Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

THỦ TƯỚNG VÀ DI SẢN HÁN NÔM


THỦ TƯỚNG VÀ DI SẢN HÁN NÔM

Nguyễn Xuân Diện

Trong số các Thủ tướng từ năm 1945 đến nay có hai ông là những người rất trân quý di sản cha ông và phong cách toát lên văn cách. Đó là ông Phạm Văn Đồng và ông Võ Văn Kiệt. Chuyện Thủ tướng Phạm Văn Đồng sẽ kể trong một dịp khác.

Ông Võ Văn Kiệt rất quý trọng văn nghệ sĩ trí thức. Ông luôn gần gũi và lắng nghe tâm tư của họ và chuyển hoá thành những quyết định rất tốt đẹp cho đất nước. 

Riêng với di sản Hán Nôm và với Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thủ tướng Võ Văn Kiệt để lại một dấu son, âm thầm mà hiệu quả.

Năm 1992, vào cuối giờ chiều một ngày cuối thu, rất bất ngờ, ông lặng lẽ đến thăm Viện Nghiên cứu Hán Nôm tại 183 Đặng Tiến Đông, phía sau gò Đống Đa.
Đọc tiếp...

Phạm Việt Hưng: BỞI VÌ SÁCH KHÔNG CHỈ LÀ SÁCH


Bởi vì sách không chỉ là sách

Phạm Việt Hưng
Báo Người Đưa tin
Thứ 6, 31/03/2023 | 11:27

Phải coi sách cổ là tài liệu hiện vật lịch sử vô giá chứ không chỉ là một dạng ghi chép văn bản. Nếu không thì việc mất sách cổ sẽ còn tái diễn.

Sự việc Viên Nghiên cứu Hán Nôm mất sách cổ phát lộ hồi cuối năm ngoái thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới sử học và nhiều nhà nghiên cứu văn hóa trong nước. Hôm qua (30/3), bản viện lại tiếp tục ra Thông cáo số 3 về việc mất/thất lạc và hư hại tài liệu Hán Nôm và như mấy tháng qua: Vẫn chưa “chỉ mặt, đặt tên” được ai là người phải chịu trách nhiệm cho vụ việc nghiêm trọng này.

Trong Thông cáo số 3 này có đoạn: “Sự việc mất/thất lạc và hư hại tài liệu cần được giải quyết trên tinh thần trân trọng tài liệu một cách đúng mức (không hạ thấp, không thổi phồng) và tinh thần khoa học nghiêm túc; giải quyết một cách công khai, minh bạch, có căn cứ pháp lí”.

Cũng trong thông cáo mới nhất này, cụm từ “photocopy”, “bản sao” được lặp lại rất nhiều lần. Việc này mang tính chất thống kê, nhưng bị một số người hiểu nhầm rằng, cho dù mất sách thì bản sao vẫn còn, hàm ý không ảnh hưởng tới việc mất nội dung hay công tác nghiên cứu. Trên thực tế, trong Thông cáo số 1, ngày 21/12/2022, điều này đã được Viện Nghiên cứu Hán Nôm nhắc tới ở điểm 11: “tức là nội dung sách không bị mất”.

Logic này là một cách hiểu sai rất tai hại, nên cần phải minh định một số điều sau về sách.

Trong công tác nghiên cứu lịch sử, văn hóa, việc lưu giữ bản gốc sách có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ nằm ở nội dung các trang sách mà nó là dạng tư liệu vật lý có thật. Tư liệu ấy có niên đại, có thể được xác định bằng nhiều cách bao gồm cả các công cụ khoa học. Tư liệu ấy còn lưu trữ các thông tin về địa điểm, quá trình, diễn biến và có đời sống riêng – những thứ không chỉ nằm ở nội dung văn tự bên trong các trang sách.

Bản sách gốc như một dấu mốc có thật để chứng minh vô vàn những thứ mà bản sao không bao giờ làm được.

Để cho dễ hiểu, chúng ta thử hình dung việc chứng minh việc đánh dấu chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chẳng hạn. Tư liệu lâu đời nhất chúng ta thu thập được có ghi nhận địa danh hai quần đảo này là bản đồ vẽ xứ Quảng Nam trong “Toàn tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư” do Đỗ Bá, tự Công Đạo, biên soạn vào năm 1686. Cuốn sách bằng bằng chứng vật lý có thật để Việt Nam tuyên cáo với thế giới về tính lịch sử lâu đời của vấn đề - thứ mà dùng một bản sao sẽ hoàn toàn vô tác dụng mặc dù các nội dung giữa bản gốc và bản sao hoàn toàn không suy suyển.

