15-09-2017
TIẾN SĨ LÒ ẤP BỊA RA CÁI SAI CỦA HOÀNG TUẤN CÔNG
ĐỂ ĐÁNH HÒA CẢ LÀNG???
Lời dẫn của Chu Mộng Long: TS. Lã Trọng Long không chịu mình dốt, cho nên tiếp tục cãi. Dốt thì ai cũng có nhưng phải biết mình dốt để học hỏi chứ cố tình cãi bậy thì bị mắng là đúng chứ đừng chụp mũ người ta xúc phạm. Đã khép lại vụ Từ điển Nguyễn Lân, nhưng thấy ngứa tai đành viết tiếp. Viết cho kẻ hay cãi và cho những người dễ bị mắc lừa đọc.
1) Lã Trọng Long chịu khó thống kê tổng mục từ trong Từ điển của Nguyễn Lân và số lượng mục từ chỉ ra sai sót của Hoàng Tuấn Công để kết luận Từ điển Nguyễn Lân: “Sai sót chiếm tỷ lệ 1,03%”. Họ Lã quên là Hoàng Tuấn Công chưa đủ thời gian và đủ sức chỉ ra hết tất cả những cái sai mà chỉ dồn vào những cái sai căn bản và tối thiểu trong cái từ điển ấy.
2) Để đánh hòa cả làng, Lã Trọng Long chỉ ngược lại cái sai của Hoàng Tuấn Công. Nhưng rất tiếc toàn cắt xén và bịa đặt để đánh lừa những người không đọc sách.
- Mục từ “bát dật”, Hoàng Tuấn Công giải thích rành rành: “Dật” ở đây không phải là “yên vui” mà có nghĩa là hàng. Không biết chữ “dật” với nghĩa “yên vui” có tự hình như thế nào, và GS. Nguyễn Lân căn cứ vào sách nào?” Lã Trọng Long bịa ra: "Múa bát dật theo Từ điển phổ thông Trung Quốc: dật là xếp hàng mà múa hát chứ không phải như giải thích: dật: hàng dật mà Hoàng Tuấn Công đã viết ở trên”. Ừ, Hoàng Tuấn Công có dựa vào Từ điển Thiều Chửu: Dật: hàng dật, mà tôi thấy Từ điển phổ thông, Từ điển Trần Văn Chánh cũng đều giải thích như vậy cả, ông Lã ạ. Có lẽ ông bắt bẻ Từ điển Thiều Chửu ghép “hàng dật” là sai?
Ông Lã dẫn sách "Minh Mệnh chính yếu" với cái lí “mỗi khi Hoàng đế (Minh Mệnh) kể lại công đức của tiên đế, Ngài luôn than khóc...” từ đó suy ra phải sau Minh Mệnh nguyên niên 10 năm thì không rõ đó là cái lí gì? Cứ than khóc là mất 10 năm?
Tôi cũng không rõ trình độ Hán văn của ông Lã cỡ nào mà dịch câu: “Văn vũ vũ sư các nhị nhân, vũ sinh lục thập tứ nhân, phân tả hữu nhị liệt” thành “Văn vũ thì dùng bát dật, chia thành 2 hàng tả hữu” rồi kết luận như đinh đóng cột rằng, 2 hàng chứ không phải 8 hàng? Trong khi câu ấy hoàn toàn đúng với ý của Hoàng Tuấn Công: “Đội múa gồm 64 nam chia thành tám hàng (bát dật), mỗi hàng tám người chia thành hai nhóm: võ và văn” (tr.237).
- Đọc đến mục từ “bất chắc” thì tôi phải cười văng cả răng khi thấy ông Lã không hiểu Hoàng Tuấn Công viết gì. Hoàng Tuấn Công dẫn Huệ Thiên: “Cho là không có chuyện in sai thì 2 tiếng bất chắc chẳng qua cũng chỉ là do ông Tú Mỡ “sáng tác” mà thôi”. Ôi giời ơi, Ông Lã không biết hàm ý Huệ Thiên và Hoàng Tuấn Công muốn mỉa mai cái từ “bất chắc” chỉ có thể nằm trong thơ văn trào phúng, tức hài hước, chứ có nói Tú Mỡ sáng tác đâu hè? Vậy mà ông Lã lại bắt bẻ như một đứa con nít: “Ông Hoàng Tuấn Công có thể cho biết ông Tú Mỡ sáng tác từ hồi nào?” Còn từ “bất trắc” thì thưa ông Lã, không đợi Phan Bội Châu hay Vũ Trọng Phụng mà ông mang ra khoe, kẻ ngu nhất cũng biết nó đã có từ thời thượng cổ và sử dụng phổ biến.
