Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

HÀ NỘI QUYẾT TÂM KHAI ẤN, BẤT CHẤP KHOA HỌC VÀ VĂN HÓA?

Ảnh buổi tọa đàm về cái gọi là "Ấn Sắc Mệnh Chi Bảo" tại HN chiều 26/2/2016.

LẠI CHUẨN BỊ KHAI ẤN

Kiều Mai Sơn
FB Son Kieu Mai

Sáng nay, 25/5, Hội đồng thẩm định ấn SẮC MỆNH CHI BẢO họp tại Hội trường nhà A1 Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch.

Có thể nói, với một quyết tâm cao độ, Hoàng thành Thăng Long vẫn muốn tổ chức KINH DOANH ẤN. Bởi vì buôn ấn thời nay lãi hơn buôn vàng.

Một trung tâm nghiên cứu khoa học mà chỉ chăm chăm vào ba chuyện cúng bái, tuyên truyền cho mê tín dị đoan thì thật lạ.


Báo chí không được mời. 

- Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Cục Di sản chỉ đạo thành lập Hội đồng Giám định để tiến hành giám định và có thông báo kết luận về nội dung liên quan đến hiện vật gỗ “Sắc mệnh chi bảo”.

- Thiết nghĩ khoa học đâu phải chửa chui vụng trộm gì mà không mời anh em báo chí vào nhỉ?


VÌ SAO CẤP TẬP LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH KHAI ẤN?

Trước hết, xin đặt vấn đề làm sao Trung tâm Hoàng thành Thăng Long xúc tiến vội vàng cấp tập đề xuất thành lập Hội đồng thẩm định ấn “Sắc mệnh chi bảo”(Từ đây viết tắt là: SMCB)? 

Có lẽ ngay lập tức thành lập bởi mấy lý do sau:

1. Trong những ngày qua, dư luận trong cả nước dành gần như trọn vẹn sự quan tâm vào vấn đề thảm họa môi trường FOMOSA nên một mặt bài vở nghiên cứu về ấn đã dừng đăng để quan tâm đến vấn đề khác vì thế vấn đề Ấn SMCB tưởng chừng như lắng xuống hay bị lãng quên(?).

2. Vấn đề rất lớn liên quan đến sinh mệnh của hàng chục triệu dân ven biển như vụ đại thảm họa FOMOSA còn có nguy cơ chìm suồng thì vấn đề Khai ấn có nghĩa lý gì, “nhỏ như con thỏ” rồi cũng chìm thôi, miễn sao ta tổ chức được coi như chuyện đã rồi, sẽ được rút kinh nghiệm, nếu có bị chửi rồi thì một thời gian sau sẽ quen, họ sẽ không đeo bám nữa, thế là chót lọt, năm này sang năm khác thành quen!

3. Việc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân đã xong. Nhân sự coi như đã quyết định đỗ/ trượt rồi. (Nếu trước đó có chuyện lùm xùm sẽ bất lợi cho đương sự!). Nay dấn thêm bước nữa!.

4. Lợi dụng thời điểm này, đúng lúc ngài Tổng thống OBAMA sang thăm Hà Nội, dư luận đang ngây ngất với niềm vui của chủ nhà tiếp người bạn hiền từ phương xã tới nên không tập trung vào vấn đề của buổi họp giám định ấn SMCB nên Hội đồng chớp lấy “thời cơ ngàn vàng” để tổ chức buổi họp kết luận gọi là: “Giám định ấn SMCB”. Sau khi kết luận xong, coi như là bằng chứng làm căn cứ để triển khai vào dịp cuối năm này....

Có lẽ xuất phát từ bối cảnh như vậy nên họ đã nhanh chóng triệu tập nhau để tranh thủ làm một việc vội vàng như vậy. Nhưng thực tế sẽ không thực sự vậy đâu, hỡi “các nhà khoa học vĩ đại”!

Khai ấn và phong ấn là hành động của những kẻ reo rắc mê tín dị đoan!