Tương tự như vậy, nghiên cứu về người Việt cổ từ thời đồ đá cũ, người ta phải dùng những bằng chứng vật lý thu thập được từ núi Đọ (Thanh Hóa), chứ không thể dùng một thứ bản sao bằng thạch cao. Một hiện vật có niên đại 30,40 vạn năm mới có giá trị nghiên cứu, còn các bản sao dù có sao chép hoàn hảo tới đâu thì cũng là vô tác dụng.

Trong số những cuốn sách đã mất tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, có bản sách độc bản hàng trăm năm tuổi, lưu giữ chúng không chỉ là lưu giữ nội dung và phải coi đó là hiện vật lịch sử, là tài liệu của một thời kỳ, giai đoạn lịch sử và có giá trị vĩnh viễn.

Thế mới nói, coi sách chỉ là sách thì thật là… thất sách. Và chắc chắc, việc mất mát những tài liệu lịch sử vô giá của đất nước sẽ còn tái diễn dài dài nếu như không một ai phải chịu trách nhiệm cho điều này.
Đọc tiếp...

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

"VIỆT ÂM THI TẬP" LÀ MINH TRƯNG CHO NƯỚC ĐẠI VIỆT CÓ VĂN HIẾN


"VIỆT ÂM THI TẬP"
LÀ MINH TRƯNG CHO MỘT NƯỚC ĐẠI VIỆT CÓ VĂN HIẾN
Lời dẫn: Năm 2013, PGS.TS Phạm Văn Khoái công bố bài viết quan trọng về cuốn sách cổ “VIỆT ÂM THI TẬP”(Bản in mang ký hiệu A.1925 – lưu trữ tại Kho bảo quản Viện Nghiên cứu Hán Nôm, NAY ĐÃ MẤT). Bài viết nhan đề “Cách gọi “Việt âm” trong phức thể danh xưng “Việt âm thi tập” từ góc nhìn của ngữ văn học chữ Hán Việt Nam trung đại”(đăng trên Tạp chí Hán Nôm, số 5 (120) năm 2013, tr. 26-35).

“Việt Âm thi tập” là tập thơ đầu tiên của dân tộc ta. Nếu không có cuốn sách này thì chúng ta không biết thơ ca đời Lý – Trần – Hồ ra sao. 

Không những nó là tập thơ đầu tiên mà nó còn có sự ảnh hưởng đến toàn bộ các thi tuyển đời sau, trong đó có 12 bộ tuyển tập quan trọng nhất, tiêu biểu cho truyền thống thi học của Việt Nam.

Trong lịch sử, chỉ có 3 tuyển tập là 越音詩集Việt âm thi tập (Phan Phu Tiên soạn); 全越詩錄 Toàn Việt thi lục (Lê Quý Đôn soạn); 皇越文海 Hoàng Việt văn hải (Lê Quý Đôn soạn) mang tính chất nhà nước, được phụng chỉ soạn, được sắc tứ san hành, tức là được nhà vua đích thân ban chỉ dụ soạn và lệnh cho phép khắc in lưu hành. 

Xin trích một số đoạn trong bài viết của PGS.TS Phạm Văn Khoái để chúng ta cùng biết giá trị của cuốn sách cổ được in năm 1729, cách nay 293 năm:
越音詩集 Việt âm thi tập là bộ thi tuyển đầu tiên của quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ. 

Đánh bại các cuộc xâm lăng của phong kiến mới chỉ là võ công. Còn phải có văn trị nữa. Do vậy, với Việt âm, người Việt có thể bàn viết về những vấn đề của Thi, Thư, Lễ, Nhạc, điển chương chế độ mà phong kiến Trung Hoa thường coi như lãnh địa riêng của mình như điệp văn ngạo mạn trên đây đã dẫn. 
Đọc tiếp...

Nhà văn Phạm Lưu Vũ lên tiếng về: SỰ IM LẶNG ĐÁNG SỢ


Nhà văn Phạm Lưu Vũ lên tiếng:
SỰ IM LẶNG ĐÁNG SỢ 
 
Vụ mất sách cổ của ông cha để lại ở Viện Hán Nôm xảy ra đã có hệ thống từ lâu, đã được tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện lên tiếng nhiều lần, lần này thật kinh khủng.
 
