Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

CHUYỆN TỪ ĐIỂN NGUYỄN LÂN QUAN HỆ TỚI HỌC THUẬT NƯỚC NHÀ


Đoàn Lê Giang
(PGS.TS Văn học, ĐH KHXH và Nhân văn Tp HCM)

CHUYỆN TỪ ĐIỂN NGUYỄN LÂN CÓ QUAN HỆ TỚI HỌC THUẬT NƯỚC NHÀ

Thực ra nếu như chỉ là câu chuyện cá nhân cụ Nguyễn Lân thì có lẽ không cần tốn giấy mực hay không gian mạng đến thế, vì nhiều người viết về cụ mà hầu như không hề gặp mặt hay có quan hệ gì với cụ cũng như gia đình họ Nguyễn Lân (lưu ý có một dòng Nguyễn Lân khác nữa thuộc hậu duệ Nguyễn Văn Vĩnh). Tôi là một trong những trường hợp như thế. Tuy nhiên câu chuyện từ điển của cụ lại hàm chứa nhiều vấn đề: 


(1) Có chuyện háo danh không - khi một người viết sách luôn luôn ký là Giáo sư trong khi nhà nước chưa bao giờ phong cho mình, còn nếu bảo là "giáo sư trung học trở lên" thì cũng không ai ký như vậy, vì đây là từ tôn xưng, tức là từ người khác gọi mình chứ bản thân mình không bao giờ tự xưng như thế! 

(2) Có vấn đề thần tượng hóa một học giả, một nhà khoa học (bao gồm cả việc trao giải) không, trong khi viết sách như cụ Nguyễn Lân thì cũng chỉ là thầy giáo bình thường, người viết sách bình thường, vì viết có đúng có sai, đúng thì bình thường mà sai thì nghiêm trọng;
 
(3) Có vấn đề học phiệt không - khi người ta phê bình mình thì mình không trả lời, hoặc có trả lời thì trịch thượng quy kết họ sai mà không thèm giải thích, coi dưới mắt mình không có ai đáng để cho mình trao đổi học thuật (thành ngữ Hán Việt gọi là "Mục hạ vô nhân"); 

(4) Có vấn đề lợi ích nhóm học thuật không? lợi ích ấy dẫn đến bênh vực vô lối - bênh vực mà không có lý lẽ gì, hoặc lý lẽ ngây ngô dưới mức trung bình? 

(5) Có hay không âm mưu đưa tư tưởng, học thuật quay trở lại thời bao cấp: mượn mồm người nọ người kia, dùng quyền uy để quy chụp chính trị thay cho tranh luận học thuật không?

Chính vì những lẽ đó mà sách HTC mới được đông đảo ủng hộ - ủng hộ cái đúng trong học thuật và hơn thế nữa: ủng hộ một thái độ học thuật. Và cũng chính vì lẽ đó mà nhiều người nghiên cứu trong đó có tôi phải lên tiếng ủng hộ HTC và "cảnh cáo các nhà học phiệt". Vì những việc làm trên có hại cho tâm thuật, học thuật nước nhà. Nếu chỉ vì cá nhân cụ Nguyễn Lân - một người tôi không quen biết, sách cụ tôi trước kia tôi chưa từng đọc - thì tôi chẳng mất công đề cập đến làm gì! Tôi đồng ý với anh Chu Mộng Long khép vấn đề từ điển Nguyễn Lân ở đây, ở trên FB của tôi.

23 nhận xét :

  1. Câu chuyện về cuốn sách của Hoàng Tuấn Công có lẽ sẽ không ồn ào trên mạng xã hội đến thế nếu không có những chỉ trích gay gắt của một số người vào cá nhân HTC để bênh vực giáo sư Nguyễn Lân, đồng thời gán cho HTC những "tội" mà HTC không có.
    Mới hay, không phải cứ là GS-TS này nọ thì muốn nói sao cũng được, nói sai thì không ai nghe đâu và thậm chí sẽ tự hạ thấp uy tín của mình, thưa các vị GS-TS.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói về chuyện hóa danh thì chưa hẳn, vì gia đình cụ NL con cái học hành thành đạt cả, tất cả đều trở thành nhà khoa học đáng kính nể! Song cũng có người hỏi các con cụ Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ không thấy ai đi bộ đội, nếu có với truyền thống ấy các con cụ phải là người cấp tướng chứ chẳng chơi?

