Nhức nhối chuyện tượng đài ở Việt Nam
Nguyễn Xuân Diện
Viết cho BBC từ Hà Nội
Khoảng chục năm trở lại đây, tượng đài là một vấn đề nhức nhối ở Việt Nam. Các tỉnh khắp cả nước đua nhau đòi xây tượng đài như một cơn bệnh dịch gây bất bình và phẫn nộ trong dư luận.
Mới đây nhất là tượng đài lưu niệm hành trình cứu nước của ông Hun Sen trị giá 300 tỷ ở Bình Phước đã khánh thành, tượng đài Cụ Hồ ở Phú Quốc 353 tỷ đồng dự kiến khởi công ngày 02/9/2021, và tượng đài tập kết ở Thanh Hoá trị giá 255 tỷ đồng vừa được lựa chọn mẫu xây dựng.
Xét về mặt lịch sử văn hoá, Việt Nam không hề có truyền thống về tượng đài.
Người Việt tưởng niệm các chiến công oanh liệt và các nhân vật lịch sử mà họ biết ơn bằng đền miếu khiêm nhường và nghi lễ thờ cúng, và diễn tích bằng các lễ hội.
Ở Việt Nam không hề có các bức tượng lớn (lớn nhất là tượng tín ngưỡng như tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng ở Quán Thánh (Hà Nội), hoặc các tượng Hộ pháp trong các chùa lớn). Các bậc đế vương hay anh hùng hào kiệt trong lịch sử Việt Nam như Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Lợi, Lê Thánh Tông, Quang Trung…được tưởng nhớ chỉ bằng những ngôi đền quy mô vừa phải, rất ít khi có tượng thờ. Ngay cả các vị thành hoàng vốn là những vị tướng trong lịch sử cũng chỉ có ngai mà không có tượng. Từ đó, trong mỗi tâm thức một người lại có hình dung riêng về vị thánh của làng mình, bao đời nay là như vậy.
Tượng đài du nhập từ phương Tây từ thời Pháp thuộc, rồi rầm rộ dưới thời Liên Xô cũ. Tượng thờ của người Việt và tượng đài cho thấy rõ sự đối lập giữa hai truyền thống tưởng niệm thông qua tượng và đài. Tượng thờ nhỏ bé, để trong nhà và trên bệ thờ khiêm nhường, phải là tượng toàn thân, trong khi tượng đài san phẳng một khoảnh đất rộng để ngự trên đó, đặt trên bệ cao, và nhiều khi là tượng bán thân.
Tượng thờ có bát hương đặt đằng trước, để người dân thực hiện nghi lễ. Trong khi tượng đài không có lư hương, mà chỉ tưởng niệm bằng cách đặt hoa. Gần đây, thấy không có lư hương thì không thiêng nên các loại tượng đài tưởng niệm đều có lư hương. Tây chẳng ra Tây, mà Ta cũng chẳng ra Ta.
Vì đâu có 'lạm phát' tượng đài?
Nhưng điều gây ra lạm phát tượng đài ở Việt Nam không nằm ở văn hoá hay nghệ thuật điêu khắc mà nằm ở lý do chính trị và kinh tế.
Ai cũng biết đề xuất làm tượng đài là UBND tỉnh hoặc huyện. Và đề án bao giờ cũng nhấn mạnh đến ý nghĩa chính trị cao cả của tượng đài là ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của chế độ và qua đó giáo dục về truyền thống yêu nước và cách mạng.
Đề án mang tính chính trị như vậy và được phát ra từ các uỷ ban nhân dân không mấy khi bị bác bỏ, vì những người phê duyệt sợ nếu bác bỏ thì sẽ phạm vào điều thiêng liêng kia. Tiếp theo là đề xuất dự toán. Thường là sẽ nâng giá lên khoảng 10 đến 100 % giá trị thực. Nâng giá như nâng với thiết bị y tế chống Covid -19 được nâng 5-7 lần, hay giá dự án AVG nâng khoảng 18 lần, giá đường sắt Cát Linh - Hà Đông năng khoảng 3-5 lần so với giá các nước thì còn có thể sơ hở và bị bóc mẽ, chứ giá làm tượng đài thì không hề phải lo ngại. Tham nhũng nảy sinh ra trong xây tượng đài là như vậy.
