Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

ÔNG LÃ TRỌNG LONG LẠI CÓ BÀI NỮA "BẮT NỖI" ÔNG TUẤN CÔNG


Tác giả quá cố Nguyễn Lân. Ảnh: Internet.

Góp ý về cuốn sách "bắt lỗi" Nhà giáo Nguyễn Lân: 
Nên lễ độ với người đã khuất

Lã Trọng Long
Infonet
11:17 - 09/09/2017

Về cuốn “Từ điển Tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu” của ông Hoàng Tuấn Công, tôi tiếp tục góp thêm một số ý kiến như sau:

1. Về nghĩa 2 chữ thanh thiên (trang 208 sách HTC)

GS. Nguyễn Lân (GS.NL) giảng giải như sau:

“Thanh thiên (thanh: sắc xanh; thiên: trời. Nói mầu xanh da trời: áo mầu thanh thiên”

Ý kiến Hoàng Tuấn Công (HTC) như sau:


“Trường hợp này soạn giả giải nghĩa yếu tố Hán Việt đúng, nhưng giải nghĩa từ “thanh thiên” lại sai hoàn toàn, vì đã lẫn lộn “thanh thiên” [danh từ , nghĩa là trời xanh] với “thiên thanh” [tính từ, nghĩa sắc xanh da trời ]”

Xin mời HTC cùng tra từ điển trên mạng theo Vdict.com: Thanh thiên: Trời xanh - Mầu xanh da trời

Theo ViWikitonary.org: Thanh thiên mầu xanh da trời.

Theo Stratu.soha.vn/ thanh thiên

Danh từ (từ cũ): Trời xanh: Thề có thanh thiên bạch nhật

Tính từ (ít dùng): áo mầu thanh thiên

Có thể dẫn nhiều ví dụ về sự chuyển loại về mặt từ loại trong tiếng Việt như trường hợp “thanh thiên” [danh từ] và thanh thiên [tính từ]. Tiếp theo xin dẫn ra các tác phẩm văn chương suốt hơn 80 năm qua:

- Bài thơ đăng vào khoảng 1934 của nhà thơ Tú Mỡ bài mười thương viết về chiếc áo dài tân thời.

"….. năm thương lược Huế cài đầu
Sáu thương ô lụa ngả mầu thanh thiên"

- Truyện ngắn nhi đồng đăng báo Tuổi hoa số 2 tháng 07/1967 ….. “rồi Mai nhẩm tính một áo màu thanh thiên, một cái mầu trắng và …..”

Cuối cùng xin trích bài thơ nổi tiếng “Hà Nội phố” của họa sĩ Phan Vũ sáng tác năm 1972.

Ta còn em tiếng trống tan trường
áo thanh thiên điệp mầu liễu rũ
Đôi guốc cao mài mòn đại lộ
Một ngả nào lưu dấu gót tài hoa…

3 tác phẩm trên đều dùng thanh thiên theo nghĩa tính từ trong câu áo mầu thanh thiên và chiếc ô lụa mầu thanh thiên. Phan Vũ là họa sĩ càng không thể nhầm về mầu sắc.

Thưa ông HTC, ông nghĩ thế nào khi ông hạ bút với những dòng chữ khinh bạc trước một nhà giáo công huân và khả kính của nước ta, đến người Pháp non 100 năm trước còn phải kính phục: “… Trong thực tế, người Việt không biết chữ Hán như GS. Nguyễn Lân rất dễ lẫn lộn “thanh thiên với thiên thanh”"

Đáng tiếc như tôi vừa trình bầy, người nhầm lẫn trong trường hợp này lại là ông. Ông đã không ngờ rằng trong ngôn ngữ Việt cũng như nước ngoài có thể thay đổi từ loại.

