Bùi Duy Tân và Thế Mạc là hai người thầy có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của tôi. Nhân ngày này, con xin dâng hai Thầy nén tâm hương tưởng niệm cùng lời cầu chúc các Thầy mãi mãi thanh thản cõi vĩnh hằng!
___________________
GS cổ văn Bùi Duy Tân đã về với cổ nhân
GS. Nhà giáo Nhân
Dân Bùi Duy Tân, một trong những chuyên gia đầu ngành về văn học cổ Việt Nam
vừa trút hơi thở cuối cùng lúc 5h15 phút, ngày 31 tháng 10 năm 2009 tại Bệnh
viện Hữu Nghị Hà Nội.
Sinh ngày
20.10.1932, tại huyện Kim Bảng, Nam Hà, GS. Bùi Duy Tân là một nhà giáo giàu
kinh nghiệm, với trên 40 năm chuyên nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam từ
thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVIII, GS Bùi Duy Tân được giới học thuật trân trọng
đánh giá là một trong những chuyên gia lão thành về lĩnh vực này. Với trên 20 cuốn
chuyên khảo đã xuất bản từ năm 1964 cho đến trước khi trái tim ngừng đập, Bùi
Duy Tân đã đi trọn một hành trình tìm kiếm những giá trị vĩnh hằng mà cổ nhân
gửi gắm cho hậu thế qua những áng văn chương. Hành trình tìm kiếm bền bỉ và đầy
trân trọng của ông như đã được cổ nhân tiếp sức và đền công trên mỗi trang, mỗi
dòng viết. Hàng loạt tác gia văn học cổ đã được ông tìm đến, lật từng trang cổ
thi, với sự tra cứu tỷ mỷ và với tấm lòng ngưỡng mộ cổ nhân, ông đã đưa ra
những kiến giải, nhận định mới, khiến các bạn bè trong giới phải ghi nhận. Đó
là Sái Thuận, nhà thơ lớn đất cổ Kinh Bắc, là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, là
Diên Hà Lê Quý Đôn, là Ức Trai Nguyễn Trãi, Nguyễn Bảo, là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm, là hoàng đế Lê Thánh Tông, Thư Hiên Nguyễn Tông Quai…Bùi Duy Tân viết
không nhiều. Ông cũng không viết nhanh. Nhưng mỗi trang viết của ông đều chứa
chất trong đó những suy ngẫm về cổ nhân, và thấm đẫm sức lao động miệt mài của
một nhà khảo cứu tâm huyết. Ông viết như trò chuyện với người xưa, như một tri
ân với những người hiền thuở trước. Văn chương cổ là thứ văn chương chở đạo –
đạo của người quân tử. Tìm hiểu, nghiên cứu, nghiền ngẫm, noi dõi văn chương
của người xưa, với Bùi Duy Tân chính là cách học theo đạo của người quân tử.
GS Bùi Duy Tân luôn
luôn mong muốn mọi người và nhất là học trò của mình hiểu đúng người xưa. Ông
kiên trì với việc trả lại sự thật lịch sử cho tác giả bài thơ Nam quốc sơn
hà. Ông chứng minh bằng hàng chục thư tịch cổ và truyền thuyết để thấy rằng tác
giả bài thơ này là vô danh chứ không phải của Lý Thường Kiệt như nhiều người
vẫn nghĩ. Và ông khẳng định đây là hiện tượng sáng tác tập thể về đề tài đất
nước, khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc. Bùi Duy Tân đã đưa ra cách
hiểu đúng duy nhất với câu thơ của Lê Thánh Tông viết về Nguyễn Trãi: “Ức Trai
tâm thượng quang khuê tảo”, trước đây vẫn được dịch và hiểu là: “Ức Trai lòng
sáng như sao Khuê”, nay, nên được dịch và hiểu là: “Lòng Ức Trai rạng tỏa văn
chương”(do chữ Khuê là tên ngôi sao biểu tượng văn chương, Tảo là loài rong
biển, có nghĩa rộng là màu vẻ đẹp đẽ).
GS Bùi Duy Tân đã
đào tạo được nhiều học trò giỏi. Ông hướng dẫn thành công 6 nghiên cứu sinh bảo
vệ thành công luận án tiến sĩ. Các học trò của ông vẫn đang noi theo chí của
ông, đều đang trên hành trình tìm kiếm những giá trị vĩnh hằng mà cổ nhân đã
nặng lòng gửi gắm. GS. Bùi Duy Tân vẫn thường nói với học trò mình rằng, mỗi khi
ngồi vào bàn viết, khi đặt bút viết là phải như thấy người xưa (và cả các học
giả nghiêm cẩn đời nay) đang dõi theo từng câu văn, từng nhận định của mình.
Khi ấy, mỗi lời văn, mỗi nhận định cần phải khách quan và nghiêm cẩn.