Tham nhũng xung quanh tượng đài còn thể hiện ở việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, vì tượng đài nào cũng cần mặt bằng lớn và ở những vị trí đẹp nhất. Ví dụ diện tích đất cần thu hồi để làm tượng đài Tập kết ở Sầm Sơn là 38.000 m2 thì mới biết số tiền bỏ ra là lớn đến nhường nào!
Năm 2015, xuất hiện Tuyên bố đòi hỏi "Nhà nước khẩn cấp hủy bỏ những dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh, chặn đứng nguy cơ vơi hụt đáng kể quỹ ngân sách vốn eo hẹp, tạo thêm bất ổn mâu thuẫn xã hội đã và đang chồng chất". Tuyên bố có 336 chữ ký của các tổ chức và công dân.
Bên cạnh lý do về chính trị và kinh tế, việc xây tượng đài cũng bị phản đối vì lý do kỹ thuật và mỹ thuật. Chất lượng kỹ thuật của các tượng đài thường rất thấp, nhanh xuống cấp, biến dạng, hư hỏng. Hình thức của tượng đài thô kệch, xấu xí và sống sượng. Chính vì vậy, hiệu quả tuyên truyền của tượng đài rất thấp, và thường tuyên truyền ngược trong nhân dân.
Dự án 'ăn xổi' và 'tiếng kêu' giữa sa mạc?
Tượng đài quả là những dự án ăn xổi, rất hình thức, đua đòi giữa các địa phương nhằm kéo ngân sách về địa phương, từ đó chia nhau xà xẻo bỏ túi.
Từ đó, xem khắp hệ thống các tượng đài trên cả nước giống như một bảo tàng lưu giữ các phế phẩm, kém chất lượng và què quặt về thẩm mỹ. Báo chí và dư luận đã từng lên tiếng rất nhiều nhưng xem ra đây là món lợi nên rất khó ngăn chặn.
Năm 2015 đã xuất hiện một bản Tuyên bố về vấn đề xây tượng đài; và những ngày gần đây, dư luận mạng xã hội lại vô cùng bức xúc khi một số tỉnh thành bất chấp khó khăn kinh tế mùa dịch giã, vẫn quyết tâm xây các tượng đài hàng trăm tỷ đồng.
Nhà báo Lưu Trọng Văn mới đây chỉ ra rằng:
"Trong tình cảnh kinh tế khó khăn hiện nay đã đến lúc chính phủ và quốc hội phải ra nghị quyết tạm dừng tất cả các dự án tượng đài cho đến khi kinh tế đất nước phát triển và trình độ văn hoá của lãnh đạo đáp ứng được các giá trị đích thực của các tượng đài".
Nhưng lâu nay, ở Việt Nam, các tiếng kêu như thế thường như tiếng hét như giữa sa mạc mà thôi!
---
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và văn phong của tác giả, một nhà nghiên cứu đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.
-----------
Các bài về Tượng đài trên Blog Tễu:
XIN ĐỪNG NHÂN DANH QUÁ KHỨ. TƯỢNG ĐÀI KHÔNG CHE KHUẤT MỌI THỨNguyễn Ngọc
ChuVề tượng đài, đã nhiều người lên tiếng, nhưng không thuyên giảm mà
còn gia tăng. Gần đây nổi cộm là tượng đài lưu niệm hành trình cứu nước
của ông Hun Sen trị giá 300 tỷ ở Bình Phước đã khánh thành, tượng đài Cụ
Hồ ở Phú Quốc 353 tỷ đồng dự kiến khởi công ngày 02-9-2021,...
Đọc tiếp...
CẦN CÓ NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VÀ QUỐC HỘI TẠM ĐÌNH CHỈ TẤT CẢ CÁC DỰ
ÁN TƯỢNG ĐÀINhà báo Lưu Trọng VănTình trạng xây tượng đài tràn lan và
thiếu tầm văn hoá, kém cỏi tư duy chính trị tạo thành dịch khắp đất nước
gây bất bình và phẫn nộ của Nhân Dân có trách nhiệm của chính phủ và
quốc hội. Trong tình cảnh kinh tế khó khăn hiện nay đã đến...
