(Khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Tp HCM)
Dzung Hoang: Vin vào tuổi tác của cụ Nguyễn Lân (Từ điển từ và ngữ Việt Nam viết năm 90 tuổi và hoàn thành năm 95 tuổi) để xác quyết những ý kiến phê phán công trình của cụ là “thật nhẫn tâm với một người suốt đời chăm lo cho sự trong sáng của tiếng Việt”. Đó là là cách nói ngụy biện, đánh vào lòng thương (argumentum ad misericordiam), thay vì trả lời thẳng vào vấn đề. Chưa kể thực ra, không phải đến Từ điển từ và ngữ Việt Nam năm 2000 mới có lỗi, mà dễ dàng chứng minh những sai sót của cụ ngay từ cuốn đầu tiên Muốn đúng chính tả, xuất bản năm 1949, lúc cụ 43 tuổi, xuyên suốt cho đến cuốn cuối cùng. Nói như An Chi, “Học giả hoặc nhà văn, dù đã quá cố, vẫn phải vĩnh viễn chịu trách nhiệm về những gì họ đã viết” (“Về thái độ của ông Vũ Đức Phúc trong tranh luận học thuật”, Kiến thức ngày nay, số 318, 10/6/1999).
Nhà nghiên cứu và biên dịch Nguyên Trung Thuan
(Viện Từ điển học)
Là người từng lên tiếng góp ý đầu tiên trên mặt báo, theo mình, giải pháp ổn thỏa đạt được cả lí lẫn tình trong trường hợp này là Gia đình cụ Nguyễn Lân nên in thêm dòng chữ "LƯU HÀNH NỘI BỘ" cho các công trình của cụ.
Ngay từ khi cuốn "Từ điển từ và ngữ Hán Việt" của cụ Nguyễn Lân mới ra đời, tôi đã thấy vô cùng bức xúc vì quá nhiều lỗi thuộc về kĩ thuật biên soạn từ điển và kiến thức tiếng Hán, nên đã phối hợp cùng với ông Vương Lộc (bút danh Việt Tâm, PGS Viện Ngôn ngữ học) phải viết ngay một bài nhận xét đăng trên Báo Giáo dục & thời đại.
Chỉ tiếc là trong tay tôi không còn giữ nội dung bài viết. Ai cần tham khảo xin mời tìm đến:
Trung Thuần - Việt Tâm - Một vài góp ý cho cuốn Từ điển từ và ngữ Hán Việt . Báo Giáo dục & thời đại, ra ngày 22- 4 -1991
Với những sai sót như mọi người đã biết, cả mấy cuốn từ điển do ông Nguyễn Lân biên soạn đều không nên cho lưu hành, hoặc chỉ được lưu hành nội bộ.
Độc giả Thao Nguyen:
"Không ít nhà nghiên cứu đã “né” khi phóng viên TPCN ngỏ ý phỏng vấn xung quanh vấn đề “bắt lỗi” từ điển của GS. Nguyễn Lân. Một nhà nghiên cứu xin được giấu tên giãi bày: “Vấn đề này tế nhị, giới khoa học cũng có yếu tố nhân văn, người ta nhìn ra được vấn đề nhưng không ý kiến. Bởi, thứ nhất nể cụ Nguyễn Lân. Thứ hai là con cháu cụ đông, cũng khiếp. Người ta ngại đụng, chẳng phải đầu thì cũng phải tai. Ông Tuấn Công là người dám đương đầu và đủ sức đương đầu, ông ấy có lý lẽ đâu ra đấy, rất giỏi. Ai đã từng đọc Hoàng Tuấn Công, dù không quen thân đều phải công nhận đó là người làm khoa học thực thụ”."
.
Độc giả Binh Hoang:
Quá nhiều lỗi ngụy biện:
Quá nhiều lỗi ngụy biện:
1./ Trích:
"Anh cho biết hoàn cảnh ra đời của cuốn từ điển gây bão: “Bố tôi làm cuốn sách này trong 5 năm, khi đã 90-95 tuổi. Phải hiểu là trong thời kỳ đó, không ai làm (từ điển tiếng Việt-pv) thì bố tôi bắt tay vào làm”.