- Nghĩa từ điển phải là nghĩa phổ thông, các ông gọi “chuyển khẩu” thời Pháp thuộc đồng nghĩa với "nhập cảnh, xuất cảnh", rồi lấy “bánh chưng nhân đường” đâu đó ở Hải Phòng ra cãi là có thật, thì thưa ông Lã, từ điển Nguyễn Lân chắc chỉ dùng cho một vài người thời Pháp thuộc còn sót lại hay cho một địa phương của các ông?
- Chữ “cứu” Hoàng Tuấn Công tra đến tận gốc và hiểu đúng chuyên môn, ông lấy Từ điển phổ thông Trung Quốc ra cãi với cái lí “trên một số bộ phận nào đó của cơ thể” theo từ điển này chính là chữa ngoài da, đúng như Nguyễn Lân giải thích, thì kinh hãi cho cách hiểu của ông!
3) Cuối cùng họ Lã không đủ sức cãi hết bèn lấy 5 trường hợp trên ra cãi, mà cãi đâu thì chồng thêm cái sai đó, rồi kết luận xanh rờn: Nguyễn Lân 51.700 mục từ chỉ sai có 532 mục từ, tỉ lệ 1%; còn Hoàng Tuấn Công 5 trường hợp, sai 4, tỉ lệ 4%??? Vào nhà người ta bắt trộm 5 con gà trong đàn gà nhổ lông ăn sống tại chỗ rồi hô hoán lên trong đó có 4 con gà mắc dịch? Ai dạy ông cách thống kê và tính xác suất kiểu ấy? Khoa học nào vậy?
Cãi cho Nguyễn Lân như vậy thì không cãi có hơn không? Thôi hãy để cụ Nguyễn Lân yên nghỉ, ông Tiến sĩ lò ấp ạ!
------------
Link bài của Lã Trọng Long:
http://infonet.vn/so-sanh-ty-le-sai-sot-trong-tu-dien-cua-g…
http://infonet.vn/so-sanh-ty-le-sai-sot-trong-tu-dien-cua-g…
TIẾN SĨ LÒ ẤP BỊA RA CÁI SAI CỦA HOÀNG TUẤN CÔNG
ĐỂ ĐÁNH HÒA CẢ LÀNG???
Lời dẫn của Chu Mộng Long: TS. Lã Trọng Long không chịu mình dốt, cho nên tiếp tục cãi. Dốt thì ai cũng có nhưng phải biết mình dốt để học hỏi chứ cố tình cãi bậy thì bị mắng là đúng chứ đừng chụp mũ người ta xúc phạm. Đã khép lại vụ Từ điển Nguyễn Lân, nhưng thấy ngứa tai đành viết tiếp. Viết cho kẻ hay cãi và cho những người dễ bị mắc lừa đọc.
1) Lã Trọng Long chịu khó thống kê tổng mục từ trong Từ điển của Nguyễn Lân và số lượng mục từ chỉ ra sai sót của Hoàng Tuấn Công để kết luận Từ điển Nguyễn Lân: “Sai sót chiếm tỷ lệ 1,03%”. Họ Lã quên là Hoàng Tuấn Công chưa đủ thời gian và đủ sức chỉ ra hết tất cả những cái sai mà chỉ dồn vào những cái sai căn bản và tối thiểu trong cái từ điển ấy.
2) Để đánh hòa cả làng, Lã Trọng Long chỉ ngược lại cái sai của Hoàng Tuấn Công. Nhưng rất tiếc toàn cắt xén và bịa đặt để đánh lừa những người không đọc sách.