Đọc tiếp...
THANH HOÁ XÂY TƯỢNG ĐÀI GIỮA CƠN ĐẠI DỊCHThái HạoTheo thông tin từ Báo
Chính Phủ và Báo Thanh Hoá, quý 3 năm nay, tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) sẽ
khởi công xây dựng công trình có tên “Con tàu tập kết”. Phó thủ tướng
Trương Hòa Bình nói: công trình này “mang nhiều ý nghĩa, không chỉ có ý
nghĩa lịch sử, văn hóa mà còn giúp giáo dục các thế hệ sau...
Đọc tiếp...
Tượng đài khu di tích Nam Nung bị gãy súng
Tỉnh nghèo xây tượng đài trăm tỷ
Tiền Phong12/08/2020 06:01TP
- Tượng đài ở Đắk Nông được xây dựng từ cấp xã đến huyện và sắp có thêm
tượng đài hơn 167 tỷ đồng tại phường Nghĩa Đức, thành phố Gia Nghĩa
trong khi tỉnh này còn nghèo và liên tục nhận gạo cứu đói từ chính phủ.
Huyện...
Đọc tiếp...
Phối cảnh quảng trường hơn 8 ha tại Phú Quốc. Ảnh: Dương Đông.
353 tỷ đồng xây quảng trường ở Phú Quốc VNEThứ bảy, 8/8/2020, 12:59 (GMT+7) Kiên
GiangSân bay Phú Quốc cũ được chọn làm nơi xây dựng quảng trường hơn 8
ha với sức chứa 20.000 người, đặt tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh cao 18
m.
Đồ án quy hoạch...
Đọc tiếp...
Hậu Giang sắp khởi công xây tượng đài 7,3 tỉ đồng Pháp luật TP HCMThứ
Sáu, ngày 7/8/2020 - 20:10
(PLO)- Tượng đài Chày Đạp dự kiến sẽ khởi công vào tháng 10-2020, đây
là công trình để chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần
thứ XIV. Ngày 7-8, tin từ Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết các cơ quan
chức...
Đọc tiếp...
Con hạc Pikachu và 50 tỉ đồng thuế dân
Lao Động31/05/2020 | 16:36 Chim hạc, trống đồng, búa liềm, 3 thứ đó
chồng lên nhau trong một thứ được gọi là Biểu tượng di tích lịch sử cách
mạng Yên Trường. Và tổng chi phí cho bức tượng mà dân gọi là “Hạc
pikachu” là 50 tỉ đồng. Thật ra, cũng đã có hẳn Cuộc thi sáng tác biểu
tượng di...
Đọc tiếp...
Yên Định là huyện đạt Nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá. Ảnh:
Q.D
Huyện đang nợ hàng chục tỉ "tiền tiếp khách" lại xin xây tượng đài 20
tỉ
Lao Động
06/05/2020 | 12:28 Trong lúc sự việc UBND và Huyện uỷ huyện Yên Định
(Thanh Hoá) nợ tiền tiếp khách lên đến hơn 50 tỉ đồng chưa được làm rõ
thì huyện này lại đề...
Đọc tiếp...
"Điều mà tòa án thiếu là công lý, chứ không phải là thiếu tượng ông
vua, và càng không phải là tượng các ông bà cố chánh án."-LS Đặng Đình
Mạnh.
Ngành tòa án hết đòi dựng tượng vua
đến tượng các cố chánh án!
RFA 2020-05-01 Theo thông tin từ Văn phòng Tòa án Nhân dân Tối cao
được truyền thông...
Đọc tiếp...
Tượng đài Chiến thắng Khâm Đức được xây dựng trên một quả đồi rộng lớn
Quảng Nam: Huyện nghèo dựng tượng đài 14 tỉ đồng Người lao động
01-05-2020 - 02:30 PM (NLĐO) – Huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam – một
trong những huyện nghèo nhất cả nước đang xây dựng tượng đài với kinh
phí khoảng 14 tỉ đồng. Gần đây, người dân đi qua tuyến đường...