GIÁM ĐỊNH ẤN KIỂU VIỆT NAM

Ấn SMCB chưa được nghiên cứu kỹ, chưa được các tổ chức uy tín của nước ngoài giám định về niên đại C14 và các phương pháp nghiên cứu liên ngành khác, sao có thể giám định ngay được? Chúng tôi xin chất vấn, đề nghị các GS. Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam), GS. Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch Hội đồng di sản Văn hóa Quốc gia), PGS. Tống Trung Tín (Chủ tịch Hội Khảo cổ Việt Nam) cùng một số người khác trong buổi tọa đàm ngày 25.5.2015 trả lời cho chúng tôi các câu hỏi sau:

1. Ấn Sắc mệnh chi bảo (SMCB) ở Việt Nam chính thức có từ bao giờ, ở Trung Quốc chính thức có từ bao giờ?

2. Tầng văn hóa phát hiện trong hố khai quật mà PGS Tống Trung Tín nói là tầng văn hóa thời Trần nhưng chúng tôi nhìn qua ảnh (Bài trình bày hôm 26.2 tại Hoàng Thành Thăng Long là không thuyết phục) bởi không thực chứng, ấn gỗ đã tách khỏi bối cảnh địa tầng, nằm “tơ hơ” ra phía ngoài, không ăn nhập gì với tầng văn hóa thời Trần. Đề nghị ông Tín chứng minh cho thuyết phục ?.

3. Tại sao trong “Đại Việt sử kí toàn thư” ghi nội dung có đoạn (xin được tóm tắt đại ý như sau): (...Trong khi nhà vua chạy giặc, vội giấu ấn quý trên giường gác Đại Minh, chỉ mang theo ấn Nội mật đi cùng. Trên đường đi, ấn Nội mật bị mất bèn sai người khắc ấn gỗ để dùng tạm. Khi trở về, ấn trên giường điện Đại Minh vẫn còn, sau đó lại có người nhặt được ấn Nội mật đến nộp lại cho nhà vua...)

Nếu GS.Phan Huy Lê nói (Trong buổi tổng kết về ấn gỗ SMCB tại Hoàng Thành Thăng Long 26/2/2016) các nhà khoa học sử dụng phương pháp liên ngành và cả suy luận nữa!. Vậy sao GS lại có phương pháp suy luận kỳ cục thế; Đánh rơi mất ấn Nội mật sao không làm lại ấn Nội mật bằng gỗ để dùng tạm mà lại làm ấn SMCB?.

- Phương Pháp hủy ấn như thế nào?. Ấn gỗ chỉ được dùng trong niên đại Nguyên Phong (Trần Thái Tông) thôi chứ có được sử dụng trong những năm sau đó đâu?

Năm 1314 trong "Đại Việt Sử kí toàn thư" có nhắc lại một lần nữa đến ấn gỗ làm giả nhưng thực tế các quan ở văn phòng phụ trách vấn đề hộ khẩu thấy văn bản có đóng ấn bằng gỗ giả chứ không phải là thấy chiếc ấn gỗ ấy. Và chiếc ấn gỗ ấy có tên là gì thì cũng không ai biết được. Không ai có đủ bằng chứng để khẳng định ấn đóng trên những thẻ bài được nhắc đến trong Đại Việt Sử kí toàn thư năm 1314 là ấn SMCB!.

- Bằng chứng đến thời Lê Sơ (thế kỷ 15) trong Chính sử Đại Việt sử ký toàn thư lần đầu tiên mới đề cập đến ấn SMCB.

- Trong hàng trăm di tích thời Trần ở Trung ương và địa phương chưa từng chứng minh ấn SMCB có niên địa thời Trần. Ngược lại, ấn SMCB niên đại từ thời Lê (Tk 15) với số lượng hàng vạn con dấu đóng trên các văn bản, sắc phong ở khắp các di tích từ nam đến bắc, từ đình, đền, chùa, miếu...

Trên đây là mấy ý kiến được coi là lời dẫn cho việc tiếp tục công việc nghiên cứu ấn SMCB và quan điểm của chúng tôi.


