Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

SỐC ! TIỀN GIANG CÓ HƠN 2.000 LƯỢT CÁN BỘ ĐI NƯỚC NGOÀI

Sở Y tế hay trung tâm du lịch? Ảnh website Sở Y tế Tiền Giang.

Sốc toàn tập: Một tỉnh mà hơn 2.000 lượt cán bộ đi nước ngoài

Lao Động
14/09/2017 | 12:30

Đi bằng tiền ngân sách: Có. Đi "học tập kinh nghiệm xổ số" do công ty xổ số chi trả: Có. Và còn có cả chuyện các y bác sĩ, các lãnh đạo Sở Y tế đi nước ngoài để "học tập mô hình y tế" cũng có luôn.
Một bản báo cáo từ chính Tiền Giang vừa được tiết lộ trên báo chí đã đưa ra những con số quá choáng, quá sốc: Chỉ trong vài năm, từ 2012-2016, có tổng số 2.026 lượt cán bộ, công chức, viên chức địa phương này đi nước ngoài.

Lý do thôi thì đủ: Học tập, tham quan, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, hội nghị...

Quốc gia cũng chẳng sót cường quốc nào: Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc... và cả Mozambique.

Nguồn tiền thì đấy: Từ NSNN chi trả; từ công ty xổ số đài thọ (loanh quanh thì cũng là tiền nhà nước); từ doanh nghiệp tài trợ; và "nét mới" rất phù hợp với thời sự phiên toà VN Pharma: Cán bộ nhân viên, lãnh đạo ngành y tế lũ lượt đi nước ngoài bằng tiền do chính các hãng dược tài trợ.

Quán quân đi nước ngoài ở Tiền Giang cũng thuộc về ngành y tế. Tính ra đã có 77 lượt bác sĩ, cán bộ ngành y tế đi nước ngoài, có cả giám đốc, phó giám đốc Sở Y tế...

Báo chí nói "đi nước ngoài như đi chợ" có lẽ cũng chẳng oan. Con số đây: 2012: 14 lượt cán bộ y tế đi nước ngoài từ Hàn, Singapore, Mỹ, Thái, Trung.

Năm 2013 có 17 lượt cán bộ y tế đi nước ngoài bằng nguồn tiền các hãng thuốc tài trợ.

2014: 15 lượt. 2015: 16 lượt...

Hầu hết lãnh đạo sở Y tế, lãnh đạo BVĐK đều có đủ. Có người đi từ Philippines tới Nhật, Singapore và cả Hà Lan, dự đủ các loại hội thảo từ dược, thuốc, tới quản lý.

Có lẽ, câu chuyện y bác sĩ Tiền Giang đi nước ngoài như đi chợ bằng tiền của các hãng dược chỉ là một ví dụ bổ sung cho mối quan hệ nồng thắm và truyền thống giữa "hãng dược và bác sĩ" có ở khắp nơi.

Có lẽ câu chuyện hơn 2.000 cán bộ ở Tiền Giang cũng hoàn toàn không cá biệt cho việc thâm dụng thời gian và tiền bạc dưới danh nghĩa đi học tập, hội thảo...

Tình trạng "hãng dược cầm tay bác sĩ kê đơn thuốc" sẽ chưa thể chấm dứt chừng nào con số 77 cán bộ y tế đi nước ngoài hầu hết bằng tiền của các hãng dược ở Tiền Giang không được Bộ Y tế trả lời xác đáng.

Và phải chăng việc đi nước ngoài như đi chợ hẳn nhiên sẽ không thể chấm dứt nếu như câu chuyện Tiền Giang, con số Tiền Giang hôm nay chưa được coi là lý do xác đáng để Quốc hội, Chính phủ mở các cuộc kiểm tra giám sát "vấn nạn đi nước ngoài" trên toàn quốc. 
 
Anh Đào

9 nhận xét :

  1. Đi nước ngoài về CB nào cũng rủng rỉnh !

    Trả lờiXóa
  2. Chế độ ta thật là tươi đẹp. Đất nước có bao giờ được như hôm nay>

    Trả lờiXóa
  3. Chế độ ta ưu việt triệu lần bọn tư bản giẫy chết mà sao cán bộ ta phải đi học tập chúng?

    Trả lờiXóa
  4. Hèn chi mà giá chạy một suất vô làm "đầy tớ" từ vài trăm triệu đến vài tỉ.

    Trả lờiXóa
  5. Thế VN mới dễ mất nước. Thảo nào nợ công cao ngất ngưỡng, cuối cùng người dân cũng phải è cổ ra trả nợ. Lỗi này thuộc về Đảng & Chính Phủ.

    Trả lờiXóa
  6. Vấn đề là:Đám đó có trở về hết không?

    Trả lờiXóa
  7. Các lò ấp tiến sĩ ở ta toàn nở ra TS giấy, nên cán bộ tỉnh phải sang nước khác để dân đầu đường xó chợ dạy họ thành người chứ sao.

    Trả lờiXóa
  8. Việc này không phải bây giờ mới biết mà từ lâu giữa các công ty dược trong nước và các nhà sản xuất thuốc ở nước ngoài đã có mối quan hệ "anh em" chí thiết, bởi vậy hàng năm họ chủ động tài trợ cho nhiều công ty mua thuốc của họ rong chơi các nước.Khi thừa suất mời(ví như cả nhà đã từng đi)họ bán ra ngoài mà người viết tin này đã từng đi suất bán sang Úc cách đây khá lâu,đây chỉ là 1 ví dụ kiểu "hợp tác 2 bên đều có lợi" này chỉ làm dân ta khổ còn doanh nghiệp 2 bên thì giàu sụ.

    Trả lờiXóa
  9. 2000 lượt đi nước ngoài, mỗi lượt chí ít ngân sách cũng phải chi cho mỗi ông vừa máy bay máy bò, ô tô ô táy, khách sạn nhà nghỉ, ăn nhậu em út... cỡ 500USD thế là hết cụ nó 1 triệu đô la (22.300 tỷ đồng)
    Bố thằng dân nào chịu nổi cái đảng phá hoại này?

    Trả lờiXóa