bố trông nồi bánh đến hừng đông

Ngày ấy xuân về mưa bụi bay
Mẹ ngồi sên mứt vị gừng cay
Có người hàng xóm sang xin nước
Nhấp chén rượu đào chấp chới say

Ngày ấy xuân về phố chợ đông
Đào phai ươm nụ sắc tươi hồng
Cúc vàng thắp sáng ban thờ Phật
Vương vấn mùi nhang tịnh cõi lòng

Ngày ấy xuân về tiếng pháo thưa
Giao thừa mẹ dắt cháu ra chùa
Hái nhành lộc biếc về treo Tết
Mẹ bảo "Năm nay sẽ được mùa"

Lũ trẻ xông xênh quần áo mới
Đợi quà mừng tuổi sớm đầu năm
Giấy hồng xếp nếp chờ khai bút
Mẹ nhủ con ngoan gắng học chăm

Rong ruổi đời con lấm bụi trần
Tha hương chẳng biết mấy mùa xuân
Mẹ không còn nữa xuân hiu hắt
Xuân lỗi hẹn người chậm bước chân

Nhưng khi xuân tới con hằng mong
Khắc khoải giao thừa phút ngóng trông
Quê mẹ ngày nào ran tiếng pháo
Xuân ơi Tết cũ có về không?


Tháng 1 năm 2018.
T.Đ.L

XUÂN NGÀY ẤY
Thơ: Trần Đoàn Lâm 
Đàn tranh: Trần Đoàn Lâm
Ngâm thơ: Nguyễn Xuân Diện

Đọc tiếp...

Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2024

VĂN TẾ 6 VẠN ĐỒNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ TỬ TRẬN (1979 - 1989)


VĂN TẾ ĐỒNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ TỬ TRẬN
TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC CHỐNG QUÂN BÀNH TRƯỚNG TRUNG QUỐC (THÁNG 2 NĂM 1979 - THÁNG 3 NĂM 1989)
Soạn giả: Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện

Hỡi ơi!
Thấm thoắt đã bốn nhăm năm
Mới đấy đã thành thiên cổ!

Trời biên giới ầm vang tiếng súng, thanh niên lớp lớp lên đường
Miền biên cương máu nhuộm đỏ sông, dân chúng nhà nhà tan tác


Nhớ linh xưa:

Chiến sĩ tòng chinh
Tuổi hoa niên đang bận sách đèn
Lòng trai tráng chứa bao mơ ước

Đáp lời non sông, hăm hở lên đường
Từ biệt quê hương, gạt niềm thương nhớ

Súng bắn chưa quen, quân sự đôi bài, đánh giặc bằng lòng căm hận
Chiến trận chưa từng, ba lô một gánh, nhắm bắn bằng nỗi hờn căm.


Nhân dân biên giới
Đang yên ổn làm ăn, đâu ngờ phút chốc loạn ly
Gặp được buổi thanh bình, ai tưởng được điều thảm khốc

Pháo giao thừa vừa nổ, hội xuân vừa mở rộn ràng
Năm mới vừa sang, hy vọng ngập tràn phơi phới

Đì đùng súng bắn, trẻ con vẫn tưởng pháo giao thừa
Loa réo vang trời, cụ già còn ngờ loa hội mở


Thương thay!
Chiến đấu ngoan cường, xông thẳng nơi mũi tên hòn đạn
Kiên trung giữ đất, sợ chi nơi súng nổ pháo rền.

Máu loang mặt đèo, mùi thuốc súng khét lẹt còn vương
Xác nghẽn gềnh sông, tiếng kêu thương ngút trời đau xé

Địch giết người không ghê tay
Địch nã pháo không ngừng nghỉ


Hãm hiếp đàn bà, lộ mặt loài dê chó. Tiếng kêu thương xé nát một góc trời
Cắt đầu trẻ nhỏ, hiện rõ lũ sài lang. Hồn oan khuất vật vờ miền biên viễn.