Xin kính chúc Thầy
ngàn thu thanh thản yên nghỉ giữa vùng non nước sông Châu núi Đọi yên bình, cùng
những người hiền thưở trước. Và xin nguyện mỗi lần ngồi vào bàn viết là như
thấy Thầy đang dõi theo mỗi trang chữ, dòng văn…
_____________________
_____________________
Chu Thần Cao Bá Quát
đã đón thi sĩ Thế Mạc lên tiên giới
đã đón thi sĩ Thế Mạc lên tiên giới
Thầy tôi, Thi sĩ Thế Mạc vừa tạ thế cách đây vài canh giờ. Ông tên thật là Kiều Thể, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1934. Quê quán làng Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, Sơn Tây. Xuất thân từ gia đình Nho học, cha của Thế Mạc là một nhà Nho tài tử có ảnh hưởng lớn đến phong cách của ông.
Thế Mạc tốt nghiệp khoa Văn khóa 1, Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1959, cùng khóa với các GS. Nguyễn Huệ Chi và Phong Lê. Ra trường, ông xung phong đi Tây Bắc và hăm hở cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp trồng người ở miền ngược đầy gian khó. Ông dạy học tại các trường Trung học và Sư phạm tại miền núi Tây Bắc, Hòa Bình, Sơn Tây. Thế Mạc từng là cán bộ của Viện Nghiên cứu Giáo dục, Viện Giáo dục Dân tộc. Ông say mê nghiên cứu chữ dân tộc, làm thơ, viết kịch, bình luận văn học.
Bút danh Thế Mạc của ông bắt đầu có từ khi ông “hạ sơn” về dạy học ở Quốc Oai, nơi mà thi sĩ Chu Thần Cao Bá Quát làm Huấn đạo phủ Quốc Oai (như chức Trưởng phòng Giáo dục hiện nay). Họ Cao có bài ca trù “Thế sự thăng trầm quân mạc vấn”:
Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
Yên ba thâm xứ hữu hư châu
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu
Đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng mệt
Duy giang thượng chi thanh phong, dữ sơn gian chi minh nguyệt
Kho trời chung và vô tận của mình riêng
Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng
Ai thành thị mặc ai miền lâm tẩu
Gõ dịp lấy đọc câu Tương Tiến Tửu
Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
Làm chi cho mệt một đời.
Diễn nghĩa nôm na rằng:
Chuyện đời lên hay xuống, xin anh chớ hỏi
Kìa, giữa khói sóng thăm thẳm kia, có một con thuyền hư vô
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu
Đem mộng và so với thực thì rất giống nhau
Chỉ có gió mát trên sông, cùng với trăng soi khắp núi
Kho trời là của chung, mà việc hưởng thụ thì là của riêng mình thôi
Sự đời mặc kệ ông Trời
Ai thành thị cũng kệ, Ai ở miền rừng núi cũng kệ
Hãy gõ nhịp đọc mấy câu Tương Tiến tửu (Sắp mời rượu) của Lý Bạch
Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
(Anh thấy không nước sông Hoàng Hà từ trên trời đổ xuống)
Làm gì nữa, cho mệt đời!
Thế Mạc là hai từ được rút ra từ câu thơ “Thế sự thăng trầm quân mạc vấn” của Chu Thần Cao Bá Quát.
Thế Mạc đọc nhiều. Ông đọc khắp triết học và văn học cổ kim đông tây, và chính điều đó tạo nên phong cách của ông – một học giả uyên bác lặng lẽ sống giữa cuộc đời. Nguyễn Quang Thiều đã viết về Thế Mạc rằng: “Ông là một người lạc vào thành phố nơi chúng ta sống trong bụi, tiếng gầm rú của xe cộ, những quán bia bừa bộn, sự mệt mỏi và nỗi cô độc. Thế Mạc cũng sống trong thành phố. Có thể ông cũng chấp nhận thành phố như chúng ta đang chấp nhận. Nhưng sự chấp nhận của hầu hết chúng ta mang gương mặt hòa bình. Sự chấp nhận của Thế Mạc nhìn thật tội nghiệp, thật lẻ loi và ngơ ngác”.
Ông đọc nhiều nhưng viết không nhiều, nhưng thơ ông là thơ của một nhà hiền triết vì sự đa nghĩa và hàm ẩn. Quê nhà của thi sĩ Thế Mạc nằm ngay dưới chân núi Chùa Tây Phương danh tiếng, nơi mà Cát Hồng đời Tấn sang luyện đan sa cầu trường sinh bất lão. Sông Đáy cứ chậm nguồn qua Phủ Quốc - nơi la liệt thập bát tú sơn (18 ngọn núi đẹp). Nơi đây có Sài Sơn, ngọn núi thiêng bên dưới có chùa Thầy thờ Thánh Từ Đạo Hạnh thần thông biến hiện giữa một vùng non nước hữu tình. Này là Tản Lĩnh – Đà Giang hùng vĩ. Và mây trắng xứ Đoài thành loài mây biểu tượng. Tất cả đã đi vào thơ Thế Mạc lâng lâng như khói như sương. “Thi ca là cuộc trò chuyện đơn độc của Thế Mạc (hữu hạn) với Thời gian (vô hạn)” (Nguyễn Quang Thiều). Thơ của Thế Mạc là thứ thơ mã hóa cảm xúc bằng các biểu tượng thơ, “biểu đạt bằng biểu tượng”(chữ của Dương Kiều Minh).