PGS-TS Nguyễn Lân Trung cảm thấy: “Đối với một người đã có đóng góp như thế, đã khuất như thế thì thái độ như thế, gia đình thấy không được”. Anh nhắc lại nhiều lần: “Thấy không thiện ý”.
Theo anh, việc khảo cứu từ điển Nguyễn Lân không có vấn đề nhưng phải lưu ý, ngôn ngữ có yếu tố lịch sử, “ở thời đại công nghệ người ta nghĩ từ này có nghĩa thế này nhưng trước đây quan niệm của các cụ lại nghĩ khác”. “Phải khảo cứu trên phương diện khoa học như vậy và trao đổi một cách thiện ý, thiện chí, đằng này thiếu cả hai điều ấy thì gia đình không bàn”, PGS-TS Nguyễn Lân Trung bộc bạch."
Bàn:
_ "Không ai làm" chỉ vì người ta thấy mình chưa đủ TẦM để làm. Người ta không "điếc" nên người ta biết sợ "súng". Làm 1 quyển từ điển tầm cỡ, cho mọi người (nhiều thế hệ) học tập & sử dụng, mà có quá nhiều lỗi (sơ đẳng) mà gọi là (có công) đóng góp?
Anh có "ngon" thì anh chỉ ra những cái sai của Hoàng Tuấn Công đi; hoặc "ngon" nữa, anh tìm ra những "con sâu" trong lãnh vực chuyên môn của anh đi.
- Những lỗi mà Hoàng Tuấn Công chỉ ra chả có liên quan gì tới (cái) "thời đại công nghệ" cả; có rất nhiều sự vật/sự việc mà từ xa xưa và cho đến bây giờ người nông dân đã hiểu như vậy rồi.
Việc này chứng tỏ ông Trung (như mình đã có lần nói) chả thèm để mắt tới những bài viết trước đây của Hoàng Tuấn Công; hoặc có, mà không hiểu gì, hoặc chỉ thốt lên "ôi, cái đồ...con nít ranh..."
2./ Trích:
"PGS.TS Phạm Văn Tình không đồng tình với ý kiến của một số độc giả, không tái bản từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân: “Chẳng hạn hiện nay ta vẫn cho in lại cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes (Từ điển Việt-Bồ-La, PV) cuốn đó nhiều thứ bất hợp lí. Những nó là minh chứng có một thời người ta làm cuốn từ điển như thế. Nó mang giá trị lịch sử hơn là tra cứu Với người nghiên cứu thì điều đó vô cùng giá trị”. Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học ví von từ điển “có giá trị lịch sử hơn tra cứu” giống như những phát hiện hóa thạch trong lĩnh vực khảo cổ. Và ông kết luận: “Cuốn từ điển của cụ Nguyễn Lân xuất bản để tra cứu là một chuyện phải bàn, còn để lưu lại một dấu ấn thì không sao cả”."
Bàn:
Những thầy cô, những nhà nghiên cứu, những người học tập (đã được thầy cô hướng dẫn) đều biết rằng cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes được dùng để nghiên cứu thôi, chứ không phải để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Muốn "bằng" như cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes thì cứ tái bản thoải mái, nhưng nên ghi thêm là "chỉ để nghiên cứu", hoặc cho vào viện bảo tàng để hậu thế thấy được có 1 thời cha ông mình làm từ điển như thế, như 1 "dấu ấn" như ông Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học đã nói.
Tóm lại, hãy để nó "hóa thạch".
3./ Trích:
"Tuy nhiên, có một hiện thực không thể phủ nhận trong một bộ phận dư luận ở ta. Khi câu chuyện “bắt lỗi” từ điển của cố GS Nguyễn Lân nổ ra, không ít người đã buông lời chỉ trích nặng nề và phủ nhận toàn bộ giá trị tác phẩm của người đã khuất. Đó cũng là một cách tiếp nhận vấn đề cực đoan, kém văn minh."
