Obama, nông dân, và chúng ta
Nguyễn Thông
26-5-2016
*Điểm lại vài điều nhân chuyến thăm của người đứng đầu nước Mỹ:
– Công tác an ninh tốt, nhưng phần lễ tân khá dở, có những việc cực dở.
– Thắng đậm nhất trong vụ này là VietJet.
– Văn hóa và ẩm thực VN được thăng hoa nhờ ngài tổng thống, vấn đề là ngành văn hóa và du lịch có biết khai thác tiếp không.
– Ông cựu thủ tướng hoàn toàn ở ẩn, không hề xuất hiện như đồn đoán của dư luận trước đó.
– Ông tổng bí thư rất mờ nhạt.
– Giới trẻ, nhất là những bạn trẻ đã thành đạt, được dịp mở mày mở mặt.
– Dân chúng rất nồng nhiệt, tình cảm, họ biết ai xứng đáng nhận sự chào đón của họ.
– Báo chí khai thác quá đà, cũng là thói quen của xứ nhược tiểu thấy cái gì cũng hay cũng lạ.
– Chưa bao giờ, chân dung, hình mẫu, phong cách, trí tuệ, sự giản dị, gần gũi của một nhà lãnh đạo lại cụ thể, có sức hấp dẫn đám đông xứ này đến vậy.
– Ông Obama vẫn còn khiếm khuyết. Ông chủ động lên danh sách mời 15 người “có chính kiến” đến để gặp gỡ, trao đổi, đó là một phần quan trọng trong chương trình của đoàn, vậy nhưng nhà cai trị VN ngăn cản, chỉ cho 6 người “ít nguy hiểm” nhất gặp. Đáng lẽ ông phải phản đối và hủy bỏ cuộc gặp, nhưng lại ngậm bồ hòn làm ngọt. Dở. Đúng là nhân vô thập toàn…
*Phải nói ra một thực tế: Tất cả những ồn ào mấy ngày qua, kể cả việc bầu cử trước đó, chỉ có thể gây được những xao động ở vài thành phố lớn, trong đó có Hà Nội và Sài Gòn, tạo được chút hy vọng vu vơ về sự đổi thay, nhưng gần như không tác động và khiến người dân ở các vùng nông thôn quan tâm. Tôi điện hỏi cậu em và mấy đứa cháu ở quê, có để ý theo dõi Obama không, biết ai trúng cử không, chúng bảo không quan tâm, giờ chỉ cần trận mưa thôi, đất nứt hết rồi. 10 ông ba ma đến chúng cháu cũng chả thèm mất thời gian, chúng cháu chỉ cần trời thôi.
Với những con người chân chất ấy, cái mà chúng ta ồn ào chẳng qua chỉ là tấn trò đời.
Những người ấy đang còng lưng chờ mưa để cày cấy làm ra hột gạo nuôi chúng ta nói phét.
_____
Jonathan London
Nguyễn Thông
26-5-2016
*Điểm lại vài điều nhân chuyến thăm của người đứng đầu nước Mỹ:
– Công tác an ninh tốt, nhưng phần lễ tân khá dở, có những việc cực dở.
– Thắng đậm nhất trong vụ này là VietJet.
– Văn hóa và ẩm thực VN được thăng hoa nhờ ngài tổng thống, vấn đề là ngành văn hóa và du lịch có biết khai thác tiếp không.
– Ông cựu thủ tướng hoàn toàn ở ẩn, không hề xuất hiện như đồn đoán của dư luận trước đó.
– Ông tổng bí thư rất mờ nhạt.
– Giới trẻ, nhất là những bạn trẻ đã thành đạt, được dịp mở mày mở mặt.
– Dân chúng rất nồng nhiệt, tình cảm, họ biết ai xứng đáng nhận sự chào đón của họ.
– Báo chí khai thác quá đà, cũng là thói quen của xứ nhược tiểu thấy cái gì cũng hay cũng lạ.