Với núi Tản sông Đà linh thiêng và hùng vĩ, hai bậc tiền bối là Tản Đà và Quang Dũng đã nắm bắt cái hồn, thì Thế Mạc đã nắm bắt được cái vía, cái linh của cỏ cây, đầm hồ, núi vực, đền đài…
Thế Mạc vào Hội Nhà văn năm 2005. Ông có các tác phẩm chính đã xuất bản: Thơ: Hồ (1994); Nguồn (1998); Trường ca Núi Tổ, Phùng Hưng đánh hổ, Đồi Hổ Gầm, Thơ – Thế Mạc. Văn xuôi: Truyện Ao Vua; Truyện Đồng Mô; Nét quê. Kịch: Lò thúc mầm, Dưới chân núi Ba Vì, Tiếng đàn trên đỉnh núi, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, và các kịch ngắn khác. Lý luận phê bình: : Phê bình thơ, tiểu luận. Giải thưởng Văn học: Giải thưởng báo Văn nghệ năm 1960, Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Trãi lần thứ nhất và thứ hai, Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, 1994.
Sau này, khi vào học khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp Hà Nội, năm nào tôi cũng viết một tiểu luận về ảnh hưởng của Thơ Đường đối với thơ Việt. Tôi bắt đầu tìm hiểu về ca trù từ những năm cuối của Đại học. Tháng 3 năm 2007, tôi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về ca trù và sau đó đã xuất bản thành sách Lịch sử và Nghệ thuật Ca trù. Trong cuốn sách ấy, có lời tri ân của tôi đối với Thầy Thế Mạc: “Tôi xin tri ân những dẫn dắt khai mở đi vào học thuật và lòng yêu cổ văn, thơ Đường, và đặc biệt là ca trù từ 20 năm về trước của Thầy Thế Mạc (Kiều Thể), giáo viên dạy Văn ở thị xã Sơn Tây, cựu sinh viên Khoa Ngữ văn khóa 1, Đại học Tổng hợp Hà Nội”.
Bút danh Thế Mạc của ông bắt đầu có từ khi ông “hạ sơn” về dạy học ở Quốc Oai, nơi mà thi sĩ Chu Thần Cao Bá Quát làm Huấn đạo phủ Quốc Oai (như chức Trưởng phòng Giáo dục hiện nay). Họ Cao có bài ca trù “Thế sự thăng trầm quân mạc vấn”:
Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
Yên ba thâm xứ hữu hư châu
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu
Đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng mệt
Duy giang thượng chi thanh phong, dữ sơn gian chi minh nguyệt
Kho trời chung và vô tận của mình riêng
Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng
Ai thành thị mặc ai miền lâm tẩu
Gõ dịp lấy đọc câu Tương Tiến Tửu
Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
Làm chi cho mệt một đời.
Diễn nghĩa nôm na rằng:
Chuyện đời lên hay xuống, xin anh chớ hỏi
Kìa, giữa khói sóng thăm thẳm kia, có một con thuyền hư vô
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu
Đem mộng và so với thực thì rất giống nhau
Chỉ có gió mát trên sông, cùng với trăng soi khắp núi
Kho trời là của chung, mà việc hưởng thụ thì là của riêng mình thôi
Sự đời mặc kệ ông Trời
Ai thành thị cũng kệ, Ai ở miền rừng núi cũng kệ
Hãy gõ nhịp đọc mấy câu Tương Tiến tửu (Sắp mời rượu) của Lý Bạch
Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
(Anh thấy không nước sông Hoàng Hà từ trên trời đổ xuống)
Làm gì nữa, cho mệt đời!
Thế Mạc là hai từ được rút ra từ câu thơ “Thế sự thăng trầm quân mạc vấn” của Chu Thần Cao Bá Quát.
Thế Mạc đọc nhiều. Ông đọc khắp triết học và văn học cổ kim đông tây, và chính điều đó tạo nên phong cách của ông – một học giả uyên bác lặng lẽ sống giữa cuộc đời. Nguyễn Quang Thiều đã viết về Thế Mạc rằng: “Ông là một người lạc vào thành phố nơi chúng ta sống trong bụi, tiếng gầm rú của xe cộ, những quán bia bừa bộn, sự mệt mỏi và nỗi cô độc. Thế Mạc cũng sống trong thành phố. Có thể ông cũng chấp nhận thành phố như chúng ta đang chấp nhận. Nhưng sự chấp nhận của hầu hết chúng ta mang gương mặt hòa bình. Sự chấp nhận của Thế Mạc nhìn thật tội nghiệp, thật lẻ loi và ngơ ngác”.