2. Về câu tục ngữ: "Đường đi hay tối, nói dối hay cùng" (trang 107, sách HTC)

GS. Nguyễn Lân giảng giải như sau:

“Đường đi hay tối, nói dối hay cùng: ý nói: kẻ nói dối một lúc nào đó sẽ bị lộ, không thể cứ tiếp tục nói dối mãi”

Ý kiến HTC như sau:

“Sự lầm lẫn này không chỉ có trong từ điển của GS. Nguyễn Lân. Hình thức đúng của câu tục ngữ là “đường tắt hay tối, nói dối hay cùng” không phải “đường đi hay tối”. Nếu là “đường đi” nói chung, tại sao lại hay tối được?. (ở trang 20 sách HTC) HTC viết: “Không ít trường hợp GS. Nguyễn Lân tự chữa thành ngữ tục ngữ. Tôi đặt câu hỏi “Trong trường hợp này là “Đường tắt” hay “Đường đi”, tốn nhiều thời gian mới đọc được ở trang 103 cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” xuất bản lần thứ 8 của NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội 1978. Một tác phẩm trong cụm công trình được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh ngay đợt I (1996) của tác giả Vũ Ngọc Phan có câu: “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng”

Vậy ý kiến “đường tắt hay tối, nói dối hay cùng” là Sai. Trong trường hợp này nếu HTC không trả lời được câu Đường tắt có xuất xứ từ tác phẩm có độ tin cậy nào, thì thưa ông HTC, chính ông là người tự chữa câu tục ngữ cổ xưa theo ý mình.

Phần tham khảo HTC có dẫn câu tục ngữ Hán “ Tiệp kính quẫn bộ” theo Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển nghĩa thứ 2 là “đi khó khăn”, vậy phải dịch là “đường tắt khó đi”, tra từ điển Trung Quốc phổ thông, chữ quẫn chỉ có 2 nghĩa: 1. Cùng khổ; 2. Gặp khó khăn. Có lẽ ông HTC lấy nghĩa thứ 3: quẫn là “lúng túng” trong mấy cuốn từ điển Hán Việt rồi đem dùng trong trường hợp này là không hợp.

3. Về nghĩa 2 chữ chỉ xác (trang 180)

GS.Nguyễn Lân giảng giải như sau:

“Chỉ xác (chỉ: cây bưởi; xác: vỏ). Vị thuốc làm bằng vỏ bưởi phơi khô: Nhiều tiền hoàng cầm, hoàng kỳ, ít tiền trần bì chỉ xác (tục ngữ)”

Ý kiến của HTC: “ Đây lại là một kiểu đoán chừng hoặc “dĩ hư truyền hư”, chép lại cái sai của một số cuốn từ điển khác”.

Đoạn dưới ông viết tiếp “chúng tôi cũng cẩn thận tra tìm mục bưởi (du) trong sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi xem vỏ quả bưởi có còn được gọi hay được dùng thay cho “chỉ xác” không… Không có bộ phận nào được gọi hay liên quan gì đến “chỉ xác”.

Đầu tiên phải khẳng định cái câu “không có bộ phận nào được gọi hay liên quan gì đến “chỉ xác” là ý kiến của riêng ông chứ không phải của tác giả bộ sách GS.TSKH. Đỗ Tất Lợi.

Bây giờ đến lượt tôi sẽ chứng minh rằng vỏ quả bưởi là có liên quan đến “chỉ xác” như sau:

1. Chỉ thực và chỉ xác đều là quả phơi khô của hơn 10 loài cây thuộc chi Citrus và Poncitrus, họ cam quýt (Rutaceae). Theo GS. Đỗ Tất Lợi ở Việt Nam cũng hái rất nhiều cây thuộc họ cam quýt. Việc xác định tên chính xác vẫn chưa làm được cho các loại cây đó.

Thường người ta nói đến cây chấp có lẽ thuộc về cây Citrus hystrix. DC.

Theo bài viết của HTC tôi mới chỉ thống kê được 4 loại cây là: Chanh gai, cây quất, quýt hôi và cây chấp… - Vậy là còn hơn 6 cây thuộc giống Citrus và Poncitrus nữa, chưa được thống kê ra đây. Cây bưởi thuốc giống cây Citrus đó và đã được các sách của Lê Văn Đức và Việt Nam từ điển và Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển cũng xác định cây chỉ là cây bưởi đắng. Về mặt phân loại thực vật cây bưởi có tên khoa học Citrus grandis Osbeck có thể xếp trong hơn 10 cây cùng giống Citrus và Poncitrus đang được thu hái dùng làm vị thuốc “chỉ xác” ở Việt Nam và thế giới.

