Nguyễn Xuân Diện
GIÁ và PHÍ
Tôi rất ngỡ ngàng khi xem những bức ảnh chụp các trạm BOT, ghi là "TRẠM THU GIÁ". Lúc đầu tôi tưởng ảnh chế ra cho vui. Nhưng khi xác định được là ảnh thật, các báo chí đăng thì tôi quá sững sờ và bức xúc.
Chữ PHÍ và chữ GIÁ là hai từ Hán Việt, có nghĩa khác nhau. Phí là chi phí, là hao tổn, là tiêu dùng. Theo đó, nếu ai đó bỏ ra số tiền làm việc gì đó, thì thu phí tức là thu lại số tiền đã bỏ ra, mà người tiêu thụ, tiêu dùng, tức là người được hưởng phải chịu.
Còn GIÁ là giá trị của một vật, được quy định bằng tiền.
Hai chữ Giá và Phí do vậy không hề đồng nghĩa, cũng không hề gần về nghĩa. Vì thế không thể, và không được phép dùng thay cho nhau.
Đây không phải các ông ấy dốt chữ, không biết nghĩa của hai chữ này. Mà nó là một sự coi thường người dân, coi thường luật pháp và đạo lý, và coi thường tiếng Việt.
Ẩn giấu đằng sau đó là một việc rất khuất tất, cần được giải quyết bằng một cuộc thanh tra ở cấp Chính phủ. (Nhưng với điều kiện là Thanh tra không bị mua).
Tái bút: Lại vừa nghe "Thủ tướng Phúc kí Nghị định "thu giá" 63/2018/NĐ-CP về PPP ký ngày 4/5/2018, thay thế Nghị định 15/2015, hiệu lực từ 19-6 tới". Thế thì anh Phúc và Chính phủ của anh cũng thong manh cả hay sao?
GIÁ và PHÍ
Tôi rất ngỡ ngàng khi xem những bức ảnh chụp các trạm BOT, ghi là "TRẠM THU GIÁ". Lúc đầu tôi tưởng ảnh chế ra cho vui. Nhưng khi xác định được là ảnh thật, các báo chí đăng thì tôi quá sững sờ và bức xúc.
Chữ PHÍ và chữ GIÁ là hai từ Hán Việt, có nghĩa khác nhau. Phí là chi phí, là hao tổn, là tiêu dùng. Theo đó, nếu ai đó bỏ ra số tiền làm việc gì đó, thì thu phí tức là thu lại số tiền đã bỏ ra, mà người tiêu thụ, tiêu dùng, tức là người được hưởng phải chịu.
Còn GIÁ là giá trị của một vật, được quy định bằng tiền.
Hai chữ Giá và Phí do vậy không hề đồng nghĩa, cũng không hề gần về nghĩa. Vì thế không thể, và không được phép dùng thay cho nhau.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể bên lề hành lang Quốc hội ngày 22/5.
Vì sao Bộ Giao thông vận tải và Ông Bộ trưởng lại lệnh cho các trạm thu phí BOT thay chữ GIÁ vào chữ PHÍ?Đây không phải các ông ấy dốt chữ, không biết nghĩa của hai chữ này. Mà nó là một sự coi thường người dân, coi thường luật pháp và đạo lý, và coi thường tiếng Việt.
Ẩn giấu đằng sau đó là một việc rất khuất tất, cần được giải quyết bằng một cuộc thanh tra ở cấp Chính phủ. (Nhưng với điều kiện là Thanh tra không bị mua).
Tái bút: Lại vừa nghe "Thủ tướng Phúc kí Nghị định "thu giá" 63/2018/NĐ-CP về PPP ký ngày 4/5/2018, thay thế Nghị định 15/2015, hiệu lực từ 19-6 tới". Thế thì anh Phúc và Chính phủ của anh cũng thong manh cả hay sao?
Khẳng định ngay : ông BT Bộ GTVT tạo cho các DN BOT dễ dàng nâng mức thu phí . Đánh tráo khái niệm , ngôn từ để lẩn, lách sự giám sát của Hội đồng nhân dân và sự quản lý của nhà nước.
Trả lờiXóaThế mới biết trình độ Bộ Trưởng ở tầm nào?
XóaHết thuốc chữa rồi các bác ơi///
Trả lờiXóalưu manh thôi. chúng vẫn móc túi dân
Trả lờiXóaLại thêm một trò hề , tiêu đề " Thu giá " ( Mùa Thu giá lạnh ) Híhíhí .
Trả lờiXóaThường thì mùa đông giá lạnh ; Nay thu cũng lạnh nốt thì thôi rồi Lượm ơi ! Các bác tài qua trạm BOT thì quanh năm ... " lạnh " túi ( chưa cháy túi là may rùi ).