Ông đọc nhiều nhưng viết không nhiều, nhưng thơ ông là thơ của một nhà hiền triết vì sự đa nghĩa và hàm ẩn. Quê nhà của thi sĩ Thế Mạc nằm ngay dưới chân núi Chùa Tây Phương danh tiếng, nơi mà Cát Hồng đời Tấn sang luyện đan sa cầu trường sinh bất lão. Sông Đáy cứ chậm nguồn qua Phủ Quốc - nơi la liệt thập bát tú sơn (18 ngọn núi đẹp). Nơi đây có Sài Sơn, ngọn núi thiêng bên dưới có chùa Thầy thờ Thánh Từ Đạo Hạnh thần thông biến hiện giữa một vùng non nước hữu tình. Này là Tản Lĩnh – Đà Giang hùng vĩ. Và mây trắng xứ Đoài thành loài mây biểu tượng. Tất cả đã đi vào thơ Thế Mạc lâng lâng như khói như sương. “Thi ca là cuộc trò chuyện đơn độc của Thế Mạc (hữu hạn) với Thời gian (vô hạn)” (Nguyễn Quang Thiều). Thơ của Thế Mạc là thứ thơ mã hóa cảm xúc bằng các biểu tượng thơ, “biểu đạt bằng biểu tượng”(chữ của Dương Kiều Minh).
Với núi Tản sông Đà linh thiêng và hùng vĩ, hai bậc tiền bối là Tản Đà và Quang Dũng đã nắm bắt cái hồn, thì Thế Mạc đã nắm bắt được cái vía, cái linh của cỏ cây, đầm hồ, núi vực, đền đài…
Thế Mạc vào Hội Nhà văn năm 2005. Ông có các tác phẩm chính đã xuất bản: Thơ: Hồ (1994); Nguồn (1998); Trường ca Núi Tổ, Phùng Hưng đánh hổ, Đồi Hổ Gầm, Thơ – Thế Mạc. Văn xuôi: Truyện Ao Vua; Truyện Đồng Mô; Nét quê. Kịch: Lò thúc mầm, Dưới chân núi Ba Vì, Tiếng đàn trên đỉnh núi, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, và các kịch ngắn khác. Lý luận phê bình: : Phê bình thơ, tiểu luận. Giải thưởng Văn học: Giải thưởng báo Văn nghệ năm 1960, Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Trãi lần thứ nhất và thứ hai, Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, 1994.
Với tôi, tôi có may mắn được là học trò của ông. Và chính ông đã khai tâm cho tôi đi vào văn chương và học thuật. Tôi học cấp III ở Sơn Tây. Một ngôi trường khang trang nằm ngay bên hào nước của tòa thành cổ. Tòa thành cổ soi bóng trầm mặc trên hồ nước xanh lặng lẽ. Những tán bàng cành lá giao nhau che rợp những phố xá của một thị xã yên bình và che rợp suốt thời hoa niên của chúng tôi.
Và tôi mãi nhớ những kỷ niệm trong lớp học Văn của Thầy Thế Mạc. Trong một chiều muộn, nắng vàng lưng dậu, trong một ngõ nhỏ gần trường, thầy Thế Mạc kể cho chúng tôi nghe chuyện ông cụ thân sinh của thầy. Chuyện rằng, vào những đêm trăng thanh gió mát, ông cụ vẫn thường cùng các bạn văn chương và các đào kép ca trù xuống một con thuyền nhỏ để thưởng nguyệt và nghe hát. Và thế là, trong những đêm trăng vàng trên sông Đáy, trên một chiếc thuyền nan, các khách văn nghe những bài hát ả đào như Tỳ bà hành, Hồng Hồng Tuyết Tuyết, Tương tiến tửu…Thầy Thế Mạc còn minh họa cho chúng tôi nghe câu hát trong bài Tỳ Bà hành “Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách”, với chữ “khách” hát rất đặc biệt. Sau này, vào đại học, tôi biết đó là nghệ thuật hát ả đào. Và tôi đã để tâm tìm hiểu về ca trù (ả đào) từ đó. Thầy Thế Mạc còn dạy cho tôi những bài Thơ Đường (từ quyển sách dịch Đường thi gáy da đã sờn). Những dẫn dắt của Thầy Thế Mạc, đối với tôi đó là những bài học khai tâm về văn chương và học thuật. Lúc ấy, khi đang là học trò cấp III, mà thầy ra cho riêng tôi một đề bài là: Hãy viết về cảm hứng nỗi đau trong văn học Việt Nam (thời hạn nộp bài và số trang tùy ý). Cậu bé tôi lúc ấy đã phải khóc bao nhiêu lần khi viết bài đó trong 3 tháng, khi chứng kiến bao số phận con người trong các tác phẩm văn chương. Ngay lúc bấy giờ, mà Thế Mạc tiên sinh đã bắt tôi trích dẫn trong ngoặc kép và dẫn nguồn như là các nhà nghiên cứu viết chuyên khảo. Tất cả đã được Thầy nhen nhóm lên trong tôi, từ thưở ban đầu tìm đến với văn chương.
Sau này, khi vào học khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp Hà Nội, năm nào tôi cũng viết một tiểu luận về ảnh hưởng của Thơ Đường đối với thơ Việt. Tôi bắt đầu tìm hiểu về ca trù từ những năm cuối của Đại học. Tháng 3 năm 2007, tôi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về ca trù và sau đó đã xuất bản thành sách Lịch sử và Nghệ thuật Ca trù. Trong cuốn sách ấy, có lời tri ân của tôi đối với Thầy Thế Mạc: “Tôi xin tri ân những dẫn dắt khai mở đi vào học thuật và lòng yêu cổ văn, thơ Đường, và đặc biệt là ca trù từ 20 năm về trước của Thầy Thế Mạc (Kiều Thể), giáo viên dạy Văn ở thị xã Sơn Tây, cựu sinh viên Khoa Ngữ văn khóa 1, Đại học Tổng hợp Hà Nội”.