Ôi!
Máu xương gửi lại biên cương
Hồn phách tụ về nơi đền miếu

Tuổi thanh xuân dâng Tổ quốc ngàn năm
Hoa chiến thắng dâng Đất Mẹ vạn thưở.

Đền nợ nước nào đợi vinh danh
Chết vì dân đâu chờ tưởng vọng


Hôm nay
Tưởng niệm 35 năm ngày kết thúc chiến tranh
Thương nhớ 60 ngàn đồng bào ra đi vĩnh viễn


Chúng tôi
Đốt nén hương thơm
Dâng vòng hoa thắm

Đơn sơ lễ bạc lòng thành
Thành kính tâm hương dâng cúng

Cúi xin chư vị anh linh sống khôn thác thiêng
Phù trợ cho Non sông đất nước thăng bình muôn thưở


Cũng xin chư vị
Trừng trị thích đáng

những kẻ cố tình vong ân bội nghĩa
những kẻ quên hết công lao và máu xương của chư vị anh linh

Lại xin chư vị anh linh, cùng chúng tôi:
Nguyền rủa đời đời bọn bành trướng Bắc Kinh
Nhắc nhở muôn năm mối thù truyền kiếp!
Hỡi ơi!
Hồn có linh thiêng
Xin về nhận hưởng!
Năm soạn lần đầu: Mùa Xuân 2013.
.

Đọc tiếp...

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI CHÔN PHÍCH TRUNG QUỐC


Nguyễn Quang Thiều

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI CHÔN PHÍCH TRUNG QUỐC

Bây giờ nói đến phích con công Trung Quốc có lẽ chỉ những người ở thế hệ 60 tuổi như tôi trở lên mới biết rõ. Đó là những năm của thập kỷ 50, 60 và 70 của thế kỷ trước, miền bắc Việt Nam ngập tràn những sản phẩm của Trung Quốc như phích, đài, quạt, xe đạp, chăn, họa báo, tranh dán tường và trước tác của mao Trạch Đông. Hồi đó, nhà nào có được cái phích, chiếc đài, cái xe Trung Quốc thì cũng thuộc diện gia đình đặc biệt. Nhưng có một người nông dân làng tôi, ông C, có được một cái phích con công Trung Quốc. Vì sao ông C lại có ? Vì ông có người em làm ở Bộ Ngoại giao. Ông cán bộ Bộ Ngoại giao có đi sứ ở Trung Quốc. Khi hết nhiệm kỳ trở về, ông tặng cho anh mình một cái phích Trung Quốc.

Đọc tiếp...

TS. Nguyễn Minh Hòa: NÊN CÓ BẢO TÀNG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI


NÊN CÓ BẢO TÀNG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC

TS. Nguyễn Minh Hoà

Hè năm 2018, đoàn cựu chiến binh thời chống Mỹ và Khơme đỏ của trường Đại Học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM có dịp đến thăm các di tích lịch sử của vành đai lửa nơi biên giới. Chúng tôi đã đến viếng các nghĩa trang, và các nhà tưởng niệm các Liệt sĩ và những nơi diễn ra những trận đánh ác liệt bảo vệ biên giới kéo dài suốt từ năn 1979 đến 1991. Chỉ mấy mấy năm gần đây, việc tổ chức kỷ niệm và tưởng niệm về ngày 17-2 và những năm tháng hào hùng đó được tổ chức đàng hoàng, trọng thể. Nhiều nhà tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ dọc biên giới được xây dựng, các nghĩa trang được đầu tư và chăm lo, việc tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ được bắt đầu và từ năm 2020, những phim tài liệu chỉ đích danh và nêu đúng tên sự kiện lần đầu tiên được công khai trình chiếu trên kênh TV quốc gia. Đó là điều mà nhân dân hoan nghênh, đáng mừng.

Đọc tiếp...

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2024

TẾT ÔNG TÁO - TRUYỀN THUYẾT VÀ NGHI LỄ

 

Truyền thuyết về Táo Quân

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo.

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:

- Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Đọc tiếp...