Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

GIÁO SƯ NÀY ĂN GÌ MÀ NGU THẾ !


Lời dẫn: Ông Phạm Hồng Tung, Giáo sư Tiến sĩ, Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển; ông này cũng là Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa có bài trả lời phỏng vấn trên Việt NamNet. Bài trả lời phỏng vấn này đang gây bão bức xúc trên mạng xã hội.
________



Ngô Vưu:.  Ông GS Tung nói hay hè... Dạy Sử VN mà phải "ngồi lại thảo luận" với kẻ thù ư ? Đúng là quân nô lệ...!?

Đây là ý kiến của Nhà giáo Đặng Tiến

Ông gs Tung ơi, ông nên cắn lưỡi mà chết nếu chưa chết được thì câm để từ nay không nói nữa.

Chết đi đồ con lợn bẩn thỉu.
Lần đầu tiên tôi phải lên tiếng chửi trên mạng.

GIÁO SƯ ƠI ĂN GÌ MÀ NGU THẾ 

Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2 năm 1979 rồi sau đó kéo dài đến tận năm 1989, nó liền một mạch với sự kiện Trung Quốc tấn công cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974; nó liền một mạch với những gì Bắc Kinh đã thực hiện trước đó, đã được công bố trong Sách trắng của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam năm 1979; nó liền một mạch với những cuộc xâm lăng Việt Nam của nhà Thanh, nhà Mình, nhà Nguyên, nhà Tống, nhà Đường, nhà Hán, nhà Tần...

Đây là sự thật lịch sử hiển nhiên.

Dạy lịch sử là phải trung thành với sự thật hiển nhiên ấy.

Thế mà gs sử học tên Tung khi trả lời phỏng vấn của báo về việc dạy cho học trò về sự kiện lịch sử tháng 2 năm 1979 đã đưa ra nguyên tắc là giới sử học hai nước Việt Trung phải ngồi lại với nhau để thống nhất quan điểm tiếp cận...

Ôi giời cao đất dày ơi.

Tôi, công dân CHXHCN Việt Nam yêu cầu hãy cho Tung đi khám bệnh tâm thần. 6 vạn oan hồn người Việt đã chết trong cuộc chiến tháng 2 năm 79! 

Mấy nghìn oan hồn lính chết tại Mặt trận Vị Xuyên năm 84 - 85!

Tôi khẩn nguyện các Người hãy hiện về mà lên tiếng mắng tên gs ngu xuẩn này.

Hỡi oan hồn chư vị hãy hiện về tôi thiết tha khẩn nài, khấn nguyện! 
______________

.
Chiến tranh biên giới 1979 được dạy trong chương trình phổ thông mới ra sao?

VietNamnet
13/02/2019

GS Phạm Hồng Tung nói dịp 40 năm chiến tranh biên giới là lúc giới sử học của 2 nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan.

GS Sử học Phạm Hồng Tung hiện đang giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội). Ông là Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Theo GS Tung, thanh niên, học sinh Việt Nam cứ đến ngày 7/5 lại nghe thấy những bài hát về Điện Biên Phủ, tuyên truyền về kháng chiến chống Pháp; cứ đến ngày 30/4 lại nghe tuyên truyền rất nhiều về kháng chiến chống Mỹ,… Nhưng những người đã hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc và phía Tây Nam lại rất ít được nhắc đến.

Trong nhà trường, việc giáo dục về nội dung lịch sử này lại cũng sơ sài –cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc năm 1979 chỉ được đề cập đến với 4 câu, 11 dòng tại sách giáo khoa Lịch sử lớp 12.

Trong khi chúng ta nghĩ rằng vì mục đích hòa bình, hữu nghị hợp tác nên “gạt quá khứ” sang một bên, có phần e dè khi nhắc đến quá khứ. Nhưng ở phía bên kia biên giới, thanh niên Trung Quốc vẫn đang được dạy một chiều về sự kiện đã diễn ra, rằng đó là “cuộc chiến tranh phản kích chống Việt Nam để tự vệ” (phản Việt phòng vệ chiến tranh) nhằm trừng phạt “tiểu bá” Việt Nam vong ân bội nghĩa, tay sai của Liên Xô.

Chính sự khác nhau trong nhận thức và trình bày lịch sử này đã trở thành một trong những ngọn nguồn của những định kiến mang nặng tính chất kỳ thị và thù địch, nếu gặp những điều kiện thuận lợi, sẽ bùng phát thành hận thù và xung đột. Điều này thật sự nguy hiểm.