Thầy ơi, vậy là thầy bỏ tất cả mấy anh em chúng con: Chu Hồng Tiến, Nguyễn Xuân Diện, Đỗ Doãn Hoàng, Đỗ Doãn Phương, Vũ Lâm, Bế Kim Loan…Thầy bỏ tất cả bạn văn Xứ Đoài mà đáp bằng câu “thế sự thăng trầm quân mạc vấn” ư? Chỉ còn thêm vài canh giờ nữa là đến 1.1.2010 Thầy tròn 76 tuổi xuân mà!
Thương ôi! Xứ Đoài còn một nhà hiền triết mà nay đã hạc nội mây ngàn!
Chu Thần Cao Bá Quát nhất định ghé con thuyền hư huyễn đến đón thầy đi vào nơi khói sóng thăm thẳm rồi ư?
Hỏi không nói, chỉ tay về phía ấy.
Mây lâng lâng trôi dạt cuối trời xa…
Hà Nội đêm cuối năm 2009
Học trò của Thầy: Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện
Cảm kích vô cùng...
Trả lờiXóaNếu mỗi người đều nêu một vài kỷ niêm đáng nhớ về Thầy, Cô mình thì thật quý hóa...
Trên đới này sẽ còn vô vàn tấm gương trong vắt của các người Thầy như thế.
TH
Bác viết về thầy Tân và thầy Mạc hay quá. Mình chỉ được học thầy Tân, vị túc nho đạo cao đức trọng.
Trả lờiXóaThật xúc động khi bạn Diện viết về những người Thầy. Tôi cũng là hoc trò của Thầy Thể ở Sơn tây. Cảm ơn bạn đã có nững dòng lưu bút .
Trả lờiXóaBác Diện viết cả hai bài đều hay.
Trả lờiXóaMuốn viết hay thì phải có cái hồn.Muốn có cái hồn thì phải được dạy dỗ tốt.Các cụ ngày xưa đã bảo:"bé không vin, nhớn gãy cành" là thế.
Tâm hồn của các em học sinh như một tờ giấy trắng,viết lên đó những lời hay ý đẹp là các bậc cha mẹ, các thầy, các cô.
Nếu ngày nay, các em được học một nền cổ văn của nước nhà một cách nghiêm cẩn, thì sẽ thấm cái nhân sinh quan, vũ trụ quan của tiền nhân; sau bảy năm miệt mài đèn sách, rời ghế nhà trường, các em đã có đủ cái căn bản của tâm hồn một người Việt Nam rồi, đâu cần những khẩu hiệu hô hào rỗng tuếch.
Bởi thế,giáo dục trước hết là phải có hồn, hồn nước, hồn người Việt Nam.
Chúng tôi trưởng thành, mỗi người một ngành một nghề, chẳng ai giống ai. Khi nhắc về trường cũ, điểm chung duy nhất của chúng tôi là thường nhắc về các thầy cô giáo dạy văn.Có một điều lạ là, hình như mọi người Việt Nam đều thích văn học, kể cả những người làm việc chẳng có gì liên quan đến lĩnh vực này. Về sau này, những lúc rãnh rỗi, đọc sách, tôi mới hiểu rằng, văn học Việt Nam chính là tư tưởng Việt Nam. Việt Nam không có các nhà tư tưởng khô khan, không có triết lý siêu hình khó hiểu và đầy mâu thuẫn.
Trả lờiXóaKể ra thì thế hệ chúng tôi được học rất tốt về quê nhà:
Ngày xưa, môn văn được chia làm hai môn học:cổ văn (còn gọi là văn vần) và kim văn (còn được gọi là văn xuôi).
Về cổ văn thì học như sau:
Lớp sáu:ca dao tục ngữ (hàng ngàn câu)
Lớp bảy:học các tác phẩm của các tác giả khuyết danh, nhất là tác phẩm Bích Câu Kỳ Ngộ.
Lớp 8:Thơ thất ngôn bát cú Đường luật:thơ của vua Lê Thánh Tôn,Bà Huyện Thanh Quan...
Lớp 9:cụ Tản Đà là tác giả chủ yếu
Lớp 10:tìm hiểu về chữ Nôm.bài thơ Nôm đầu tiên của cụ Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên), hình như chúng tôi cũng có học cả thơ của cụ Nguyễn Biểu (nay không còn nhớ).
Lớp 11:học thơ của các cụ Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.Học rất kỹ.
