Trần Quang Đức
29 - 07 - 2017
ĐÂU MỚI THẬT QUANG TRUNG?
Lâu nay, hình minh họa Quang Trung Nguyễn Huệ trên tờ tiền 200 đồng của VNCH đã dần trở nên quen mắt, được sử dụng tương đối rộng rãi khi người ta muốn hình dung về vị vua áo vải cờ đào. Nhưng khi đối chiếu với bức tranh vua Quang Trung cưỡi ngựa in trong sách khảo cứu về Quang Trung từ xưa, có thể thấy rõ hình minh họa trong tờ tiền thời VNCH được tham khảo từ đó.
Có điều, trong giới khảo cứu, bức tranh chân dung Quang Trung cưỡi ngựa đã được chỉ ra là hàng nhái từ lâu. Nguyên mẫu của nó vốn là tranh chân dung Càn Long kỵ mã đồ 乾隆騎馬圖 của Trung Quốc.
Dựa vào sử liệu nhà Thanh, có thể chắc chắn một điều, Quang Trung khi ở Trung Quốc quả thực đã được vẽ lại chân dung. Nhưng tranh chân dung ấy hiện ở đâu, là tranh nào, thì xưa nay chưa thực xác quyết. Và vị Quang Trung khi sang nhà Thanh rốt cuộc là Quang Trung thật hay giả, cũng vẫn còn có nhiều tranh cãi. Khảo luận của Nguyễn Duy Chính gần đây chứng minh Quang Trung khi sang Thanh là Quang Trung thật, theo tôi, có tính thuyết phục cao.
Gần đây, một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Bức tranh này có ghi rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở bên nhà Thanh). Lai lịch tường tận của bức tranh cần đợi những khảo cứu chuyên sâu hơn. Ít nhất, cho tới thời điểm hiện tại, bức tranh này vẫn tiệm cận với "sử thực" hơn cả. Có điều đến ảnh selfie còn ảo huống hồ là tranh vẽ.
29 - 07 - 2017
ĐÂU MỚI THẬT QUANG TRUNG?
Lâu nay, hình minh họa Quang Trung Nguyễn Huệ trên tờ tiền 200 đồng của VNCH đã dần trở nên quen mắt, được sử dụng tương đối rộng rãi khi người ta muốn hình dung về vị vua áo vải cờ đào. Nhưng khi đối chiếu với bức tranh vua Quang Trung cưỡi ngựa in trong sách khảo cứu về Quang Trung từ xưa, có thể thấy rõ hình minh họa trong tờ tiền thời VNCH được tham khảo từ đó.
Có điều, trong giới khảo cứu, bức tranh chân dung Quang Trung cưỡi ngựa đã được chỉ ra là hàng nhái từ lâu. Nguyên mẫu của nó vốn là tranh chân dung Càn Long kỵ mã đồ 乾隆騎馬圖 của Trung Quốc.
Dựa vào sử liệu nhà Thanh, có thể chắc chắn một điều, Quang Trung khi ở Trung Quốc quả thực đã được vẽ lại chân dung. Nhưng tranh chân dung ấy hiện ở đâu, là tranh nào, thì xưa nay chưa thực xác quyết. Và vị Quang Trung khi sang nhà Thanh rốt cuộc là Quang Trung thật hay giả, cũng vẫn còn có nhiều tranh cãi. Khảo luận của Nguyễn Duy Chính gần đây chứng minh Quang Trung khi sang Thanh là Quang Trung thật, theo tôi, có tính thuyết phục cao.
Gần đây, một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Bức tranh này có ghi rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở bên nhà Thanh). Lai lịch tường tận của bức tranh cần đợi những khảo cứu chuyên sâu hơn. Ít nhất, cho tới thời điểm hiện tại, bức tranh này vẫn tiệm cận với "sử thực" hơn cả. Có điều đến ảnh selfie còn ảo huống hồ là tranh vẽ.
-----------------
Trần Quang Đức
28 Tháng 7 lúc 19:50 ·
KHÔNG PHẢI LÀ NGUYỄN ÁNH!
Lâu nay trên mạng Việt Nam lưu truyền một bức ảnh đen trắng được cho là chân dung vua Gia Long được vẽ lại khi lưu trú bên Xiêm. Tuy nhiên, xuất xứ của bức ảnh không rõ ràng, và chưa có ai chứng thực nguồn gốc của nó. Trong khi nó lại được chia sẻ nhanh chóng và vô hình trung trở thành một cứ liệu lịch sử khi người ta muốn tìm về chân dung của vua Gia Long.