- Mục từ “bát dật”, Hoàng Tuấn Công giải thích rành rành: “Dật” ở đây không phải là “yên vui” mà có nghĩa là hàng. Không biết chữ “dật” với nghĩa “yên vui” có tự hình như thế nào, và GS. Nguyễn Lân căn cứ vào sách nào?” Lã Trọng Long bịa ra: "Múa bát dật theo Từ điển phổ thông Trung Quốc: dật là xếp hàng mà múa hát chứ không phải như giải thích: dật: hàng dật mà Hoàng Tuấn Công đã viết ở trên”. Ừ, Hoàng Tuấn Công có dựa vào Từ điển Thiều Chửu: Dật: hàng dật, mà tôi thấy Từ điển phổ thông, Từ điển Trần Văn Chánh cũng đều giải thích như vậy cả, ông Lã ạ. Có lẽ ông bắt bẻ Từ điển Thiều Chửu ghép “hàng dật” là sai?
Ông Lã dẫn sách "Minh Mệnh chính yếu" với cái lí “mỗi khi Hoàng đế (Minh Mệnh) kể lại công đức của tiên đế, Ngài luôn than khóc...” từ đó suy ra phải sau Minh Mệnh nguyên niên 10 năm thì không rõ đó là cái lí gì? Cứ than khóc là mất 10 năm?
Tôi cũng không rõ trình độ Hán văn của ông Lã cỡ nào mà dịch câu: “Văn vũ vũ sư các nhị nhân, vũ sinh lục thập tứ nhân, phân tả hữu nhị liệt” thành “Văn vũ thì dùng bát dật, chia thành 2 hàng tả hữu” rồi kết luận như đinh đóng cột rằng, 2 hàng chứ không phải 8 hàng? Trong khi câu ấy hoàn toàn đúng với ý của Hoàng Tuấn Công: “Đội múa gồm 64 nam chia thành tám hàng (bát dật), mỗi hàng tám người chia thành hai nhóm: võ và văn” (tr.237).
- Đọc đến mục từ “bất chắc” thì tôi phải cười văng cả răng khi thấy ông Lã không hiểu Hoàng Tuấn Công viết gì. Hoàng Tuấn Công dẫn Huệ Thiên: “Cho là không có chuyện in sai thì 2 tiếng bất chắc chẳng qua cũng chỉ là do ông Tú Mỡ “sáng tác” mà thôi”. Ôi giời ơi, Ông Lã không biết hàm ý Huệ Thiên và Hoàng Tuấn Công muốn mỉa mai cái từ “bất chắc” chỉ có thể nằm trong thơ văn trào phúng, tức hài hước, chứ có nói Tú Mỡ sáng tác đâu hè? Vậy mà ông Lã lại bắt bẻ như một đứa con nít: “Ông Hoàng Tuấn Công có thể cho biết ông Tú Mỡ sáng tác từ hồi nào?” Còn từ “bất trắc” thì thưa ông Lã, không đợi Phan Bội Châu hay Vũ Trọng Phụng mà ông mang ra khoe, kẻ ngu nhất cũng biết nó đã có từ thời thượng cổ và sử dụng phổ biến.
- Nghĩa từ điển phải là nghĩa phổ thông, các ông gọi “chuyển khẩu” thời Pháp thuộc đồng nghĩa với "nhập cảnh, xuất cảnh", rồi lấy “bánh chưng nhân đường” đâu đó ở Hải Phòng ra cãi là có thật, thì thưa ông Lã, từ điển Nguyễn Lân chắc chỉ dùng cho một vài người thời Pháp thuộc còn sót lại hay cho một địa phương của các ông?
- Chữ “cứu” Hoàng Tuấn Công tra đến tận gốc và hiểu đúng chuyên môn, ông lấy Từ điển phổ thông Trung Quốc ra cãi với cái lí “trên một số bộ phận nào đó của cơ thể” theo từ điển này chính là chữa ngoài da, đúng như Nguyễn Lân giải thích, thì kinh hãi cho cách hiểu của ông!