Lớp 12:Tư tưởng Việt Nam, các tôn giáo lớn hiện có mặt tại Việt Nam.Học thơ của các thiền sư thời Lý, Trần
Về kim văn (văn xuôi):học rất nhiều tác giả:Thanh Tịnh, Bùi Hiển.Văn chương lịch sử thì đặc biệt là cụ cố giáo sư Chu Thiên Hoàng Minh Giám, văn chương về xã hội thì là Tự Lực Văn Đoàn.Văn chương nghị luận thì có các cụ:Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh
Nhờ được học suốt bảy năm dài như thế, chúng tôi cũng có được một ít hiểu biết, sau này không phải vất vả tìm lại.
Một điều đáng nói là chúng tôi không học văn của các nhà văn ngoại quốc, ai muốn đọc thì ra ngoài mua, vì mỗi người dịch một cách khác nhau, không thống nhất.Ai giỏi ngoại ngữ thì đọc nguyên tác.
Riêng văn chương nước nhà thì phải học phải thi, mặc dù theo học ban toán, vẫn phải thi môn văn như thường.
Về sau này, càng sống, tôi càng thấy môn văn là quan trọng.
Dân miền Nam không rõ lắm về chương trình tiểu học-trung học 10 năm của miền Bắc áp dụng từ nk nào và kết thúc nk nào ? Chỉ biết sau năm 1975 chương trình trung tiểu học ở miền Nam vẫn là 12 năm trong khi miền Bắc là 10 năm . Ở miền Nam trước 1975 từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ đệ lục đến đệ tứ ) là trung học đệ nhất cấp . Thi hết lớp 9 ( đệ tứ ) là thi trung học Phổ thông . Từ lớp 10 đến hết lớp 12 ( đệ tam đến đệ nhất ) là trung học đệ nhị cấp . Cuối lớp 11 ( đệ nhị ) thi Tú Tài 1 . Thi đậu tú tài 1 mới được lên lớp 12 ( đệ nhất ) . Cuối lớp 12 thi Tú tài II . Bây giờ toàn quốc thi cuối lớp 12 gọi là tốt nghiệp Phổ thông Trung Học ! So sánh với thời xưa thật khó !
XóaTôi cũng là học sinh khóa 1 xủa trường cấp 3 thị xã Sơn Tây năm 1959 sau học Đại học Tổng hợp khóa 7 ( năm 1962 ) , tôi ở Quốc Oai , nơi có chùa Thày nổi tiếng, có chu Thần đã từng dạy học, có nhà Hà Nội học đầu tiên, danh nhân văn hóa Doãn Kế Thiện, có Nhạc sỹ Doãn Quang Khải với bài hát nổi tiếng “ Vì nhân dân quên mình “, có nhà thơ Quang Dũng.…Tôi không được học thầy Thế Mạc nhưng đã từng đọc thơ, truyện của thầy Thế Mạc nay đọc được những trang viết thật cảm động của người học trò của thầy .Xuân Diện đã nói thay chúng tôi về những người thầy đáng kính. Không biết từ nay về sau có những thế hệ học trò như Xuân Diện nữa không? Đạo lý tôn sư trọng đạo có còn ? Xuân Diện thuộc thế hệ sau tôi nhưng tôi rất cảm phục, tôi sẽ thường xuyên lên mạng để đọc Blog Nguyễn Xuân Diện , người đồng hương Xứ Đoài đáng yêu của tôi, tiếc rằng Hà Tây không còn nữa nên tôi không thể gặp Xuân Diện trong hội văn nghệ Xứ Đoài!!!
Trả lờiXóaTôi ở Ngọc Mỹ quê của cụ Doãn Kế Thiện và Doãn Quang Khải, cũng học khóa 1 trường cấp 3 Sơn Tây, tôi cũng học ĐHTH khoá 7, tôi cũng hay đoc nhưng trang trong xuandienhannom,muốn liên lạc với đồng môn số ĐT của tôi:01277041732 mong ngày gặp gỡ
XóaHồi tôi còn công tác ở Trường ĐH Tổng hợp HN, nhiều bạn nước ngoài đến trường rất ngạc nhiên khi chứng kiến không khí lễ hội sôi nổi của Ngày Nhà giáo Việt Nam, qua đó họ đánh giá rất cao truyền thống tôn sư trọng đạo của dân ta. Bài viết cảm động của anh Nguyễn Xúân Diện tưởng nhớ, tri ân hai người Thầy đã quá cố của mình cũng là một biểu hiện của truyền thống văn hoá ấy. Tôi không được trực tiếp học Thầy Bùi Duy Tân vì khi tôi vào trường thì Thầy đang theo học lớp bồi dưỡng Hán Nôm ở Viện Văn học, hình như do Cụ Cao Xuân Huy và một số vị túc nho dạy. Nhưng đọc sách của Thầy và nhiều năm làm việc với Thầy ở trường,tôi cũng tiếp thụ được ít nhiều kiến thức uyên thâm của Thầy. Tôi nhớ nhất những năm gần đây được cử làm chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Ngữ văn trung học phổ thông, mời Thầy tham gia Hội đồng thẩm định. Thầy đọc bản thảo hết sức cẩn thận và góp ý rất sâu sắc. Mỗi lần Thầy phát biểu thường chiếm đến nửa buổi, hết sức tỉ mỉ. Mỗi nhận xét Thầy đưa ra đều có dẫn giải chu đáo, lý lẽ rất thuyết phục. Thường thì Hội đồng chúng tôi yêu cầu tác giả sửa đi sửa lại đến 2, 3 lần. Nhưng buồn nhất là từ lần thẩm định thứ 2 trở đi thì kinh phí rất eo hẹp. Chỉ có thù lao 100.000 đ / ngày, mà Thầy đi taxi từ Mễ Trì đến chỗ họp đã mất 80.000 đồng / 2 lượt rồi. Có những trưa, Thầy cùng anh em chúng tôi, trong đó có nhiều vị tuổi tác như Thầy, phải ngả lưng nghỉ tạm trên những chiếc ghế băng ngoài hành lang, trông mà ái ngại vô cùng. Sau, tôi đề nghị với vụ chuyên môn, anh em nói khó với bên tài vụ thế nào đó mới thuê được phòng để 2, 3 thầy nghỉ chung một lúc buổi trưa cho đỡ mệt. Nhưng dù điều kiện đãi ngộ xấu tốt thế nào, Thầy vẫn làm việc miệt mài, vô tư như thường. Nghĩ lại, thấy thương và nể Thầy quá. Xin chia sẻ cũng anh Diện :"Kính chúc Thầy ngàn thu thanh thản yên nghỉ giữa vùng non nước sông Châu núi Đọi yên bình, cùng những người hiền thưở trước. Và xin nguyện mỗi lần ngồi vào bàn viết là như thấy Thầy đang dõi theo mỗi trang chữ, dòng văn…".