K.M.S


Lại mời chư vị cùng xem lại ít bài quanh cái gọi là "ấn Sắc mệnh chi bảo":

Thứ Hai, ngày 07 tháng 3 năm 2016


Nguyễn Xuân Diện: QUANH CÁI GỌI LÀ "ẤN ĐỜI TRẦN" - Bài 3



Trang sách Đại Việt Sử ký toàn thư. Bản in Nội các quan bản MỘC BẢN KHẮC NĂM CHÍNH HOÀ THỨ 18 (1697) Đại Việt sử ký toàn thư đã bị lạm dụng như thế nào?  Nguyễn Xuân Diện với sự cộng tác của Trần Ngọc Đông   Như chư vị đã tường, các nhà khảo cổ học, sử học cho báo chí biết khi khai quật KCH khu vực Vườn Hồng (gần nhà...
Đọc tiếp...

Chủ Nhật, ngày 06 tháng 3 năm 2016


BÓC MẼ VIỆC MƯỢN CỔ VẬT "ẤN ĐỜI TRẦN" ĐỂ LỪA DỐI



Trần Ngọc Đông  Nhân chuyện Hoàng Thành Thăng Long phát lộ ra hai miếng gỗ mỏng, ghép vào nhau ra được 4 chữ Hán khắc theo lỗi chữ Triện là “Sắc Mệnh Chi Bảo” rồi từ đó là tiền đề cho cuộc phát ấn thử nghiệm tại Hoàng Thành.Sau đó có những tiếng nói phản biện từ phía các nhà biên khảo, Hán Nôm để rồi phải có cuộc tọa đàm vào...
Đọc tiếp...

Thứ Bảy, ngày 05 tháng 3 năm 2016


Nguyễn Xuân Diện: QUANH CÁI GỌI LÀ "ẤN ĐỜI TRẦN" - Bài 2



PGS. TS. Nhà giáo Nhân dân Hoàng Văn Khoán trả lời báo chí. QUANH HIỆN VẬT GỌI LÀ "ẤN ĐỜI TRẦN" - Bài 2 Nguyễn Xuân Diện Chưa nghiên cứu kỹ đã "xì" thông tin cho báo chí Các nhà khảo cổ mắc một bệnh trầm kha là Khi phát hiện ra một hiện vật nào đó thì mặc dầu chưa nghiên cứu đến nơi đến chốn đã loan báo rằng nó đời nọ,...
Đọc tiếp...

Nguyễn Xuân Diện: QUANH CÁI GỌI LÀ "ẤN ĐỜI TRẦN" - Bài 1



QUANH HIỆN VẬT GỌI LÀ "ẤN ĐỜI TRẦN" - Bài 1 Nguyễn Xuân Diện Chiều thứ Sáu, 26 tháng 02 năm 2016 Trung tâm Bảo tồn Di sản Hoàng thành Thăng Long Hà Nội tổ chức Tọa đàm khoa học: ẤN GỖ "SẮC MỆNH CHI BẢO" PHÁT HIỆN TRONG ĐỢT KHAI QUẬT KHẢO CỔ HỌC TẠI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG NĂM 2012.  ...
Đọc tiếp...

BÁC BỎ CÁI GỌI LÀ "KẾT LUẬN" VỀ "ẤN TRẦN" CỦA GS PHAN HUY LÊ



Chưa có kết luận về ấn 'Sắc mệnh chi bảo'Báo Đại Đoàn KếtThứ Tư, 02/03/2016 06:33:00Xung quanh chiếc ấn “Sắc mệnh chi bảo”, hiện có hai dòng ý kiến. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng đây đúng là chiếc ấn thời Trần nhưng phải cân nhắc thật kỹ việc khai ấn. Đồng thời có không ít quan điểm cho rằng cần phải giám định bằng kỹ thuật hiện...
Đọc tiếp...