Hàng trăm cuốn mất tích, hàng trăm cuốn khác bị mục nát, không thể cứu vãn.
 
Song song với việc ăn cắp và hủy hoại, một việc quái đản chưa từng có đã xảy ra: lại thừa ra hàng trăm cuốn khác.
 
Sách cổ là linh hồn của cha ông, là hồn vía của Dân tộc, là bằng chứng của non sông... Còn ai muốn đánh cắp và hủy hoại vào đây nữa?
 
Đã có vụ nữ quái học giả của Trung Cộng dùng thẻ đọc sách để chụp trộm hàng trăm cuốn, hàng ngàn trang sách cổ...
 
Ăn cắp và hủy hoại để xóa đi những bằng chứng lịch sử. Cho nên mất sách...
Đọc tiếp...

Tôi nghĩ: MẤT SÁCH VÀ MẤT SẠCH


Nhà Báo Kiều Sơn lên tiếng 
 
Tôi nghĩ: MẤT SÁCH VÀ MẤT SẠCH

Trong nỗ lực đồng hóa chúng ta Minh Thành Tổ từng lệnh cho quân lính phàm bất cứ văn bia, thư tịch nào của Nam Việt hễ thấy là ngay lập tức phải tiêu hủy. Có một số quân binh vì tò mò có ý giử lại đọc cho biết rồi tiêu hủy sau cũng bị nhắc nhở.

Nhắc lại câu chuyện này để biết rằng làm mất sách, thư tịch cổ của cha ông là trọng tội vì ngang với đốt và tiêu hủy. Quá khứ của ông cha bị xóa sạch dấu vết. Các bằng chứng lịch sử không còn. Ngay cả có in chụp, sao chép được cũng không còn ý nghĩa vì tờ khai sinh gốc không còn.

Nhà văn Nguyên Ngọc; Cựu chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên (Nguyen Pham Xuan) và vài trí thức văn nhân khác khi nhắc đến câu chuyện mất sách cổ ở Viện Hán Nôm đã cho rằng: "Giả thiết là mất hết hoặc hỏa hoạn xẩy ra thì câu chuyện sẽ như nào? Như nào nữa tất cả có thể mất hết, có thể cháy từ dãy Trường Sơn đến tòa nhà Quốc hội vì tất cả đều trồng, xây lại được còn kho sách cổ, thư tịch cổ của cha ông hơn cả quốc bảo phải được bảo vệ đạt cấp an toàn tuyệt đối, không thể để mất, không thể để hư, không thể để cháy".

NBKS cũng nghĩ thế cha ông ta suy nghĩ gì, yêu ghét ra sao, lập quốc, dựng nước như nào, bảo vệ biên cương, lãnh hải ra sao... đều được thể hiện và lưu gửi trong sách và thư tịch cổ. Mất nó chúng ta gần như đoạn tuyệt với quá khứ. Chúng ta hết đường lần về giống nòi, tổ tiên, quê hương... Không ở cấp độ đứt gãy mà là xóa sạch văn hóa.

TS Nguyễn Xuân Diện từng gióng tiếng chuông cảnh báo nhưng những người có trách nhiệm đã không lưu tâm. Có nên quy trách nhiệm và khép tội từ ngày không nghe lời cảnh báo hay không là việc của quốc gia không thuộc nội dung stt.
Đọc tiếp...

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

TỘI ÁC CỦA GIẶC MINH HUỶ HOẠI VĂN HIẾN ĐẠI VIỆT, ĐẦU THẾ KỶ XV.

TỘI ÁC CỦA GIẶC MINH CƯỚP PHÁ VÀ HUỶ HOẠI VĂN HIẾN ĐẠI VIỆT, ĐẦU THẾ KỶ XV

Diễn giả: Nhà văn Hoàng Quốc Hải
Dẫn chuyện: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
Ngày 26.3.2023 tại Hà Nội.

Việt kiệu thư (越 嶠 書) là một sách lịch sử - địa chí cổ về Việt Nam, do Lý Văn Phượng, người đời Minh, Trung Quốc soạn. Lý Văn Phượng đã biên soạn sách này trong khoảng từ năm 1538 đến năm 1540. 