Gã Nguyễn Văn Thể này vừa "điếm" vừa "dốt".
Trả lờiXóa1/ Điếm: muốn móc tiền của dân, vấn đề của anh ta là làm sao móc được tiền của người dân trong túi. Sự thèm khát tiền của dân khiến anh ta phải đau đầu nghĩ cách!
2/ Dốt: khi lòng thèm khát tiền lên đến đỉnh điểm thì phải làm liều, anh ta bèn nghĩ ra cách "chơi chữ", nhưng vì "dốt" và "lì" thì đâm "liều", anh ta lấy bừa chữ "giá" thay vào, dù chẳng có nghĩa trong trường hợp này nhưng "nghiện" tiền quá thì phải liều mà thôi! Ai muốn chửi cũng được!
Xưa nay thì thiếu gì những mỹ từ dùng cho cán bộ: tiêu cực, chưa gần dân, xa dân, dân làm cán bộ hư, chơi gái thì cứ nói là chơi gái lại bảo hủ hóa, vân vân và vân vân... chỉ chơi chữ thôi, đến khi đổ bể thì toàn chuyện động trời!
Trả lờiXóaMà ở đời, có bao nhiêu miếng võ đem chơi mãi thì cũng cùn vì vốn liếng chỉ có bao nhiêu đó thôi, bây giờ phải "vận dụng sáng tạo" không dùng "phí" thì dùng "giá", dân la làng thì cùng lắm là "sửa" chứ gì! Mà không "sửa" thì làm gì được nhau tốt?
Xin đừng nói chuyện chữ nghĩa với ông Thủ-tướng Phúc nhà mình. “Cờ-lờ-vờ-nờ,” ổng còn không biết nghĩa là gì thì làm sao ổng phân biệt được "giá và phí"??!!
Trả lờiXóaKinh khủng cho cái trò chơi chữ của bọn mặt dày cộng sản!
Trả lờiXóa"Vung tay trúng má", "ngã vào dùi cui", "chuyện nhỏ-đại cục", "lái xe ôm, buổn chổi đót làm giàu", ... bây giờ thì "trạm thu giá" hoàn toàn phi Việt ngữ vẫn ngang ngược xài, xem như nhân dân là lũ ngu dốt.
Sắp tới đây sẽ còn gì nữa ? "dân cùng làm kinh tế với chính phủ" để bắt dân đóng thuế mạt luôn? "trở về đất mẹ"? để bán nước cho Tàu ????
Chính phủ nên mở lại lớp "bình dân học vụ" cho dân học lại tiếng Việt từ đầu, xóa mù chữ!
Trả lờiXóaBộ trưởng Bộ GD-ĐT ngọng "l" với "n"; Bộ trưởng Bộ GTVT (cả TT?) ngọng "phí" với "giá". Loạn xì ngầu!
Đây chính là tuyên bố hùng hồn của “Chính phủ kiến tạo”!
Trả lờiXóaThú thực, tôi vốn là người rụt rè, nhưng nghe thằng Thể nói, tôi cũng muốn vả vỡ mồm nó. Một thằng ngu dốt và lưu manh như vậy mà làm bộ trưởng, thì biết cái chính phủ kiến tạo, phục vụ nó đang kiến tạo và phục vụ cái gì rồi.
Trả lờiXóaTrong Từ Điển Việt - Pháp đã chỉ rõ : từ " phí " trong Tiếng việt có rất nhiều nghĩa:
Trả lờiXóa- Phí :Phí lưu thông , phí vận chuyển , phí qua cầu đường , phí bảo hiểm , học phí ,...
- Phí công
- phí của , phí phạm , phí sức , phí tổn .
Vậy xe qua trạm BOT phải nộp phí là hợp với nghĩa của từ " phí
" thứ nhất .
Còn từ " giá" cũng có rất nhiều nghĩa, nhưng không có nghĩa nào hợp với việc phải trả tiền khi xe đi qua trạm BOT cả . Sau đây là một số nghĩa của từ " giá " :
- Giá cả , giá sinh hoạt, giá mua , giá bán một cái áo, một cái quần,...
- Giá áo , giá sách
- Giá đỗ
- Giá họa
- Giá mà
-Giá rét
- Giá như
- giá trị
- Giá treo cổ ,...
Cốt lõi của vấn đề dùng từ sao cho đúng là phải có học, có nhận thức .
Ông bộ trưởng không phân biệt được cái gì đếm được và cái gì không đếm được, mà cũng lên làm bộ trưởng; liều còn hơn là Chí phèo.
Trả lờiXóaTúm lại là:
Trả lờiXóaNgu chữ
Mù từ
Tối nghĩa