2. Xét về thành phần hóa học, lấy cây chấp (Citrus hystrix. DC) hiện nay thường được dùng làm vị chỉ xác phổ biến trong các hiệu thuốc, thì tinh dầu Citral của quả chấp là chất hóa học có công năng thông phế, trục đờm, ráo thấp, tiêu thực. Chủ trị tức ngực, đờm vướng, ăn không tiêu, bụng đầy chướng.. (dẫn theo HTC). So sánh với các tài liệu trong cuốn sách GS.TSKH Đỗ Tất Lợi thì vỏ bưởi cũng có hàm lượng glucozit như trong vị “chỉ xác” được phân tích và công bố ở Trung Quốc, đặc biệt hàm lượng hoạt chất Citral và este của vỏ bưởi 26% là vào loại rất cao. Công dụng vỏ bưởi: chữa ăn uống không tiêu đau bụng, ho… chỉ cần một lượng nhỏ 4g đến 12g/ngày dưới dạng sắc uống, đã có tác dụng.

Bảng so sánh vỏ cây chấp và vỏ cây bưởi

Tên khoa học Citrus Citrus

Thành phần hóa học Glucozit, citral Glucozit, citral

Công năng Thông phế trục đờm, ráo thấp, tiêu thực Thông phế trục đờm, ráo thấp, tiêu thực

Chủ trị Chữa ho, tức ngực đờm vướng, ăn không tiêu, bụng đầy chướng Chữa ho, tức ngực đờm vướng, ăn không tiêu, bụng đầy chướng.

Kết luận: Vỏ bưởi là 1 trong 10 loại Citrus sp (Citrus là tên giống còn tên loài dùng chữ sp tức là loại cây “chỉ xác” hiện nay vẫn chưa xác định cụ thể được tên loài).

Một lần nữa GS. Nguyễn Lân đã đúng, còn HTC có ân hận không khi đã dùng lời nặng nề đối với cụ: “ Đây là một kiểu đoán chừng…” về phần mình HTC dù viết dài dòng, rắc rối mà vẫn cứ sai !

36 nhận xét :

  1. Ông Lã này có vẻ "Con quạ bay lả bay la đây"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Long ơi là Long, có còn để con cái đi ra đường ngẩng mặt lên nhìn đời nữa không? Đừng để con cái mình không dám nhận là có người cha như thế.

      Xóa
  2. https://vi.wiktionary.org/wiki/thanh_thi%C3%AAn#Ti.E1.BA.BFng_Vi.E1.BB.87t
    Danh từ
    thanh thiên
    Trời xanh.
    Màu thanh thiên. — Màu xanh da trời.
    Thanh thiên bạch nhật. — Giữa ban ngày và dưới trời xanh, ý nói công nhiên, không giấu giếm ai.

    https://vdict.com/thanh+thi%C3%AAn,2,0,0.html

    thanh thiên
    Jump to user comments
    noun

    blue sky
    thanh thiên

    noun

    blue sky

    Trả lờiXóa
  3. mầu thanh thiên mới là mầu xanh da trời. anh lã ạ!

    Trả lờiXóa
  4. Trình độ tiếng Việt của Lã thua học sinh phổ thông:
    Thanh thiên = trơixanh , đây là cụm danh từ gồm trời (danh từ) xanh (tính từ) bổ trợ cho từ trời thành cụm danh từ TRỜI XANH.

    Mầu Thanh thiên = mầu trời xanh = mầu xanh da trời = ~ Thiên Thanh , đây là cụm từ.
    Người ta thường nói: Áo mầu thanh thiên, không (ít) nói : Áo thanh thiên, vì không chuẩn ngữ pháp tiếng Việt.
    Nói áo thiên thanh, sứ thiên thanh thì lại chuẩn ngữ pháp.

    Lã trích dẫn thơ Phan Vũ :
    Áo thanh thiên điệp mầu liễu rủ.

