Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

NÓI TOẠC RA: BÀ PHI YẾN LÀ CHUYỆN BỊA CỦA TÙ NHÂN CÔN ĐẢO!


TRUYỀN THUYẾT VỀ BÀ PHI YẾN LÀ HƯ CẤU SÁNG TẠO CỦA CÁC TÙ NHÂN CÔN ĐẢO VÀ NGHI VẤN RĂM-CẢI

Trần Viết Ngạc
Nhà nghiên cứu lịch sử

Lê thị Răm hay Đặng thị Răm

Mấy hôm nay Nguyễn phước tộc và một số nhà nghiên cứu lên tiếng phản đối việc Bộ Văn hoá công nhận lễ rước Bà Phi Yến ở Côn đảo là di sản văn hoá phi vật thể.

Tôi cũng muốn góp vài ý kiện về sự kiện này.

1. Chuyện Nguyễn phúc Ánh trên đường bôn tẩu có ghé Côn đảo không thì Maybon và nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh là không có.

Không phải bàn cãi thêm.

2. Câu hát: 

Gió đưa cây cải về trời ,
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay

Nguyễn văn Mại có ý kiến là liên quan đến thái hậu nhà Lê và bà phi Lê thị Kim chứ chẳng liên quan gì một bà tên Răm nào đó

3.Vậy bà Răm và Hoàng tử (!) Cải từ đâu xuất hiện?

-Tộc phả Nguyễn phước không có tên bà Phi Yến Lê thị Răm và Hoàng tử Hội an Nguyễn phước Cải.Mà lúc Nguyễn phúc Ánh chưa lên ngôi thì làm gì có phi và hoàng tử!

-Trong cuôn Côn đảo,ký sự và tư liệu (nxb Trẻ,1988..),Lê quang Vịnh trong bài Người tử tù chính trị đầu tiên ở Côn đảo gọi bà Răm là vương phi Phi Yến,tên chữ là Nhâm.Đặng thị Phi Yến người huyện Long Hồ,Vĩnh Long,vợ ba của Nguyễn Ánh ra Côn đảo nam 1783 ,cùng hằng trăm gia đình để lánh nạn Tây sơn.Ông Vịnh cho rằng gia phả,sử nhà Nguyễn không ghi tên bà và sự ,kiện liên quan vì muốn che giấu việc xấu hổ..Không biết ông Vịnh lấy đâu ra quê quán và họ Đặng của bà Răm..

4-Trong cuốn Sơn vương (nxb Văn học.2007) Trương văn Thoại kể về Bà và cậu Côn nôn,không rõ bà là vợ thứ mấy,cũng không rõ họ và quê quán của bà chỉ biết tên bà là thứ Răm,con bà là hoàng tử Hội An.Bà 23 tuổi và con mới 7 tuổi vào năm 1783.

Vờ tuồng soạn theo truyện của Sơn vương tên là “Mẹ hiền con thảo” được soạn và diễn trong dịp khánh thành “An sơn Tự” do ông Nguyễn kim Sáu xây dựng năm 1958.

Năm 1963,ông Võ tùng Chánh tức Năm Thời,bị án tù Côn đảo, ông đọc truyện của Sơn vương,bèn soạn vỡ tuồng “Cánh tay liệt nữ” Tuồng do đoàn Gió Mới diễn ở Hý viện Côn Sơn và sau đó diễn khắp các trại tù,gây ấn tượng vói các chính trị phạm. 

Lúc đó, ông Lê quang Vịnh cũng là một tử tù ở nhà tù Côn đảo.

Trong vở tuồng này,ông Võ tùng Chánh bỏ chi tiết vượn trắng cọp đen vì cho là hoang đường.

Ai cho bà quê quán Quảng Nam và họ Lê.

Không thấy chi tiết nay trong chuyện kể của Sơn vương và trong thư ngắn của ông Chánh (6-3-86)

5- Về câu ca dao:

- Có một loại cải hoang,còn gọi là cải trời,hay cải nhà trời (Đaij Nam quấc âm tự vị ghi nhận) không cay,ăn được.Nay tôi thấy quảng cáo trên mạng có bán hột cải này cho ai muốn trồng.

- Có một loại rau răm hoang,còn gọi là Nghể răm,tôi có đọc ở đâu đó là răm trời...Hồi tôi đi điền dã ở Làng Rau,Thành Trung,Huế được bà con cho biết Răm trời cay và đắng hơn răm thường,không ăn được.Phụ nữ không chồng mà chửa có thể dùng một ngụm Răm trời này để phá thai.Nay tôi cũng biết là Nghể răm cũng là một loại cây thuốc.Ở làng Rau người ta dùng lá Răm trời khô để trừ sâu mọt cho hạt giống mùa sau.

Vậy là Cải trời theo gió về trời là lẽ thường chỉ Răm trời,thân phận nhỏ hơn Cải trời không theo được,ở lại chịu “lời đắng cay” phù hợp với hoàn cảnh bà Thái hậu họ Lê và bà phi Nguyễn thị Kim của vua Lê Chiêu Thống.

Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả Việt Nam phong sử “Nguyễn văn Mại”.

Đáng buồn chỉ vì lợi nhuận du lịch,người ta đem chuyện kể không bằng chứng,đem chuyện tuồng làm chuyện di sản văn hoá..,bôi nhọ lịch sử,bôi nhọ danh nhân!

TVN  













1 nhận xét :

  1. Tôi không cho rằng những nhà mần văn hóa này không hiểu vấn đề.
    Nguyên tắc bất di bất dịch của người viết sử, nghiên cứ lịch sử là tôn trọng sự thật, phản ánh đúng sự thậy đã xảy ra. Tuy nhiên quá trình này không hề đơn giản, nên không thể tránh khỏi các sai sót. Do đó tác giả, học giả cần phải có tâm để làm việc một cách nghiêm túc, trách nhiệm, có tầm để phát hiện, nghiên cứu được những giá trị của lịch sử. Tỉnh BRVT và những người mần văn hóa, lịch sử trong vụ bà “Phi Yế́n” cần phải cầu thị. Đừng cố đấm ăn xôi làm trò cười cho thiên hạ.

    Trả lờiXóa