3) Cuối cùng họ Lã không đủ sức cãi hết bèn lấy 5 trường hợp trên ra cãi, mà cãi đâu thì chồng thêm cái sai đó, rồi kết luận xanh rờn: Nguyễn Lân 51.700 mục từ chỉ sai có 532 mục từ, tỉ lệ 1%; còn Hoàng Tuấn Công 5 trường hợp, sai 4, tỉ lệ 4%??? Vào nhà người ta bắt trộm 5 con gà trong đàn gà nhổ lông ăn sống tại chỗ rồi hô hoán lên trong đó có 4 con gà mắc dịch? Ai dạy ông cách thống kê và tính xác suất kiểu ấy? Khoa học nào vậy?
Cãi cho Nguyễn Lân như vậy thì không cãi có hơn không? Thôi hãy để cụ Nguyễn Lân yên nghỉ, ông Tiến sĩ lò ấp ạ!
------------
Link bài của Lã Trọng Long:
http://infonet.vn/so-sanh-ty-le-sai-sot-trong-tu-dien-cua-g…
http://infonet.vn/so-sanh-ty-le-sai-sot-trong-tu-dien-cua-g…
Bánh chưng nhân đường: Nghĩa là bánh mà nhân chỉ có một nguyên liệu duy nhất là đường.
Trả lờiXóaLoại bánh chưng nhân đường như vậy thì cả thế giới không đâu làm. Chắc chắn là vậy.
Tuy nhiên có bánh chưng nhân mặn : Nhân mặn gồm đậu xanh và thịt thêm gia vị muối hạt tiêu...v..v..
Bánh chưng nhân ngọt : Nhân gồm có: Đậu xanh , đường..
Tuy nhiên với trẻ con thì chúng không (ít) gọi bánh chưng nhân mặn, bánh chưng nhân ngọt. Trẻ con thường gọi bánh chưng nhân thịt, bánh chưng nhân đường.
Làm từ điển phải chuẩn xác, gọi bánh chưng nhân đường là sai vì thực tế ở HẢI PHÒNG cũng không có nơi nào làm bánh chưng mà nhân chỉ có một nguyên liệu duy nhất là đường.
Lã Trọng Long cãi chày cối mà không biết ngượng.
Viết thêm về "bánh chưng nhân đường"
XóaTrong sách của HTC(trang 286) có chép lại mục bánh chưng trong từ điển NL như sau:
"Bánh chưng dt bánh gạo nếp có nhân đậu xanh và thịt lợn hoặc đường".....
Nếu đọc kỹ thì thấy rằng có lẽ cụ NL diễn đạt chưa rõ ý cụ muốn nói. Nếu cụ thay chữ VÀ thành chữ VỚI thì sẽ thành câu như sau :
"Bánh chưng dt bánh gạo nếp có nhân đậu xanh VỚI thịt lợn hoặc đường"...
Như vậy thì: Nhân đậu xanh + thịt lợn hoặc nhân đậu xanh + đường.
Một người từng trải như cụ NL thì không thể nào lại cho rằng bánh chưng nhân đường (nhân bằng một nguyên liệu duy nhất là đường) . Bởi vậy tôi cho rằng cụ NL sơ sót đã viết chữ VỚI thành chữ VÀ.
Trong khi học giả Hoàng Tuấn Công xuất bản sách của ông chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin học thuật cho đại chúng thì rõ ràng ông Nguyễn Lân Dũng có đi vận động những người quen biết nhằm tạo ra một cuộc "chiến tranh phe phái" hết sức rẻ tiền bằng cách nói lấy được, nói một cách thiếu hiểu biết và vô trách nhiệm, gây hoang mang cho đại chúng. Thái độ hằn học, thù địch đó không phải là thái độ của người tử tế chứ chưa nói đến cách sống của người trí thức, vì làm gì có tính chất kẻ sĩ trong những con người như vậy! Chỉ là những con người tầm thường, nhỏ mọn! Tư cách nghèo nàn! Thương hại quá!
Trả lờiXóaÔng bà xưa có câu:
Trả lờiXóa"Gái đĩ già mồm.
Kẻ trộm cắn răng"
Nhờ các bác có cao kiến giải nghĩa cho 2 câu trên.
Tiến sĩ Nhà nước
Trả lờiXóaHì hì, Bác đã nói dúng!