Trả lờiXóaNhững con người chân chính xá gì đồng tiền .
Xóa
Trả lờiXóaBài thơ của Cao Bá Quát, thiếu mất 1 câu, trước câu cuối:
" Bôn lưu đáo hải bất phục hồi"
Phải không ạ?
Thưa bác, bài của Chu Thần Cao Bá Quát chỉ có từng ấy.
Trả lờiXóaTrong bài ấy có trích một câu từ bài Tương Tiến tửu của Lý Bạch, nhưng đúng là không lấy hết cả câu. Câu thơ của Lý Bạch, đầy đủ là "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi/hoàn".
Kính thư
Tễu
Chào anh Xuân Diện.Tôi cũng là một học trò của Thày Thế Mạc những năm 68-71.Hơn nữa còn thường được nghe hầu chuyện Thày Thể và Ông cụ nhà tôi là Nhà viết kịch Nguyễn Khắc Dực.Những năm đó trường Sơn Tây còn có nhà thơ Trần Quốc Toàn(cũng dạy văn),Nhà thơ Bế Kiến Quốc ở ty văn hoá,nhà viết kịch Lê Nhị Hà lúc đó còn là giáo viên hình như ở Đông viên(sát Mía).Tất cả đều đã không còn...Cảm ơn Anh về bài viết này.Nếu có điều kiện sẽ gặp anh sau, có nhiều chuyện có thể trao đổi!
Trả lờiXóaNguyễn Khắc Bình
Anh Diện ơi !
Trả lờiXóaTôi cũng có một bái viết về Thầy của tôi bên FB :
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4808730866837&set=a.4808730626831.2185291.1553167461&type=1&theater
Chào bạn Diện. Chúng ta có những người thầy như thế thì chúng ta cũng có những trò như thế. Chúng ta sống trong thời đại có nhiều biến động quá. Các cái xấu tốt lẫn lộn. Có những cái xấu không được phanh phui nhưng có nhiều cái tốt lại bị chúi dụi trong bi đát. Chúng ta còn sống đến ngày hôm nay đã là đại phúc rồi. Tôi và Bạn còn được sống ngày nào cố gắng mang chút hiểu biết của mình mang cái tốt và sự thật đến với mọi người. Công việc vừa qua của Bạn chính là như thế. Nhân đây tôi xin chút lặng tâm trước hai Thầy của Bạn và chúc bạn chân cứng đá mềm, cẩn trọng. Nhân dân VN cần đến những người như bạn.
Trả lờiXóaXin hỏi bác tiến sĩ Diện thì có bản chép khác như sau :
Trả lờiXóaYên ba thâm xứ hữu NGƯ châu (thay vì HƯ châu)
Vậy bản nào đúng ? Tôi thiển nghĩ bản sau đúng hơn,chứ ngày xưa văn thi sĩ
chỉ mượn cảnh tả tình mà ít khi lên giọng triết lý là "hư vô" như thế này.
Khói sóng ở chốn sâu thẳm và lửng lơ con thuyền đánh cá !
Đồng ý với bác 07:14,
Xóa"Ngư châu" đúng hơn "hư châu".Triết lý ở chổ mà
tác giả "tức cảnh sinh tình" thì e không hợp !
Châu nghĩa là nơi,vùng,miền ...như châu Á,châu
Âu v.v.Ở đây là chổ đánh cá.Đơn giản thế thôi !
Thầy như vậy thì mới có trò (bác Diện) như vậy! Đâu tự nhiên mà con người có khí phách!