Đọc tiếp...
Đừng biến Việt Nam thành quốc gia
tượng đài và lăng mộ
Nguyễn Ngọc Chu30-4-2020 I. CHÁY NHÀ MỚI RA MỌI NHẼ VÀ PHÉP “MUỐN ĂN GẮP
BỎ CHO NGƯỜI” Thế là rõ. Cháy nhà mới ra… mọi nhẽ. Phía sau của mục
đích đặt tượng Lý Thái Tông là đặt tượng các chánh án của Tòa án Nhân
dân Tỗi cao (TANDTC). “Văn phòng TAND Tối cao cho biết,...
Đọc tiếp...
Chánh án Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên họp.
Chánh án Tối cao:
Chưa xây dựng tượng vua Lý Thái Tông
Pháp luật TP HCMThứ Ba, ngày 28/4/2020 - 17:03
Ông Nguyễn Hòa Bình cho biết trong tương lai nếu việc xây dựng tượng
được tiến hành thì sẽ không dùng ngân sách mà là bằng sự đóng góp của
ngành tòa...
Đọc tiếp...
VIỆT NAM CÓ CẦN MỘT VỊ THẦN CÔNG LÝ RIÊNG?
Sen Hoa Có một ông vủa ông vua từ năm nảo năm nao, bỗng được ngành tòa
án cho mặc áo long bào đội mồ sống dậy, nặn thành tượng thần công lý,
mình đồng da sắt. Khộ thân ông, đang yên giấc ngàn thu, giờ bị lôi vào
chốn thị phi, ồn ào bát nháo, chắc ông chả muốn tẹo nào. Chiều nay, áp
lực dư...
Đọc tiếp...
Biểu tượng công lý tại tòa: Chưa nên thực hiện
Pháp luật Tp HCMThứ Ba, ngày 28/4/2020 - 05:30
Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh, TAND Tối cao đang tổ chức lấy ý kiến
của TAND các cấp về lựa chọn mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông để đặt
tại trụ sở TAND Tối cao, trụ sở tòa án quân sự và TAND các cấp.
Trước...
Đọc tiếp...
Có
3 mẫu phác thảo tượng được gửi lấy ý kiến cán bộ ngành tòa án.
Có cần chọn vua làm biểu tượng công lý?
Tuổi trẻ
28/04/2020 06:30 GMT+7
TTO - Việc TAND tối cao quyết định chọn vua Lý Thái
Tông là biểu tượng công lý đang gây ra những ý kiến phản đối mạnh mẽ
trong dư luận.
...
Đọc tiếp...
3 mẫu phác thảo tượng Lý Thái Tông. Ảnh: TAND tối cao
Biểu tượng công lý và xét xử tại Việt Nam:
Đã có nhưng không ai để ý ? Thanh Niên
08:50 - 28/04/2020 TAND
tối cao đang lấy ý kiến của các thẩm phán, cán bộ công chức trong hệ
thống tòa án về chọn mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng
...
Đọc tiếp...
Tòa án dựng tượng vua Lý Thái Tông
làm biểu tượng xét xử VNE
Thứ hai, 27/4/2020, 16:19 (GMT+7)
Tượng vua Lý Thái Tông dự kiến đúc bằng đồng đỏ với chiều cao 5,3 m để làm hình tượng đại diện cho hoạt động xét xử ở Việt Nam.
Theo
GS Lê Văn Lan, vua Lý Thái Tông là người đầu tiên làm ra bộ luật Hình
thư ở Việt...
Đọc tiếp...
Chọn tượng vua Lý Thái Tông là biểu tượng công lý: Chắp vá khiên cưỡng
Thành An (ghi)
Dân ViệtThứ Hai, ngày 27/04/2020 14:53 PM (GMT+7) Đại biểu Quốc hội Lê
Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy Ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội
“cảm thấy hơi lạ” khi tìm hiểu về thông tin Tòa án Tối cao muốn chọn
biểu tượng công lý là tượng...
Đọc tiếp...