      Xóa
    2. Mình cũng có ý đấy . Cho nên Cụ ấy mới đấu tố Trương Tửu và Trần Đức Thảo

      Xóa
  2. Câu chuyện về cuốn sách của Hoàng Tuấn Công có lẽ sẽ không ồn ào trên mạng xã hội đến thế nếu không có những chỉ trích gay gắt của một số người vào cá nhân HTC để bênh vực giáo sư Nguyễn Lân, đồng thời gán cho HTC những "tội" mà HTC không có.
    Mới hay, không phải cứ là GS-TS này nọ thì muốn nói sao cũng được, nói sai thì không ai nghe đâu và thậm chí sẽ tự hạ thấp uy tín của mình, thưa các vị GS-TS.

    Trả lờiXóa
  3. Nếu quả thật, CHUYỆN TỪ ĐIỂN NGUYỄN LÂN CÓ QUAN HỆ TỚI HỌC THUẬT NƯỚC NHÀ, thì lại không bao giờ "khép" được!

    Trả lờiXóa
  4. Tôi lại không đồng ý khép lại. Chả lẽ cả dân tộc Việt Nam 90 triệu con nguwoiwif chịu để ô danh vì một sự sai trái trong học thuật? Chưa nói con cháu tiêm nhiễm phải cái sai này thì có phải méo mó tư duy không?

    Trả lờiXóa
  5. Bác Long rất xuất sắc trong tư duy khoa học, nhưng có vẻ yếu đuối trong đấu tranh. Sự hiểu biết của bác là vô giá, nhưng bác phải để lại cho hậu sinh qua tranh luận dể loại bỏ cái sai trong học thuật. Hãy tiến lên cùng dân tộc, bác!

    Trả lờiXóa
  6. Những bài luận bút của bác Long mẫu mực về kiến thức bách khoa, về thái độ nghiêm cẩn và chừng mực, rất có lý có tình. Tôi còn daw làm mẫu đây này bác. Hẫy cố lên đến bao giờ rạch ròi thì thôi

    Trả lờiXóa
  7. Học thuật khác với chính trị. Học thuật mà áp đặt là tuyệt diệt cả dân tộc, không còn dịp sửa lại

    Trả lờiXóa
  8. Tôi đồng tình với TS Chu Mộng Long và TS Đoàn Lê Giang là nên khép vấn đề Từ điển của cụ Nguyễn Lân ở đây. Vì có tranh luận tiếp cũng sẽ không có câu trả có tính pháp lý nào về việc đúng - sai. Bởi lẽ chúng ta đang thiếu 1 cơ quan/tổ chức " cầm CƯƠNG nảy mực"???? (Ấy chết, xin lỗi các bạn, tôi nói nhệu theo cách nói của cụ Nguyễn Lân; mà phải nói đúng theo dân gian là " cầm CÂN nảy mực")trong lĩnh vực ngôn ngữ.
    Cái được lớn nhât trong vụ này tôi thấy đó là lần đầu iên có một cuộc tranh luận khá rộng rãi, sòng phẳng theo đúng nghĩa để soi xét khách quan một vấn đề khá nhức nhối lâu nay về từ- ngữ tiếng Việt. Từ các bài viết của HTC cũng như ý kiến phân tích của TS Long, TS Giang thực sự bản thân tôi thấy sáng ra bao vấn đề về ngôn từ tiếng mẹ để mà bấy lâu mình chưa hiểu hết. Từ đó hiểu thêm cái chiều sâu của ý nghĩ, cách dùng từ - ngữ thật tài tình của ông cha ta từ ngàn đỡi xưa. Và cũng chính vì lẽ đó mà tôi càng thấy tự hào về vẻ đẹp của Tiếng Việt.