Sách có chép được các chiếu dụ từ năm Vĩnh Lạc thứ 4 đến thứ 5, có khá nhiều lần đề cập đến việc đốt sách. 

Trong đó có một đạo sắc, lệnh cho Trương Phụ đề ngày 21 tháng 5 năm Vĩnh Lạc thứ 5: “Trước đây (trẫm) từng nhiều lần chỉ dụ cho các khanh rằng phàm là văn tự sách vở của An Nam, từ những loại sách học vỡ lòng quê mùa vụn vặt như Thượng đại quan nhân, Khâu Ất Kỉ cho đến các loại bia khắc do họ tự lập hễ trông thấy là phá huỷ ngay lập tức, không được để lại. Nay trẫm nghe nói trong quân khi thu được văn tự sách vở đã không ra lệnh cho quân lính thiêu hủy ngay lập tức, mà để lại đọc qua sau đó mới đốt. Quân lính nhiều người không biết chữ, nếu duy trì lệnh đó tất sẽ để lại nhiều thiếu sót. Nay các ngươi phải nên thực thi theo sắc trước, ra lệnh trong quân hễ gặp bất cứ vật gì có văn tự thì lập tức thiêu huỷ ngay, không được lưu lại”. 

Đọc tiếp...

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2023

CÒN HƠN CẢ GIẶC MINH ĐỐT SÁCH


CÒN HƠN CẢ GIẶC MINH ĐỐT SÁCH*
 
TS Nguyễn Lương Hải Khôi
 
1) Nếu (nếu...) Viện Hán Nôm bị mất sách đến mức này, bao gồm cả việc mất sách vì để sách nát, mục, thì đây là một sự kiện lịch sử.
 
2) Việt Nam trong lịch sử có 3 lần quy tập sách cổ. 
 
Lần 1 là thời vua Lê Thánh Tông (quy tập sau khi bị giặc Minh đốt hết), lần 2 là vua Minh Mạng (quy tập để xây dựng nhận thức chung về một nước Việt Nam thống nhất, mở rộng cả sang Lào và Campuchia, sau khoảng 200 năm chia cắt), lần 3 là Viện Viễn Đông Bác Cổ của thực dân Pháp.

Đọc tiếp...

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2023

NHƯ THẾ LÀ TỘI ÁC!


Nhà giáo Đặng Tiến: NHƯ THẾ LÀ TỘI ÁC!
 
Dư luận đang rất nóng về vụ mất sách cổ và sách cổ bị mủn nát ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Mất cả trăm bản. Mủn nát cũng cả nhiều trăm bản! Đọc tin mà buồn khôn xiết. Chán đủ đường, định câm miệng nhưng...
 
Và nhớ chuyện xưa...
 
Giặc Minh xâm lược. Minh triều có cả một chiến lược tiêu hủy văn hiến Việt Nam. Về chuyện này, ai muốn tìm hiểu thì hãy đọc công trình nghiên cứu VĂN HỌC VIỆT NAM TRÊN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG CHỐNG PHONG KIẾN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, công trình tập thể của Viện Văn học, Nxb Khoa học xã hội năm 1981, Hà Nội. Từ khóa cho hành động man rợ này là CƯỚP, PHÁ, ĐỐT, BẮT. Tận diệt.
 
Sau 20 năm bị giặc Minh chiếm đóng, Đại Việt xơ xác, hoang tàn!
Đọc tiếp...

TS. Nguyễn Xuân Diện: VÌ SAO TÔI PHẢI LÊN TIẾNG?


Nguyễn Xuân Diện: VÌ SAO TÔI PHẢI LÊN TIẾNG?
 
Như tôi đã loan báo, vào lúc 11h25 ngày hôm qua (20.3.2023), Ban lãnh đạo và Chi ủy Viện Nghiên cứu Hán Nôm có mời tôi làm việc. Gọi là vậy, chứ thực ra chỉ có đối thoại giữa Viện trưởng Nguyễn Tuấn Cường và tôi. 
 
Mở đầu, Viện trưởng Nguyễn Tuấn Cường có đọc một đoạn của bản “Kết luận của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tại cuộc họp giữa Lãnh đạo Viện Hàn lâm với Viện Nghiên cứu Hán Nôm”. Đó là cuộc họp sáng ngày 16/2/2023, tại trụ sở Viện Hàn lâm KHXH VN, ông Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm đã chủ trì cuộc họp giữa lãnh đạo Viện Hàn lâm với Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Và tôi là cán bộ lãnh đạo cấp phòng nên cũng thuộc thành phần tham gia.
Đọc tiếp...

