Câu chuyện "nghiên cứu cải tiến chữ viết" để phiên âm đoc theo kiểu tiếng Tàu vừa lắng xuống thì bức tranh ""Bát tuần Vạn thọ thịnh điển" - Mừng thọ Càn Long 80 tuổi? - và một bức tranh vẽ "Vua An Nam" được cho là Quang Trung lại gây ra nhiều ý kiến tranh cãi lẫn phẫn nộ.
Phần cá nhân tôi thì vốn "văn dốt vũ dát" nên không lạm bàn nhiều. Chỉ có vài điều suy nghĩ nhỏ.
+ Thứ nhất: Tôi khinh và coi cái gọi là "nghiên cứu" của mấy ông Tiến sĩ gì đó là đồ bỏ đi. Đây không phải là tự ti hay ta đây mà nó hình thành từ mấy cơ sở sau:
- Dẫn liệu của cái gọi là "phát hiện, nghiên cứu.." kia chỉ dựa vào vào thông tin một chiều từ Trung Quốc. Trong khi không hề đưa ra dẫn liệu từ các tài liệu sử Việt Nam để đối chiếu. Nó cho thấy sản phẩm này của loại tư duy học vẹt. Loại tư duy nô bộc đi tìm miếng ăn trong đống rác chứ chẳng có gì là "nghiên cứu" ở đây.
- Sử Việt Nam có khá nhiều tư liệu xác định rằng: Tháng 1/1790, Quang Trung theo kế của Ngô Thì Nhậm sai người đóng giả sang mừng thọ Càn Long nhà Thanh ( sách sử có nhiều thông tin nhưng chưa thống nhất chính xác người đóng giả; trong đó có nhiều thông tin là con trai của Vua Quang Trung tên là Nguyễn Quang Thùy). Việc này phù hợp với bối cảnh nhà Tây Sơn khi đó tuy đang trên thế oanh liệt bách chiến bách thắng nhưng thực lực chưa thể đủ mạnh để đe dọa Thanh triều. Nên việc sai người đóng giả để sang chầu là động tác ngoại giao cần thiết, đề phòng bị ám hại trong khi tàn dư Lê Chiêu Thống đang cầu Thanh triều viện quân đánh Tây Sơn nhưng nhà Thanh còn lưỡng lự.
+ Về bức họa "Vua An Nam":
- Cứ cho bức họa là thật, được vẽ từ thời Thanh triều.v.v. thì đó là bức họa vẽ người đóng giả, tất nhiên không cần bình phẩm nó "giống" Quang Trung mức nào. Sử Nam cũng ghi lại chuyện Vua Quang Trung khi hay tin đoàn sứ được tặng tranh vẽ mình đã đắc ý vui vẻ thế nào nhưng vẫn gửi thư cảm ơn với lời lẽ hàm ý châm chọc sự nhầm lẫn do bị lừa.
- Về người trong bức tranh "Vua An Nam" được cho là Quang Trung: Ai cũng biết Quang Trung Nguyễn Huệ là một võ tướng, là người khai sinh ra Yến phi quyền ( một trong trong 3 môn quyền thuật của võ phái Tây Sơn: Yến phi quyền, Hùng kê quyền, Độc lư thương). Nếu tìm hiểu chút ít về võ Tây Sơn, bất cứ ai cũng biết môn võ này có một cách luyện công phu ngạnh công là treo người bằng cằm trên xà ngang. Khiến gân cổ bạnh ra, yết hầu thụt hơi thấp vào nên khi gồng cứng không thể bóp cổ được. Người luyện công phu này thì xương hàm sẽ biến dạng mà bạnh ra, không thể có cái gương mặt dài và cằm nhọn như trong hình. Nó củng cố thêm minh chứng người sang chầu là giả như đã nói ở trên.
Phần này có thể xin các võ sư Tây Sơn phái cho ý kiến thêm.
+ Về việc"Theo ông Nguyễn Phương, đi kèm với bức tượng là đôi câu đối được xem là chỉ dấu cho thấy bức tượng ấy chính là tượng vua Quang Trung: "Động lý vô trần, đại địa sơn hà lưu đống vụ; Quang trung hóa Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân" (Trong hang không bụi, lưu nêu cột giữa non sông rộng lớn, Giữa sáng thành Phật, chuyển gió mây trong thế giới cỏn con).". Tôi xin nhường cho anh Nguyễn Xuân Diện và anh Nguyễn Hồng Kiên cùng các đồng nghiệp của các anh rành Hán-Nôm hơn cho thêm lời diễn ý câu đối. Phần tôi thì thấy câu diễn nghĩa như vậy có vẻ ngây ngô, không những võ đoán khi suy luận từ câu đối đó mà khẳng định chính là Vua Quang Trung mà hình như... không biết gì về cách giải nghĩa CÂU ĐỐI lẫn cách hiểu nghèo nàn tri thức trong ngôn ngữ Hán-Nôm thì phải ?
....
Tóm lại: Rác trong rác !
Trông bức họa như là một quan văn. Hoàng đế Quang Trung là nhà binh lược kiệt xuất mà lại có dáng vẻ thư phòng thế sao?
Trả lờiXóa