TS NGUYỄN HỒNG KIÊN LÊN TIẾNG VỀ LOẠN ẤN, LOẠN KHAI ẤN



  Vượt hàng rào nhảy vào đền Thiên Trường tại lễ khai ấn đền Trần Nam Định năm 2016. Ảnh: N.Khánh Loạn khai ấn: phản cảm, thương mại hóa,  sao chưa dẹp?  TS. Khảo cổ học Nguyễn Hồng Kiên  Tuổi trẻ24/02/2016 10:11 GMT+7 Lời dẫn của Tuổi trẻ: Vì sao lại loạn khai ấn? Vì sao loạn này không dẹp bỏ được, dù...
Đọc tiếp...

Thứ Năm, ngày 03 tháng 3 năm 2016


CẦN THÊM SỬ LIỆU ĐỂ XÁC MINH NIÊN ĐẠI CÁI GỌI LÀ "ẤN ĐỜI TRẦN"



Ấn 'Sắc mệnh chi bảo':  Cần thêm sử liệu để xác định niên đại  Đại Đoàn KếtThứ Ba, 01/03/2016 01:35:00Xung quanh những quan điểm khác nhau về niên đại của chiếc ấn “Sắc mệnh chi bảo” cũng như việc thực hành nghi lễ khai ấn thể nghiệm tại Hoàng thành Thăng Long- đã có một hội thảo khoa học do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long...
Đọc tiếp...

Thứ Ba, ngày 01 tháng 3 năm 2016


PGS. TS Đinh Khắc Thuân: CHƯA HẲN ĐÓ ĐÃ LÀ DI VẬT ĐỜI TRẦN



  PGS. TS Đinh Khắc Thuân.  . Chưa hẳn đó đã là di vật của đời Trần Kiều Mai Sơn Nông Nghiệp Việt Nam13:15, Thứ 3, 01/03/2016 PGS.TS Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng, hiện vật gỗ “Sắc mệnh chi bảo” được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long chưa hẳn đã là di vật của đời Trần.  ...
Đọc tiếp...

Thứ Hai, ngày 29 tháng 2 năm 2016


SỰ BẤT NHẤT VÀ LÈO LÁ CỦA GS SỬ HỌC PHAN HUY LÊ



Không nên tổ chức phát ấn tại Hoàng thànhTuổi trẻ29/02/2016 13:47 GMT+7 Tễu Blog: Qua trả lời phỏng vấn, thấy rõ sự lèo lá, tiền hậu bất nhất của Giáo sư Sử học Phan Huy Lê. Vừa chiều 26/2 tại cuộc tọa đàm, ông khuyến cáo mọi người nên gọi là "hiện vật khảo cổ học". Vậy mà ngoắt một phát, chính ông lại cứ ấn "ấn" của ông vào mồm nhà báo. Hơn...
Đọc tiếp...

TRANH CÃI "NẢY LỬA" VỀ CÁI GỌI LÀ ẤN "SẮC MỆNH CHI BẢO" - Bài 9



Tranh luận nảy lửa về ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” Kiều Mai Sơn Nông nghiệp Việt Nam07:25, Thứ 2, 29/02/2016“Nóng” ngay từ phút đầu diễn ra tọa đàm khoa học Ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo”, tại Hoàng thành Thăng Long chiều 26/2. Bởi vì nhiều ý kiến phản biện trái chiều của các nhà nghiên cứu quan tâm tìm đến. . Tọa đàm Ấn gỗ “Sắc mệnh chi...
Đọc tiếp...

BÁO THANH NIÊN BẺ CONG KẾT LUẬN TỌA ĐÀM "ẤN HOÀNG THÀNH"



Chiếc ấn gỗ đời Trần quý hơn vàng Thanh Niên07:11 AM - 27/02/2016 Tễu blog bình: Nói thật, nếu ở hố khai quật khảo cổ học thì cục cứt cũng quý hơn vàng. Giả sử bây giờ đào được cục cứt của vua Hùng hoặc Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông ...chẳng hạn,...thì quý hơn kim cương chứ. Vấn đề là phải chứng minh được nó là của Vua Hùng, Lý Thái...
Đọc tiếp...