CỔ THƯ BỊ MẤT, BỊ HỦY HOẠI, BỘ VH CŨNG PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM!

CỔ THƯ BỊ MẤT, BỊ HỦY HOẠI,
BỘ VĂN HÓA CŨNG PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM!

Chu Mộng Long

Tôi thật sự bàng hoàng khi ông Nguyễn Xuân Diện, cán bộ Viện Hán Nôm, và trên nhiều báo chí chính thống loan tin: gần cả ngàn cổ thư lưu trữ tại Viện Hán Nôm bị mất và bị hủy hoại!

Tin này khủng khiếp hơn tin nhà chung cư bị cháy, ngang động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và chiến tranh ở Ukraine!

Cổ thư không giống như những tập sách của Hội Nhà văn. Sách kém chất lượng có thể thanh lý hoặc bán giấy lộn, không ai luyến tiếc. Nhưng cổ thư lưu trữ đến ngày hôm nay là linh hồn của cha ông, trong đó không chỉ là văn chương mà còn là triết luận, lịch sử, địa chí, phong tục tập quán, nói gọn là di chiếu của tổ tiên, chứng tích của chủ quyền. Để lưu trữ đến ngày hôm nay sau mấy cuộc chiến tranh tàn phá, còn là mồ hôi nước mắt của không biết bao nhiêu người yêu giống nòi sưu tầm, gom tụ lại. Sách vở hiện đại mất có thể làm lại bằng phương tiện hiện đại. Cổ thư là di sản, mất bản gốc là mất vĩnh viễn, không thể phục hồi, ngang bằng một dân tộc bị mất gốc!

Đọc tiếp...

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023

KINH HOÀNG! VIỆN HÁN NÔM LẠI MẤT THÊM 110 CUỐN SÁCH CỔ


Yêu cầu Viện Nghiên cứu Hán Nôm kiểm kê,
làm rõ thông tin 'lại mất hơn 100 cuốn sách'

Thiên Điểu
Tuổi trẻ
20/03/2023 13:15 GMT+7

Trước thông tin lại mất sách Hán Nôm, với hơn 100 cuốn, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chỉ đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm kiểm kê, báo cáo đầy đủ.

Sáng nay, 20-3, ông Nguyễn Xuân Diện (nhân sự tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm) tiếp tục đưa thông tin "kinh hoàng" (chữ của ông Diện) trên trang Facebook cá nhân, về việc lại phát hiện mất thêm 110 cuốn sách Hán Nôm, trong kho có 877 cuốn đã mủn nát không thể bồi vá, cứu vãn.

Bài đăng của ông Nguyễn Xuân Diện nhanh chóng thu hút lượt tương tác rất lớn từ người dùng Facebook. Nhiều bình luận bày tỏ bất bình, giận dữ trước vụ việc này.

Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, trước vụ việc nóng, sáng nay, 20-3, lãnh đạo Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã có hội ý, trao đổi về vụ việc.

Lãnh đạo Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã yêu cầu Viện Nghiên cứu Hán Nôm tiếp tục kiểm kê, làm rõ thông tin mất sách và có báo cáo đầy đủ lên Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Ngoài ra, lãnh đạo Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cũng trực tiếp xuống làm việc với Viện Nghiên cứu Hán Nôm về vụ việc này để nắm tình hình.

Nguồn tin cho biết, trước đó, vụ việc mất 25 cuốn sách ở viện này, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cũng đã yêu cầu Viện Nghiên cứu Hán Nôm có báo cáo đầy đủ về số lượng sách bị mất, đánh giá giá trị những cuốn sách đó.

Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã lập hội đồng khoa học để đánh giá giá trị về lịch sử, khoa học, văn hóa của hơn 20 cuốn sách bị mất. Đồng thời viện cũng lập hội đồng kiểm kê để xác minh chính xác số lượng sách bị mất.

Một tháng sau thông tin mất sách được công khai trên truyền thông, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã có báo cáo đầy đủ với Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Sau đó, viện hàn lâm cũng đã báo cáo vụ việc lên các cơ quan chức năng.