Hôm nay tôi vô tình thấy được ảnh gốc, phía dưới có chua dòng chữ พระชลธารวินิจใจ. Qua một người bạn Thái, được biết đây là tên của nhân vật trong tranh, phiên ra chữ cái Latin là Pra Chon La Than Wi Nit Jai tức vị quan thủy lợi có tên Wi Nit Jai. Chưa có bất kỳ cứ liệu nào có thể khẳng định nhân vật Wi Ni Jai này là vua Gia Long. Trong khi Gia Long khi ở Xiêm đều được gọi với cái tên Ong Chiang Su, một phiên âm tiếng Việt của /ông thiên tử/, vua nước Nam.
Khi khai thác tư liệu hình ảnh cũng như tư liệu chữ viết, dù là tiểu tiết cũng phải tuyệt đối thận trọng, phải trên tinh thần trung thực, cầu thị. Bằng không, những cái sai được công nhận lâu ngày sẽ nghiễm nhiên trở thành cái đúng. Mà sau khi đã thành cái đúng, đã quen tai quen mắt, cải chính xong lại mang tiếng báng bổ, lại gây hoang mang. Ảnh minh họa VTV1 sử dụng gần đây có nguồn gốc là ảnh các chiến sĩ VNCH chính là tấm gương tày liếp đó thôi. Còn xa hơn là vô vàn những hư cấu lịch sử, những nhân vật lịch sử được tạo ra với mục đích chính trị, đều đang cần được giải ảo, được hoàn nguyên diện mạo!
Ảnh minh họa: (từ trái qua phải, trên xuống dưới)
28 Tháng 7 lúc 19:50 ·
KHÔNG PHẢI LÀ NGUYỄN ÁNH!
Lâu nay trên mạng Việt Nam lưu truyền một bức ảnh đen trắng được cho là chân dung vua Gia Long được vẽ lại khi lưu trú bên Xiêm. Tuy nhiên, xuất xứ của bức ảnh không rõ ràng, và chưa có ai chứng thực nguồn gốc của nó. Trong khi nó lại được chia sẻ nhanh chóng và vô hình trung trở thành một cứ liệu lịch sử khi người ta muốn tìm về chân dung của vua Gia Long.
Khi khai thác tư liệu hình ảnh cũng như tư liệu chữ viết, dù là tiểu tiết cũng phải tuyệt đối thận trọng, phải trên tinh thần trung thực, cầu thị. Bằng không, những cái sai được công nhận lâu ngày sẽ nghiễm nhiên trở thành cái đúng. Mà sau khi đã thành cái đúng, đã quen tai quen mắt, cải chính xong lại mang tiếng báng bổ, lại gây hoang mang. Ảnh minh họa VTV1 sử dụng gần đây có nguồn gốc là ảnh các chiến sĩ VNCH chính là tấm gương tày liếp đó thôi. Còn xa hơn là vô vàn những hư cấu lịch sử, những nhân vật lịch sử được tạo ra với mục đích chính trị, đều đang cần được giải ảo, được hoàn nguyên diện mạo!
Ảnh minh họa: (từ trái qua phải, trên xuống dưới)
1. ảnh gốc hiện treo tại chùa Cảnh Phước (Wat Sammanamborihan), Thái Lan.
2. ảnh được vẽ lại đề tên là chân dung vua Gia Long khi ở Xiêm.
3. ảnh được cho là vua Gia Long lưu truyền trôi nổi trên mạng Việt Nam.
Có mấy vấn đề cần tìm hiểu trước khi tranh luận là:
1. Người Thái chính thức có họ là vào thời Vua Rama 6 theo sắc lệnh của Vua ra ngày 22 tháng Ba năm 1912 và đến ngày 1 tháng Một năm 1913 thì chính thức được áp dụng. Trước đó người Thái thường chỉ gọi tên và tên của người Thái thường chỉ có 1 -2 âm tiết và có nghĩa “thuần Thái” tức là dân dã mà người Thái bình thường nghe là hiểu được ngay nghĩa của tên là gì (không như sau này tên thường đặt theo nghĩa của tiếng Pali/ Sanskrit nên thường phải là người có học mới hiểu được nghĩa) như Deang (Đỏ), Đăm (Đen), Moo (Heo), Thong Duang (tên thật của Vua Rama I ), Thong Dee ....Các vị quan chức thì mới có tước hiệu phía trước.
