Làn sóng mới cho lý luận phê bình
SGGP
Thứ Ba, 8/8/2017 08:49
Vừa qua, những người trong giới học thuật xôn xao trước sự xuất hiện của tác phẩm Từ điển Tiếng Việt của Giáo sư Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu (NXB Hội Nhà văn liên kết cùng Công ty Sách Phương Nam thực hiện) của tác giả Hoàng Tuấn Công.
Lý do đến từ sự chênh lệch giữa 2 tác giả, NGND Nguyễn Lân là một trong những cây đại thụ của nền giáo dục Việt Nam, ông có nhiều đóng góp quan trọng cho việc phát triển giáo dục. Đến tuổi 95 (năm 2000) ông còn hoàn tất tác phẩm Từ điển từ và ngữ Việt Nam (gọi tắt là Từ điển tiếng Việt), một công trình quan trọng trong việc giảng dạy tiếng Việt hiện nay. Ở hướng ngược lại, nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công là một tên tuổi khá xa lạ với giới học thuật, nếu không có các bài viết về những sai sót trong tác phẩm Từ điển từ và ngữ Việt Nam của NGND Nguyễn Lân thì có lẽ ít người biết đến Hoàng Tuấn Công.
Trên thực tế, bất cứ một cuốn từ điển nào, dù là công trình tập hợp công sức hàng trăm người cũng không dám nói là không sai sót, huống gì công trình của một học giả thực hiện khi đã bước vào cái tuổi hơn 90. Chính bản thân NGND Nguyễn Lân cũng gửi gắm: “Tôi đã 95 tuổi, một mình soạn quyển từ điển dày 2.111 trang ấy, tất nhiên không thể hoàn hảo được”. Dù nhận thấy cuốn từ điển có nhiều sai sót, nhưng vì nhiều lý do, không có một công trình phê bình, chỉnh sửa chỉn chu nào xuất hiện. Chỉ đây đó những bài viết ngắn, phê phán chỗ này, chê trách chỗ khác. Lối phê phán theo kiểu manh mún đó đã dẫn đến việc, rất nhiều cá nhân cũng không nắm rõ tác phẩm sai thế nào, sai ra sao, sai ở đâu, mà chỉ nghe đồn có sai rồi bám vào đó phủ nhận toàn bộ giá trị của tác phẩm, thậm chí còn đưa ra những kết luận cực đoan đến mức con trai của NGND Nguyễn Lân - Giáo sư Nguyễn Lân Dũng phải đau lòng cảm thán: “Riêng tôi cảm thấy đó là những nhận xét thật nhẫn tâm với một người suốt đời chăm lo cho sự trong sáng của tiếng Việt”.
Chính vì vậy, việc cho ra mắt tác phẩm Từ điển Tiếng Việt của Giáo sư Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu được xem như đặt dấu chấm hết cho kiểu phê phán truyền miệng, tin đồn trước đây. Như Giáo sư Hoàng Dũng nhận xét, không phải tác phẩm của Hoàng Tuấn Công là đã hoàn thiện, nhiều lý luận của tác giả chưa chắc đã phù hợp hay chính xác. Thế nhưng, bằng cách trình bày mang đậm tính học thuật, các phân tích rạch ròi, chi tiết, cặn kẽ, các lập luận sắc bén, dẫn ra nhiều ngữ liệu với nguồn tư liệu được dẫn chứng cụ thể từ nguyên văn tiếng Latin, tiếng Hán đến cả tiếng Mường, tiếng Anh, ít nhất các tranh luận sau này cũng phải dựa trên cơ sở học thuật, trên lý luận cụ thể, chứ không còn theo kiểu cảm tính như trước.
Trong các kết luận về tình hình phát triển văn học nghệ thuật (VHNT) nước nhà, lý luận phê bình luôn được xem là trọng tâm, nhưng lại chưa có sự phát triển theo kịp đà phát triển chung của VHNT. Việc lý luận phê bình thiếu và yếu đã dẫn đến tình trạng hụt hẫng trong đánh giá, nhận định các tác phẩm mới. Rất nhiều trường hợp, tác phẩm chỉ vì những phê phán bâng quơ, những nhận định mang thuần cảm tính mà bị “đánh” tơi bời, dù rằng từ tác giả đến bạn đọc sau khi đọc xong vẫn không hiểu được cái sai của tác phẩm ở đâu. Điều đáng nói là một trong những lý do chính của việc thiếu và yếu đã được nêu đích danh là sự thờ ơ của những nhà lý luận phê bình thật sự. Với tác phẩm lớn, tác giả nổi tiếng thì một số e ngại đụng chạm; với các tác phẩm trẻ, mang tính thời thượng thì nhà phê bình lại xem thường, không quan tâm.