Cần phải dạy về cuộc chiến một cách khoa học

Theo ông, việc đưa nội dung cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung tháng 2/1979 vào sách giáo khoa là điều thực sự cần thiết và sòng phẳng?

Chắc chắn là rất cần, bởi nếu không hòa giải được trong nhận thức và trình bày về lịch sử thì lịch sử vẫn còn là một liều thuốc độc mà tiền nhân để lại cho thế hệ sau.

Chúng ta không thể để tình trạng thế hệ trẻ ở hai nước khi muốn tìm hiểu lịch sử liên quan đến quan hệ Việt -Trung lại chỉ có thể tìm đọc những công trình bằng tiếng Anh, tiếng Pháp do người Pháp, người Mỹ, người Đức hay người Úc viết mà đôi khi chưa được kiểm chứng về tư liệu và cả nội dung tư tưởng nữa.

Tốt nhất cần phải dạy về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc năm 1979 một cách khoa học, đúng đắn, do đó mới góp phần hòa giải lịch sử và hướng tới tương lai hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Cần phải thừa nhận chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc là một quá trình lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Nó là một phần nội dung của lịch sử Việt Nam, lịch sử Trung Quốc, lịch sử khu vực Đông Á, Đông Nam Á và lịch sử thế giới hiện đại. Tổ chức dạy và học không thể và không nên lảng tránh việc trình bày và đánh giá về quá trình lịch sử này. Việc giảng dạy và học tập lịch sử cuộc chiến này nhằm giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam hiểu rõ, hiểu đúng về quá khứ, giúp họ nhận thức rõ cái đúng, cái sai, cái chính nghĩa, cái phi nghĩa trong quá khứ để khép lại quá khứ, hướng tới tương lai hòa bình, hòa giải, hữu nghị và hợp tác.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề nhạy cảm trong giáo dục lịch sử. Nếu làm không cẩn thận, những chuyện xung đột, hận thù trong quá khứ sẽ bị đánh thức và sẽ làm sống dậy, châm ngòi cho những hận thù trong tương lai. Nhưng cũng không nên giấu đi. Điều này lại càng nguy hiểm hơn.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới được đưa vào như thế nào?

Ở cấp Tiểu học, giáo dục lịch sử nằm trong môn học tích hợp Lịch sử và Địa lí, bắt đầu được tổ chức dạy và học ở các lớp 4 và 5. Các vấn đề liên quan đến hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc chưa được đề cập đến.

.
Vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau năm 1979 được đề cập
 đến ít nhất là 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau. (Ảnh: Thanh Hùng)

Ở cấp THCS, nội dung giáo dục lịch sử cũng nằm trong môn học tích hợp Lịch sử và Địa lí, được tổ chức dạy và học từ lớp 6 đến lớp 9.

Ở cấp học này, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của giáo dục lịch sử là giúp học sinh có được kiến thức thông sử (cơ bản, cốt lõi, hệ thống) của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Do vậy, nội dung về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ được trình bày ở lớp 9, trong mạch nội dung “Việt Nam trong những năm 1976 – 1991”.

Đây cũng là nơi nội dung lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông được trình bày. Với tính chất của một nội dung thông sử, vấn đề này cũng sẽ chỉ được trình bày ở mức tóm lược những nguyên nhân và diễn biến, chủ yếu làm rõ vị trí và ý nghĩa của chúng trong diễn trình lịch sử dân tộc.

Ở cấp THPT, Lịch sử được tổ chức dạy và học với tính cách là một môn học độc lập. Các nội dung giáo dục sẽ được tổ chức thành những chủ đề và chuyên đề. Lịch sử hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ tiếp tục được trình bày trong khuôn khổ của chủ đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)”. Chủ đề này sẽ được tổ chức dạy và học ở lớp 12.

Như vậy, lịch sử hai cuộc chiến tranh này được đặt trong một mạch nội dung cùng với cuộc Cách mạng tháng Tám, cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cách đặt vấn đề như vậy sẽ giúp cho việc tìm hiểu về các cuộc chiến tranh này được đặt trên một hệ quy chiếu lịch sử đồng nhất là lịch sử quân sự - lịch sử kháng chiến và chiến tranh chống ngoại xâm.