    Trong Thivien.net thơ Phan Vũ là:
    Mầu thanh thiên lẫn trong liễu rủ.
    Câu thơ Phan Vũ trong thivien.nét chuẩn ngữ pháp tiếng việt hơn câu thơ Lã trích dẫn.

    Túm lại: Trình độ tiếng Việt của Lã còn thấp lắm, thua học sinh phổ thông

    Trả lờiXóa
  5. Dạ em lậy mấy gs ,ts cái !
    Tưởng ông Long lấy dẫn chứng của ai ,không dè lấy mấy ông học được cái sai như gs Lân thì lấy dẫn chứng làm gì nhỉ ?
    Chả cần gs ,ts gì mà lộn tùng phèo THIÊN THANH và THANH THIÊN .
    Tôi bảo đảm chỉ cần đem cái này ra hỏi sv ngành Trung Văn thì nó cười thối mũi .
    Từ điển mạng giờ đâu phải cái gì cũng đúng đâu mà đem ra khè , tham khảo phải có tư duy xem xét .Giờ toàn dịch kiểu Google rồi chép lại hoặc chả có độc lập tư duy cứ ăn theo .
    HTC nói đúng chứ chả sai đâu mà bắt bẻ kiểu Thanh Thiên mà dám gọi là xanh da trời .
    Thanh là Xanh ,Thiên là Trời , Suy ra là Trời Xanh .
    Thiên Thanh là Xanh Da trời các cụ ạ .

    Trả lờiXóa
  6. Tiếng Việt:
    Cụm danh từ: Danh từ trước + tính từ sau. Ví dụ:
    Sông Hồng, sông dài.
    Cụm từ Hán Việt thì ngược lại: Tính từ trước, danh từ sau. Ví dụ:
    Hồng Hà (sông hồng), Trường giang( sông dài), Thanh Thiên (trời xanh) ...v...v...

    Nói : Áo thanh thiên (áo trời xanh) là không chuẩn. Nhưng có thêm từ mầu thành mầu thanh thiên thì được.
    Nói: Áo thiên thanh , hoặc áo mầu thiên thanh đều được.

    Hỏi vui : Ông Lã Trọng Long có bá con họ hàng với Lã Bất Vi không???

    Trả lờiXóa
  7. Thanh thiên là cụm danh từ
    Mấu thanh thiên là cụm tính từ.
    Tương tự:
    Lá chuối là danh từ, mầu lá chuối là cụm tính từ.
    HTC lý giải quá đúng.
    Cụ NL và LT.LONG sai rồi.

    Trả lờiXóa
  8. Đọc những phê bình bộ sách từ điển Nguyễn Lân, tôi thấy dường như ông Lân có khuyết điểm là làm sách từ điền thiếu nguyên tắc sư phạm. Cách giải nghĩa chữ của ông bị hạn chế, tôi không nghĩ là nó sai. Chỉ bị hạn chế thành ra thiếu tính đại diện một cách rõ ràng.

    Thí dụ như cách giải thích từ "thiên thanh" như trên. Nói sai thì không hẳn sai, nhưng khó có thể bảo là mặc nhiên đúng.

    Ở đây cũng bật ra điều thú vị trong tiếng Việt. Tiếng Việt đôi khi vẫn có thể dùng từ Hán Việt đảo ngược nhau đồng nghĩa, nhất là trong văn chương. Hoa Hồng và hồng hoa, Hà Nội phố với phố Hà Nội, tần tảo và tảo tần, đông tàn với tàn đông v.v...


    Ta còn em tiếng trống tan trường
    áo thanh thiên điệp mầu liễu rũ
    (Phan Vũ)

    Phải công nhận là trong câu thơ trên nếu đổi là áo thiên thanh sẽ kém hay hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà thơ Phan Vũ viết thế này cơ ạ:
      "Ta còn em tiếng trống tan trường.
      Màu thanh thiên lẫn trong liễu rủ
      Đêm hoa đăng tà áo nhung huyết dụ.
      Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa.
      Phường cũ lưu danh người đẹp lụa.
      Bậc thềm nào in dấu hài hoa?"
      Nguồn: Thivien.net

      Xóa
    2. Nhà cháu không đồng ý với nhà cụ nặc danh 00:25 về "hoa hồng" và "hồng hoa".
      "Hoa hồng" là tiếng Việt, dịch sang Hán ngữ là "Mai khôi hoa".
      "Hồng hoa" là tiếng Hán, dịch sang tiếng Việt là Hoa đỏ.
      Giá cụ lấy ví dụ là "mai hoa" (tiếng Hán) và "hoa mai" (tiếng Việt) thì chẳng nói là gì, nhưng đó là chuyện khác.