TS. NGUYỄN XUÂN DIỆN CÓ Ý KIẾN VỀ VIỆC TÒA ÁN TỐI CAO TRIỂN KHAI DỰNG CẢ
NGÀN TƯỢNG VUA LÝ THÁI TÔNG TẠI TRỤ SỞ TOÀ ÁN TRÊN TOÀN QUỐC
Live Stream lúc 20h về việc Tòa án tối cao triển khai dựng tượng Lý
Thái Tông trên tất cả các trụ sở tòa án nhân dân và tòa án quân sự trên
cả nước, bằng chất liệu đồng đỏ.
Nguyễn Đức...
Đọc tiếp...
Một trong ba mẫu phác thảo mà Tòa án Tối cao đang xin ý kiến cán bộ
ngành
Có nên dựng tượng vua Lý Thái Tông
là biểu tượng công lý của tòa?
Phạm Hiệp
Dân Việt
Chủ Nhật, ngày 26/04/2020 13:43 PM (GMT+7) Toà án Nhân dân tối cao đã
lựa chọn tượng vua Lý Thái Tông là biểu tượng công lý và việc lựa chọn
các mẫu phác...
Đọc tiếp...
Trần Đình Thu
CÂU CHUYỆN TƯỢNG NỮ THẦN CÔNG LÝ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TP.HCM BỊ XẾP VÀO
KHO
VÀ CHUYỆN ÔNG ĐỖ MƯỜI GỌI ĐIỆN CHO BÁO THANH NIÊN
Đây là tượng Nữ Thần Công Lý tại kho chứa đồ của Tòa án nhân dân TP.HCM.
Nhìn qua thì thấy nó có vẻ như đang trưng bày nhưng thật ra khu vực đó
được ngăn lại làm kho chứa đồ....
Đọc tiếp...
Nguyễn Đông Thức
MUỐN MÌNH KHÔNG GIỐNG AI, HAY... CÁI GÌ ĐÂY?
Có 2 biểu tượng về 2 ngành nghề đã được cả thế giới đón nhận, từ rất
lâu, đi bất cứ nơi đâu cứ nhìn là mặc nhiên biết.
Đầu tiên là biểu tượng của ngành Y - dược. Đó là hình ảnh một con rắn
quấn quanh một cây gậy (hoặc một cái ly, hay gặp trong ngành dược).
...
Đọc tiếp...
3 mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông mà TAND Tối cao đưa ra lấy ý kiến
Dựng tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở các tòa án
Sài Gòn Giải phóng
Thứ Sáu, 24/4/2020 17:09
Để chuẩn bị cho việc dựng tượng vua đặt tại Trụ sở TAND Tối cao và các
TAND, TAQS các cấp, TAND Tối cao tổ chức lấy ý kiến của Thẩm phán TAND
Tối cao, cán bộ...
Đọc tiếp...
Tượng đài Đồng Khởi được tiến hành khảo sát, đo vẽ 3D chuẩn bị triển
khai dự án.
Nâng cấp Tượng đài Đồng Khởi Bến Tre Báo Đồng Khởi17/03/2020 - 13:38
UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp,
chuyển chất liệu Tượng đài Đồng Khởi Bến Tre. Dự án do Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch...
Đọc tiếp...
Luật sư Ngô Ngọc Trai và ông Hàn Đức Long
Về 270 tỷ mua ấm chén và 12 tỷ dựng tượng Lê Nin
LS Ngô Ngọc Trai
Hôm qua về thăm lại gia đình ông Hàn Đức Long người đã được minh oan
thành công, thấy vui vì huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang mới tiến hành cải
tạo mở rộng mấy cung đường mà vài năm trước còn gồ ghề sỏi đá đi lại khó
khăn....
Đọc tiếp...
Gia đình Sa Hoàng Nicholas II chụp năm 1914.
Đoàn Bảo ChâuKính gửi UBND tỉnh Nghệ An Được biết UBND TP Vinh quyết
định xây dựng khu vực tượng đài Lê Nin, vườn hoa và công trình đài phun
nước nhân việc chính quyền tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga sẽ trao tặng
tỉnh Nghệ An bức tượng Lê Nin được đúc bằng đồng, có chiều cao 3 m,...