Hy vọng, những cuộc tranh luận, những tác phẩm lý luận như trên sẽ góp phần tôn vinh những công trình, những tác phẩm xuất sắc và ngăn ngừa, phê phán những sai lầm, lệch lạc trong quá trình phát triển VHNT hiện nay ª
TƯỜNG VY
_________________
“Bắt bẻ” cái sai của “Từ điển tiếng Việt”
MINH THI
Lao Động số 183
12:5 PM, 08/08/2017
“Từ điển Tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu” của Hoàng Tuấn Công (Nhà xuất bản Hội nhà văn & Phương Nam Book) đang gây xôn xao dư luận. Đó là vì lần đầu tiên có một cuốn sách chỉ ra hàng ngàn lỗi sai phạm trong “Từ điển Tiếng Việt” của GS Nguyễn Lân đã được lưu hành trong hệ thống trường học rất nhiều năm nay. Hậu quả của việc một cuốn từ điển hàng ngàn lỗi sai được lưu hành trong nhà trường dẫn đến những ngộ nhận lớn cho nhận thức của học sinh, sinh viên.
“Hiệp sĩ” giải cứu tiếng Việt
Nhiều người chưa biết nhiều về tác giả Hoàng Tuấn Công - một cây bút chuyên về ngôn ngữ - đặc biệt là lời ăn tiếng nói hàng ngày. Thế mà anh dám chỉ ra cái sai của GS.Nguyễn Lân - người vốn là cây đa cây đề trong giới ngôn ngữ học Việt Nam.
Hoàng Tuấn Công sinh năm 1970, tốt nghiệp khoa Lịch sử, ĐH Tổng hợp Hà Nội, chuyên ngành Dân tộc học, là người viết nghiên cứu, phê bình tự do, hiện đang công tác tại Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa.
Cuốn sách của Hoàng Tuấn Công dày gần 600 trang, tập trung nói đến chỗ chưa được trong những công trình then chốt của một giáo sư lão làng, “vua biết mặt chúa biết tên”.
Trong cuốn sách, Hoàng Tuấn Công can đảm dấn thân vào chỗ khó khi chỉ ra những chỗ trong Từ điển Nguyễn Lân mà Hoàng Tuấn Công cho là không đúng. Chẳng hạn như trường hợp mục từ “nằm giá khóc măng”, GS.Nguyễn Lân giải thích: “Theo một truyện trong Nhị thập tứ hiếu: Một người con hiếu thảo đi kiếm măng cho mẹ, không thấy măng, nằm trên tuyết khóc, măng thương tình mọc lên cho anh lấy. Nói người con có hiếu hết lòng vì cha mẹ”. Hoàng Tuấn Công phản đối điều này, anh chỉ ra: “Nằm giá khóc măng” thực chất là gọi tắt hai tấm gương hiếu của hai người con: Một người là Vương Tường nằm giá để tìm cá chép cho mẹ kế, một là Mạnh Tông nuôi mẹ ốm, ngồi khóc dưới khóm trúc khiến trúc sinh măng đem về nấu canh cho mẹ. Không phải là một người như GS Nguyễn Lân giải thích”.
Hay như, một tục ngữ vô cùng phổ biến “làm đĩ chín phương để một phương lấy chồng”, gần như người Việt nào cũng biết là để nhắc nhở nhau, cho dù đĩ điếm, trộm cắp thì cũng phải có giới hạn, phải biết chừa làng xóm, bạn bè ra... vậy mà GS Nguyễn Lân lại giải thích: “Thường dùng để trách móc người nào ăn ở tệ với mình mà vẫn giúp đỡ người ấy, hoặc có quan hệ với người ấy”...
Cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân có mặt gần như ở khắp các thư viện của các trường phổ thông khắp cả nước đã nhiều năm nay, với hàng trăm lỗi sơ đẳng như vậy.
Khi đọc công trình của Hoàng Tuấn Công, ta không chỉ hiểu nghĩa của từ mà còn hiểu được văn hóa, câu chuyện sau những con chữ ấy. Nhiều người cho rằng, may là đã có một “hiệp sĩ” như Hoàng Tuấn Công “giải cứu” tiếng Việt. Thế nên, các thư viện trường nên bổ sung cuốn sách của Hoàng Tuấn Công để giảm bớt tác hại của cuốn từ điển phi từ điển kia.
Nên tranh luận thêm về công trình
Hoàng Tuấn Công sinh năm 1970, tốt nghiệp khoa Lịch sử, ĐH Tổng hợp Hà Nội, chuyên ngành Dân tộc học, là người viết nghiên cứu, phê bình tự do, hiện đang công tác tại Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa.
Cuốn sách của Hoàng Tuấn Công dày gần 600 trang, tập trung nói đến chỗ chưa được trong những công trình then chốt của một giáo sư lão làng, “vua biết mặt chúa biết tên”.