Bàn:
Ngày xưa ở Pháp người ta thu hồi, hủy, và đền bù cho những ai đã mua quyển từ điển La Rouse (thuộc loại tầm cỡ) chỉ vì MỘT lỗi chính tả, thì có phải họ đã "phủ nhận toàn bộ giá trị tác phẩm của người đã khuất" không, hay họ đã "tiếp nhận vấn đề (một cách) cực đoan, kém văn minh."?
(Trưởng khoa Văn học và Ngôn ngữ, ĐH KHXH và Nhân văn Tp HCM)
"CẢNH CÁO CÁC NHÀ HỌC PHIỆT!"
(dùng nhan đề một bài báo của Phan Khôi)
Trong khoa học không có bằng cấp, chức vụ, tuổi tác, chỉ có đúng sai! Trong khoa học cũng không được "nói khó": cụ tôi tuổi già sức yếu. Cụ đã yếu, thiếu minh mẫn, quên kiến thức thì ai bắt cụ làm từ điển? Cụ cứ uống trà, tưới cây, vui với con cháu. Cá nhân nào đó ở Hội Ngôn ngữ học mà còn dung túng cho loại từ điền như của Nguyễn Lân thì không hiểu học thuật và tâm thuật các vị thế nào?
"CẢNH CÁO CÁC NHÀ HỌC PHIỆT!"
(dùng nhan đề một bài báo của Phan Khôi)
Trong khoa học không có bằng cấp, chức vụ, tuổi tác, chỉ có đúng sai! Trong khoa học cũng không được "nói khó": cụ tôi tuổi già sức yếu. Cụ đã yếu, thiếu minh mẫn, quên kiến thức thì ai bắt cụ làm từ điển? Cụ cứ uống trà, tưới cây, vui với con cháu. Cá nhân nào đó ở Hội Ngôn ngữ học mà còn dung túng cho loại từ điền như của Nguyễn Lân thì không hiểu học thuật và tâm thuật các vị thế nào?
Tác giả Hoàng Tuấn Công và cuốn sách Phê bình và Khảo cứu 6 cuốn Từ điển Tiếng Việt của Soạn giả Nguyễn Lân.
NÓI NGỌNG, VIẾT SAI MÀ DẠY NGƯỜI TA NÓI ĐÚNG, VIẾT ĐÚNG! TRÊN ĐỜI LIỀU NHƯ CỤ NGUYỄN LÂN KỂ CŨNG HIẾM
Cám ơn Hoàng Tuấn Công đã gò lưng làm chuyện hiếm có trong LS chữ nghĩa nước Nam thế này!
TĐ như của NL mà xuất bản được thì tôi cũng kính phục độ liều lĩnh, học vấn và lòng tự trọng của những NXB đã tiếp tay cho từ điển "đều" của xứ ta!
Tôi đã lỡ mua TĐ NL rồi, tôi có thể đến NXB trả lại sách và đòi tiền được không?
Đoàn Lê Giang: Cần 1 quyển sách để phê bình mấy quyển từ điển của Nguyễn Lân. Ai cũng làm sách như Nguyễn Lân thì chết tiền giấy của thiên hạ. Tôi ủng hộ ý tưởng: bỏ tên phố Nguyễn Lân ở HN. Còn nếu không bỏ, thì trong tương lai xa HN nên lấy tên tác giả Tuấn Công đặt kế bên phố Nguyễn Lân cho cân bằng.
.
TỪ ĐIỂN, ĐÃ CÓ VŨ CHẤT SAO LẠI CÒN CÓ NGUYỄN LÂN? CỤC, ĐÃ CÓ NGUYỄN ĐĂNG CHƯƠNG RỒI SAO LẠI CÓ THÊM CHU VĂN HÒA?
Ủng hộ Chu Văn Hòa về việc cho tự do xuất bản từ điển Nguyễn Lân thì cũng được, về mặt lý, nhưng chỉ lo tốn giấy. Một quyển từ điển làm ra lại tốn thêm một quyển đính chính. Có ai làm vậy không, có nước nào làm thế không? Người làm sách không đủ trình độ tối thiểu: không biết chữ Hán mà dám làm từ điển tiếng Việt, thậm chí từ điển thành ngữ Hán Việt. Đâu có thể lấy cần cù bù cho năng lực được! Học chưa tới thì làm việc khác. Ai bắt? Trước nay sách vở, từ điển tốt cũng chẳng thiếu gì, làm thêm nữa mà chẳng đúng hơn, hay hơn thì làm làm chi? Không đủ sức, cứ làm đại, rồi dựa vào cơ chế tự do xb và lòng tham tiền vô độ, trình độ hạn chế của nhiều NXB để cho ra đời sản phẩm "dởm" , lừa người tiêu dùng. Ủng hộ việc ấy có khác chi ủng hộ hàng gian, hàng giả, hàng dởm, hàng "đểu"!?