Đọc tiếp...
THƯ NGỎ GỬI LÃNH ĐẠO NGHỆ AN VỀ TƯỢNG ĐÀI
LÊ NIN ĐẶT TẠI VINH
TS. Nguyễn Ngọc Chu
1. Khắp nơi trên thế giới đập bỏ tượng Lê Nin đã từ 30 năm nay. Ngay
tại nước Nga, Nhân Dân Nga đã nhiều lần đòi hỏi phải đưa Lê Nin ra khỏi
lăng. Ông Putin đang giữ Lê Nin lại trong lăng, vì như ông nói, còn có
người có quá khứ liên quan...
Đọc tiếp...
Bình Định muốn tạc bức phù điêu vào vách núi Pháp luật TP HCMThứ Hai,
ngày 16/9/2019 - 06:30 Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc tỉnh
Bình Định dự
kiến chi hơn 86 tỉ đồng để tạc bức phù điêu khổng lồ “Lạc Long Quân - Âu
Cơ” vào vách núi.
Ngày 15-9, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM,...
Đọc tiếp...
Ảnh phối cảnh phù điêu
Nguyễn Văn Bình
VẼ DỰ ÁN ĐỂ ĂN TIỀN
Tỉnh Bình Định nhăm nhe làm dự án <tạc phù điêu Lạc Long Quan Âu
Cơ> với số tiền 86 tỷ. Ngay lập tức nhiều tiếng nói phản đối. Cựu bí
thư Tỉnh Vũ Hoàng Hà nói gay gắt <đừng có kiểu làm tượng , làm phù
điêu theo tư duy nhiệm kỳ . Đây là nút GT rất nguy...
Đọc tiếp...
Hoàng DũngĐỈNH LƯ HƯƠNG VÀ THÓI DỐI TRÁ
Chính quyền TP HCM cẩu mất đỉnh lư hương trước tượng đài Đức Thánh Trần
đúng ngày 17/2. Trước sự phẫn nộ của đông đảo cư dân mạng, sáng nay bà
Trần Kim Yến – bí thư Quận ủy quận 1 – nói rằng lư hương trước tượng đài
Trần Hưng Đạo được dời về đền thờ trên đường Võ Thị Sáu và "Công viên
không...
Đọc tiếp...
Lưu Trọng Văn
12 - 12 - 2018
Hãy chấm dứt loại tượng đài nghệ thuật xóm này lại!
Quảng Bình quê gã đã ra quyết định xây dựng tượng đài cụ Hồ với nhân dân Quảng Bình với số tiền 78 tỷ.
Gã tạm không bàn chuyện giữa lúc bà con quê gã còn nghèo đói, nhiều
trường học vùng sâu vùng xa còn rách nát, nhiều đứa trẻ đến...
Đọc tiếp...
HĐND tỉnh Quảng Bình - Ảnh: N.M
Quảng Bình đổi đất lấy quần thể tượng đài Hồ Chí Minh
Tuổi trẻ 13/07/2017 17:02 GMT+7
TTO - Tại kỳ kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Quảng Bình đã thông qua dự án xây
dựng quần thể tượng đài Hồ Chí Minh theo hình thức đối tác công tư (PPP)
với mức đầu tư 128 tỷ đồng. Trình bày tại cuộc họp, đại...
Đọc tiếp...
Huy động tiền lương làm tượng đài
Báo Tiền Phong07.06.2017
TP - Do thiếu kinh phí xây dựng, ngoài việc xã hội hóa tỉnh Đắk Nông còn
chủ trương huy động đóng góp tiền lương của cán bộ công nhân viên để
xây dựng tượng đài N’Trang Lơng....
Đọc tiếp...
Phương Thụ
NGẪU HỨNG TƯỢNG ĐÀI!!!
Dự án Bình Định: 118 tỷ sắp xây tượng đài!
Tượng đài Ông, Bác được dựng lên Ông, Bác trông kìa lũ dân đen. Cứ mùa xả lũ bơi xuồng đến Hỏi Bác và Ông có ướt nhèm?
