Tranh cãi ấn “Sắc mệnh chi bảo”
thời Trần hay thời Lê?
Thanh Hà
Thứ Bảy, ngày 27/02/2016 13:52 PM (GMT+7)
Chiếc ấn Sắc mệnh chi bảo được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long đang thu hút sự chú ý của dư luận. Trong cuộc hội thảo về chiếc ấn, có ý kiến cho rằng chiếc ấn không phải thời Trần mà thuộc về thời Lê Trung Hưng.
Theo ý kiến của TS Tống Trung Tín, người phụ trách nghiên cứu dự án tại Hoàng thành Thăng Long, chiếc ấn Sắc mệnh chi bảo được tìm thấy vào ngày 13.12.2013, tại hố G18, với kích thước 10,5cmx10,5cm; dày 10,5cm trong tình trạng đã mất núm.
.
Chiếc ấn Sắc mệnh chi bảo được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long.
“Sắc mệnh chi bảo được giới khảo cổ tìm thấy giữa địa tầng thời Trần có độ sâu 1,2m, xung quanh là các hiện vật cùng giai đoạn. Đầu tiên chúng tôi không nhận ra đó là chiếc ấn. Bởi vì miếng gỗ đã bị vỡ thành hai mảnh. Một mặt ngửa và một mặt úp. Nhưng khi mặt ấn hiện lên 4 chữ Sắc mệnh chi bảo, chúng tôi nhận diện được đây là hiện vật quý”- TS Tống Trung Tín nói.
Theo TS Tống Trung Tín để xác định niên đại của chiếc ấn thì đã căn cứ vào địa tầng văn hóa, đồng thời qua các tư liệu.
Đồng thời giải đáp thắc mắc của một số câu hỏi trước đó, liệu rằng một mảnh gỗ như vậy liệu có thể tồn tại trong thời gian vài trăm năm?
TS Tống Trung Tín cho biết, thông thường đồ dễ bị phá hủy. Nhưng trong nhiều trường hợp giữ được nhiều đồ gỗ ví dụ như nhà sàn trong văn hóa Đông Sơn nổi tiếng còn đến 2.000 - 3.000 năm. Hay tầng văn hóa thời Lý tìm thấy hàng loạt lá đề bằng gỗ, trên mặt lá đề còn có sơn son rất đẹp.
Còn ý theo ý kiến của GS Hoàng Văn Khoán, chiếc ấn thuộc thời Trần được nghiên cứu so sánh bộ chữ Hán Nôm trên con ấn với đồng tiền thời Trần niên hiệu Trần Thái Tông và Trần Dụ Tông để tìm ra nét tương xứng. Đồng thời dựa theo cuốn sách Đại Việt Sử ký toàn thư. Cuốn sách đã từng ghi “Chiếc ấn gỗ này được dùng trong thời kỳ binh chiến của vua Trần, thay thế trước ấn bị mất, vào khoảng năm 1257”.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Xuân Diện, nhà nghiên cứu Hán Nôm, Viện nghiên cứu Hán Nôm thì chiếc ấn gỗ [ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư không ghi rõ là ấn gì, và như thế không nên gọi ấn gỗ trong sách ấy là ấn] Sắc mệnh chi bảo. [Mà hiện vật đào được] cũng chưa thể khẳng định được niên đại thời nào thì chưa nên vội tính đến phát huy giá trị của di vật bằng khai ấn hay phát ấn.
TS Nguyễn Xuân Diện, thứ nhất, không thể chỉ căn cứ vào địa tầng văn hóa để xác định niên đại của chiếc ấn, [vì địa tầng có thể bị xáo trộn do thiên tai hoặc do con người tạo ra]. Thứ hai, không thể căn cứ vào cuốn Đại Việt sử ký toàn thư để khẳng định chiếc ấn là thời Trần. Bởi cuốn sách được viết vào thời Lê, hơn nữa ấn
Theo TS Nguyễn Xuân Diện, ấn Sắc mệnh chi bảo
Cũng là ý kiến phản bác lại những luận điểm đưa ra trước đó, theo nhà nghiên cứu Hán Nôm Lê Quốc Việt, chiếc ấn tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long dựa theo cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư thuộc thời Trần là không đúng. Bởi cuốn sách Đại Việt Sử ký toàn thư được viết thời nhà Lê. Dựa vào nét khắc và thư pháp thì chiếc ấn này rất vụng về, cùng lắm là thuộc về thời Lê Trung Hưng.
Ngoài những ý kiến tranh luận xác định chiếc ấn Sắc mệnh chi bảo thuộc thời nào, và có đúng là ấn hay không, rất nhiều ý kiến đồng thuận trong việc phát huy giá trị chiếc ấn. Cụ thể là việc khai ấn, phát ấn đầu năm tại Hoàng thành Thăng Long.
Theo
GS Phan Huy Lê thì chia sẻ, Hoàng thành Thăng Long là nơi ngự trị của các triều đại vua Việt, không phải chốn đền thờ như đền Trần Nam Định nên không thể tạo ra một hình ảnh hỗn loạn trong lễ phát ấn, khai ấn hay đóng ấn. Nếu không cẩn thận thì lễ khai ấn tại Hoàng thành Thăng Long sẽ không khác gì một cuộc cạnh tranh với đền Trần Nam Định, làm mất đi rất nhiều ý nghĩa giá trị của ấn trương.
“Hoàng thành Thăng Long là cấm thành nơi tiến hành các nghi thức, không phải là nơi diễn ra lễ hội. Hơn nữa, Sắc mệnh chi bảo cũng không phải là ấn phong thần” – GS Phan Huy Lê nói.
TS Nguyễn Xuân Diện thì cho rằng, cần phải nghiên cứu kỹ về niên đại chiếc ấn, chiếc ấn thuộc thời nào, ấn này là ấn gì rồi mới bàn tới việc phát huy giá trị chiếc ấn.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét