LẠI THÊM ĐỨA DỐT HAY CÃI
Tôi không thể tưởng tượng nổi cái anh Phó giáo sư - Tiến sĩ (hay Phó cối?) Lê Đức Luận trong bài viết trên trang Infonet đọc hiểu kiểu gì mà chữ tác tạc ra chữ tộ rồi cãi chày.
Tôi không thể tưởng tượng nổi cái anh Phó giáo sư - Tiến sĩ (hay Phó cối?) Lê Đức Luận trong bài viết trên trang Infonet đọc hiểu kiểu gì mà chữ tác tạc ra chữ tộ rồi cãi chày.
Xem bài ở đây: http://infonet.vn/sach-bat-loi-nha-giao-nguyen-lan-co-cau-tac-gia-sai-ma-cu-nguyen-lan-dung-post235971.info
1. Hai câu "Lành làm gáo, vỡ làm môi", “Lành làm thúng thủng làm mê”, rành rành Hoàng Tuấn Công phê Nguyễn Lân "thiếu ý quan trọng" và chua thêm nghĩa bóng chứ không phê Nguyễn Lân sai. Vậy mà anh phó cối diễn giải dài dòng theo logic của mình (chứ không phải của dân gian) rồi phán Hoàng Tuấn Công sai và kết luận "Theo tình huống này thì ý của cụ NL là hợp lí". Thưa ông phó cối, có vô số thành ngữ, tục ngữ của dân gian đều theo phép loại suy chứ không theo cái lí "lành"/ "vỡ", "lành", "thủng" theo cách suy luận logic của ông đâu! Nghĩa bóng Hoàng Tuấn Công thêm vào: "Không sợ đụng chạm, không sợ hỏng việc, sẵn sàng chấp nhận mọi tình huống, kể cả sự đổ vỡ" là hoàn toàn chính xác đấy, ông phó cối ạ!
2. Câu “Mặt sứa gan lim, mặt rắn như sành”, Hoàng Tuấn Công không ngu đến mức như cách đọc hiểu của ông phó cối: "Ruột của con sứa thì đen nhưng mà rắn như lim thì anh Công chỉ tưởng tượng ra thôi". Có nghĩa là ông Phó cối cho rằng Hoàng Tuấn Công nói gan con sứa cứng như gỗ lim! Rành rành Hoàng Tuấn Công giải nghĩa theo từng vế: “Mặt sứa” (bề ngoài) thì tỏ vẻ hiền lành, trắng bợt, mềm nhũn như con sứa (một loài động vật không xương sống ở biển, thân rất mềm, trắng), nhưng bên trong (gan) lại đen và rắn như gỗ lim". Chủ ngữ của câu này là ai? Ông phó cối hiểu là con sứa à? Con sứa có mặt thì mềm, gan thì cứng à? Đứa trẻ lớp ba cũng hiểu chủ ngữ là kẻ nào đó có mặt sứa nhưng gan lim chứ không thể hiểu con sứa có gan lim! Trong trường hợp này, riêng "mặt sứa, gan lim" là thành ngữ, nó tồn tại như một từ chỉ tính chất của một chủ thể khác chứ không phải là một câu tục ngữ có đủ chủ ngữ, ông phó cối ạ!
3. Câu “Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào”, cả Nguyễn Lân lẫn Phó cối Lê Đức Luận sai đứt đuôi con nòng nọc mà còn gân cổ cãi. Rõ ràng là Nguyễn Lân đã diễn xuôi một cách thô thiển: "Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào” ý nói chỉ sợ chồng ghét thì khó sống với nhau, chứ mẹ chồng mà ghét thì không ngại". Ông Phó cối có biện luận kiểu gì cũng không thuyết phục hơn Hoàng Tuấn Công: "Vì sao chồng ghét thì khó sống, trong khi mẹ chồng ghét thì lại không đáng ngại ? GS chỉ mới dừng ở mức diễn xuôi câu tục ngữ, nên không thoả mãn được nhu cầu tìm hiểu của người đọc. Ý dân gian là: khi chồng giận dữ (ghét) thì nên tránh đi (ra). (Có câu “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa một đời không khê” hoặc “Chồng đánh tại miệng”). Còn mụ gia (mẹ chồng) có mắng (ghét) thì cũng không nên tỏ thái độ, giận dỗi bỏ đi mà nên biết chịu đựng, làm lành (vào). Đó là lời răn dạy cách ứng xử, ăn ở của người vợ đối với chồng và mẹ chồng.
1. Hai câu "Lành làm gáo, vỡ làm môi", “Lành làm thúng thủng làm mê”, rành rành Hoàng Tuấn Công phê Nguyễn Lân "thiếu ý quan trọng" và chua thêm nghĩa bóng chứ không phê Nguyễn Lân sai. Vậy mà anh phó cối diễn giải dài dòng theo logic của mình (chứ không phải của dân gian) rồi phán Hoàng Tuấn Công sai và kết luận "Theo tình huống này thì ý của cụ NL là hợp lí". Thưa ông phó cối, có vô số thành ngữ, tục ngữ của dân gian đều theo phép loại suy chứ không theo cái lí "lành"/ "vỡ", "lành", "thủng" theo cách suy luận logic của ông đâu! Nghĩa bóng Hoàng Tuấn Công thêm vào: "Không sợ đụng chạm, không sợ hỏng việc, sẵn sàng chấp nhận mọi tình huống, kể cả sự đổ vỡ" là hoàn toàn chính xác đấy, ông phó cối ạ!
2. Câu “Mặt sứa gan lim, mặt rắn như sành”, Hoàng Tuấn Công không ngu đến mức như cách đọc hiểu của ông phó cối: "Ruột của con sứa thì đen nhưng mà rắn như lim thì anh Công chỉ tưởng tượng ra thôi". Có nghĩa là ông Phó cối cho rằng Hoàng Tuấn Công nói gan con sứa cứng như gỗ lim! Rành rành Hoàng Tuấn Công giải nghĩa theo từng vế: “Mặt sứa” (bề ngoài) thì tỏ vẻ hiền lành, trắng bợt, mềm nhũn như con sứa (một loài động vật không xương sống ở biển, thân rất mềm, trắng), nhưng bên trong (gan) lại đen và rắn như gỗ lim". Chủ ngữ của câu này là ai? Ông phó cối hiểu là con sứa à? Con sứa có mặt thì mềm, gan thì cứng à? Đứa trẻ lớp ba cũng hiểu chủ ngữ là kẻ nào đó có mặt sứa nhưng gan lim chứ không thể hiểu con sứa có gan lim! Trong trường hợp này, riêng "mặt sứa, gan lim" là thành ngữ, nó tồn tại như một từ chỉ tính chất của một chủ thể khác chứ không phải là một câu tục ngữ có đủ chủ ngữ, ông phó cối ạ!
3. Câu “Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào”, cả Nguyễn Lân lẫn Phó cối Lê Đức Luận sai đứt đuôi con nòng nọc mà còn gân cổ cãi. Rõ ràng là Nguyễn Lân đã diễn xuôi một cách thô thiển: "Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào” ý nói chỉ sợ chồng ghét thì khó sống với nhau, chứ mẹ chồng mà ghét thì không ngại". Ông Phó cối có biện luận kiểu gì cũng không thuyết phục hơn Hoàng Tuấn Công: "Vì sao chồng ghét thì khó sống, trong khi mẹ chồng ghét thì lại không đáng ngại ? GS chỉ mới dừng ở mức diễn xuôi câu tục ngữ, nên không thoả mãn được nhu cầu tìm hiểu của người đọc. Ý dân gian là: khi chồng giận dữ (ghét) thì nên tránh đi (ra). (Có câu “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa một đời không khê” hoặc “Chồng đánh tại miệng”). Còn mụ gia (mẹ chồng) có mắng (ghét) thì cũng không nên tỏ thái độ, giận dỗi bỏ đi mà nên biết chịu đựng, làm lành (vào). Đó là lời răn dạy cách ứng xử, ăn ở của người vợ đối với chồng và mẹ chồng.
Dị bản: “Chồng giận thì ra, mụ gia giận thì vào”. Cách diễn giải dây cà ra dây muống của ông Phó cối trong bài viết càng làm đổ vỡ thần tượng mà các ông tôn sùng!
4. Câu "“Mỡ để miệng mèo”, Nguyễn Lân cũng giảng nghĩa cũng rất thô thiển: "Mỡ để miệng mèo. Đặt trước mặt người ta một thứ gì mà người ta đương mong muốn". Hoàng Tuấn Công bình nhẹ nhàng: "Chưa đúng điều cần nói của thành ngữ. Nghĩa bóng: Để một vật quý trong tình trạng hớ hênh, khiến kẻ đang thèm muốn có thể dễ dàng chiếm đoạt; Hành động, việc làm hớ hênh, dại dột". Sai là sai chỗ nào mà đặt câu hỏi: "Vậy ông NL có sai và HTC đúng không?". Tôi lại tin chắc là ông Phó cối đọc không hiểu Hoàng Tuấn Công viết gì nên cứ theo đà tỏ ra hiểu biết mà diễn giải dài dòng và càng diễn giải càng thô thiển.
Nếu góp ý thêm cho Hoàng Tuấn Công thì theo tôi nên nói gọn thế này: vẫn còn thiếu nghĩa "mỡ để miệng mèo" là khiêu khích! Chẳng hạn, bà mẹ nói với con gái: trông mày hơ hớ như thế khác nào mỡ để miệng mèo? Hàm ý bà muốn nói ăn mặc như thế là khiêu khích bọn đàn ông dâm đãng.
Xem ra bài phản biện của một chuẩn Phó giáo sư - Tiến sĩ còn tệ hơn bài viết ăn theo nói leo của nhà báo, nhà giáo Thanh Hằng!
Nhắc anh Phó cối một câu, trước khi muốn phản biện ai đó, hãy rèn kĩ năng đọc hiểu cho tốt để hiểu người ta viết gì đã rồi hãy vung chày!
Đã PGS tất phải dạy học. Thầy cô thế này thì học sinh không ngu mới là chuyện lạ
Trả lờiXóaÔNg Phùng Quang Nhạ ơi, ngành ông xem như ung thư giai doạn cuối rồi
Trả lờiXóanó viết mà không hiểu mình viết cái gì, vãi cho cái trình độ phó giáo sư, phải không CHU MỘNG LONG
Trả lờiXóaBáo Infonet đăng bài viết của "phó cối" LÊ ĐỨC LUÂN nhưng lại không mở mục bình luận để mọi người vào bình luận. Tiếc quá.
Trả lờiXóaNếu báo infonet có mở mục bình luận thì tôi sẽ copy bài của cụ Chu Mộng Long vào đó để mọi người biết rõ hơn trình độ đọc hiểu của "phó cối" Lê Đức Luận
Cảm ơn cụ Chu Mộng Long vì bài viết hấp dẫn và thuyết phục.
Hay thật.
Trả lờiXóaDân dã mà khoa học.
Tôi thấy bác Chu Mộng Long nói chí lí. Ông Luận viết với giọng kẻ cả, gọi tên anh Hoàng Tuấn Công trống không (chỉ gọi Công) là một cách xưng hô không đáng có. Và lí lẽ của PGS.TS Lê Đức Luận cũng không mấy thuyết phục. Ông Luận càng bình luận góp ý thì càng lộ ra sự hạn hẹp trong kiến văn.
Trả lờiXóaQuá chuẩn !
Trả lờiXóaông PHÓ này dốt thật
Trả lờiXóaMột cái tát đích đáng dành cho Phó...phó cối cùn.Cảm ơn bác Chu Mộng Long,kính chúc bác sức khỏe để có những tát mạnh mẽ hơn nữa dành cho bọn DLV văn học
Trả lờiXóaThời buổi này thì hạng Phó cối đó nhiều vô số kể, không thể đếm xiết.
Trả lờiXóaÔng phó cối này chắc là sản phẩm của lò ấp tiến sỹ "viện KHXHVN"?
Trả lờiXóa