– Chưa bao giờ, chân dung, hình mẫu, phong cách, trí tuệ, sự giản dị, gần gũi của một nhà lãnh đạo lại cụ thể, có sức hấp dẫn đám đông xứ này đến vậy.
– Ông Obama vẫn còn khiếm khuyết. Ông chủ động lên danh sách mời 15 người “có chính kiến” đến để gặp gỡ, trao đổi, đó là một phần quan trọng trong chương trình của đoàn, vậy nhưng nhà cai trị VN ngăn cản, chỉ cho 6 người “ít nguy hiểm” nhất gặp. Đáng lẽ ông phải phản đối và hủy bỏ cuộc gặp, nhưng lại ngậm bồ hòn làm ngọt. Dở. Đúng là nhân vô thập toàn…
*Phải nói ra một thực tế: Tất cả những ồn ào mấy ngày qua, kể cả việc bầu cử trước đó, chỉ có thể gây được những xao động ở vài thành phố lớn, trong đó có Hà Nội và Sài Gòn, tạo được chút hy vọng vu vơ về sự đổi thay, nhưng gần như không tác động và khiến người dân ở các vùng nông thôn quan tâm. Tôi điện hỏi cậu em và mấy đứa cháu ở quê, có để ý theo dõi Obama không, biết ai trúng cử không, chúng bảo không quan tâm, giờ chỉ cần trận mưa thôi, đất nứt hết rồi. 10 ông ba ma đến chúng cháu cũng chả thèm mất thời gian, chúng cháu chỉ cần trời thôi.
Với những con người chân chất ấy, cái mà chúng ta ồn ào chẳng qua chỉ là tấn trò đời.
Những người ấy đang còng lưng chờ mưa để cày cấy làm ra hột gạo nuôi chúng ta nói phét.
_____
Jonathan London
Vài ghi chép ban đầu về chuyến đi của TT B. Obama
sang Việt Nam
26-5-2016
Trong một chuyến đi kéo dài ba ngày, Ngài TT B. Ôbama đã tác động mạnh và hết sức tích cực vào nền chính trị của Việt Nam bằng ba việc chính:
1. Trong quan hệ song phương Ông và các đối tác của Ông trong lãnh đạo chính trị của Việt Nam đã ký kết và đàm phán về mấy cốt lõi mà hai nhà nước chia sẻ cùng nhau, từ an ninh khu vực cho đến thương mại, giáo dục, môi trường v.v.
2. Qua các buổi phát biểu và thảo luận với người dân trong nước và hàng triệu người dân Việt Nam ở khắp nơi trong và ngoài nước, Ông có vạch ra và chia sẻ một tầm nhìn hết sức hấp dẫn và đầy hy vọng không chỉ đối với quan hệ giữa hai nước mà cả đối với tiềm năng phát triển của xã hội đất nước Việt Nam.
3. Phong cách và nội dung của những gì Ông đã làm và nói trong chuyến đi đã gây một ấn tượng hết sức mạnh và vô cùng tích cực với đại đa số người dân Việt Nam.
Vì thế, tôi dám khẳng định, đối với toàn thể đất nước Việt Nam, chuyến đi của Ông TT B. Ôbama đã rất có thể là chuyến đi quan trọng nhất của bất cứ chính khách nước ngoài nào trong lịch sử của Việt Nam từ xưa đến nay. (Có ý khác, sẵn sàng nghe.)
Trong vài ngày tới tôi sẽ phân tích kỹ hơn những điểm trên từng điểm một.
Xin cảm ơn một cách công khai Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện để cho tôi sang Việt Nam để dự sự kiện này. Xin cảm ơn các bạn ở Hà Nội và trên mạng đã chia sẻ một niềm vui đáng nhớ. Chúc mừng cả hai nhà nước, hai dân tộc về sự thành công của chuyến đi này và mọi thành công trong những nỗ lực để phát triển đất nước Việt Nam.