Theo cách này, việc tìm hiểu lịch sử các cuộc chiến tranh của học sinh sẽ thuận lợi hơn, sâu sắc hơn, đồng thời cũng tránh được bất kỳ sự can thiệp nào vào nội dung của chương trình giáo dục lịch sử nhân danh “vấn đề nhạy cảm.”

Tương tự, lịch sử cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông sẽ được trình bày kĩ hơn trong ba chủ đề: “Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông” (lớp 11) và “Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay” và “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam” (lớp 12). Khi đặt vấn đề khá “nhạy cảm” này vào trong nội dung của các chủ đề như trên, vấn đề sẽ được xem xét trong cái nhìn toàn diện, hệ thống, vừa sâu sắc, toàn diện hơn và vì vậy, không ai còn có thể ngại ngùng về tính “nhạy cảm” của nó nữa.

Với cách thức cấu trúc nội dung như vậy, lịch sử các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sẽ được đề cập đến ít nhất là 2 lần ở cấp THCS và THPT với mức độ và cách tiếp cận khác nhau. Riêng vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau năm 1979 được đề cập đến ít nhất là 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau.

Bị hạn chế về dung lượng lẫn thời lượng, theo ông giáo viên cần phải giảng dạy như thế nào để học sinh vẫn hiểu sâu, nhận thức đúng?

Trước đây, chúng ta vẫn học theo phương pháp tiếp cận nội dung; chẳng hạn như phải nhớ tất cả các diễn biến sự kiện. Nhưng giờ học sinh được tiếp cận theo phát triển năng lực. Do vậy phương pháp giảng dạy cũng cần phải thay đổi.

.
Học sinh được tiếp cận theo phát triển năng lực. Do vậy phương pháp giảng dạy 
cũng cần phải thay đổi. (Ảnh: Thanh Hùng)

Thứ nhất, giáo viên cần tập trung vào việc giúp học sinh nắm được phương pháp tìm hiểu về sự kiện, phân tích, đánh giá sự kiện và quá trình lịch sử. Chỉ cần trình bày tóm tắt các diễn biến chính, nhưng hướng dẫn học sinh thu thập, phê phán sử liệu có liên quan, phân tích làm rõ nguyên nhân, tính chất, vị trí và ý nghĩa của cuộc chiến tranh này.

Thứ hai, phải đặc biệt chú ý đến bản chất nhân văn, nhân bản của giáo dục lịch sử và mục tiêu cao cả nhất của giáo dục lịch sử là hướng đến tương lai hòa bình, hòa giải, hữu nghị và hợp tác. Vì vậy, phải hướng dẫn để học sinh tìm hiểu rõ nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp đã dẫn đến cuộc chiến, thông qua đó, làm rõ tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tính chất phi nghĩa trong các hành vi gây hấn, khiêu khích, xâm lược của phía Trung Quốc.

Thứ ba, trong việc biên soạn sách giáo khoa, các học liệu kèm theo và nhất là trong giảng dạy, học tập về lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc, cần phải làm rõ rằng việc nổ ra cuộc chiến đó là trái với truyền thống đoàn kết, hữu nghị, tương thân tương ái giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc, trái với lợi ích cơ bản, lâu dài của hai quốc gia, hai dân tộc.

Thứ tư, quán triệt nguyên tắc khách quan, trung thực, trong giảng dạy, học tập, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu tham khảo khác cần tránh che giấu sự thật, xuyên tạc và bóp méo sự thật lịch sử.

Khép lại quá khứ không có nghĩa là lảng tránh hay nói sai về quá khứ. Làm như vậy chỉ khiến cho nhận thức lịch sử trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

Thứ năm, cần tuyệt đối tránh các ngôn từ, hình ảnh, lối trình bày mang tính gây hấn, biểu cảm, miệt thị. Các ngôn từ biểu cảm, miệt thị, như “chúng”, “quân địch”, “giặc”, “dã man”, “tàn bạo”, “khát máu” … không hề giúp cho các lập luận, phân tích, đánh giá gia tăng tính thuyết phục, trái lại, làm bộc lộ rõ thái độ định kiến, áp đặt, phiến diện, thiếu khách quan và do đó, thiếu tính thuyết phục.

Muốn chỉ ra những tính chất, đặc điểm nào đó của sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử thì nên để cho sử liệu tự cất lên tiếng nói khách quan, trung thực.

Chỉ có con đường hòa giải mới “giải độc lịch sử”

Một số nước cũng từng xảy ra xung đột như Việt Nam – Trung Quốc đã hòa giải thành công và đi đến sự thống nhất trong việc giảng dạy lịch sử. Chúng ta nên tham khảo gì từ họ?