XóaTôi đã đọc bài "So sánh tỷ lệ sai sót trong từ điển của GS. Nguyễn Lân và cuốn sách "bắt lỗi""(Lã Trọng Long) và cả bài "Tranh biện không có nghĩa là nhục mạ, "bút chiến""(Văn Huy Đức). Tôi thấy rằng, cách hành xử của các vị tiến sĩ này và cả một số tiến sĩ nhà họ Nguyễn Lân đều chưa đáng mặt là nhà khoa học. Họ có học vị cao hơn nhưng cái tầm của họ không hề cao hơn HTC. Lẽ ra họ phải ghi nhận tất cả những cái bắt lỗi đúng của HTC (những cái bắt lỗi mà họ không cãi lại được) rồi sau đó hẳn đối chất, phản biện lại bằng một cách thức tĩnh táo, cương trực và khoa học như một nhà khoa học.
Trả lờiXóaVà một điều nữa họ cũng thua xa HTC. Trong lập luận họ không hề dám đưa ra các dẫn chứng một cách rõ ràng đến từ chi tiết, từng tên làng, tên xã như HTC, họ không hề dám dẫn kèm các chiết tự, hình tự chữ Hán để thuyết phục người đọc (tôi nghĩ, họ đã không đủ tự tin về trình độ Hán ngữ trước HTC). Những mặt mạnh của HTC là sờ sờ ra đó mà họ không hề/ mà đúng ra họ không thể học theo được.
Họ đã cư xử với khoa học theo cái kiểu chính họ đã dựng chuyện chê bai HTC như TS Chu Mộng Long nhắc nhở "...bắt trộm gà..."!
tôi cũng có cùng với suy nghĩ của Bác. Đáng tiếc cho cách hành xử của phía gia đình Cụ Nguyễn Lân và một nhóm người có học hàm 'tiến sĩ'. 'bức thư' gửi nhà khoa học Nguyễn Lân Dũng của ông TN được cho là có giá trị và đầy đủ nhất! Cám ơn Ông TN! Cám ơn HTC cho cuốn sách, cho cách hành xử rất chuyên nghiệp của những nhà khoa học thuộc diện đẳng cấp (không rõ HTC có phải nhà khoa học không nhưng cách trình bày, giải thích của HTC thì ...)! Cám Ơn Bác Anh Dũng, kính chúc bác khỏe mạnh.
XóaTôi rất tâm đắc với cách phân tích tư duy của ông Chu Mộng Long. Chúng ta đều biết, ở các nước dân chủ và văn minh, Phê bình - Phản biện - Tranh luận là động lực phát triển cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở Việt nam việc tranh luận về Từ điển Nguyễn Lân có lẽ là lần đầu tiên có diễn biến theo cách của thế giới văn minh. Quá trình tranh luận càng cho ta thấy rõ quy mô "cái lò ấp TS" của nước ta lớn tới mức nào
Trả lờiXóaCùn
Trả lờiXóaTôi thấy có bài viết trên mạng: Nguyễn Lân... Tôi, hiểu thêm về bản ngã và xuất sứ tác giả cuốn từ điển gây nhiều sự dị nghị
Trả lờiXóaCảm ơn bác nặc trên đã gợi ý.
XóaNên nói rõ ra là wikipedia về Nguyễn Lân.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_L%C3%A2n
-Đọc trích đoạn bài ông NL phê ông Trần Đức Thảo và Trương Tửu là thấy rõ phẩm cách con người. Nguyên nhân thành công và được "chế độ mới' trọng dụng đù lấy vợ thuộc "giai cấp bóc lột'( chữ GCBL này là chữ của Cách mạng đấy nhé).
-Đọc danh mục các tác phẩm ngoài từ điển thì thấy tầm vóc trí tuệ và năng lực học thuật. Nhất là thời trước 1954 thì chỉ có mấy truyện văn học không tiếng tăm gì.
-Từ điển thì...bây giờ đang được "mổ xẻ"?
P/s: Tôi đã save cái trang này rồi. Rất có thể sau này (or sắp tới sẽ có người sửa chưa hoặc xóa nó đi)
Bác "Save" được là yên tâm rồi, Cám ơn bác!