Ở trên đài cao Bác thấy không? Chống ngập đường lại biến thành sông! Ngăn sông làm điện đâu cần biết Xả lũ đêm về chết người...
Đọc tiếp...
Nhà văn Tô Hoàng.
MÁCH NHỎ VỚI BỘ TRƯỞNG THIỆNNhà văn Tô Hoàng
TranNhuong.net
Từ ngày nhậm chức tới nay, hình như Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao-Du
lịch Nguyễn Ngọc Thiện chỉ mới một lần “ xuất chiêu” khi lên tiếng đề
nghị biến Nhà Hát Lớn Hà Nội thành “ Thánh đường dành cho nghệ thuật
đỉnh cao”. Thiết nghĩ, từ trong...
Đọc tiếp...
Tượng đài hơn 90 tỉ đồng xuống cấp
Tuổi trẻ
21/01/2016 13:32 GMT+7TTO - Hoàn thành mới được hơn 5 năm nhưng tượng
đài Xô Viết Nghệ Tĩnh đặt ở ngã ba thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc (Hà
Tĩnh) đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng...
Cánh tay của tượng người bị rạn nứt - Ảnh: Văn Định
Tượng đài Xô Viết Nghệ Tĩnh là một trong các hạng...
Đọc tiếp...
Kinh phí xây dựng tượng đài lên tới 411 tỷ đồng
Tượng đài 411 tỷ giành huy chương vàng
BBC tiếng Việt
10.12.2015
Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng vốn gây tranh cãi vì ngân sách tới
411 tỷ đồng đã đoạt huy chương vàng tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam
2015.Tượng đài này do tác giả Đinh Gia Thắng thiết kế,...
Đọc tiếp...
Tượng đài Đinh Tiên Hoàng hơn 1.500 tỉ đồng
bị bỏ hoang
Tuổi trẻ24/11/2015 10:11 GMT+7TT - Bị bỏ hoang nhiều năm nay, tượng đài
Đinh Tiên Hoàng Đế đặt trong quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế ở ngay khu
trung tâm hành chính TP Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) hiện xuống cấp nghiêm
trọng.
.
Tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế ở TP Ninh Bình bị...
Đọc tiếp...
Xây tượng anh hùng Trung Quốc... “trấn thủ”
biển phía Nam?
Một Thế Giới
06:58 20-11-2015
Vĩnh Châu, nơi được đề nghị xây tượng anh hùng Trung Quốc
Một doanh nghiệp đang đề nghị UBND tỉnh Sóc Trăng cho xây tượng vị anh
hùng của Trung Quốc cao đến 36m, “trấn thủ” vùng biển phía Nam của Việt
Nam.Ông Nguyễn Trung Hiếu,...
Đọc tiếp...
Tượng chủ tịch Hồ Chí Minh trước Ủy Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh. Nguồn
ảnh: chinhphu.vn
Sơn La vẫn xây công trình 1.400 tỷBBC7-9-2015
Sau một tháng gây tranh cãi trong dư luận, tỉnh Sơn La vừa thông qua đề
cương cụm công trình và tượng đài Hồ Chí Minh 1.400 tỷ đồng....
Đọc tiếp...
Đúng là tiền của dân, họ sài dân chết. Phải trừng trị những kẻ vô cảm trước nỗi khổ của dân, đóng thuế nuôi bọn chúng, phá tiền dân cho những biểu tượng khoa trương, ngu xuẩn, cuồng tín và trên cả là tham nhũng nấp dưới các tượng đài.
Trả lờiXóaCNXH không phải hoành tráng ở những tượng đài mà là ở chất lượng cuộc sống của người dân và sự vươn kịp thời đại của một quốc gia. Đừng tự sướng với những tượng đài
Mục đích của làm tượng đài, cổng chào...là để móc tiền nhà nước ra làm, chi cho tượng thì ít bỏ túi nhiều ( tỉnh thành nào cũng chỉ mấy trăm tỉ). Đây chính là thủ đoạn tham nhũng liên quan nhóm lợi ích đang cầm quyền trong hệ thống chính trị mà Đảng, Quốc hội và Chính phủ thì im lặng đồng ý?
Trả lờiXóa