      Xóa
    3. Trong "bài thơ gốc" Hà Nội Phố( vào Google là ra) không có câu thơ : "Áo thanh thiên điệp màu liễu rũ".
      Vào Google: Bài thơ Hà Nội Phố (thivien.net) cũng không có câu : "Áo thanh thiên điệp màu liễu rủ" mà có câu : "Màu thanh thiên lẫn trong liễu rủ"

      Không hiểu Lã dẫn câu thơ "áo thanh thiên điệp màu liễu rủ" ở đâu ra.

      Xóa
    4. Phải nói là comment của bác đắc nhất trong toàn bộ cái vụ thiên thanh - thanh thiên này. Ở chỗ bác đã "cũng bật ra điều thú vị trong Tiếng Việt...". Rất đồng ý với bác việc có thể "đảo qua đảo lại" ngược nhau (vẫn) đồng nghĩa..., thường trong thơ ca là nhiều, nó khiến cho việc sử dụng cụm danh/giới từ ko còn quá khắt khe, tuy nhiên đã mổ xẻ tới cùng chuyện ngữ pháp từ nguyên thì quả là phải hoan hô bác HTC. Họ Lã ko chuẩn.

      Xóa
  9. Về thanh thiên thanh, tôi nghiêng về phía Hoàng Tuấn Công . Thanh thiên là danh từ, có nghĩa trời xanh, và thiên thanh là màu xanh da trời (có thể là danh từ hoặc tính từ). Tiếng Hán tính từ đứng trước (trường túc: chân dài), nên trong "thanh thiên", thiên là danh từ, thanh là tính từ nên phải hiểu là trời xanh . "Thiên thanh" ngược lại, thì "thiên" là tính từ, thanh là danh từ, tức là màu xanh của trời . Không thể lấy mấy ông thi sĩ, họa sĩ ... nói chung là nghệ sĩ ra làm ví dụ về sự chính xác của cách dùng từ . Mấy ông đó dùng như vậy không có nghĩa cách dùng của mấy ổng đúng . Từ điển là khoa học, là khuôn mẫu, không phải là nghệ thuật muốn làm gì thì làm . Vì vậy không thể lấy cái sai vào thành cái đúng . Nếu cẩn thận, ô Nguyễn Lân có thể lấy ví dụ về cách dùng sai, và chú thích rõ đây là cách dùng sai, với điều kiện là ổng ý thức được cái gì sai đúng . Theo phân tích của Hoàng Tuấn Công thì không bảo đảm điều trên . Phan Vũ là họa sĩ không bảo đảm ông ta sẽ không sai về màu sắc . Ổng là họa sĩ, không phải là chuyên gia về màu sắc . Tin hay không, nhưng xứ tư bẩn giãy chết có những chuyên gia như vậy .

    Trả lờiXóa
  10. Ông Lã Trọng Long đọc mà không hiểu hay hiểu mà cố tình? Tôi thấy phần trao đổi về từ "THANH THIÊN" là phần "Phê bình khảo cứu Từ điển từ và ngữ Hán Việt" của ông Nguyễn Lân, nên từ "THANH THIÊN" phải được giải thích theo cú pháp tiếng Hán = TRỜI XANH. Còn từ điển tiếng Việt, thì có thể hiểu THANH THIÊN = TRỜI XANH, hoặc MÀU XANH DA TRỜI (theo cách dùng từ của người việt). Tôi chưa thấy quyển Từ điển Hán Việt nào giải thích THANH THIÊN = MÀU TRỜI XANH cả. Tóm lại nếu không phải ông Long dốt, thì cũng là ngu, hoặc đá đểu HTC.