BÁO TUỔI TRẺ GHI NHẬN SAI LẠC KẾT LUẬN CỦA GS PHAN HUY LÊ



Lời dẫn của TS Nguyễn Xuân Diện:  Bài báo viết: "Kết luận buổi tọa đàm khoa học, GS.NGND Phan Huy Lê nêu quan điểm về nguyên tắc và phương pháp khảo cổ học, đủ cơ sở kết luận ấn Sắc mệnh chi bảo là hiện vật thật, chắc chắn có niên đại thời Trần".  ...
Đọc tiếp...

"Ấn gỗ Hoàng thành": KHÔNG NÊN BIẾN THÀNH ẤN THẦY PHÙ THỦY



Ấn gỗ ở Hoàng thành:  Không nên tâm linh hóa Toan ToanTiền Phong 06:23 ngày 29 tháng 02 năm 2016 Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long chứa đựng nhiều giá trị khảo cổ, lịch sử và văn hóa, nên không thể tồn tại cách làm mang tư duy thủ từ. Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia phản đối ý tưởng khai ấn, phát ấn tại Hoàng thành.   Hoàng...
Đọc tiếp...

Thứ Bảy, ngày 27 tháng 2 năm 2016


TRANH CÃI "NẢY LỬA" VỀ CÁI GỌI LÀ ẤN "SẮC MỆNH CHI BẢO" - Bài 8



Hai mặt ấn “Sắc mệnh chi bảo”. Ấn “Sắc mệnh chi bảo”:  Hiếm, quý và gây tranh luận Báo Nhân Dân Thứ Bảy, 27/02/2016, 14:05:41 NDĐT - Cuộc tọa đàm khoa học “Ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” phát hiện trong đợt khai quật tại Hoàng thành Thăng Long 2012 - 2014” diễn ra chiều 26-2, tại Hà Nội, do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng...
Đọc tiếp...

TRANH CÃI "NẢY LỬA" VỀ CÁI GỌI LÀ ẤN "SẮC MỆNH CHI BẢO" - Bài 7



Tranh cãi xung quanh ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” ở Hoàng ThànhVOVThứ 7, 08:00, 27/02/2016VOV.VN -Có nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh niên đại của ấn gỗ "Sắc mệnh chi bảo" và việc có nên hay không tổ chức khai ấn hàng năm tại Hoàng Thành. Chiều 26/2, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức Tọa đàm khoa học: Ấn gỗ “Sắc mệnh chi...
Đọc tiếp...

TRANH CÃI "NẢY LỬA" VỀ CÁI GỌI LÀ ẤN "SẮC MỆNH CHI BẢO" - Bài 6



Tranh cãi ấn “Sắc mệnh chi bảo”  thời Trần hay thời Lê? Thanh Hà  Dân Việt Thứ Bảy, ngày 27/02/2016 13:52 PM (GMT+7) Chiếc ấn Sắc mệnh chi bảo được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long đang thu hút sự chú ý của dư luận. Trong cuộc hội thảo về chiếc ấn, có ý kiến cho rằng chiếc ấn không phải thời Trần mà thuộc về thời Lê...
Đọc tiếp...

TRANH CÃI "NẢY LỬA" VỀ CÁI GỌI LÀ ẤN "SẮC MỆNH CHI BẢO" - Bài 5



Có nên khai, phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long VNExpress Thứ bảy, 27/2/2016 | 16:19 GMT+7 Ngoài tranh luận về nguồn gốc, giá trị chiếc ấn, các nhà nghiên cứu còn nêu nhiều ý kiến về việc có nên tổ chức khai, phát ấn ở nơi được coi là trung tâm quyền lực của các triều đại phong kiến Việt Nam. Lần đầu tiên tổ chức khai ấn ở Hoàng...
Đọc tiếp...

TRANH CÃI "NẢY LỬA" VỀ CÁI GỌI LÀ ẤN "SẮC MỆNH CHI BẢO" - Bài 4



Khai, phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long? Người lao động 26/02/2016 22:31 Ấn “Sắc mệnh chi bảo” có thực sự 700 năm tuổi? Có nên tổ chức khai ấn, phát ấn này đầu Xuân?… Đó là những vấn đề được các nhà khoa học tranh luận gay gắt, chưa có hồi kết Tọa đàm khoa học “Ấn gỗ Sắc mệnh chi bảo - phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ học tại Hoàng...
Đọc tiếp...

