Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

ÔNG CHU MỘNG LONG MẮNG GS. TỒN VÀ CÔ THANH HẰNG

 Nữ ký giả Thanh Hằng. Ảnh: FB Hằng Thanh

4 Tháng 9 lúc 23:25 ·

DỐT MÀ HAY CÃI (1)

Đọc xong bài trả lời của Hoàng Tuấn Công, tôi không trách tác giả Thanh Hằng mà trách Giáo sư ngôn ngữ học Nguyễn Đức Tồn!

Thôi thì "tràng" bị đánh lừa bởi một số từ điển dở hơi, và đặc biệt, bị hiểu là cái vạt áo để che bướm đàn bà thì còn có thể tha thứ khi cái đầu ông giáo sư chỉ nghĩ đến cái bướm phụ nữ. Nhưng câu "chó già, gà non" mà nghĩ đến ẩm thực được thì bái phục sát đất cho tâm hồn ăn uống của ngài giáo sư răng chắc! 

Giáo sư sai thì kẻ học trò viện dẫn thầy mình ra để tranh luận bị sai theo là phải!

Trong bài này, xin góp với Hoàng Tuấn Công một ý: "Tlàng" không phải là âm cổ của "tràng". Bản thân "tràng" đã là âm cổ của cổ áo. Từ điển Việt - Bồ - La dùng chữ Latin phiên âm cho tiếng Việt theo cách phát âm của mấy ông Tây học tiếng Việt nên có rất nhiều phụ âm như thế. Chẳng hạn "ch" thành "ci", "tr" thành "tl", "bl"... (chúng = ciúm, trăng = tlăng, blăng...). Các nguyên âm chính, âm cuối cũng bị đọc méo đi, như "i" thành "ê", "ô" thành "o", "m" thành "n", "ng" thành "m" (linh hồn = lênh hồn, linh nghiệm = lênh nghiện, chúng tôi = ciúm toi...). Nó cũng giống như báo Nhân dân phiên âm tiếng Tây cho người Việt không biết tiếng Tây đọc và cứ ngỡ như người Tây cũng phát âm như người Việt. 

Giới ngữ âm học lịch sử đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi dựa vào cuốn từ điển này khẳng định như đinh đóng cột rằng, tiếng Việt từ thế kỉ thứ 16 trở về trước có phụ âm kép (!?). Gần đây có người còn moi trong từ điển ấy ra để làm chứng về nhiều từ phát âm giống tiếng địa phương Quảng Nam hay Bình Định nữa mới kinh!

Chu Mộng Long 
6 Tháng 9 lúc 20:15 ·

DỐT MÀ HAY CÃI (2)

Cô nàng Thanh Hằng điển hình cho loại học sinh dốt của nền giáo dục nhồi sọ, chỉ biết ăn theo nói leo, nhưng lại tỏ ra hiểu biết để phản biện cho oai.

Lấy ý kiến ông giáo sư này bà tiến sĩ nọ ra làm chỗ chống lưng để múa mồm. Rất tiếc là mấy cái lưng như GS. Nguyễn Đức Tồn, TS. Lã Trọng Long, nhà văn nhà veo Ngô Văn Phú lại chỉ là cái lưng không có cái đầu. Tóm lại là lưng ba ông chụm lại nối thêm cái đầu Thanh Hằng nên càng nói ra càng lộ sự dốt mà hay cãi. Không chỉ cãi mà còn xuyên tạc, chụp mũ!
Thành ngữ, tục ngữ là sản phẩm của dân gian. Không hiểu thì về học hỏi dân gian. Những giáo sư, tiến sĩ, nhà văn như ông Tồn, ông Long, ông Phú chỉ biết sách vở mà lại là sách vở của Nguyễn Lân nên dốt là phải.

Bố tôi ít học, nhưng tôi còn nhớ đời lời của bố tôi dạy tôi lúc còn nhỏ. Đó là lúc tôi để sẩy mất con chim, tôi ngồi tiếc và khóc, bố tôi an ủi: Thôi, chim trời cá nước, tiếc làm gì con! Nghĩa nằm ở đó, ông Tồn chỉ biết từ điển của Nguyễn Lân nên "chưa nghe thấy" là tự thú mình dốt chứ không phải tôi mắng!

