Lan man về tin và không tin
Phạm Quang Long
11 tháng 2 - 2019
Mấy hôm nay báo chí, mạng xã hội ồn ào chuyện một tối có khoảng 30.000 người đến chùa làm lễ dâng sao giải hạn, chi phí cho một cuộc như vậy tốn nhiều chục tỉ đồng. Dân bỏ tiền và thời gian để mong có niềm tin. Đủ loại người ngồi ở sân chùa, ngoài đường thành kính nghe người ta đọc kinh xin giải mọi tai hoạ, xin được an lành và tin rằng đã làm lễ rồi, sẽ tai qua, nạn khỏi. Đường về Phủ Tây Hồ, chùa Hương, nhiều cơ sở khác... tắc nghẹt vì người về tế lễ quá đông.
Dư luận xã hội lên tiếng ồn ào. Những lời lẽ gay gắt như “ mê muội”, “cả xã hội lên đồng” tràn ngập các trang mạng, blog. Báo chí chính thống đăng tin hỉ hả tỉnh này “xây ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á,”, tỉnh kia “xây khu tâm linh hàng nghìn tỉ đồng”, “chùa chưa xây xong đã đông nghẹt người tới lễ”. Qua cách đưa tin của báo chí có cảm giác như các địa phương và cơ quan công quyền đều ủng hộ cho những hoạt động này vì có những đồng chí A,B dự lễ khởi công, lễ khánh thành, hàng trăm công an đứng ra giữ gìn trật tự, an ninh cho các hoạt động ấy. Từ những việc ấy xin có mấy ý kiến khó nghe như sau:
1. Các nhà xã hội học nên nghiên cứu những hiện tượng này và có kết luận khoa học giúp các nhà quản lý xã hội tìm được giải pháp hợp lí chấm dứt tình trạng lạm dụng đức tin. Tôi không đề xuất chuyện quản lý đức tin nhưng có khuyến cáo nếu xã hội để cho tình trạng lợi dụng đức tin đến mức những hoạt động đội lốt tự do tín ngưỡng, đức tin làm cho xã hội mất tính chuẩn mực của nó thì cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Đó là chức năng quản lý nhà nước mà các cơ quan công quyền phải làm. Tôi dám chắc xây cơ sở tôn giáo hoành tráng quá mức cần thiết không phải là giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, con người.
2. Nhà nước không nên khuyến khích các cơ sở tôn giáo, thờ tự, các khu du lịch tâm linh quá lớn, quá mức cần thiết. Vì như thế là lệch hướng, là giao quyền quản lý lĩnh vực này cho tư nhân, là thương mại hoá đức tin, là sai lầm rất khó sửa. Tiền ấy để xây trường học, bệnh viện và các công trình khác, hữu ích hơn.
3. Các vị có trách nhiệm đừng viếng thăm, tham dự các lễ động thổ, khánh thành, cầu cúng của các cơ sở tôn giáo khi không cần thiết vì như thế khác nào đang ủng hộ những hoạt động này. Các vị đến dự các hoạt động ấy với tư cách quan chức là khẳng định chính quyền đang ủng hộ các cơ sở và hoạt động ấy. Tôi đã thấy nhiều cơ sở tôn giáo trương ảnh các cuộc viếng thăm như vậy để quảng cáo cho họ rất phản cảm.
4. Đức tin giúp cho con người hướng thiện nhưng ranh giới giữa đức tin và những gì ngoài nó rất mong manh. Đó là chưa kể giữa hình ảnh và thực tế khác nhau rất xa, thậm chí đối lập nhau, như sự lừa dối. Báo chính thống đăng ảnh mấy vị rất to dâng hương sào ở một cơ sở tôn giáo, vẻ mặt rất thành kính nhưng trong thực tế họ đã hành động rất vô đạo khiến bao nhiêu người khốn khổ nên có người bình luận “tâm ấy ai chứng cho?” Một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo là nhân- quả vậy mà nhiều người gây tội ác xong lại đi chùa xin được xá tội. Thật mỉa mai. “Có tội, lội xuống ao”, có tội, cứ xin xá tội rồi lại phạm tội nữa. Đó là sự báng bổ xét về đức tin, là vô đạo đức về mặt nhân cách. Thần, Phật nào chứng cho chuyện ấy? Cứ lễ to thì thoát tội thì khác gì buôn thần, bán thánh? Thầy tôi sáng nay bảo “ bây giờ người ta đang chợ búa nhân cách em ạ”. Nghĩ mà chua xót vì thấy nó đang là hiện tượng phổ biến.