2. Thái có 8 cấp bậc Tước vị từ thời Ayutthaya là เจ้าพระยา ( Chao Phraya) - พระยา (Phraya) - พระ หรือ จมื่น (Phra hay Chmưn) – หลวง (Luang) – ขุน (Khun) – หมื่น (Mưn) – พัน ( Phăn) - นาย หรือ หมู่ (Nai hay Moo). Tước vị là do dòng dõi Hoàng tộc và được nối dõi theo quy định. Sau này dùng để ban cho cả chức danh (Title) của quan/ tướng nhưng thường phải có kèm theo 1 tên để phân biệt rõ là vị quan/tướng đó phụ trách về vấn đề gì hoặc được ban cho vì công trạng/đức hạnh mà không nhất thiết phải là người thuộc dòng dõi Hoàng tộc. Chức danh như thế này sẽ không được truyền lại cho đời con cháu. Cụm từ kèm theo sau của các tước vị được ban này thường là tiếng Bali/Sanskrit (giống như từ Hán-Việt). Ví dụ như: พระศรีราชสงคราม (Phra Sri Songkham- Niềm may phước trong cuộc chiến của Quân Vương) tên là ปาน (Pan) có con là ขำ (Kham) đưa vào phục vụ trong đội cận vệ thời Vua Rama IV và sau này lên làm Đại tướng và được ban cho tước vị là หลวงสารานุชิต (Luang Saranuchit có nghĩa là Toàn thắng hay Luôn chiến thắng). Hay ขุนพาทีอนัมภาษา (Khun Phathi Annam Pasa là 1 chức quan phiên dịch tiếng Việt trong Cung).
Vì thế nếu là tên thật của người Thái thì sẽ không quá dài và không ghi tước vị Phra hay Luang ở phía trước. Thường là, để tỏ lòng tôn kính với người nào đó, người Thái sẽ viết tước vị được ban sau đó mới kèm theo tên thật (thường là để trong ngoặc đơn). Nên dòng chữ trên bức tranh, theo tôi hiểu, là tước hiệu hơn là tên thật. Hơn nữa, nếu nói là bức tranh có từ thời Vua Rama I thì khả năng tên thật của 1 người dài như vậy là rất rất khó gặp. Khác với tên người Thái bây giờ càng dài, càng khó đọc, khó hiểu càng hay . Còn về 2 từ พระชลธารวินิจใจ (Phra Chon La Than Wi Nit Jai) hay พระชลธารวินิจฉัย ( Phra Chon La Than Wi Nit Chải) thì tôi nghiêng về từ sau hơn vì nó có nghĩa như Người đứng đầu (có quyền quyết định) ban kênh mương (Project leader/ Project manager). Còn chữ đầu, như trong ảnh ghi thì chưa tìm ra nghĩa.
---------------
P.S 1: Hoặc là họa sĩ vẽ tranh chưa giỏi tiếng Thái lắm nên viết sai chính tả 1 chút vì 2 từ này đọc cũng na ná nhau chăng? Hiện tượng này cho tới bây giờ vẫn hay gặp ở các biển hiệu tiếng Thái trên đường phố.
P.S 2 : Về trang phục trong bức tranh, cũng có 1 chi tiết đáng chú ý. Đó là thanh gươm ở tay phải. Ở Thái, đó là กริช (Kris), một loại kiếm ngắn hay dao găm của người đạo Hồi. Nên có thể người này có gốc là แขก ( Kheẹk là từ người Thái dùng gọi người Malai, Ấn hay Indo, Ba Tư hoặc những người theo Đạo Hồi). Nhưng vì là tranh vẽ nên cũng ko dám nói gì nhiều vì có thể là họa sĩ vẽ hêm vào hoặc vẽ theo tưởng tượng (Như Napoleon vẽ thêm mẹ đứng bên cạnh còn được mà).
Ảnh 1 (gọi là của Nguyễn Quang Bình, tức vua Quang Trung) quan trọng như thế lẽ ra phải được phiên âm và dịch nghĩa ngay cho bà con biết đã, rồi sẽ khảo chứng sau. Khuôn mặt nhọn, dài, gầy, không có vẻ võ tướng, cũng lạ! Nhìn qua lại thấy giống với chân dung Càn Long!! Còn về vua Gia Long thì có thông tin gì mới ngoài việc cải chính?
Trả lờiXóa- Ngọc tỉ in ngay chính giữa trên đầu bức tranh là Bát Trưng Mạo Niệm Chi Bảo [八徴耄念之寳]. Quả ấn này được khắc năm Canh Tuất để đánh dấu đại khánh vua Càn Long đúng 80 tuổi, cũng là năm vua Quang Trung sang dự lễ.