XóaLời dẫn của Chu Mộng Long: TS. Lã Trọng Long không chịu mình dốt, cho nên tiếp tục cãi. Dốt thì ai cũng có nhưng phải biết mình dốt để học hỏi chứ cố tình cãi bậy thì bị mắng là đúng chứ đừng chụp mũ người ta xúc phạm. @CML- trích ở đầu bài.
Trả lờiXóaPhản biện câu này của TS Chu mộng Long:
Ông Chu Long chê ông TS Lã Trọng trọng Long đã dốt lại cãi cố như thế chưa thật là "thuận lý" (tôi không nói ông CML sai). Vấn đề là cái việc cãi cố, cãi chày cãi cùn của ông Lã Long mới "chứng minh" - cũng là "bằng chứng" là ông Lã Long này đích thực là DỐT.
Dài dòng một chút để tránh sự hiểu nhầm thì nói như thế này: đúng như ông Chu long nói "người ta ai cũng có cái dốt" tức là ai cũng có lúc sai, lúc dốt. Nhưng khi có người chỉ cho hay lúc khác nghĩ lại biết mình sai thì nên nhận sai hoặc nếu có thể thì sửa sai. Ấy mới là người KHÔNG DỐT. Đấy là chuyện thường ở đời. Còn như ông Lã Long cố cãi dù đã sai lè, có người chỉ cho thì tưsc là ông ta đã đưa ra một 'bằng chứng" hay một sự thú nhận rằng ông ta là loại NGƯỜI DỐT.
Có lẽ ông Chu long nên cảm ơn ông Lã Long về sự 'thú nhận' này chăng?
P/s : nhân tiện thì cũng lưu ý mọi người rằng DỐT cũng có mấy loại: "dốt một việc" và "dôt bản chất". "dốt một việc' thì khó ai tránh khỏi (như ông Chu long đã nói) còn "dốt bản chất' như ông Lã Long đã là (to be) có lẽ không có nhiều? Có thể cần học cho thuộc nắm cho thấu đáo cái "lý luân" hàm chứa trông NL Tự điển chăng???
Sao có lắm GS,TS không đủ tầm, đủ tâm ? Ôi đau xót cho giới được gọi là trí thức VN.
Trả lờiXóaTóm lại là như thế này: Đừng phủ nhận công lao rất lớn của cố GS NL về xây dựng nền móng hệ thống từ điển VN (từ những viên gạch đầu tiên). Tôi đố ông nào (đã chết hoặc còn sống) làm được như vậy. Thay vì cãi nhau đúng sai sao các bác không chụm lại mà làm cái dự án chỉnh lý và bổ sung cho cái đống từ điển đó, để thế hệ sau có cái mà dùng cho đúng. Cơ hội cho các bác kiếm tiền đấy, mang kiến thức làm việc hứu ích hơn là tiêu nó vào việc tranh luận (hay cãi nhau) vô bổ.
Trả lờiXóa@Ông Nặc 18:57 17 tháng 9, 2017
XóaThưa Ông/Bà/Cô/Cậu/or Cháu "Nặc"- Tôi hy vọng là "cháu" nghĩa là hạng trẻ ranh vắt mũi chưa sạch?!
Thế nên tôi gọi giả định là "cháu". He!
"Cháu" có biết thế nào gọi là xây dựng nền móng từ điển như cháu "nói bừa" không? Chắc chắn cháu không biết nên mới phán NGU thế.
Để gọi là xây viên gạch đầu thi chí it (tôi nói là chí ít chứ chưa đủ đâu nhá) Từ điển Tiếng Việt của NL phải là quyển đầu tiên được xuất bản ở Việt nam, tự cổ chí kim.
'Cháu' hãy theo link http://www.vietnamtudien.org/ thi sẽ nhìn thấy ngay "Từ điển Tiếng Việt của Khai Trí Tiến Đức (tên của một NXB từ lâu lắm, lâu cỡ nào thì cháu hỏi con cháu Cụ NL khắc biết.
Dốt nát như thế mà vào đây phán nhăng thì nếu tuôi đáng hạng con cháu, trẻ trâu thì đỡ nhục. Vì thế tôi gọi là 'cháu" là có ý tốt đấy nha.
Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe. Hỡi "cháu"