5. Một xã hội mà đức tin bị lợi dụng, đức tin bị đem ra buôn bán là một dấu hiệu nguy hiểm. Vì đức tin gắn với những điều thiêng liêng. Người nhân danh đức tin làm mất sự thiêng liêng của đức tin, đem đức tin ra làm phương tiện kiếm lợi thì đức tin ấy không đáng tin cậy. Mươi năm trước có nhà nghiên cứu bảo “người ta đang thế tục hoá đức tin”. Bây giờ không chỉ có thế tục hoá mà là bán chác đức tin rồi. Người đi rao giảng, giữ sự giao lưu với thánh thần như một thiên chức đặc biệt cũng không xuất phát từ niềm tin, từ sự thánh thiện mà coi công việc mình đang làm là phương tiện, nghề nghiệp kiếm ăn thì thử hỏi điều ấy còn gì thiêng liêng? Trong một xã hội mà từ cơ quan quản lý đến cá nhân ủng hộ điều đó thì là một sự báng bổ, cao hơn là tha hoá tập thể. Đức tin vốn giữ cho con người nghiêm ngắn nhưng một khi bản thân nó không còn nghiêm ngắn nữa thì sự sa ngã ở ngay trong hành vi gắn với cái gọi là đức tin rồi. Khi con người lợi dụng cả đức tin để xoá tội lỗi, để che mắt thiên hạ, kiếm lợi thì nguy cơ bày ra trước mắt, là nỗi đe doạ trực tiếp không chỉ cho hiện tại mà còn là mối nguy cho tương lai.
6. Báo chí đưa tin nhiều về những ngôi chùa, pho tượng, đại hồng chung, khu du lịch tâm linh... lớn nhất khu vực, chiếm hàng nghìn ha, đầu tư hàng nghìn tỉ đồng. Chợt hỏi sao ông có chức quyền nào lại ủng hộ những việc như vậy nhỉ? Làm thế đâu phải vì đức tin thánh thiện nào? Làm thế là vì cái khác rồi, ai cũng biết mà sao vẫn được làm? Nước ta là nước mà mỗi cá nhân được tự do chọn đức tin, tôn giáo nhưng Đảng cộng sản thì chọn vô thần. Vậy tại sao một số đảng viên là lãnh đạo ở các cấp lại ủng hộ việc xây dựng cơ sở tôn giáo như tạo điều kiện cấp đất, cấp phép đầu tư, tự xây cơ sở tôn giáo hoành tráng? Nó cứ na ná như BOT trong giao thông. Như thế, không thể là vô thần, không thể là phục vụ xã hội như những tuyên bố rất to của các vị chủ trương chuyện này. Đó là điều tôi không hiểu.
7. Có vị thức giả bảo tôi “ngày Tết nói chuyện ấy làm gì, ai nghe, nhức đầu”. Tôi cũng biết, nói thế chưa chắc đã lọt tai người cần nghe, nên nói chơi vậy, nếu làm ai nhọc lòng, xin được đại xá.
Phạm Quang Long
11 tháng 2 - 2019
Mấy hôm nay báo chí, mạng xã hội ồn ào chuyện một tối có khoảng 30.000 người đến chùa làm lễ dâng sao giải hạn, chi phí cho một cuộc như vậy tốn nhiều chục tỉ đồng. Dân bỏ tiền và thời gian để mong có niềm tin. Đủ loại người ngồi ở sân chùa, ngoài đường thành kính nghe người ta đọc kinh xin giải mọi tai hoạ, xin được an lành và tin rằng đã làm lễ rồi, sẽ tai qua, nạn khỏi. Đường về Phủ Tây Hồ, chùa Hương, nhiều cơ sở khác... tắc nghẹt vì người về tế lễ quá đông.
Dư luận xã hội lên tiếng ồn ào. Những lời lẽ gay gắt như “ mê muội”, “cả xã hội lên đồng” tràn ngập các trang mạng, blog. Báo chí chính thống đăng tin hỉ hả tỉnh này “xây ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á,”, tỉnh kia “xây khu tâm linh hàng nghìn tỉ đồng”, “chùa chưa xây xong đã đông nghẹt người tới lễ”. Qua cách đưa tin của báo chí có cảm giác như các địa phương và cơ quan công quyền đều ủng hộ cho những hoạt động này vì có những đồng chí A,B dự lễ khởi công, lễ khánh thành, hàng trăm công an đứng ra giữ gìn trật tự, an ninh cho các hoạt động ấy. Từ những việc ấy xin có mấy ý kiến khó nghe như sau:
1. Các nhà xã hội học nên nghiên cứu những hiện tượng này và có kết luận khoa học giúp các nhà quản lý xã hội tìm được giải pháp hợp lí chấm dứt tình trạng lạm dụng đức tin. Tôi không đề xuất chuyện quản lý đức tin nhưng có khuyến cáo nếu xã hội để cho tình trạng lợi dụng đức tin đến mức những hoạt động đội lốt tự do tín ngưỡng, đức tin làm cho xã hội mất tính chuẩn mực của nó thì cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Đó là chức năng quản lý nhà nước mà các cơ quan công quyền phải làm. Tôi dám chắc xây cơ sở tôn giáo hoành tráng quá mức cần thiết không phải là giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, con người.
2. Nhà nước không nên khuyến khích các cơ sở tôn giáo, thờ tự, các khu du lịch tâm linh quá lớn, quá mức cần thiết. Vì như thế là lệch hướng, là giao quyền quản lý lĩnh vực này cho tư nhân, là thương mại hoá đức tin, là sai lầm rất khó sửa. Tiền ấy để xây trường học, bệnh viện và các công trình khác, hữu ích hơn.