Có thể kể đến như Đức và Pháp trong lịch sử đã có những cuộc chiến tranh đẫm máu: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870,… Những cuộc chiến tranh như vậy đã tạo nên hố ngăn cách, cội nguồn thù hận.

.
Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. (Ảnh: Thanh Hùng)

Từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà giáo dục và các nhà sử học của hai nước này nhận thấy cần phải giải quyết khối ung nhọt này. Họ đã tìm cách gặp gỡ nhau, cố gắng mấy chục năm không thành công. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai vẫn nổ ra. Một lần nữa quan hệ giữa Đức và Pháp lại trở nên thù hận sâu sắc.

Đến tận năm 2003, Cộng đồng châu Âu đã thành lập những Nghị viện của thanh niên. Ở đó, những người trẻ được chọn đóng vai thành những nghị sĩ, cùng hội họp và bàn thảo “Nếu là nghị sĩ chúng ta sẽ quyết định những gì cho tương lai của đất nước”.

Nghị viện trẻ của hai nước Pháp và Đức đều ra Nghị quyết phải hòa giải lịch sử và phải đi đến một SGK Lịch sử chung dạy cho cả hai nước. Quyết nghị năm 2003 được Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức ủng hộ.

Đến năm 2006, cuốn sách Lịch sử chung đầu tiên của Pháp và Đức đã ra đời. Những nội dung về chiến tranh của hai nước trong Lịch sử đều được cả hai nước chấp nhận đó là một sự thực trong quá khứ và bây giờ không nên sống với thù hận.

Có thể nói đây là một tấm gương không chỉ cho Việt Nam với Trung Quốc mà giữa Việt Nam với Campuchia, giữa Việt Nam với Mỹ nên có những hoạt động hòa giải như vậy.

Đặc biệt với Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có một cuộc chiến tranh xảy ra năm 1979, không chỉ có một hải chiến Hoàng Sa năm 1974, không chỉ có Gạc Ma năm 1988,… mà trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm đã có rất nhiều cuộc chiến. Đó là một sự thật.

Sự thật thứ hai là lịch sử về những cuộc chiến trong quá khứ như cuộc chiến tranh của nhà Hán đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cuộc chiến tranh của nhà Tống với nhà Lý, cuộc chiến tranh ba lần Mông Nguyên xâm lược Đại Việt,… đang được giảng dạy ở trong các trường phổ thông hai nước rất khác nhau.

Vậy thì điều tiếp tục cần làm ở đây là gì?

Do vậy bây giờ cần phải có sự nỗ lực toàn diện, khoa học, hệ thống, kiên trì lâu dài để hòa giải điều đó. Các nhà sử học, các nhà giáo dục của hai nước nên có những diễn đàn gặp gỡ nhau giống như ở Pháp và Đức. Mặc dù con đường hòa giải của hai nước diễn ra từ 1935 đến 2006 (tức khoảng 80 năm) mới cho ra được cuốn SGK Lịch sử chung cho cả hai nước nhưng nếu không bắt đầu sẽ không có kết thúc.

Tôi nghĩ cuộc chiến tranh năm 1979 đã lùi xa 40 năm. Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước.

Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. Nếu chúng ta cùng có trách nhiệm với tương lai của thế hệ trẻ hai nước, với tiền đồ của hai quốc gia, dân tộc.

Chỉ có thể bằng con đường hòa giải lịch sử thì chúng ta mới góp phần “giải độc lịch sử”, bắc thêm một nhịp cầu chắc chắn cho hai quốc gia, dân tộc vượt qua hận thù, định kiến của quá khứ, tiến đến bến bờ hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Tôi mong muốn rằng nhân dịp kỷ niệm 40 năm này hãy bắt đầu bằng việc xác định dạy cách nhìn nhận, đánh giá cuộc chiến tranh này để hòa giải giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc. Chỉ có điều đó mới mang lại một tương lai hòa bình, hữu nghị.