Tuổi Trẻ Online đã liên hệ với viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm - PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường về vụ việc mới phát sinh này. Ông Tuấn Cường cho biết viện đang làm việc để xác minh rõ tình hình với bộ phận bảo quản kho sách.
Đọc tiếp...

TƯỞNG NHỚ NGUYỄN HUY THIỆP - TRÒN 2 NĂM ÔNG ĐI XA

 Nguyễn Huy Thiệp (1950 - 2021)

THỂ PHÁCH & TINH ANH NGUYỄN HUY THIỆP

2.12.2022: Báo chí vừa loan tin Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho hai tác phẩm truyện ngắn "Tướng về hưu", "Những ngọn gió Hua Tát". 

Tin vừa loan ra trong một chiều đông giá lạnh của Hà Nội, lập tức văn đàn lại rung rinh chao đảo như một cơn rung chấn nhẹ. Có lẽ là Ông Thiệp về, như là “thấy hiu hiu gió thì ông lại về” chăng?

Xin gửi một làn gió, để tưởng nhớ ông, đăng lại bài viết, viết sau khi ông hoá một ngày.

THƯƠNG TIẾC NGUYỄN HUY THIỆP

Nguyễn Xuân Diện

Nguyễn Huy Thiệp (1950-2021) nhà văn tài năng bậc nhất của văn đàn đương đại vừa giã biệt trần gian lúc 16h45 chiều hôm qua (20/3/2021), hưởng thọ 72 tuổi.

Mặc dù ông bị đột quỵ và đau yếu đã lâu, mà tuổi 72 cũng đã là “nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nhưng tin ông ra đi đã làm chấn động văn đàn nước Việt cũng như trong hàng triệu bạn đọc cả trong và ngoài nước. 

Sáng nay, ngồi với bậc trưởng lão Phan Hồng Giang, khi nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp ông vẫn thảng thốt buồn và nói rằng Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc nhất trong cõi văn chương quốc ngữ nước nhà. Chúng tôi cùng nhắc đến Nam Cao và cho rằng Nam Cao đã phẫu thuật để bày ra trước mắt bạn đọc cái thân phận người Việt trước miếng ăn, cái danh và cái lợi. Nguyễn Huy Thiệp với lưỡi dao sắc bén và kỹ thuật điêu luyện đã giải phẫu để bày ra cả ruột gan của dân tộc này, ở nhiều chiều kích và dằng dặc lịch sử.

Bút pháp lạnh lùng, lối hành văn độc đáo, ngôn ngữ huyền ảo, văn chương truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp dứt khoát và quyết liệt đến tàn nhẫn, mổ xẻ đến tận cùng hiện thực xã hội và lịch sử. Những trang viết của ông nhiều tầng ý nghĩa, luôn mới mẻ trong mỗi bạn đọc qua mỗi lần đọc. Bay bổng, lãng mạn, trần trụi, sắc lẹm hoà quyện trong mỗi trang văn, mỗi hình tượng văn học Nguyễn Huy Thiệp tạo ra sự đa thanh, đa sắc, đa nghĩa trong sáng tác của ông.

Đọc tiếp...

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

TÔN TẠO ĐỀN NHÀ LÊ: CỤ NGUYỄN TRÃI HAY ÔNG HOÀNG MƯỜI?

CỤ NGUYỄN TRÃI HAY ÔNG HOÀNG MƯỜI?
 
TS. Nguyễn Xuân Diện
 
Trong ba bức ảnh trên, bức tranh Ức Trai Nguyễn Trãi là tranh lụa cổ vốn ở đền thờ Cụ ở Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Bức tranh này được in trong SGK, trên các sách báo và trở nên vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người Việt Nam. 
 
Trong khi tại Thái miếu Nhà Lê (còn gọi là đền Nhà Lê) ở Phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá có một khám thờ và tượng “Công thần Nguyễn Trãi” thì lại là một Nguyễn Trãi hoàn toàn khác, mình khoác áo vàng. 
 
Tượng Nguyễn Trãi ở Di tích Quốc gia (Xếp hạng năm 1995) Thái miếu Nhà Lê có vẻ giống như tượng Quan Hoàng Mười trong các đền phủ của tín ngưỡng thờ Mẫu. 
 