3. Các vị có trách nhiệm đừng viếng thăm, tham dự các lễ động thổ, khánh thành, cầu cúng của các cơ sở tôn giáo khi không cần thiết vì như thế khác nào đang ủng hộ những hoạt động này. Các vị đến dự các hoạt động ấy với tư cách quan chức là khẳng định chính quyền đang ủng hộ các cơ sở và hoạt động ấy. Tôi đã thấy nhiều cơ sở tôn giáo trương ảnh các cuộc viếng thăm như vậy để quảng cáo cho họ rất phản cảm.
4. Đức tin giúp cho con người hướng thiện nhưng ranh giới giữa đức tin và những gì ngoài nó rất mong manh. Đó là chưa kể giữa hình ảnh và thực tế khác nhau rất xa, thậm chí đối lập nhau, như sự lừa dối. Báo chính thống đăng ảnh mấy vị rất to dâng hương sào ở một cơ sở tôn giáo, vẻ mặt rất thành kính nhưng trong thực tế họ đã hành động rất vô đạo khiến bao nhiêu người khốn khổ nên có người bình luận “tâm ấy ai chứng cho?” Một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo là nhân- quả vậy mà nhiều người gây tội ác xong lại đi chùa xin được xá tội. Thật mỉa mai. “Có tội, lội xuống ao”, có tội, cứ xin xá tội rồi lại phạm tội nữa. Đó là sự báng bổ xét về đức tin, là vô đạo đức về mặt nhân cách. Thần, Phật nào chứng cho chuyện ấy? Cứ lễ to thì thoát tội thì khác gì buôn thần, bán thánh? Thầy tôi sáng nay bảo “ bây giờ người ta đang chợ búa nhân cách em ạ”. Nghĩ mà chua xót vì thấy nó đang là hiện tượng phổ biến.
5. Một xã hội mà đức tin bị lợi dụng, đức tin bị đem ra buôn bán là một dấu hiệu nguy hiểm. Vì đức tin gắn với những điều thiêng liêng. Người nhân danh đức tin làm mất sự thiêng liêng của đức tin, đem đức tin ra làm phương tiện kiếm lợi thì đức tin ấy không đáng tin cậy. Mươi năm trước có nhà nghiên cứu bảo “người ta đang thế tục hoá đức tin”. Bây giờ không chỉ có thế tục hoá mà là bán chác đức tin rồi. Người đi rao giảng, giữ sự giao lưu với thánh thần như một thiên chức đặc biệt cũng không xuất phát từ niềm tin, từ sự thánh thiện mà coi công việc mình đang làm là phương tiện, nghề nghiệp kiếm ăn thì thử hỏi điều ấy còn gì thiêng liêng? Trong một xã hội mà từ cơ quan quản lý đến cá nhân ủng hộ điều đó thì là một sự báng bổ, cao hơn là tha hoá tập thể. Đức tin vốn giữ cho con người nghiêm ngắn nhưng một khi bản thân nó không còn nghiêm ngắn nữa thì sự sa ngã ở ngay trong hành vi gắn với cái gọi là đức tin rồi. Khi con người lợi dụng cả đức tin để xoá tội lỗi, để che mắt thiên hạ, kiếm lợi thì nguy cơ bày ra trước mắt, là nỗi đe doạ trực tiếp không chỉ cho hiện tại mà còn là mối nguy cho tương lai.
6. Báo chí đưa tin nhiều về những ngôi chùa, pho tượng, đại hồng chung, khu du lịch tâm linh... lớn nhất khu vực, chiếm hàng nghìn ha, đầu tư hàng nghìn tỉ đồng. Chợt hỏi sao ông có chức quyền nào lại ủng hộ những việc như vậy nhỉ? Làm thế đâu phải vì đức tin thánh thiện nào? Làm thế là vì cái khác rồi, ai cũng biết mà sao vẫn được làm? Nước ta là nước mà mỗi cá nhân được tự do chọn đức tin, tôn giáo nhưng Đảng cộng sản thì chọn vô thần. Vậy tại sao một số đảng viên là lãnh đạo ở các cấp lại ủng hộ việc xây dựng cơ sở tôn giáo như tạo điều kiện cấp đất, cấp phép đầu tư, tự xây cơ sở tôn giáo hoành tráng? Nó cứ na ná như BOT trong giao thông. Như thế, không thể là vô thần, không thể là phục vụ xã hội như những tuyên bố rất to của các vị chủ trương chuyện này. Đó là điều tôi không hiểu.
7. Có vị thức giả bảo tôi “ngày Tết nói chuyện ấy làm gì, ai nghe, nhức đầu”. Tôi cũng biết, nói thế chưa chắc đã lọt tai người cần nghe, nên nói chơi vậy, nếu làm ai nhọc lòng, xin được đại xá.
P.Q,L
Bài viết rất hay. Tôi hoàn toàn tán thành.
Trả lờiXóa