Huy động tiền lương làm tượng đài
Báo Tiền Phong
07.06.2017
TP - Do thiếu kinh phí xây dựng, ngoài việc xã hội hóa tỉnh Đắk Nông còn chủ trương huy động đóng góp tiền lương của cán bộ công nhân viên để xây dựng tượng đài N’Trang Lơng.
Ngày 6/6, trao đổi bên lề buổi họp báo định kỳ tháng 6/2017, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết: Sắp tới tỉnh sẽ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, và sẽ có báo cáo cụ thể liên quan đến vụ tượng đài “tượng một đường, móng một nẻo” mà báo chí đã phản ánh. Nếu phát hiện sai phạm, tỉnh sẽ nghiêm khắc xử lý. Do hiệu quả huy động quyên góp từ khối doanh nghiệp đến nay còn hạn chế, vì các doanh nghiệp cũng đang rơi vào giai đoạn khó khăn, nên tỉnh đang quyên góp thêm từ tiền lương của cán bộ công nhân viên để xây dựng tượng đài. Mức độ quyên góp tuỳ từng giai đoạn, nhưng tỉnh cố gắng hoàn thành vào năm 2018.
Trước đó, trao đổi về vấn đề này ông Phan Công Việt – Phó giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Nông xác nhận nguồn kinh phí xây dựng tượng đài chỉ trích một phần nhỏ từ ngân sách, phần lớn còn lại xã hội hoá: huy động đóng góp của doanh nghiệp, người dân trong và ngoài tỉnh. Trong phần huy động xã hội hoá được trích 1% từ nguồn thu thường xuyên của các đơn vị, sở ngành, nhưng đến gần cuối tháng 5/2017 mới quyên góp được 984 triệu đồng.
Như Tiền Phong đã thông tin, công trình “Tượng đài N’Trang Lơng và Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 1912-1936” được khởi công vào tháng 5/2015, đặt tại đồi Đắk Nur, phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa trên diện tích 5,9 hécta. Tổng mức vốn đầu tư 146 tỷ đồng, trong đó một phần nhỏ từ ngân sách, còn nguồn chính từ quyên góp “xã hội hoá”.
Tiến độ thi công công trình được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu gồm móng, hệ thống chống sét, phần mỹ thuật tiêu tốn 67,7 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2018. Thế nhưng, đến nay việc thi công đã bị trì trệ, làm sai ở nhiều hạng mục.
Vũ Long
Tôi tán thành trừ vào lương các vị quan chức là cán bộ thuộc sở Ban ngành...Đặc biệt là đối với các đ/c trong Ban thường vụ tỉnh uỷ và Ban chấp hành tỉnh uỷ, phải gương mẫu đóng góp nhiều hơn ch việc xây tượng.
Trả lờiXóaVì bởi Xây tượng đài lên là để cho các vị ngắm chứ CBVC và thường dân họ chẳng thèm nhìn...
Nếu vẫn chưa đủ thì huy động các cán bộ Sở VHTTDL tỉnh. Miễn cho cán bộ viên chức quèn và công nhân vì họ đang đói khổ lắm.
Mỗi tượng đài là một tội ác của bọn quan chức, thế hệ sau này sẽ tính sổ với chúng.
Xóa"Ăn Không Từ Một Thứ Gì!" bọn khốn nạn, bọn lưu manh không còn gì để nói!!!
Trả lờiXóaVắt óc nghĩ mãi mới được mánh kiếm chác, các ông "lên tiếng" chi cho tốn công sức.
Trả lờiXóaNay mai, xin gợi ý, mỗi vùng xây tượng một loại vật làm biểu trưng nhân cách tôn kính muôn loài để khi giết mổ nó rồi còn có cái mà thờ.
Lại một tượng đài tiêu tốn hàng trăm tỉ đồng tiền Ngân sách và của nhân dân ở tỉnh nghèo ở Tây Nguyên. Chủ trương thu tiền lương của CBCNV làm tượng đài là kiểu thuế mới chưa có trong danh mục hơn 430 loại thuế và phí hiện hành của VN XHCN. Nó cũng chưa từng có trong lịch sử nhà nước VN cho đến hôm nay . Làm để làm gì khi lòng dân không còn tin ở nhà nước, chính quyền? Họa chăng để trang trí cho cái vẻ ngoài bộ lông "loài chuột" biết móc tiền và đếm tiền.
Trả lờiXóaN’Trang Lơng chỉ là một lãnh tụ khởi nghĩa ở Tây Nguyên để lập nước riêng thời Pháp thuộc, không có công gì với dân tộc Việt nam. Ông này mà thắng lợi thì đất nước còn bị chia cắt, dựng tượng đài làm gì.
Trả lờiXóa