Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

LS Trịnh Vĩnh Phúc: ĐÃ CÓ THỂ KHÉP LẠI CÂU CHUYỆN GÂY TRANH CÃI


LS Trịnh Vĩnh Phúc 

MỘT PHÁT HIỆN BẤT NGỜ VÀ LÝ THÚ, CÓ KHẢ NĂNG LÀM KHÉP LẠI CÂU CHUYỆN “BỨC CHÂN DUNG VUA QUANG TRUNG” ĐANG GÂY TRANH CÃI 
 
(Đề nghị quý bạn nhiệt tình chia sẻ, góp phần giảm sốc tâm lý cho cộng đồng mấy ngày qua...)

Tôi và Lão luật sư Nguyễn Hữu Phúc (Nguyen Huu Phuc) vừa có cuộc trao đổi nhanh qua điện thoại về một phát hiện bất ngờ lý thú và được ông ủy nhiệm cho tôi công bố “công trình nghiên cứu khoa học trong vòng 15 phút qua công cụ Facebook”, như sau:

Bức họa người đàn ông được cho là “chân dung thật nhất của vua Quang Trung” do ngài tiến sĩ Nguyễn Duy Chính sưu tầm từ bảo tàng Trung Quốc và nhà nghiên cứu Trần Quang Đức công bố, được báo Tuổi trẻ online giới thiệu ngày 31/12/2017, thực ra đó là một phiên bản hình họa chân dung vua Càn Long, mà thôi!

Nhà nghiên cứu bất đắc dĩ Nguyễn Hữu Phúc nêu ý kiến:

“Người đàn ông trong bức vẽ (trắng đen) nầy là bản sao của bức vẽ chân dung (màu) vua Càn Long của nhà Thanh ở bên Tàu. Đối chiếu từng đường nét nhân dạng từ khuôn mặt - mắt - mũi - trái tai - môi - cằm... hoàn toàn không tìm thấy có sự khác biệt nào cả. Vậy mà các "nhà nghiên cứu" của ta không biết lấy nguồn tư liệu nào mà vội đưa lên công luận bức họa phác thảo hình vua xứ Tàu năm ông ấy già yếu hom hem 80 tuổi mà cho là chân dung Hoàng đế Quang Trung lúc người 38 tuổi”.

Xin mời mọi người xem 2 bức họa để gần nhau và có ý kiến nhé!

Chúng tôi tin phát hiện trên đây là chính xác, còn lý do vì sao câu chuyện lại ra nông nỗi này là nằm ngoài khả năng của chúng tôi!

Trân trọng.

20 nhận xét :

  1. 2 khuôn mặt trong 2 bức hoạ giống nhau từng chi tiết. chỉ khác áo mũ và 1 là màu, 1 là đen trắng.
    Rõ ràng là nguỵ tạo.

    Trả lờiXóa
  2. Ý kiến bài này rất hay vì hợp lí. Còn chân dung Quang Trung kia là sai hoàn toàn. Tôi nhớ đôi điều, ít nhất là vua QT rất có tình người, rất hiếu nghĩa với nhạc phụ (bố Ngọc Hân công chúa). Thế mà bức vẽ kia lại thể hiện nét mặt kẻ thất đức, tiểu nhân, là võ tương sao trong bức vẽ lại rõ nét yểu tướng, hèn nhát ...Tóm lại đó là ai, nhưng bản chất may lắm chỉ xứng hàng "chủ cái bang".

    Trả lờiXóa
  3. "Bức họa người đàn ông được cho là “chân dung thật nhất của vua Quang Trung” do ngài tiến sĩ Nguyễn Duy Chính sưu tầm từ bảo tàng Trung Quốc và nhà nghiên cứu Trần Quang Đức công bố, được báo Tuổi trẻ online giới thiệu ngày 31/12/2017, thực ra đó là một phiên bản hình họa chân dung vua Càn Long, mà thôi!" Hết trích.
    Bức hình màu không phải là chân dung của vua Càn Long mà là chân dung của Yinxiang (16 Tháng 11 năm 1686 - ngày 18 tháng sáu năm 1730) là một hoàng tử của triều đại nhà Thanh . Người này là Con trai thứ mười ba của Hoàng đế Khang Hy

    Trả lờiXóa
  4. Chuyện còn dài . Chưa khép lại được . Sợ ném đá chết Trần Quang Đức với Nguyễn Duy Chính hay sao ?