    Trả lờiXóa
  9. Ô, hóa ra cụ Nguyễn Lân là GS rởm à ?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ Nguyễn Lân không phải là giáo sư rởm. Thời Pháp thuộc, kể cả ở miền Nam từ những năm 1975 về trước, ai đi dạy học đều được gọi là giáo sư. Cụ Nguyễn lân đi dạy học từ thời chế độ cũ nên người ta gọi cụ là giáo sư (GS). Chỉ ngạc nhiên là khi chuyển sang làm việc cho Việt nam DCCH thì thay vì cụ phải ghi chức danh là NHÀ GIÁO Nguyễn Lân thì cụ lại cứ GS Nguyễn Lân nên mọi người mới hiểu nhầm cụ là GS " rởm " - oan cho cụ lắm lắm !!!

      Xóa
  10. Mấy ông GS-TS ở viện nầy, viện nọ về văn hóa ăn lương của dân chết đâu hết rồi, sao không thấy ai lên tiếng. Thật là xấu mặt. Ông Hoàng Tuấn Công sẽ được văn hóa Việt ghi nhận.

    Trả lờiXóa
  11. Sao lại là "khép lại" ? Tôi tin NXD tiếp tục cho xuất hiện các ý kiến khác nữa. Chỉ có lợi cho mọi người. Đây có phải việc luật pháp đâu mà cần một cơ quan "cầm cân nảy mực". TH đang tìm cơ quan ấy đấy, cơ quan (mạo danh và lạm quyền) lên tiếng là tất cả phải im bặt, chỉ việc tuân lệnh !. Ai đó nói rằng thầy thuốc sai thì chết một người, lãnh đạo sai thì chết một thế hệ, văn hóa sai thì chết muôn đời. Mạn phép "TSKH" Tân ghi tiếp lời răn dạy. Văn hóa đúng là ai cũng ở đúng vị trí của mình, cả hệ thống sẽ chuyển động nhịp nhàng và hiệu quả ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi nói chúng ta còn thiếu cơ quan " cầm cân nảy mực" là nói đến "cầm cân nảy mực ĐÍCH THỰC" đấy bạn. Còn như mấy ông TS, GS của mấy cái Viện ngôn ngữ nào đó - nghe "danh" thì rất oai, rất oách, nhưng đấy đâu có phải là "CÂN" và "MỰC" đích thực! Ông cha chúng ta đã dạy rồi :" cái áo chẳng làm nên thày tu". Vì xã hội ta qua nhiều các ông TS/GS kiểu đó nên mới bị tụt hậu như ngay nay đó bạn.

      Xóa
  12. Đi tìm sự thật vạch vòi chỉ ra những cái che dấu sự thật là tiến trình tự thân của xã hội trên con đường phát triển học thuật. Vì thế, đúng sai trong nội dung từ điển cụ Nguyễn Lân viết ra và câu chuyện hành xử cụ thể với những cái sai đó của bản thân cụ Nguyễn Lân và các vị chức sắc sớm muộn cũng được giới học thuật và xã hội chỉ ra, một sự tất nhiên của quá trình đòi hỏi trả lại sự trong sáng vốn có của tiếng Việt. Vây thì có muốn khép lại cũng chẳng được đâu!

    Trả lờiXóa
  13. Tự phong không dởm thì thật à?

    Trả lờiXóa
  14. Em cũng có trình độ đến biết cái sai của cụ Lân. Em cũng đi dạy học như cụ. Vậy em xin tự phong giáo sư đây, các bác nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất nhiên là bạn có thể tự phong cho GS cho mình, nếu bạn muốn - trừ khi bạn làm TỪ ĐIỂN.

      Xóa
  15. Cụ Lân là Giáo Sư Bình Dân Học Vụ rất đúng

    Trả lờiXóa
  16. Phải nói là đời cụ Lân rất hoành tráng. Sống tự phong giáo sư. Sách viết linh tinh lang tang có cả bầy đàn bảo vệ. Đời mà như thế khác gì tiên

    Trả lờiXóa
  17. Sao lại khép lại ,đây là vấn đề về những tồn tại trong học thuật nước ta trong một thời kỳ dài nên cần mổ xẻ đến nơi đến chốn.Vấn đề bây giờ đâu chỉ là Nguyễn Lân

    Trả lờiXóa
  18. Bài viết quá chí lý, nhận xét quá chuẩn xác. Trong tiến trình phát triển xã hội của loài người, về Văn hóa những gì tinh hoa sẽ trường tồn, còn không thì tự đào thải hết.

    Trả lờiXóa