Thuý Nga - Thanh Hùng (Thực hiện)

31 nhận xét :

  1. Từ xưa đến nay thì nhân dân có bao giờ đi xâm lược ông TS Tung? Chỉ có tập đoàn lãnh đạo mới mượn danh để thực hiện âm uwum xâm lược bành trướng. Sao ông không lấy Nhật Bản làm gương CT tranh thế giới thứ 2 Nhật bị Mỹ bỏ 2 quả bom nguyên tử và bị thua trận, nhưng sau chiến tranh: Nhật - Mỹ là đồng minh và cùng xây dựng thành đất nước dân giàu nước mạnh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sự thông minh, giỏi giang của con người dù đến đâu cũng có thể giải thích được, nhưng ngu như thằng Tung này thì không thể hiểu nổi.

      Xóa
    2. Ông GS này ngây thơ quá! Lịch sử Việt - Trung hàng ngàn năm nay vẫn thế. Chỉ có Trung quốc xâm lược và nhân dân Việt nam bảo vệ tổ quốc mình. Đơn giản vậy thôi. Ngày xưa, quan ngự sử là những người trung liệt, chỉ ghi sự thật. Dù phải chết. Còn ngày nay, mang danh GS sử học nhưng chỉ ăn theo nói leo theo định hướng. Thì nhân dân nào tin các ông?

      Xóa
    3. Cho nên đừng trách vì sao hiện nay học sinh, sinh viên muốn ỉa vào sách sử do các loại "giáo sư" như thằng này viết.

      Xóa
  2. Nếu nhà trường không dạy thì gia đình tự dạy sử cho con em mình! Thế hệ ông bà chúng vẫn là hiện thân của người chiến sỹ chống Tầu của mặt trận chiến tranh biên giới phía Bắc mở đầu từ tháng 2/1979! Người thật việc thật sống động biết chừng nào?

    Trả lờiXóa
  3. Thật đúng là tâm thức của kẻ cam phận nô lệ , vừa ngu vừa hèn nếu như y không phải là người Hoa hoặc kẻ bị tâm thần .

    Trả lờiXóa
  4. Ăn nói như thằng này là người Tàu chứ không phải là người Việt. Hiểu biết và ăn nói như vậy mà gọi là Giáo sư ư? Các sinh viên, hãy tẩy chay thằng này.

    Trả lờiXóa
  5. Cứt nhà không ăn, lại đi ăn cứt của Tầu. Cứt nó ngon hơn hả ông "GS" (rởm) Tung?
    Tiên sư bố ông!

    Trả lờiXóa
  6. lão bị tâm thần rồi.. họ hàng nó đầu đưa vào viện ngay mà chữa trị ..kéo nó nổi nữa âu này con cháu nó chết không nhắm mắt

    Trả lờiXóa
  7. Đáp câu hỏi : Chỉ có ăn c...của Tầu cộng mới ngu như dzậy .

    Trả lờiXóa
  8. Sao xã họi lắm thằng ngu thế

    Trả lờiXóa
  9. Đây là một tên bán nước

    Trả lờiXóa
  10. Lợn còn khôn hơn thằng này

    Trả lờiXóa
  11. Đừng so sánh chó nhé. Chó thông minh ấp tỷ lần thằng này nhiều

    Trả lờiXóa
  12. Các bạn cứ chửi, cứ chê Phạm Hồng Tung ngu đần, ăn cứt... Nhưng tôi dám chắc, khôn như Phạm Hồng Tung, ở VN không phải là nhiều. Trong giới học thuật, phàm ai muốn kiếm ăn, hiện đều có dính tí Tàu. Tung tuy không biết chữ Tàu, nhưng tinh thần Tàu thì rất thấm nhuần.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy chỉ vì miếng ăn, sẵn sàng liếm gót, đổ bô,vô liêm sỉ, mặt hếch lên cười dù bị chửi như đổ cứt vào mặt, nó là một trong điển hình của bọn gà sống( GS) VN thời nay !!!

      Xóa
  13. Có lẽ,trải qua nhiều lần “quán triệt” rồi nên hắn đã “thấm nhuần”.

    Trả lờiXóa
  14. Nhìn chung, bài trả lời của Phạm Hồng Tung về lịch sử là tạm được, chỉ có đoạn nói về quan điểm biên soạn lịch sử là không được: “Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước”. Vớ vẩn, sao phải ngồi lại bàn chuyện dạy lịch sử thế nào cho thống nhất với kẻ thù?. Vấn đề là đúng, là khách quan, chứ không phải là thống nhất day thế nào giữa hai nước cừu thù. Thế nó nói sai, nói bừa, không chấp nhận mình thì mình chịu à? Vớ vẩn, quan điểm sử học của Phạm Hồng Tung về chuyện nay rất vớ vẩn, thế thôi. Nhìn chung là quan điểm lịch sử hiện nay còn rất vớ vẩn, biến lịch sử dân tộc thành lịch sử đảng cộng sản, nên đọc rất chán. Học sinh học cũng rất chán.