    Trả lờiXóa
  5. Tranh của Hoàng Tử Dận Tường con Vua Khang Hi chứ không phải tranh Vua Càn Long nhà Thanh.

    Ngoài ra, 2 tấm tranh (DT và QT) cũng không phải là một. Xem phóng ảnh lớn hơn sẽ thấy.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%ADn_T%C6%B0%E1%BB%9Dng#/media/File:Yinxiang.jpg

    https://xuandienhannom.blogspot.com/2018/01/trinh-xuan-thuy-ve-chuyen-chan-dung.html

    Dận Tường 胤祥;(17 tháng 11 năm 1686 - 18 tháng 6 năm 1730), là vị Hoàng tử thứ 13 (tính trong số các hoàng tử còn sống đến tuổi trưởng thành) của hoàng đế Khang Hi thuộc thời nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.(Wiki)

    https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%ADn_T%C6%B0%E1%BB%9Dng


    Trả lờiXóa
  6. Nếu Vua Quang Trung thật như thế thì đã làm sao? Tôi thấy nhiều người do ngưỡng mộ thần tượng mà có ý kiến khiên cưỡng, không đưa ra được tư liệu thực tế nào mà hoàn toàn suy diễn chủ quan. Đây là chuyện lớn, đề nghị Chính phủ chỉ đạo và đầu tư kinh phí để sưu tầm chân dung Quang Trung- Nguyễn Huệ một cách khoa học và tôn trọng sự thật lịch sử.

    Trả lờiXóa
  7. Ôi! Tội nghiệp cho vua Càn Long của xứ tàu lạ quá! Không dưng mà bị rủa xả thế này thế nọ nhiều quá:ti tiện, tiểu nhân ...

    Trả lờiXóa
  8. Sự kiện tấm hình này cho thấy việc Trung Quốc thua trận nhục nhã trước vị anh hùng áo vải Nguyên Huệ sau này là Hoàng Đế Quang Trung vẫn còn là nỗi đau của thế lực cầm quyền Trung Quốc cho đến tận ngày nay!

    Trả lờiXóa
  9. Haha... tôi thấy cũng cần cảm ơn sâu sắc đối với công lao "phát hiện lần đầu tiên" của 2 ông TQ Đức và ND Chính. Nhờ 2 quý ông mà dân mạng được biết thêm (và cáu tiết)về trình độ tư duy siêu việt, thái độ khoa học "chân chính", cũng như các "phát hiện" to tướng của hai ngài. Đúng như con trẻ hay nói: Hài vãi !

    Trả lờiXóa
  10. Người Pháp có Napoléon đại đế (1769 – 1821) thì ta có hoàng đế Quang Trung (1753 – 1792) đánh bại một đế quốc lớn nhất thế giới lúc bấy giờ là Trung Quốc

    Trả lờiXóa
  11. Hahahah!!! Hãy cười vô mặt ngài tiến sĩ giấy Nguyễn Duy Chính và "nhà nghiên cứu" Trần Quang Đức !!

    Trả lờiXóa
  12. Vua Càn Long nhìn yếu sinh lý nhỉ

    Trả lờiXóa
  13. Cần TTO lên tiếng.

    Trả lờiXóa
  14. “công trình nghiên cứu khoa học trong vòng 15 phút qua công cụ Facebook” của LS Nguyễn Hữu Phúc quả thật giá trị. Nó hơn hẳn các công trình "tốn cơm hại của" hàng chục năm của những "gáo si, tiền sị" mà cứ nhắc đến lại muốn phỉ nhổ.

    Tôi thì cho rằng, có lẽ khi "Quang Trung giả" rời Bắc Kinh về nước, Càn Long đã cho người đến "ban" cho chân dung của mình như một sự "ban ân huệ" cho thuộc quốc (cách mà các vua chúa Trung Hoa xưa (và cả nay) thường làm). Nhưng các "học giả" của ta đã dịch ra là Càn Long cho người vẽ chân dung Nguyễn Huệ để ban tặng và từ đó dẫn đến chuyện hiểu lầm gây sóng gió những ngày qua.
    Rõ chán cho các GÁO SI. Nuôi lũ này thật toi cơm của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  15. Nhận xét xác đáng.