Khi ngắm nhìn tượng Nguyễn Trãi ở Thái miếu Nhà Lê trong tôi có rất nhiều suy nghĩ:
 
1- Có tài liệu lịch sử nào cho biết rằng Thái miếu có phối thờ Nguyễn Trãi (và Lê Lai) cùng 27 vị vua nhà Hậu Lê? 
 
2- Tại sao lại có Nguyễn Trãi và Lê Lai được phối thờ ở đây. Đối với Nguyễn Trãi, ông đã từng bị án “tru di tam tộc”.

Đọc tiếp...

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

DI TÍCH QG ĐỘNG HỒ CÔNG (THANH HÓA) BỊ XÂM HẠI NGHIÊM TRỌNG


CẤP BÁO: DI TÍCH QUỐC GIA ĐỘNG HỒ CÔNG - VĨNH LỘC - THANH HÓA
BỊ XÂM HẠI RẤT NGHIÊM TRỌNG


Nguyễn Xuân Diện
 
Động Hồ Công là một danh thắng nổi tiếng của huyện Vĩnh Lộc nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung. Động này đã được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia. 
 
Động nằm trên núi Xuân Đài, thuộc xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Các sách cổ như: Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất thống chí, Thanh Hóa kỷ thắng đều dành những lời văn đẹp để ca ngợi động này. 
 
Sách “Đại Nam Nhất thống chí” ca ngợi rằng “Nam Thiên tam thập lục động, Hồ Công Đệ Nhất”(Trời Nam có 36 động thì Động Hồ Công là đẹp nhất).

Tên gọi của động gắn với truyền thuyết hai cụ già Hồ Công Long và Phí Trường Phòng luyện thuốc tu tiên rồi hóa ở đây. 
Đọc tiếp...

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

THĂM LĂNG MỘ THÁM HOA VŨ PHẠM HÀM

THĂM LĂNG MỘ THÁM HOA VŨ PHẠM HÀM
(Đôn Thư - Kim Thư - Thanh Oai - HN)

Nguyễn Xuân Diện

Lăng mộ Cụ Thám hoa nằm gần Quốc lộ 21b (đường Hà Đông đi Vân Đình). Lăng nằm trên gò đất hơi cao của cánh đồng làng; tưởng đâu tiền án hậu chẩm không rõ ràng, nhưng xét kỹ thì viễn sơn vọng thuỷ đủ đầy cả. Rất khoáng đạt mà sâu kín.

Cụ đi thi Hương, thi Hội, thi Đình đều đỗ đầu. Tại kỳ thi Đình, cụ đỗ Thám hoa và là người đỗ cao nhất. Vì vậy danh vị khoa bảng của Cụ là Tam nguyên Thám hoa.

Triều Nguyễn có một số vị đỗ Đình nguyên (đỗ đầu kỳ thi Đình), như Cụ Phan Đình Phùng, Cụ Nguyễn Khuyến, Trần Bích San…) nhưng không ai đủ 100 phân để đạt Trạng nguyên. Không ai đủ điểm Trạng nguyên chứ không phải nhà Nguyễn không lấy Trạng nguyên.

Đọc tiếp...

KÍNH VIẾNG HƯƠNG HỒN CHIẾN SĨ GẠC MA (14/3/1988-14/3/2023)


BIỂN ĐÔNG HỒNG MÃI TRÁI TIM NGƯỜI

Kính viếng hương hồn những chiến sĩ Gạc Ma

Tác giả: Trang Hạnh

Biển Đông cơn sóng nghìn trùng
Việt Nam triệu người một mối

Ba mươi năm đau đáu niềm đau,vòng hoa, ngọn nến lung linh
Một vạn ngày xót xa căm giận khối óc, con tim nhức nhói

Đất nước ta: Bốn ngàn năm giữ nước hào hùng

Nam nữ cầm quân cản Bắc, bình Nam mở rộng quốc gia
Nhân dân đoàn kết đánh Tây, đuổi Mỹ giữ nguyên bờ cõi.

Đọc tiếp...

ĐÊM NAY, CỦA 10 NĂM TRƯỚC TẠI BẾN NGHIÊNG, HẢI PHÒNG


Tưởng niệm Gạc Ma 

- Vòng tròn bất tử trên biển bằng những ngọn nến! 