Trong cuốn sách, Hoàng Tuấn Công can đảm dấn thân vào chỗ khó khi chỉ ra những chỗ trong Từ điển Nguyễn Lân mà Hoàng Tuấn Công cho là không đúng. Chẳng hạn như trường hợp mục từ “nằm giá khóc măng”, GS.Nguyễn Lân giải thích: “Theo một truyện trong Nhị thập tứ hiếu: Một người con hiếu thảo đi kiếm măng cho mẹ, không thấy măng, nằm trên tuyết khóc, măng thương tình mọc lên cho anh lấy. Nói người con có hiếu hết lòng vì cha mẹ”. Hoàng Tuấn Công phản đối điều này, anh chỉ ra: “Nằm giá khóc măng” thực chất là gọi tắt hai tấm gương hiếu của hai người con: Một người là Vương Tường nằm giá để tìm cá chép cho mẹ kế, một là Mạnh Tông nuôi mẹ ốm, ngồi khóc dưới khóm trúc khiến trúc sinh măng đem về nấu canh cho mẹ. Không phải là một người như GS Nguyễn Lân giải thích”.
Hay như, một tục ngữ vô cùng phổ biến “làm đĩ chín phương để một phương lấy chồng”, gần như người Việt nào cũng biết là để nhắc nhở nhau, cho dù đĩ điếm, trộm cắp thì cũng phải có giới hạn, phải biết chừa làng xóm, bạn bè ra... vậy mà GS Nguyễn Lân lại giải thích: “Thường dùng để trách móc người nào ăn ở tệ với mình mà vẫn giúp đỡ người ấy, hoặc có quan hệ với người ấy”...
Cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân có mặt gần như ở khắp các thư viện của các trường phổ thông khắp cả nước đã nhiều năm nay, với hàng trăm lỗi sơ đẳng như vậy.
Khi đọc công trình của Hoàng Tuấn Công, ta không chỉ hiểu nghĩa của từ mà còn hiểu được văn hóa, câu chuyện sau những con chữ ấy. Nhiều người cho rằng, may là đã có một “hiệp sĩ” như Hoàng Tuấn Công “giải cứu” tiếng Việt. Thế nên, các thư viện trường nên bổ sung cuốn sách của Hoàng Tuấn Công để giảm bớt tác hại của cuốn từ điển phi từ điển kia.
Nên tranh luận thêm về công trình
Dĩ nhiên một công trình khoa học lúc nào cũng tồn tại những thiếu sót. Hoàng Tuấn Công khi viết công trình “bắt bẻ” cái sai của “Từ điển tiếng Việt” chắc hẳn đã chuẩn bị tâm lý để đón nhận những lời phê bình.
Theo nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng, cuốn sách cho thấy tác giả sở đắc một vốn Hán học vững chắc và vốn hiểu biết dân gian giàu có - đây là những tri thức nền nhất thiết phải có đối với những ai muốn nghiên cứu từ và thành ngữ, tục ngữ. Mặt khác, tác giả có một cách làm việc minh bạch, khoa học: Mỗi luận điểm đều được biện giải, dẫn chứng nguồn tư liệu của chính tác giả hay của các công trình đi trước, độc giả hoàn toàn có thể tự kiểm tra.
Hoàng Tuấn Công không phải là người đầu tiên viết về những sai sót trong từ điển của GS Nguyễn Lân, nhưng có lẽ sẽ là người cuối cùng, căn bản khép lại vấn đề đã kéo dài hàng chục năm qua với nhiều tranh cãi. Nhìn theo một chiều hướng khác, cuốn sách của Hoàng Tuấn Công vượt ra ngoài khuôn khổ cuộc tranh luận với một cá nhân. Nói như tác giả, “nội dung sách thực chất là những phê bình và khảo cứu về việc giải nghĩa tiếng Việt”. Đó là một đóng góp lớn cho khoa Từ điển học của nước ta.
Và cái cốt lõi, theo ông Hoàng Dũng, đâu chỉ riêng khoa Từ điển học. Không khí học thuật ở ta đang trầm lắng quá. Trong cuộc sống tất bật hiện nay, người ta tránh phê phán người khác “cho nó lành”! Cuốn sách thoát ra khỏi tâm lý “nước sông không phạm nước giếng” ấy, không khoan nhượng trước những sai sót trong khoa học, khiến cho giới nghiên cứu đã cẩn trọng càng cẩn trọng hơn. Mặt khác, không phải tất cả các luận điểm của Hoàng Tuấn Công đều thuyết phục. Và như thế, nó mời gọi tranh luận.