Tôi mà là con cháu cụ Nguyễn Lân thì tôi sẽ xin Nhà nước cho rút tên đường cụ lại. Lưu danh thiên cổ, lưu xú vạn niên! Đụng đến sách vở chữ nghĩa đâu phải chuyện đùa. Sách đã lưu thư viện rồi thì một vạn năm nữa tiếng xấu còn lưu.
Phê bình sách hoàn toàn khác phê bình cá nhân. Chớ nên lẫn lộn.
Trả lờiXóaQua ý kiến đám con cháu cụ Lân thấy họ có bằng cấp mà thiếu trí tuệ, thiếu liến thức, thiếu tự trọng. Nói chung là DỐT
Trả lờiXóaNói kiểu dân dã là họ cố CÃI CÙN.
XóaPhổ cập cái sai làm tổn hại đến bản chất trong sáng của tiếng Việt là có tội với dân tộc ! là phá hoại sự nghiệp giáo dục!
Trả lờiXóaCòn việc kính trọng người cao tuổi, một người thày dạy học lại là việc khác, không nhầm lẫn để liên hệ hai vấn đề đó vào một!
Hình như Cụ Hồ phong tướng theo qui tắc: "thắng Trung tướng thì phong Đại tướng ...". Hoàng Tuấn Công (HTC), ít nhất về phương diện tiếng Việt, bắt đúng hàng ngàn lỗi của một GS, Nhà giáo Nhân dân, Giải thưởng ... thì Nhà nước nên ứng xử thế nào cho công bằng nhỉ?. Phần đã đọc mình chưa thấy HTC có sai gì đáng 'khiển trách', toàn vừa ý, nhẹ nhõm.
Trả lờiXóaPhong Đại giáo sư cho Hoàng Tuấn Công, hoặc phong Chân giáo sư (giáo sư thật) cũng được. Còn ai đó bị bắt lỗi nhiều thì gọi là ngụy giáo sư.
XóaHoàng Tuấn Công chấp nhận va chạm với gia đình Nguyễn Lân, tôi nghĩ rằng ông cũng không phải dạng vừa. Xet yếu tố tâm linh rằng hãy để người đã chết yên nghỉ, thì các con cháu cụ nên bằng cách nào đó để vui lòng linh hồn người đã khuất (xin lỗi vì đẫ dám đánh rắm qua cửa nhà Sấm). Cứ "đào bới" mãi e khó siêu thoát!
Trả lờiXóaCác bác ở Hội Ngôn ngữ học bênh cụ Nguyễn Lân cũng không có gì lạ. Bởi Tù điển Thành ngữ Việt Nan của Viện Ngôn ngữ cũng nhiều lỗi không kém.
Trả lờiXóaCon cháu nhà cụ Nguyễn Lân nếu còn tự trọng, có thiện chí thì nên cảm ơn Hoàng Tuấn Công, tạ lỗi với nhân dân Việt Nam và thu hồi ngay những sản phẩm xấu của cụ.
Trả lờiXóaĐầu tiên , tôi tưởng Hoàng Tuấn Công là một ông già có kiến thức về chữ, nghĩa qua nhiều lần ông ấy phê bình câu đối của "Dáo Xư" Khiêu Vũ và giải nghia các từ ngữ rất chuẩn xác.Chứng tỏ ông là người, đọc rất nhiều, nghiên cứu rất kĩ, chuyên sâu về từ ngôn ngữ Việt và Hán Việt. Qua việc bắt lỗi từ điển của Nguyễn Lân, mới biết Hoàng Tuấn Công là một người còn rất trẻ mà đã có kiến thức uyên Thâm đến thế, một người nghiên cứu khoa học rất nghiêm túc. Ông rất tự tin và khẳng định vào sự đúng đắn khách quan của khoa học, cho nên mới dám đương đầu với thủ lĩnh và bộ tộc của Nguyễn Lân, Tôi thật yêu quý và khâm phục tài năng hiểu biết về tiếng Việt của Hoàng Tuấn Công.