 

Phương Bích


Rút kinh nghiệm từ những chuyện trước đây, bị “kẻ xấu cản phá” như buổi nói chuyện về biển đảo của bác Nguyễn Nhã, buổi liên hoan mừng ngày 8/3, buổi đặt hoa tưởng nhớ những đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới năm 1979, mấy anh chị em chúng tôi lẳng lặng làm một chuyến ra biển thả hoa đăng, tưởng nhớ 64 liệt sĩ hy sinh năm 1988 tại các đảo thuộc Trường Sa.

Đến việc tâm linh cũng không dám công khai rủ nhau trên mạng, sợ hỏng việc. Lựa chán rồi mấy anh chị em mới chọn Hải Phòng làm nơi thả hoa đăng., kết hợp thăm các gia đình liệt sĩ. Có người biết việc làm của chúng tôi, nhưng bận không đi được đều đóng góp ít nhiều. Mỗi người một việc, rốt cục chúng tôi cũng lên đường “Hải Phòng tiến” vào chiều 13/3. 
Đọc tiếp...

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2023

Kha Tiệm Ly: VĂN TẾ TỬ SĨ GẠC MA


VĂN TẾ TỬ SĨ GẠC MA

Kính dâng 64 anh linh của những anh hùng hy sinh vì tổ quốc thân yêu
tại Gạc Ma ngày 14/3/1988

Tác giả: Kha Tiệm Ly

Ôm hận thù biển cao sóng hờn căm,
Phủ tang tóc mây che màu u uất.

Giọt máu hồng làm mặn nước biển đông,
Khăn sô trắng phủ đau trời tổ quốc!

Nhớ xưa,

Anh em ta cùng giống Tiên Rồng,
Bờ cõi nước trải liền Nam Bắc.

Từ Đồng Quan về Minh Hải, sông vạn ngàn sông
Từ Trường Sơn đến Hoàng Sa, đất muôn dặm đất.

Phơi gan mật thề bảo tồn một cõi biên cương,
Đổ xương máu quyết giữ vững ba miền xã tắc.

Ở sau bếp cũng gặp mặt nữ lưu,
Ra khỏi ngõ lại chạm người hào kiệt!

Điên tiết giặc, Nguyễn Biểu sang sảng lời thơ, thản nhiên ăn cỗ đầu người,
Điếc tai thù, Bình Trọng ngân ngất chí hùng, khinh mạn làm vua phương bắc.
Đọc tiếp...

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2023

SEN & CUA


Cua & Sen
(Bài này tặng Hy Bách Phạm Hy Tùng tiên sinh)
 
Nhà sưu tầm cổ vật Phạm Hy Tùng vừa gửi tặng tôi một ống bút bằng trúc. Chiều cao của ống là 17,2 cm. Thân ống có khắc phù điêu SEN – CUA, hình hai đóa sen nở giữa đám lá, và một con cua nhỏ nằm trên một lá sen. Nét khắc rất tinh tế và rất đẹp.
 
Bên cạnh là một bài thơ chữ Hán, (có bản phiên âm và dịch nghĩa gửi kèm theo ống bút):
 
Phiên âm:
 
Tương Giang dạ vũ túy quần đà,
Lược kiến đông phong đạm tiếu oa.
Di nhập họa lâu do giải bộ,
Bích sa song ngoại nguyệt như ba.
 
(Quý Sửu xuân, vương nguyệt
Thương Loa thư).

Dịch nghĩa:

Mưa đêm trên sông Tương, đám người kéo thuyền say khướt,
Thoáng thấy gió xuân cười trên vũng nước xoáy.
Trở vào lầu vẽ, còn nấn ná dừng chân,
Ngoài song the biếc, ánh trăng như sóng gợn.
Đọc tiếp...

THĂM CHÙA BÚT THÁP, NGẮM NGHÍA VÀ GIẢI MÃ VÀI BỨC CHẠM ĐÁ


Nguyễn Xuân Diện

Lời dẫn: Ngày cuối tuần vừa rồi, đi cùng nhóm Chùa Việt (hơn 4.000 thành viên) đi thăm Chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, được thêm một lần nữa chiêm ngưỡng kiến trúc, điêu khắc (gỗ, đá), tượng Phật Bà Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn, lòng càng thêm xúc động vô bờ bến.

Xin cùng quý vị ngắm nghía mấy bức chạm đá ở lan can tòa Thượng điện Chùa Bút Tháp, để cùng thưởng thức những điều ý vị của cha ông ta:

Đọc tiếp...