TRANH CÃI "NẢY LỬA" VỀ CÁI GỌI LÀ ẤN "SẮC MỆNH CHI BẢO" - Bài 3



Không tổ chức phát ấn 'Sắc mệnh chi bảo'  tại Hoàng thành Thăng Long  Thể thao & Văn hóa Thứ Bảy, 27/02/2016 08:27 Tại lễ dâng hương khai xuân Hoàng thành Thăng Long tổ chức mới đây, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội lần đầu tiên tổ chức thể nghiệm lễ khai ấn tại điện Kính Thiên. Đây là ấn gỗ “Sắc mệnh chi...
Đọc tiếp...
2 nhận xét :


11 nhận xét :

  1. http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160525/quang-nam-300-phieu-bau-gach-gan-het-chi-chon-mot-dai-bieu/1107223.html

    Trả lờiXóa
  2. Thực hiện khai ấn sẽ không còn là cổ vũ văn hóa nữa, mà là khôi phục giá trị phong kiến đầy màu sắc dị đoan? Đi vòng quanh một thế kỷ trở về hệ tư tưởng của buổi đầu xuất phát!
    Hỏi:
    -Nếu không tin vào "ấn thiêng" thì ai dại gì đi lấy ấn? (Dị đoan chứ còn gì nữa)
    _ Đã tin vào ấn thiêng, giữ ấn có nên chăng? Xưa chỉ quan mới được nhận sắc/ chiếu có ấn vua. Thường dân (Bây giờ sau cải cách ruộng đất chỉ còn toàn là thường dân) mà giữ ấn vua là báng bổ, là lộng nhậm vậy thì là cát hay hung? Thương cho những người hàng năm thích ấn mà không sợ báng bổ (!)

    Trả lờiXóa
  3. Hà Nội khai ấn cũng tốt.
    Cac Mác nói
    tín ngưỡng là thuốc phiện của nhân dân mà (thuốc giảm đau gây nghiện morphine).
    Khi người dân khủng hoảng về niềm tin
    thì dị đoan là cái phao cứu sinh giúp người ta có thêm nghị lực để tồn tại.
    Chỉ có tỉnh Nam Định là bị mất thị phần thôi.

    Trả lờiXóa
  4. Phen này ông quyết đi buôn Ấn
    Vừa chửi vừa rao cũng đắt hàng !

    Trả lờiXóa
  5. nó lấy xương lợn chôn xuông đất rồi sau một thời gian , nó bảo nhau đi tìm hài cốt liệt sĩ , nó đào lên bảo đấy là hài cốt liệt sĩ đấy , rồi cũng có người tin . Vậy thì bây giờ nó bịa ra cái ấn gọi là ấn chi bảo ....Đúng là thợi đại đểu xuất hiện, thì những cái giả tạo , giả dối cũng nhiều .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hai luồng tư duy mà bạn nhắc đến đều có một nguồn gốc là : dối trá ! Nhưng giữa "cậu Thủy" ấy & các nhà khoa học GS-TS kia thì ai là "thầy" ai cũng chửa biết được ?

      Xóa
  6. Thời nay cứ cái gì có tiền là làm, nhất là những việc ít phải tư duy ít bỏ sức lao động như Khai ấn, bán ... bán trôn.

    Trả lờiXóa
  7. Còn nhiều việc khác có ý nghĩa hơn thì không làm. Dẹp cái chò mê tín dị đoan này đi cho dân nhờ!

    Trả lờiXóa
  8. Thôi kệ các vị ấy, liệt não rồi, in không ai mua đâu, dân ngày hôm nay khác ngày hôm qua rồi. Cứ để các vị ấy tự trát c lên mặt mình.

    Trả lờiXóa
  9. khai hết mức rồi mà các vị vẫn chưa đã thèm ư?

    Trả lờiXóa
  10. Chúng quyết không bỏ lỡ cơ hội kiếm chác này đâu

    Trả lờiXóa