    Trả lờiXóa
  11. Không biết từ đâu nảy nòi ra Lã Trọng Long đây. Tranh luận phạm quá nhiều nguyên tắc
    1/ Lấy tác phẩm của ai đó làm chuẩn
    2/ Lấy từ điển mạng làm chuẩ
    3/ Lấy nghệ thuật thơ, ca từ nhạc làm chuẩ
    4/ Lấy sự không hiểu biết thấu đáo của mình làm chuẩn
    5/ Lấy thái độ hằn học của bọn đầu gấu làm chuẩn
    Thế nghĩa là ông không có tư cách tranh luận về học thuật

    Trả lờiXóa
  12. Có vẻ ông Long trò cũ ông Lân. Nhưng chày cối thế này làm người ta lại nghĩ ông hại thầy ông đấy

    Trả lờiXóa
  13. Ông Lã Trọng Long viết có ý" HTC khinh bạc Nguyễn Lân" có lẽ là quá đà. HTC viết với lời lẽ rất chừng mực, ai cũng thấy như vậy. Những người như Ông Lã Trọng Long này chắc sẽ rấtkhó chịu với một số câu thành ngữ đại ý như :"Ra ngoài hỏi già, về nhà hỏi trẻ" vì cái kiểu suy nghĩ : Trẻ con biết gì mà hỏi.

    Trả lờiXóa
  14. Xin được phản biện một số dẫn luận của ông Lã Trọng long (LTL):
    Tôi không dám đi sau vào tìm hiểu các từ điển mà ông LTL đã dẫn (vì không thuộc chuyên ngành mình nghiên cứu), tôi chỉ trao đổi về các dẫn chứng văn học ông LTL đã đưa ra trong bài này để khẳng định "thanh thiên" là tính từ:
    Các dẫn xuất ông đưa ra gồm:
    - ""….. năm thương lược Huế cài đầu
    Sáu thương ô lụa ngả mầu thanh thiên" " (Tú Mỡ)
    - “rồi Mai nhẩm tính một áo màu thanh thiên, một cái mầu trắng và …..” (Tuổi Hoa số 2)
    Và "
    Ta còn em tiếng trống tan trường
    áo thanh thiên điệp mầu liễu rũ
    Đôi guốc cao mài mòn đại lộ
    Một ngả nào lưu dấu gót tài hoa… " (Phan Vũ)
    Trong hai dẫn chứng đầu, trước mỗi từ "thanh thiên" đều có tố từ "màu". Điều này càng khảng định "thanh thiên" không hẳng là tính từ.
    Chẳng hạn: Từ các cụm từ: "Mái tóc màu gỗ mun", "áo cưới màu hoa cà", "đôi mắt màu viên đạn",... không thể khẳng định rằng gỗ mun, hoa cà, viên đạn là tính từ!!!
    Phần dẫn thơ Phan Vũ, thì hầu hết các bản tôi đọc được đều là:
    "Ta còn em tiếng trống tan trường.
    Màu thanh thiên lẫn trong liễu rủ
    Đêm hoa đăng tà áo nhung huyết dụ.
    Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa.
    Phường cũ lưu danh người đẹp lụa.
    Bậc thềm nào in dấu hài hoa? "
    Có lẽ ông LTL đã dẫn nhầm!? và trước từ thanh thiên trong đoạn thơ này cũng có tố từ "màu".

    Trả lờiXóa
  15. Nhân “vụ Hoàng Tuấn Công ‘bắt lỗi’ GS Nguyễn Lân”: Vài lời cùng ông Lã Trọng Long

    https://hahien.wordpress.com/2017/09/10/nhan-vu-hoang-tuan-cong-bat-loi-gs-nguyen-lan-vai-loi-cung-gs-la-trong-long/

    Trả lờiXóa
  16. Đôi tất rêu - đôi tất mầu rêu.
    Chiếc xe máy Nouvo đồng - chiếc xe máy Nouvo mầu đồng.
    Chiếc khăn mặt lá mạ - chiếc khăn mặt mầu lá mạ.
    ...
    Từ đó suy ra: thanh thiên là trời xanh, mầu thanh thiên là mầu xanh da trời.
    Anh Lã có ý kiến gì không?