Thanh Hằng dẫn lời GS. Nguyễn Đức Tồn: “GS. Nguyễn Lân đúng, bởi vịt xiêm có gốc từ Thái Lan (từng gọi là Xiêm). Người miền Bắc gọi con vịt gốc Thái Lan là ngan, còn người miền Nam gọi là vịt xiêm –cách gọi theo nguồn trong tiếng Việt”. Tôi lạy sống ông Tồn ba lạy, rằng vịt xiêm gốc México, Trung Mỹ và Nam Mỹ chứ gốc Thái Lan hồi nào? Chẳng lẽ ông không đọc được sách động vật học hay sao mà dựa vào cái vỏ từ "xiêm" để khẳng định gốc Thái Lan?

Thanh Hằng viết ngu như thế này mà cũng viết được: “Nhà văn Ngô Văn Phú cho biết, thời điểm cuốn từ điển của GS. Nguyễn Lân ra đời, vốn từ tiếng Việt chưa phong phú như bây giờ, Việt Nam cũng chưa giao lưu quốc tế rộng như hiện nay. Vì thế, sai sót hay cách hiểu nghĩa khác với hôm nay là bình thường”. Thành ngữ, tục ngữ dân gian là của dân gian, do dân gian sử dụng, nghĩa của chúng có thể biến đổi trong quá trình sử dụng, nhưng sự biến đổi ấy liên quan gì đến vốn từ tiếng Việt và giao lưu quốc tế?

Nói về sản phẩm của dân gian mà thoát ly khỏi thực tiễn sống động của dân gian, lấy cách hiểu của người chỉ biết sách vở áp đặt vào đó thì không sai mới là chuyện lạ. Bài của Thanh Hằng chứng minh bệnh dốt có khả năng lây lan từ thầy sang trò và trở thành dốt có hệ thống! Bệnh này rất khó chữa vì kẻ dốt hay cãi cùn và có thói quen xuyên tạc, chụp mũ chứ không chịu học hỏi.

12 nhận xét :

  1. Sáng chủ nhật thư giãn :
    ÔNG CHU MỘNG LONG MẮNG
    SƯ TỒN LO CÔ HẰNG :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các bác cho em xin, em Thanh Hằng lỡ bị xui dại nay biết điều đã im lặng học bài rồi, đừng đánh em ấy nữa tội nghiệp.

      Xóa
  2. Chính ý, từ tâm nhưng cũng phải dịu lời.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặng thật !!!

      Xóa
    2. Đàn khảy tai trâu mà bác. Với người biết nghe và cầu tiến thì mình mới phải ôn tồn, nhỏ nhẹ. Còn với những kẻ đã sai mà còn cố cãi chày, cãi cối và bao che cho nhau thì phải "phang" như thế may ra mới giúp cho họ tỉnh người.

      Xóa
  3. Nền giáo dục XHCN ưu việt sản sinh ra những giáo sư tiến sĩ như ông Tồn và học trò như loại Thanh Hằng đó thôi.

    Trả lờiXóa
  4. Ông này "phạng"" người đẹp hở hang (xem ảnh)của tôi nặng quá. Cũng đúng thôi, đã "phạng" thì phải "phạng"" cho tới bến, thế mới sướng!

    Trả lờiXóa
  5. GS Tồn mà giải thích món thịt chó thì đúng quá đi chứ. Dân gian thường gọi món thịt chó là "mộc tồn" mà.

    Trả lờiXóa
  6. Chào GS Mộc Tồn

    Trả lờiXóa
  7. “Người miền Bắc gọi con vịt gốc Thái Lan là ngan, còn người miền Nam gọi là vịt xiêm –cách gọi theo nguồn trong tiếng Việt” – chuẩn luôn!
    Viêm não nhật bản,
    Hắc lào,
    Ghẻ tàu
    Toàn bệnh nhập nội chứ Việt ta làm gì có!

    Trả lờiXóa
  8. Tôi thích Hoàng Tuấn Công vì sâu sắc trong học thuật, nhẹ nhàng trong giải thích, rất lễ nghĩa.
    Tôi tin ông Chu Mộng Long giỏi về học thuật và có cá tính mạnh.

    Trả lờiXóa
  9. “GS. Nguyễn Lân đúng, bởi vịt xiêm có gốc từ Thái Lan (từng gọi là Xiêm). Người miền Bắc gọi con vịt gốc Thái Lan là ngan, còn người miền Nam gọi là vịt xiêm –cách gọi theo nguồn trong tiếng Việt”. Tôi lạy sống ông Tồn ba lạy, rằng vịt xiêm gốc México, Trung Mỹ và Nam Mỹ chứ gốc Thái Lan hồi nào? Chẳng lẽ ông không đọc được sách động vật học hay sao mà dựa vào cái vỏ từ "xiêm" để khẳng định gốc Thái Lan?

    Trả lờiXóa