Trả lờiXóaĐọc qua bài này ,tôi càng tin là trong thời buổi mà nhiều kẻ vẫn nói" lương tâm không bằng lương tháng"người có tâm,có đức,trọng ơn nghĩa còn rất nhiều.Năm 1978 tôi cững thi vào trường Đai học Tổng hợp như TS NXD,năm đó điểm tuyển là 16,tôi thiếu 1,5điểm nên trượt,phải học nguyện vọng 2 là Đại học Sư phạm Thái Nguyên.Tôi cũng có nhiều người Thầy ,cô đáng kính đã bỏ chúng tôi ra đi.Mượn "Hiên trà"của TS NXD,mượn vài câu thơ để tưởng nhớ Thầy của tôi,của NXD,của những người học trò.
Trả lờiXóa!Thầy ơi! núi lở,băng chìm
Bồ đề trước ngõ vắng chim gọi đàn
Ngót trăm năm giữa trần hoàn,
Nhục vinh từng trải,gian nan đã nhiều.
Với trò:Tận tụy dắt dìu,
Với huynh,hữu,đệ tin yêu tài bồi.
Điếu nghiên học tập suốt đời,
Từ trong sách vở rạch ròi đường đi.
Hùng hồn luận thuyết,bình thi
Quân cơ,kinh tế kém gì Ức Trai.
Tài danh đang toả sáng ngời,
Thì đau số mệnh trêu ngươi anh hùng.
Thầy đi bỏ lại sau lưng,
Bánh xe lịch sử ngập ngừng vòng quay.
Chúng em còn sống cõi này,
Xin thề nhớ mãi lời thầy:Đấu tranh.
Xây xã hội,giữ hoà bình
Việt Nam nhân bản quang vinh đời đời".
Chấn Phong
Thơ anh hay quá!
XóaBiết đến bao giờ gặp lại thầy cũ trường xưa. Có một ngôi trường lớn nhất sai Gòn khi xưa. Không phải lớn vì dinh thự đồ sộ. Lớn vì danh tiếng. Thế rồi một ngày, thầy tan tác, trò tan tan tác. Tất cả chỉ là một khoảng không bi đát. Thầy đi đâu? Trò đi đâu? Tan trường rồi, mỗi người mỗi ngã trong hoạn nạn. Không ai biết về đâu.
Trả lờiXóaTừ ấy đến nay, người mất người còn, tan tác.
Xin dành một nén hương tưởng niệm. Nói như Henry Miller:
Một lần viết là một lần hành hương về quá khứ
Một lần viết là một lần ngồi khóc bên nấm mộ ngày xanh.
Xin khói hương bay về nơi ấy!
Tôi có hân hạnh gặp GS Bùi Duy Tân năm 1999 ở Sài gòn khi Gs thay mặt mẹ đến chia buồn nhạc mẫu tôi qua đời . Nhac mau toi la ban cua ba cu than mau GS BDT . GS ăn nói nhỏ nhẹ, dễ thương . Có lần tôi nghe ( nếu tôi không nhầm ) bà cụ nói GS là em ruột BS Bùi Duy Tâm, cựu Khoa Trưởng DHYK Saigon ? Một chút kỉ niệm về GS Bùi Duy Tân !
Trả lờiXóaNếu thế thì bs.BDT,là cựu khoa trưởng đại học YK Huế,
Xóachứ không phải Đh YK.Saigon.
Cảm ơn Anh Diện. Tôi cũng là một học trò cưng của Thầy Thể về môn Văn tai trường cấp 3 Quốc Oai những năm 1962-1965,Quê tôi tại Thạch Thất. Nhưng thế sự xoay vần tôi lại đi ngành kỹ thuật (Thủy văn). Tôi tiếc lắm và cũng rất quý trọng Thầy Thể và yêu thích thơ văn của Thầy. Cảm ơn anh về những lời tri ân về Thầy Thể và những người Thầy nhân ngày nhà giáo VN. Tôi cũng là một nhà giáo, về giảng dạy tại ĐHKHTN ĐHQG Hà Nội từ năm 1998. Bây giờ vê hưu mới thấy quý và nhớ tuổi học trò và những Thầy Cô khi ấy. Một lần nữa cảm ơn anh. Mong có dịp gặp gỡ và trò chuyện cùng anh.
Trả lờiXóaNguyễn Hữu Khải. ĐT 0904640848
Tôi nhớ:Đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt. "Hệt" chứ không phải "mệt"?
Trả lờiXóaTình cảm của tác giả Nguyễn Xuân Diện với các thầy cũ rất đáng trân trọng, cho thấy anh là người có tín nghĩa.
Trả lờiXóaRiêng hai câu
"Ai thành thị mặc ai miền lâm tẩu
Gõ dịp lấy đọc câu Tương Tiến Tửu"
Cụ Ngô Tất Tố thuật lại là: "Kẻ thành thị, kẻ vui miền lâm tẩu."
Nhịp văn hợp lý hơn và ý nghĩa cũng rõ hơn.
Câu sau tôi không nhớ lắm nhưng chắc chắn không có từ "lấy", nghe rất gượng ép, về ý thì thừa. Anh Diện hãy xem cuốn Thi Văn Bình Chú của cụ Tố.