    Trả lờiXóa
  16. Cám ơn Luật sư Nguyễn Hữu Phúc & LS Trịnh Vĩnh Phúc & anh Xuân Diện đã:
    Có công bảo vệ hình ảnh của của Dân tộc Việt nam và người Anh hùng áo vải Tây Sơn bách chiến bách thắng là Vua Quang Trung Nguyễn Huệ người đã thần tốc đại phá 29 vạn quân Thanh. Một chiến tháng lẫy lừng giải phóng Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi Việt Nam vào mùa xuân Kỷ Dậu 1789. Một chiến thắng đã khiến cho kẻ thù xâm lược phải kinh hồn khiếp vía đến tận mãi về sau mỗi khi nhác đến hai chữ Đống Đa.
    Những " Học giả, nhà báo ăn hại" hãy thận trọng khi dám đụng đến lòng tự tôn Dân Tộc của con dân NƯỚC VIỆT.

    Trả lờiXóa
  17. Bọn Hán gian đông lắm. Nó có bệ đỡ 14 chữ vàng. Kho Hán Nôm của ta liệu có sao không? Nhiều gói thầu, công trình xây dựng, mua sắm thiết bị điện tử... đều có bóng dáng tình báo Hoa nam. Khó loại trừ nhiều GS, TS... do họ nuôi. Chả dám tin ai!

    Trả lờiXóa
  18. Những tay tiến sĩ loại Bùi Hiền và bọn học giả láo lếu hãy sang Tàu mà sống cho dân Việt khỏi mất thời gian vì những trò bẩn thỉu.

    Những Trò Phản Quốc

    (Cảm tác)

    Nguyễn Huệ oai phong mặt chữ điền
    Quân Tàu vẽ thỏn quá ngang nhiên
    Màu gian trét lọ mày minh chúa
    Cọ đểu viền tro mắt thánh hiền
    Chớ nghĩ dân Nam già lú hết
    Đừng mong trẻ Việt đẻ ngu liền
    Cò mồi đổi giọng giờ bôi bác
    Phản quốc bây thu được mấy tiền?

    Bửu Tùng
    2/1/2018

    Trả lờiXóa
  19. Ông Tiến sĩ Nguyễn Duy Chính tiếp cận các đối tượng nghiên cứu rất hời hợt chứng tỏ trình độ học thuật yếu nhưng lại hay to mồm khoe khoang. Đây không chỉ lần đầu Nguyễn Duy Chính bị việt vị. Hồi năm 2009 ông chỉ đọc mỗi một cái tiêu đề tác phẩm HCMSBK (trong đó, tác giả sử dụng hơn một trăm cuốn sách với 5 ngôn ngữ của các văn khố lớn trên thế giới cùng nhiều luận cứ thuyết phục) nhưng đã phán bừa theo định kiến cá nhân là một bằng chứng về thái độ phi khoa học của NDC.

    Trả lờiXóa
  20. Hai hình rất khác nhau thưa ông LS Trịnh Vĩnh Phúc!
    Mắt, mũi, miệng và đặc biệt là dái tai khác nhau thấy rõ.
    Chỉ giống nhau về khuôn mặt chữ tiểu thôi. Hình khuôn mặt này có thể là phong cách vẽ chân dung của họa sĩ triều Thanh, có ước lệ, nhưng trên hết vẫn đúng với chân dung của các hoàng đế nhà Thanh.
    Tôi không bênh vực cho ông Nguyễn Duy Chính và ông Trần Quang Đức, nhưng lý lẽ các ông ấy đưa ra hài hòa, dẫu không thuyết phục được tôi.
    Còn lý lẽ của ông Nguyễn Xuân Diện hoặc ông Chu Mộng Long rất khiên cưỡng.
    Hình bên trái thể hiện dung nhan của người Mãn, hoặc người đông bắc Trung Quốc, hoặc cũng giống người Cao Ly.
    Trong khi hình bên phải có dung nhan của người Việt Nam.
    Người Mãn gần với người Cao Ly nên các bạn so sánh 2 hình trên theo người Cao Ly và người Việt Nam sẽ thẫy rõ hơn.
    Trân trọng.

    Trả lờiXóa