Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

Nguyễn Xuân Diện: QUANH CÁI GỌI LÀ "ẤN ĐỜI TRẦN" - Bài 2

PGS. TS. Nhà giáo Nhân dân Hoàng Văn Khoán trả lời báo chí.

QUANH HIỆN VẬT GỌI LÀ "ẤN ĐỜI TRẦN" - Bài 2

Nguyễn Xuân Diện

Chưa nghiên cứu kỹ đã "xì" thông tin cho báo chí

Các nhà khảo cổ mắc một bệnh trầm kha là Khi phát hiện ra một hiện vật nào đó thì mặc dầu chưa nghiên cứu đến nơi đến chốn đã loan báo rằng nó đời nọ, đời kia, hoặc nó là cái này cái kia. Về sau, nó không phải như tuyên bố ban đầu cũng khó rút lời. Vụ Mộ cổ Dương Lôi là một ví dụ, trong đó có dính đến PGS Tống Trung Tín. Rồi vụ nhặt được nhúm hạt thóc ở hố khai quật thành Dền đã la toáng lên là hạt thóc thời Hùng Vương. Đến khi người Nhật đem đi kiểm tra thì mới té ngửa là hạt thóc giống lúa Khang Dân do bọn chuột đồng đào hang lọt xuống. Lại còn vđào mộ cổ Châu Can ở Phú Xuyên, nhặt được mấy quả phi lao trong lòng quan tài, thế là hô lên rằng giống phi lao có nguồn gốc ở ta chứ không phải bên Tây (Phi lao là từ gốc tiếng Pháp - theo một giáo sư ngôn ngữ cho biết)...


Cái mảnh gỗ tạm gọi là "ấn SMCB" đó, PGS. TS Tống Trung Tín (và các nhà khảo cổ khác nữa) ngay từ tháng 2 năm 2014 đã trả lời báo chí đã bảo đó là ấn, là ấn Trần, là ấn SMCB.


Vậy mà cho đến tận 26/2/2016, tức là hôm diễn ra tọa đàm về nó, chưa ai biết nó làm bằng gỗ gì, Ấn SMCB trong lịch sử dùng để làm gì, nó có phải là ấn hay không, hay chỉ là mảnh gỗ dẹt, tại sao ấn mà không có núm? Nó thực sự đã từng có núm hay không? v.v... 

Cung cấp hồ sơ sai lạc cho nhà nghiên cứu 

Khi phát hiện một hiện vật có mang văn tự (chữ) thì các nhà khảo cổ, mặc dù cũng có nhiều người biết chữ Hán, nhưng họ vẫn mang đi xin ý kiến chuyên gia. Đó là một việc làm rất cẩn trọng và ...đúng quy trình. Đáng tiếc, họ không mang đến Viện Nghiên cứu Hán Nôm, không hỏi các thư pháp gia, các chuyên gia về thư thể, về ấn chương. Họ đã mang đến PGS. TS Hoàng Văn Khoán để hỏi.

Giám định nghiên cứu cổ vật (đồ cổ) cũng giống như ông lang chẩn bệnh. Cũng "vọng - văn - vấn - thiết" rồi mới phán bệnh, bốc thuốc. Vọng là nhìn hiện vật thật. Văn là nghe, tức là gõ nhẹ vào hiện vt để nghe tiếng phát ra tđó, đặc biệt đối với đ đồng, đồ sứ, sành. Vấn là hỏi. Phải hỏi người ta xem vật này đào được đâu, mua đâu, lai lịch ra sao...Và thiết, là sờ vào tận tay xem có mịn hay xù xì...Hi hi....

Rất đáng tiếc, là họ không mời ông xem hiện vật thật mà lại chỉ cung cấp cho ông cái ảnh, rồi bảo ông nghiên cứu. Họ đưa cho ông cái ảnh như hình bên dưới, mà không hề cho ông biết rằng họ đã xử lý cái ảnh này để ông đọc chữ Hán cho dễ, khỏi phải soi vào cái gương để đọc. 

Thế là họ đề nghị nhà khảo cổ nghiên cứu hiện vật khảo cổ chỉ qua tấm ảnh mà họ đặt ngược hình. Hồ sơ như vậy là sai lạc!

Đây là ảnh trong hồ sơ của PGS. Hoàng Văn Khoán:

Ấn thiêng” khắc ngược (Ảnh chụp từ hồ sơ của PGS.NGND Hoàng Văn Khoán)
Ảnh: Kiều Mai Sơn - đã đăng báo Nông nghiệp Việt Nam.

Và nghiên cứu không phải trên hiện vật mà chỉ trên....ảnh do người ta đưa cho 

Một nguyên tắc bất di bất dịch là, đối với một nhà khảo cổ học, thì bao giờ cũng phải nghiên cứu một hiện vật thật, chứ không phải là nghiên cứu qua tấm ảnh. Trường hợp chỉ nghiên cứu qua ảnh thì phải nói rõ ngay trong bài viết công bố. Hoặc trước khi công bố phải đòi xem hiện vật gốc một lần để không còn ngờ vực gì nữa.