Xóa- Con dấu thứ hai nằm chếch sang phía bên trái là ngọc tỉ “Thái Thượng Hoàng Đế Chi Bảo” [太上皇帝之寶] được khắc khi vua Càn Long nhường ngôi cho con là Vĩnh Diễm lên làm thái thượng hoàng năm Gia Khánh nguyên niên (1796).
- Con dấu thứ ba ở trên cùng, bị cắt mất một nửa nhưng cũng còn nhận ra được là ngọc tỉ “Ngũ Phúc Ngũ Đại Đường Cổ Hi Thiên Tử Bảo” [五福五代堂古稀天子寶].
Ba chiếc ngọc tỉ này đều là những bảo vật dành của riêng vua Càn Long coi như dấu ấn của ông lúc cuối đời. Hàng chữ bên phải hai chữ đầu chúng tôi không nhận ra được nhưng những chữ sau là An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình [安南國王阮光平].
Chúng tôi sao lại như sau (từ phải sang trái, đọc theo hàng dọc):
御製安南國王阮光平至避暑山莊陛見詩以賜之
瀛藩入祝值時巡,初見渾如舊識親。
伊古未聞來象國,勝朝往事鄙金人。
明正德間安南黎惠之臣莫登庸逼逐其主明興師討之踰年師不出登庸進代身金人逐封為都統其後惠孫維潭奪莫茂洽都統亦進金人後封為王是明代既不能致彼入朝而為金人以代兼有黷貨之殊為可鄙
九經柔遠祗重驛,嘉會於今勉體仁。
武偃文修順天道,大清祚永萬千春。
乾隆庚戌孟秋
Phiên âm
Ngự chế An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình chí Tị Thử Sơn Trang bệ kiến thi dĩ tứ chi
Doanh phiên nhập chúc trị thời tuần
Sơ kiến hồn như cựu thức thân
Y cổ vị văn lai Tượng quốc
Thắng triều vãng sự bỉ kim nhân
Minh Chính Đức gian, An Nam Lê Huệ chi thần Mạc Đăng Dung bức trục kỳ chủ. Minh hưng sư thảo chi. Du niên bất xuất. Đăng Dung tiến đại thân kim nhân trục phong vi đô thống. Kỳ hậu Huệ tôn Duy Đàm đoạt Mạc Mậu Hợp đô thống diệc tiến kim nhân, hậu phong vi vương. Thị Minh đại ký bất năng chí bỉ nhập triều nhi vi kim nhân dĩ đại, kiêm hữu độc hoá chi thù vi khả bỉ.
Cửu kinh nhu viễn chi trùng dịch
Gia hội ư kim miễn thể nhân
Võ yển văn tu thuận thiên đạo
Ðại Thanh tộ vĩnh vạn thiên xuân
Càn Long Canh Tuất Mạnh Thu
Dịch nghĩa
Kẻ phiên thuộc ở ngoài đến chúc thọ trong khi đang đi tuần,
Mới gặp lần đầu mà như người thân đã biết từ lâu.
Từ xưa đến nay chưa từng nghe người ở Tượng quốc đến,
Việc triều trước đòi người vàng thật là đáng khinh.
Nguyên chú : (chữ nhỏ) Đời Chính Đức nhà Minh, bầy tôi của Lê Huệ [chữ Huệ có bộ ngôn] nước An Nam là Mạc Đăng Dung đuổi chủ chạy đi, nhà Minh hưng sư đánh dẹp nhưng qua một năm mà quân chưa ra [khỏi cửa quan]. Đăng Dung tiến người vàng thay mình được phong làm đô thống. Về sau, cháu của Huệ là Duy Đàm đoạt lại chức đô thống của Mạc Mậu Hợp, lại cũng tiến người vàng, sau được phong tước vương. Ấy là đời Minh không khiến họ tới triều đình được nên lấy người vàng để thay, lại cũng vì tham của cải thật là đáng khinh bỉ
Đường xa đạo nhu viễn phải qua nhiều trạm,
Mừng rằng hôm nay gặp được nhau để tỏ điều nhân.
Dấu việc võ, sửa việc văn là thuận với đạo trời,
Nhà Đại Thanh sẽ kéo dài mãi đến nghìn năm.
Càn Long tháng Mạnh Thu [Bảy] năm Canh Tuất [1790]
Hàng chữ bên phải hai chữ đầu chúng tôi không nhận ra được nhưng những chữ sau là An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình [安南國王阮光平].
Trả lờiXóaTôi đã đọc được là Tân phong An Nam Quốc Vương Nguyễn Quang Bình [新封安南國王阮光平]. Nay bổ túc.