    Trả lờiXóa
  15. Phạm hồng Tung là Việt gian chắc Tàu nó bỏ tiền ra mua chức GS TS cho nó , con cháu gia tộc Phạm hồng Tung có nhục không , học sinh học hắn có thành Việt gian không nhỉ?

    Trả lờiXóa
  16. Thằng Ts này không quá ngu đâu mà là láu cá có hạng đó ; Hoặc , nó là người Việt gốc Hán , hoặc tâm thức của nó thấm nhuần tư tưởng nô lệ Tầu cộng . Nó biết " Gió chiều nào che chiều ấy " nên nó phát biểu như vậy là chắc hẳn có đà để tiến thân ...Thật là hèn hạ và nhục nhã .

    Trả lờiXóa
  17. Câu này dễ trả lời không. Chỉ có ăn cứt mới ngu thế chứ ăn gì mà ngu được như Tụng đâu

    Trả lờiXóa
  18. Nếu nhập Tàu thằng này nhất định Tổng Bí Thư

    Trả lờiXóa
  19. Sao lắm đứa chết tức tưởi lại không có thằng này nhĩ?

    Trả lờiXóa
  20. Tung ơi là tung. Ngu ơi là ngu. Đốt bằng GS đi em.

    Trả lờiXóa
  21. Lịch sử không phải để đem ra cho mấy tên viết sử như Tung và tàu khựa bàn bạc xem viết và nói như thế nào? Bản chất của tên này là hèn nhác, tôi đã nghe mấy buổi trình bay về quan hệ Việt Trung, một số ông khi trình bầy có tư tưởng tự ti, hèn yếu trước tàu khựa, nói xong cút luôn không có trao đổi, thật đáng buồn. Chúng định hướng như thế này thì con em ta biết gì về lịch sử nước nhà, về anh hùng của Cha ông ta đây?

    Trả lờiXóa
  22. PHẢI ĐEM TÊN NÀY RA XỮ .TỘI BÁN NƯỚC.AI TRÁ LƯƠNG CHO NÓ LÀ CÓ TỘI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM

    Trả lờiXóa
  23. GS này từng có cuốn sách xếp anh cà phê trung nguyên ngang hàng Trần Quốc Tuấn đấy.

    Trả lờiXóa
  24. Giáo sư gì cái thằng phản bội, hèn nhát này. Đề nghị tống cổ thằng này về vườn. Toàn thể học sinh, thầy cô giáo và phụ huynh tẩy chay ngay chương trình lịch sử phổ thông do thằng này làm chủ biên. Nhìn mặt mày, nghe mày nói tao muốn nhét phân vào miệng mày. Mở miệng ra mày không biết ngu à, thằng giáo sư vịt kia. Bao nhiêu xương máu của đồng bào vùng biên cương và các chiến sĩ mà mày lại cho rằng cần phải đem ra hòa giải, ngã giá với quân thù để viết lịch sử. Mà tại sao một thằng cặn bã của dân tộc lại đứng trong hàng ngũ những người viết lịch sử dân tộc. Những người có uy tín cần phải vạch mặt thằng này, kiến nghị lên trên loại bỏ nó.

    Trả lờiXóa
  25. Mấy Bác cứ chửi hắn ngu, mà hắn thì sống trên đầu trên cổ mấy Bác, đã vậy lại được cấp bằng TS DẠY con mấy Bác là sao. Ai Ngu , ai dại , ai khôn đây nhỉ..?

    Trả lờiXóa
  26. Nên thu hồi bằng Tiến sĩ và Giáo sư của Phạm Hồng Tung vì cả kiến thức lẫn đạo đức đều không xứng đáng.

    Trả lờiXóa
  27. TÔI PHẢN ĐỐI PHẠM HỒNG TUNG LÀM CHỦ BIÊN SÁCH LỊCH SỬ DẠY CHO HỌC SINH CẢ NƯỚC. ĐỀ NGHỊ CÁC NHÀ KHOA HỌC, CÁC THÀY CÔ GIÁO, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH TẨY CHAY PHẠM HỒNG TUNG. NẾU ĐỂ TUNG CHỦ BIÊN THÌ HỎNG HẾT CON CÁI CHÚNG TA.

    Trả lờiXóa