Tiếc thay, nhà khảo cổ nhờ một nhà khảo cổ khác giám định hiện vật khảo cổ lại chỉ là tấm ảnh ngược. Và nhà khảo cổ Hoàng Văn Khoán cũng chấp nhận điều đó, dẫn đến sự sai sót rất buồn cười!

Nhưng có một điểm nữa, cũng rất đáng ngờ là: Ấn quay ngược nhưng mã số thì không ngược. Ảnh của "ấn SMCB" đã được người ta lật ngược để đọc được chữ, mà cái thước để bên cạnh vẫn là chữ số thuận. Thế là người ta định lừa gạt vị giáo sư già chăng?


 
Đáng lẽ, ông Hoàng Văn Khoán là bậc thầy, và thưc sự ông là thầy dạy của ông Tống Trung Tín và các thế hệ nhà khảo cổ học hiện tại (tuổi từ 70 trở xuống) thì ông phải yêu cầu học trò của ông đưa ông tới xem hiện vật thật chứ!

Cái mảnh gỗ khắc chữ mà khắc ngược thì ảnh cung cấp cho PGS Hoàng Văn Khoán là chữ xuôi. Đầu tiên ông nghi là giả. Sau ông lại tự biện luận rằng ấn khi đánh trận thì vội vàng khắc ngược cũng có lý! (?). Khổ! Ấn gỗ khắc cho vua dùng để điều quân đội mà khắc chữ xuôi để khi đóng xuống tờ giấy thành ra chữ ngược thì đầu có còn trên cổ?

Ông Hoàng Văn Khoán nghiên cứu hiện vật qua một tấm ảnh đã bđảo. Ông nghiên cứu "thư pháp" chữ triện trên tiền đồng đời Trần. Nhưng ông lại cũng không có hiện vt tiền đồng trước mặt, mà lại cũng chỉ nghiên cứu qua ảnh trong sách của TS Phạm Quốc Quân. Ông nói rõ: "Tôi nghiên cứu qua đồng tiền ở Ảnh chụp TRONG SÁCH của PGS Phạm Quốc Quân".

Trang nghiên cứu tiền cổ QUA HÌNH ẢNH

Ô hô! Thế là trong cuộc tọa đàm, ông Kiều Mai Sơn mới đứng dậy, bảo rằng: Nhà nghiên cứu tiền cổ Nguyễn Anh Huy cho tôi biết mấy đồng tiền cổ đời Trần mà ông dùng để so sánh ấy là những đồng tiền bị lỗi khi đúc! 

Ông Hoàng Văn Khoán tức. Ông nói rằng: Anh Nguyễn Anh Huy chỉ là bác sĩ, không phải nhà nghiên cứu. Ông Khoán đâu biết rằng Ông Nguyễn Anh Huy là một trong ba nhà nghiên cứu hàng đầu, là chuyên gia hàng đầu về cổ tiền học (đã xuất bản sách chuyên khảo, và là hội viên của nhiều hội nghiên cứu cổ tiền thế giới). Hai chuyên gia khác là Nguyễn Bá Đạm và Đỗ Văn Ninh đều đã mất. Những người khác như Sử (Hà Nội), Thắm (Quảng Ninh), hay một vài người khác chỉ là các nhà sưu tập.



Ta hãy cùng xem phát biểu của PGS. TS Nhà giáo Nhân dân Hoàng Văn Khoán tại cuộc tọa đàm chiều 26 tháng 2 năm 2016. Video clip do nhà báo Kiều Mai Sơn ghi và chuyển vào youtube:
.

4 nhận xét :

  1. Thầy này, làm việc thiếu khoa học, việc làm khoa học bắt buộc phải khảo sát thực, nơi tìm thấy, tận mắt nhìn sờ thấy cái gọi là ấn....sau đó thận trọng phát biểu, không thể giải thích tùy tiện để hợp lý ý kiến của mình. Ý kiến của nhà khoa học, có thể chưa đúng, nhưng nhất thiết không thể cảm tình, để vừa lòng ai hay bị áp lực, nếu không sẽ hủy hoại thanh danh cả đời.

    Trả lờiXóa
  2. Nghe phát biểu của ông Khoán, thấy toát lên phươgn pháp suy đoán là chính: tôi cho rằng, tôi tin rằng, tôi nghĩ rằng, tôi đồ rằng, tôi phỏng đoán rằng, ... mà tuyệt đối không thấy: chính là, nhất định là, không nghi ngờ gì nữa, nhất định thế...

    Trả lờiXóa
  3. Thầy làm khoa học, mà phát biểu như kiểu thầy bói.

    Trả lờiXóa
  4. Mua trâu mà chỉ xem bóng trâu . Cưới vợ mà chỉ thấy hình hay nghe người ta tả chứ không thấy cô dâu . Thế mà cứ OK . Thày trò các ông Hoàng văn Khoán , Tống trung Tín đánh lừa cả ND hay cá ông tự hủy hoại thanh danh hay chính các ông cũng là đồ dổm ! Có lẽ họ đem hình cái ấn với một cọc tiền rồi bảo ô. Hoàng văn Khoán viết đi, viết cho hay vào !

    Trả lờiXóa