Theo nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng, cuốn sách cho thấy tác giả sở đắc một vốn Hán học vững chắc và vốn hiểu biết dân gian giàu có - đây là những tri thức nền nhất thiết phải có đối với những ai muốn nghiên cứu từ và thành ngữ, tục ngữ. Mặt khác, tác giả có một cách làm việc minh bạch, khoa học: Mỗi luận điểm đều được biện giải, dẫn chứng nguồn tư liệu của chính tác giả hay của các công trình đi trước, độc giả hoàn toàn có thể tự kiểm tra.
Hoàng Tuấn Công không phải là người đầu tiên viết về những sai sót trong từ điển của GS Nguyễn Lân, nhưng có lẽ sẽ là người cuối cùng, căn bản khép lại vấn đề đã kéo dài hàng chục năm qua với nhiều tranh cãi. Nhìn theo một chiều hướng khác, cuốn sách của Hoàng Tuấn Công vượt ra ngoài khuôn khổ cuộc tranh luận với một cá nhân. Nói như tác giả, “nội dung sách thực chất là những phê bình và khảo cứu về việc giải nghĩa tiếng Việt”. Đó là một đóng góp lớn cho khoa Từ điển học của nước ta.
Và cái cốt lõi, theo ông Hoàng Dũng, đâu chỉ riêng khoa Từ điển học. Không khí học thuật ở ta đang trầm lắng quá. Trong cuộc sống tất bật hiện nay, người ta tránh phê phán người khác “cho nó lành”! Cuốn sách thoát ra khỏi tâm lý “nước sông không phạm nước giếng” ấy, không khoan nhượng trước những sai sót trong khoa học, khiến cho giới nghiên cứu đã cẩn trọng càng cẩn trọng hơn. Mặt khác, không phải tất cả các luận điểm của Hoàng Tuấn Công đều thuyết phục. Và như thế, nó mời gọi tranh luận.
May mắn thay, trong số những sách vở đã đọc trong và ngoài nhà trường, tôi chưa từng đọc cuốn sách nào của GS Nguyễn Lân cả!
Trả lờiXóaThiết nghĩ, chớ vội hi vọng có “một không khí cởi mở trong học thuật”, một “làn sóng mới cho lý luận, phê bình”… nhân ra đời một cuốn sách phê bình chữ nghĩa dùng sai. Tuyệt đối không có. Cải chính, sửa chữa từ ngữ hiểu sai, dùng sai thì được, còn học thuật nói chung, nhất là những học thuật liên quan đến xã hội và nhân văn, lý luận phê bình, nhất là lý luận phê bình văn nghệ, chính trị xã hội, tuyệt đối không có chuyện đó. Bài học Nhã Thuyên còn sờ sờ ra đó. Người ta còn đang đòi hội văn nghệ phải là hội chính trị kia kìa!
Trả lờiXóaLần đầu tiên, vào tháng 3/2015, tôi được đọc bài “Về một số đôi câu đối GS Vũ Khiêu soạn cho Thanh Hóa” của tác giả Hoàng Tuấn Công. Lúc đó tôi nghĩ rằng, với kiến thức uyên thâm như vậy, tác giả chắc là người ở độ tuổi 80-90. Hôm nay tôi mới được biết tác giả sinh năm 1970, thật không ngờ tác giả còn trẻ vậy. Xin cảm ơn TỄU đã đăng tải những bài viết quý giá của tác giả Hoàng Tuấn Công để người đọc bình dân như tôi được mở mang tầm mắt.
Trả lờiXóaCụ Nguyễn Lân chưa từng có học hàm Giáo sư. Xin trích Wikipedia viết về việc này:
Trả lờiXóaLúc sinh thời, trong các tác phẩm của mình viết, nhà giáo Nguyễn Lân luôn đề tên ở bìa sách là Giáo sư Nguyễn Lân. Ví dụ những sách đã xuất bản như Từ điển chính tả phổ thông (1963); Từ điển Tiếng Việt (1967); Từ điển Pháp Việt (1981); Từ điển từ và ngữ Hán Việt (1989); Từ điển Việt Pháp (hợp soạn, 1989); Từ điển thành ngữ và tục ngữ (1989); Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp Việt (1994); Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2002)...đều đề tên là Giáo sư Nguyễn Lân. Tuy nhiên quyết định 162/CP về đợt phong học hàm Giáo sư đầu tiên ở Miền Bắc Việt Nam được ký ngày 11/9/1956 bởi cố thủ tướng Phạm Văn Đồng gồm 29 người không có tên của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và các đợt phong sau đó, các năm 1980, 1984, 1988, 1991,...đều không có tên của nhà giáo Nguyễn Lân.
Ra thế. vậy là cái chức danh giáo sư cụ Lân tự phong cho mình. Tưởng chỉ bây giờ, hóa ra mấy chục năm trước cũng háo danh thế a?. Vậy có thơ rằng: Nước Nam có chuyện nực cười/ Mới học lớp mười tự nhận gáo sư
Xóa