    Trả lờiXóa
  17. Anh Lã đem người Pháp ra dọa. Người Pháp thì là cái thá gì, đã chẳng bị người ta đánh cho chạy té re đó sao?

    Trả lờiXóa
  18. ? hay tối, nói dối hay cùng
    Đường đi hay bế tắc
    Đường đi hay gặp khó khăn
    Đường tắt ...
    Đường tắt mới đúng, HTC không sai

    Trả lờiXóa
  19. Trong thực tế cách dùng hiện nay "thanh thiên " và " thiên thanh " thường bị lẫn lộn. Nhưng có một thực tế là "Thanh thiên" phải là danh từ (là trời xanh). Vì sao ? vì từ bao đời nay dân ta vẫn nói ..."thanh thiên bạch nhật.." Ví dụ : Thằng ấy quá liều, giữa thanh thiên bạch nhật mà dám vào nhà người ta ăn trộm ... chứ không ai nói " ..... giữa Thiên thanh bạch nhât....".
    Còn "Thiên thanh " hầu đại đa số được dùng với chức năng tính từ (là mầu xanh da trời). Người ta vẫn hay nói .... "cái đó mầu thiên thanh, cái áo mầu thiên thanh..." v.v.
    Nếu các bạn vào google tìm thử cụm từ "mầu thiên thanh " sẽ có ngay hàng trăm bài thơ, bài hát sử dụng cụm từ này.
    Như vậy là thực tế còn có sự lẫn lộn về cách dùng 2 cụm từ trên đây. Tuy nhiên, từ điển phải là " khuôn vàng, thước ngọc", là "cầm cân nảy mực". Bởi vậy người làm từ điển phải đủ hiểu biết để cho người sử dụng biết cách hiểu nào là đúng, cái nào là nhầm lẫn. Bằng không sễ tạo ra các Từ điển có hại cho tiếng Việt. Bằng chứng nhãn tiền là gần đây có việc tranh luận về "chó già, gà non". Nếu ai lần đầu tiên nghe về các từ này, khi tra từ điển của ông Nguyễn Lân sẽ hiểu rằng thịt chó già mới ngon. Có nghĩa là người đó sẽ cho rằng dân ta là ngu vì bao đời nay mới chí biết tìm ăn món "cầy tơ" mà chưa biết thưởng thức món "chó già"

    Trả lờiXóa
  20. "Thanh thiên" là "(Ông) Trời xanh" (có thể coi là Đấng Minh Bạch). Một (cụm) từ được nhân cách hóa.
    VD: BaO Thanh Thiên (Bao Công).

    Trả lờiXóa
  21. Cả "thanh thiên" và "thiên thanh" đều là danh từ. Thanh thiên là bầu trời xanh, thiên thanh là màu xanh da trời. Khi quý vị thêm chử màu vào thì đã là danh từ. Đỏ là tỉnh từ nhưng màu đỏ là danh từ. Viết là cái nón đỏ thì đủ nghĩa. Nếu viết cái nón màu đỏ cũng được, nhưng màu đỏ - red color là danh từ dùng như tỉnh từ. Thế thôi.

    Tả Thiên Thanh là viết lên trời xanh (như trang giấy trải rộng). Áo màu thiên thanh, hồ nước thiên thanh nghĩa là màu xanh da trời, chữ màu hiểu ngầm.

    Thanh thiên nhất đóa vân
    Hồng lô nhất điểm tuyết
    Thượng uyển nhất chi hoa
    Dao trì nhất phiến nguyệt
    Y! Vân tán, tuyết tan, hoa tàn, nguyệt khuyết!
    (Mạc Đĩnh Chi)

    Mầu áo thiên thɑnh thơ ngâу ngàу nào
    Ϲhìm ƙhuất trong mưɑ mưɑ bɑу rạt rào
    Đọc lá thư xưɑ một trời luуến tiếc
    Ŋhớ môi ℮m νà màu mắt biếc
    Ѕuối hẹn hò trăng xɑnh đầu non
    (Lệ Đá - Thơ Hà Huyền Chi, ca khúc Trần Trịnh)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lỗi typo, xin sửa lại: Tả Thiên Thanh => Tả Thanh Thiên

      Xóa
    2. Đỏ : Tính từ
      Màu đỏ: Là cụm tính từ, trong đó từ ĐỎ là trung tâm.