Trả lờiXóacó chi mà phải sợ hè, làm khoa học chân chính thì đáng được ngợi khen
Trả lờiXóaMọi ngụy biện về cuốn từ điển của cụ Nguyễn Lân và để tái bản như thế thì xin hình dung bức biếm họa này:"Người dẫn đường thoát khỏi vô minh":
Trả lờiXóaCó một anh đang quẫy trong sình lầy, cố ngoi cái đầu lên và đưa tay lên huơ huơ vẫy người đi trên đường (không phải kêu cứu), kêu:
-Bớ các người, hãy theo ta không thì sa lầy cả bây giờ!
Trong khoa học phải thành thực. Bởi vì khoa học là con đường đến chân lý. Tình cảm và nể nang không nên có mặt ở đó, hãy đi chỗ khác chơi! Con cháu cụ Nguyễn Lân cũng không nên bức xúc về chuyện này, cuộc sống chấp nhận cả đúng và sai, cả vinh quang lẫn nỗi khổ tâm. Một khi đã nhận ra điều gì đó đúng thì nên tiếp tục, sai thì nên bỏ, tất cả đều đi vào lịch sử, chẳng có gì gọi là nhục nhã nên phải cố đấm ở đây cả. Thái độ chấp nhận sai lầm sẽ đáng được ca ngợi, được vinh danh.
Trả lờiXóaHoàng Tuấn Công phê bình TĐ Nguyễn Lân trên giấy trắng, mực đen. Gia đình Nguyễn Lân nếu thấy có chỗ nào phê bình sai thì góp ý, đính chính. Nếu phê bình đúng thì chấp nhận sửa đổi . Chuyện quá đơn giản .Sơ qua những bài đã đăng thì thấy HT Công chỉ nêu và chứng minh những điều không đúng thôi chứ chưa thấy có chỗ nào gọi là xúc phạm cụ Nguyễn Lân cả.
Trả lờiXóa“Bố tôi làm cuốn sách này trong 5 năm, khi đã 90-95 tuổi. Phải hiểu là trong thời kỳ đó, không ai làm (từ điển tiếng Việt-pv) thì bố tôi bắt tay vào làm”.
Trả lờiXóaVậy ai làm những cái này:
Viện Ngôn ngữ. Từ điển tiếng Việt phổ thông. Nxb. KHXH. 1975
Văn Tân. Từ điển tiếng Việt. Nxb. KHXH. 1994. 911 trang
Nguyễn Như Ý. Đại từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 1999. 1890 trang
Từ điển đồng âm tiếng Việt (Văn Hành Hoàng, Văn Khang Nguyễn, Thị Trung Thành Nguyễn) Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1998 - 651 trang
Chiến tranh "Chống Mỹ cứu nước" Nguyễn Lân đã cho 7 đứa con sang các nước XHCN học tập! thời đó ai ra trận? ai đã ngã xuống? để hòa bình 7 đứa con của ông thành Tiến sỹ về "Xây dựng đất nước"? hay hưởng thụ đây?!
Trả lờiXóaAi chà gây thật á . Lúc trước đọc bài về NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM , của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhà nhận xét về nền GDVN ở MB thì hơi bị sốc .Ông là người trưởng thành từ nền giáo dục ấy luôn .
Trả lờiXóaGiờ thì thấy nhận xét của ông chuẩn .
Xem trong box đỏ , không thấy giới thiệu cụ Nguyễn Lân học trường nào, có bằng cấp gì . Không lẽ cụ tự học ?
Trả lờiXóaCụ Lân không biết gì viết sách đã dại. Con cháu cụ bảo vệ cái dại ấy càng dại hơn
Trả lờiXóaĐây là từ điển tiếng Việt ngoài trái đất à?
Trả lờiXóa