Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

PHẢI ĐẾN THANH HÓA "HỌC" LÀM TƯỢNG ĐÀI


Con hạc Pikachu và 50 tỉ đồng thuế dân
 
Lao Động
31/05/2020 | 16:36

Chim hạc, trống đồng, búa liềm, 3 thứ đó chồng lên nhau trong một thứ được gọi là Biểu tượng di tích lịch sử cách mạng Yên Trường. Và tổng chi phí cho bức tượng mà dân gọi là “Hạc pikachu” là 50 tỉ đồng.

Thật ra, cũng đã có hẳn Cuộc thi sáng tác biểu tượng di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Thật ra, biểu tượng này đã được trưng bày để “lấy ý kiến nhân dân đánh giá” rồi. Thật ra, cũng có các ý kiến khen ngợi với những “khí phách”, “thế bứt phá” rồi. Cho đến khi nó được công khai trên mạng.

Mỹ thuật là không có giá, không có thước đo mà tùy cảm nhận cá nhân. Nhưng cái xấu, sự ôm đồm, kệch cỡm thì lại rất dễ để nhận ra.

Có ý kiến mỉa mai rằng: Có lẽ phải đến Thọ Xuân "học" Mỹ thuật. Đúng hơn: Phải đến Thọ Xuân "học" làm tượng đài.

Phải học, bởi từ tổng mức đầu tư ban đầu 34,965 tỉ đồng, Dự án này đang có nguy cơ đội vốn thêm 14,791 tỉ.

Phải học, bởi một dự án với 2-3 cái nhà, một biểu tượng đá cũng chậm tiến độ.

Phải học, bởi công trình phải sửa đi sửa lại, phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần do “chất lượng chưa đạt yêu cầu, chủ yếu do nguyên nhân chủ quan”.

Một quần thể ngót 50 tỉ đồng, toàn bộ là tiền ngân sách, tức là từ thuế dân, cũng chậm tiến độ, cũng điều chỉnh, cũng đội vốn khủng. Nếu có một bài học giáo dục nào được rút ra, hẳn nhiên, đó là sự phí phạm tiền bạc của dân, bài học xấu xí về cách làm lôi thôi luộm thuộm.

Chúng ta từng có câu chuyện xây Văn Miếu rồi phải tổ chức hội thảo để xem Văn Miếu sẽ thờ ai. Chúng ta có những huyện nghèo 30a quyết xây tượng đài 14 tỉ. Chúng ta có những huyện nợ như chúa Chổm nhưng đòi xây bằng được tượng đài 20 tỉ. Chúng ta cũng có la liệt, ở khắp nơi, những di tích, bảo tàng, tượng đài mang danh giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ... nhưng gắn liền với chúng luôn là những con số chục tỉ, trăm tỉ, ngàn tỉ, luôn là tình trạng rút ruột, luôn là xuống cấp, luôn là bỏ hoang, dãi dầu mưa nắng như những biểu tượng về sự lãng phí. Chỉ duy nhất là về sự lãng phí mà thôi.

Có điều không thể không nói: Nguyện vọng của dân luôn được các nhà làm tượng đài kiểu này đưa ra như một thuyết minh cho sự cần thiết, luôn được coi là lý do. Nhưng thật ra, có dân nào lại dễ dãi với tiền thuế của mình như vậy không? 
 
Anh Đào

12 nhận xét :

  1. Đúng là tổng hòa ... ha ha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi! Tiền thuế của dân. Những người dân được thuyết phục từ chối nhận 1tr tiền hỗ trợ dù trong nhà thiếu gạo ăn. Những chuyện chỉ có ở Thanh hóa quê mình. Phải quy trách nhiệm xem ai là người đề xuất? Hội đồng nào phê duyệt công trình vớ vẩn này? Sao không công khai cho dân biết từ đầu, để dân có ý kiến?

      Xóa
  2. Khổ thân con chim (biểu tượng của Dân tộc và Tự do từ ngàn xưa). Thế mà sau năm 1930 oằn lưng vì cái Búa và cái Liềm to tổ bố.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải có đôi búa liềm mới dễ được duyệt và " ăn dầy" , bạn à ;

      Xóa
  3. Nhìn tượng mà thấy thương cho cánh Hạc mỏng manh phải cõng chiếc búa và liềm to đùng, quá tải...Bức tranh quá tương phản, các vị có thấy không ?

    Trả lờiXóa
  4. Một đống bê tông " hổ lốn " như dzầy mà được gọi là ...tác phẩm điêu khắc à ?!!!

    Trả lờiXóa
  5. Xây dựng tượng đài là thứ " ăn bẩn " dễ nhất vì nó không có biểu đơn giá mà là giá thỏa thuận , hơn nữa luôn là thứ có lắm phát sinh . Sau đây , để lắm thứ " ăn theo " cái " tác phẩm " này ( đèn , đường , cây xanh ... ... ) nghĩa là các quan ( tham ) có dịp ... ăn đủ .
    Vì nguyên nhân đó mà họ quan tâm làm " tượng đài " hơn là xây trường học , bệnh xá ...

    Trả lờiXóa
  6. Thật ra thì không "lôi thôi luộm thuộm", cũng chẳng "lãng phí" đâu. Vì không có ai giám sát, kiểm tra trách nhiệm nên quý vị quan chức Thanh Hóa làm bộ "lôi thôi luộm thuộm" để có cớ mà tăng tiền đầu tư, cũng có nghĩa là tăng tiền kiếm chác vào túi các vị ! Và như thế thì cũng không lãng phí chút nào vì đã có các vị hứng toàn bộ vốn lẫn lãi rồi vào nhà các vị rồi !

    Nhưng cái tởm nhất chính là gắn cái truyền thống ngàn năm của dân tộc vào cái búa liềm của những thằng-con ăn bẩn này.

    Trả lờiXóa
  7. Tượng đài nhìn như mớ hổ lốn. Ý tưởng rởm đời, thiết kế rởm đời... Đến thăm tượng đài này về chắc bị luôn tâm thần. Ngu cả lũ, chỉ có khôn ở chỗ để tiền chui vào

    Trả lờiXóa
  8. Mọi người có thâyd không! Cái búa và cái liềm đè lưng con chim hạc! Thế mới thấy biểu tượng của tổ tông ta và đảng ai hơn!

    Trả lờiXóa
  9. Nhìn cái tượng đài cục mịch , hổ lốn ; Ngẫm kiểu kiến trúc quê mùa , ý tưởng chắp vá mà cảm thấy ...xấu hổ thay cho tác giả !.

    Trả lờiXóa
  10. Rất chi là độc đáo . Xa xa , nhìn hình bóng " tượng đài " này như một hình nhân " lên đồng " đang múa hai cánh tay .

    Trả lờiXóa