      Ví dụ :
      Nhẫn Vàng có thể là NHẪN BẰNG VÀNG (vàng là danh từ) có thể là NHẪN MÀU VÀNG (màu vàng là cụm tính từ).

      Xóa
  22. Có lẽ được tiếp thêm lửa... Tiền

    Trả lờiXóa
  23. Đã dốt thành dốt thêm

    Trả lờiXóa
  24. Nói túm lại: Thầy nào trò ấy

    Trả lờiXóa
  25. Tôi nghĩ đã đến lúc nên xóa từ điển Nguyễn Lân kẻo để mai sau hậu thế chê cười

    Trả lờiXóa
  26. Từ điển Nguyễn Lân rõ ràng yếu kém vì nhiều sai sót. Làm thế này người ta chê cả nền học thuật VN chả thành gì

    Trả lờiXóa
  27. càng tranh luận càng hiểu thế nào là GS-TS, Dân gian cũng có câu rất là hay: "Điếc hay ngóng, ngọng hay nói". Nói ngọng thì sao mà cố nói không ngọng được, điếc thì có cố ngóng cao mấy cũng có nghe đâu... Ai ngọng thì xin chịu ngọng, ai điếc thì xin chịu điếc, ở đời này ai mà biết hết tất cả, ngôn ngữ VN thì phải học cả đời cũng không hết mà... Cho nên ai có am hiểu, nghiên cứu sâu một vấn đề nào hả nói, để có nói thành ra lòi ra hết...

    Trả lờiXóa
  28. Ông LTL đã có thái độ coi thường người đọc nên dẫn tới cái sai không thể chấp nhận được đối với một tiến sĩ (có thể thuộc KHXH). Sao lại "nghĩa của hai chữ thiên thanh", "nghĩa của hai chữ chỉ xác". Vậy thì nghĩa của chữ nào đây? Thanh hay là thiên, chỉ hay là xác? Ông phải nói là "nghĩa của từ thanh thiên", "nghĩa của từ chỉ xác" chớ hè? Tôi là dân học toán mà tôi cũng biết rằng chữ thì không có nghĩa, chữ chỉ là cách ghi tiếng. Từ thì mới có nghĩa. Chắc ông là một tiến sĩ bên một ngành KHXH nào đó mà ông không phân biết được chữ và từ thì chắc là trình độ của ông cũng tầm tầm...

    Trả lờiXóa
  29. Về nguyên tắc dùng hán tự, nói "màu thanh thiên" tức là nói "màu (của) trời xanh" từ đó suy ra màu xanh da trời, nói màu thiên thanh tức là nói "màu xanh da trời" trực tiếp. Người dốt chữ Hán thì nói phứa, những thi sĩ họa sĩ ông Lã đưa ra chẳng phải Cây đa Cây đề nào để người ta phải noi theo.
    Thường tục ngữ sinh ra tại vùng này, đôi khi được vận dụng ở vùng khác trong trường hợp có ý nghĩa khác và thường bị biến đổi theo khẩu ngữ địa phương, do đó cãi vã nhiều cũng vô ích. Vùng tôi xưa dân quê thường chê những anh nói dóc là "nói như phán thán", "nói như thánh phán". Sự thực là mấy ông hay chữ đọc Tam quốc chí khen ngợi lời bình của Thánh Thán, rồi khen lẫn nhau "Nói như Thánh Thán". Dân quê "dốt đặc cán mai, dốt dài cán thuổng" nghe hiểu lõm bõm cũng đem ra vận dụng thành cách nói mới! Chẳng nói đâu xa, chỉ riêng Thơ Bút Tre, nhiều câu do nhớ sai hoặc do bị chế biến lại không còn biết thế nào nguyên tác nữa! Ai sẽ cho tái bản tập Bút Tre đè Bút thép đây?

    Trả lờiXóa