26-5-2016
Trong một chuyến đi kéo dài ba ngày, Ngài TT B. Ôbama đã tác động mạnh và hết sức tích cực vào nền chính trị của Việt Nam bằng ba việc chính:
1. Trong quan hệ song phương Ông và các đối tác của Ông trong lãnh đạo chính trị của Việt Nam đã ký kết và đàm phán về mấy cốt lõi mà hai nhà nước chia sẻ cùng nhau, từ an ninh khu vực cho đến thương mại, giáo dục, môi trường v.v.
2. Qua các buổi phát biểu và thảo luận với người dân trong nước và hàng triệu người dân Việt Nam ở khắp nơi trong và ngoài nước, Ông có vạch ra và chia sẻ một tầm nhìn hết sức hấp dẫn và đầy hy vọng không chỉ đối với quan hệ giữa hai nước mà cả đối với tiềm năng phát triển của xã hội đất nước Việt Nam.
3. Phong cách và nội dung của những gì Ông đã làm và nói trong chuyến đi đã gây một ấn tượng hết sức mạnh và vô cùng tích cực với đại đa số người dân Việt Nam.
Vì thế, tôi dám khẳng định, đối với toàn thể đất nước Việt Nam, chuyến đi của Ông TT B. Ôbama đã rất có thể là chuyến đi quan trọng nhất của bất cứ chính khách nước ngoài nào trong lịch sử của Việt Nam từ xưa đến nay. (Có ý khác, sẵn sàng nghe.)
Trong vài ngày tới tôi sẽ phân tích kỹ hơn những điểm trên từng điểm một.
Xin cảm ơn một cách công khai Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện để cho tôi sang Việt Nam để dự sự kiện này. Xin cảm ơn các bạn ở Hà Nội và trên mạng đã chia sẻ một niềm vui đáng nhớ. Chúc mừng cả hai nhà nước, hai dân tộc về sự thành công của chuyến đi này và mọi thành công trong những nỗ lực để phát triển đất nước Việt Nam.
Từ người Việt ở hải ngoại:
Trả lờiXóa- Người trong nước hình như chú ý quá nhiều đến cá nhân TT Obama từ lời ăn tiếng nói, đi đứng, cách ăn mặc
- Không thấy mọi người nêu câu hỏi về vấn đề nước biển nhiểm độc mà người Việt hải ngoại đã ký tên yêu cầu Toà Bạch Ốc giúp đở
- Không thấy chính phủ VN đặt hàng mua vũ khí gì cả sau khi lệnh cấm đã được bỏ hoàn toàn, thay vào đó là hợp đồng mua máy bay dân dụng
- Cũng không thấy các lãnh đạo VN và cơ quan truyền thông báo chí bình luận gì về chuyện dỡ bỏ lệnh cấm này, dường như chuyện phòng vệ của VN không lớn hơn chuyện kinh doanh du lịch
Họ sẽ mua nhưng của Tầu, của Nga, hợp đồng với tụi ấy mới thông đồng với nhau chấm mút được chứ, đàng hoàng như Mỹ thì ăn giải gì.
XóaTôi không thích vài điểm trong bài viết của Nguyễn Thông, ví dụ việc "gặp những người có chính kiến", ở trường hợp này xử như thế là tối ưu, Obama là người hiểu biết và thực tế, ông ấy đang ở địa vị là thượng khách của VN lại quá hiểu nền tự do dân chủ ở VN thế nào nên nếu chính phủ họ có không cho gặp ai chắc ông ấy cũng sẽ phải chịu, sẽ vẫn "vui vẻ" bình thường. Obama rất uyển chuyển, không phải hạng cứng đầu, nếu vì thế mà ông ta "phản đối và huỷ bỏ" cuộc gặp" như Nguyễn Thông nói thì trình độ ngoại giao của ông ta tầm thường quá, với ông ta, gặp được 6 người đã là thắng lợi. Việc Nguyễn Thông dẫn lời mấy đứa cháu ở quê cũng dở lắm... Tôi thích nhận định của Jonathan London hơn!
Trả lờiXóa