Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

TS. Chu Mộng Long: VỀ CUỐN SÁCH CỦA HOÀNG TUẤN CÔNG



VỀ CUỐN SÁCH CỦA HOÀNG TUẤN CÔNG

Tôi chưa được cầm cuốn sách trên tay (mà chỉ thấy chia sẻ trên mạng), nhưng nhiều bài viết về Từ điển của GS Nguyễn Lân trên Tuấn Công Thư phòng tôi đã đọc và đọc rất kĩ.

Thật sự bái phục tác giả, về trình độ Hán Nôm, đặc biệt là văn hóa Việt, ngay ở gốc bình dân, mới có thể giải thích tận gốc những từ và ngữ, những thành ngữ mà người ta vẫn dùng hàng ngày nhưng chưa chắc đã dùng đúng và hiểu hết được.

Đây là một cuốn sách phản biện trên tinh thần học thuật khách quan không kiêng nể. Cuốn sách báo động cho niềm tin huyền thoại vào những tên tuổi lớn, kể cả thói quen lấy từ điển làm chuẩn mà không cần soi xét.

Từ điển xét đến cùng cũng là sản phẩm của cá nhân hoặc một nhóm người. Mỗi cách giải nghĩa chỉ là một cách hiểu chứ không là chân lí tuyệt đối. Điều quan trong là cách diễn giải thuyết phục. Không phải tất cả, nhưng đa số những diễn giải của Hoàng Tuấn Công là xác đáng, không chỉ giúp người đọc hiểu đúng mà còn hiểu sâu, đằng sau lớp vỏ từ ngữ là cả những vấn đề văn hóa lớn lao.

Nói như vậy cũng không có nghĩa là xổ toẹt những gì mà GS. Nguyễn Lân và những người đi trước đã làm. Một số ý kiến cực đoan và đầy khiêu khích cho rằng Hoàng Tuấn Công đã báo tử sản phẩm của Nguyễn Lân(!?). Tôi thì nghĩ khác, không có sách của Nguyễn Lân, không có sách của Hoàng Tuấn Công. Tri thức luôn là sự kế thừa và phản biện liên tục để sinh ra tri thức mới, trừ phi người đi sau bị nô dịch bởi người đi trước theo cái lí của đạo Khổng: "thuật nhi bất tác". Cho nên, gia đình Nguyễn Lân không nên buồn mà nên vui vì sản phẩm của cha ông mình đã được tái kiến tạo bằng một cách hiểu mới mang trình độ mới của thế hệ sau.

.
Một bản đã tới tay nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện sáng nay 27.07.2017.

Nguyễn Lân cũng như các học giả trong cái buổi ban đầu của học thuật có những nhầm lẫn, thậm chí đầy sai lầm là chuyện đương nhiên. Việc huyền thoại hóa ông cũng như các giáo sư mang nhãn "quốc sư" khác để độc tôn một chân lí chỉ có thể là nền học phiệt giết chết sáng tạo của thế hệ sau.

Trong lý thuyết giải huyền thoại mà tôi từng trình bày, giải huyền thoại ở nghĩa sâu sắc của nó không đồng nghĩa với sự lật đổ thần tượng mà chỉ ra sự thật bên trong lớp hào quang của thần tượng. Thay bằng để cho đôi cánh thần tượng bay trong màn sương huyền ảo của thiên đường, hãy nối thêm đôi chân cho thần tượng đứng trên mặt đất trần tục để thần tượng gần người hơn. Điều đó chỉ tăng thêm chiều kích của thần tượng chứ không phải là một mưu toan lật đổ!

Chỉ có thần tượng giả mới sợ hãi về sự lật đổ!

12 nhận xét :

  1. Trần Thị Thảolúc 20:24 27 tháng 7, 2017

    Tôi chỉ hiểu một chút ít về môn khoa học HÁN NÔM , nhưng về ông Hoàng Tuấn Công thì tôi nghe danh từ lâu và tôi có đọc một số bài ông viết về GS Vũ Khiêu . Qua những bài viết đó ,tôi cảm nhận thấy Hoàng Tuấn công là người am hiểu sâu sắc về môn khoa học Hán Nôm , những người như vậy hơi hiếm trong xã hội VN hện nay . Kính chúc ông luôn mạnh khỏe và viết khỏe .

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Lân cũng chỉ một ông giáo già gom nhặt những hiểu biết vụ vặt rồi viết ra sách. Vậy nên vịc sai đúng quá thường tình.Vấn đêg là ai đã nâng ông lên tầm quốc sư cao vợi, khi không đủ sức hiểu biết hay cố tình làm điều này vì những lý do nào đó để đi đến cái kết cục bi thương này?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác hãy xem lại vụ Nhân văn Giai phẩm để hiểu thêm.

      Xóa
  3. Sai sót của học giả là bình thường, nhưng từ điển sai sót đến mức dày đặc, ngô nghê, quái dị, lại được tôn vinh như tượng đài văn hóa của chế độ thì quả khó hiểu thật! Cũng như làm ơn giải thích cho tôi việc Vũ "quốc sư" ủng hộ việc sửa lại Truyện Kiều! Lạy cụ mớ bái!!

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết của bác Chu Mộng Long rất hay, tôi rất tâm đắc đoạn bác viết: "Tri thức luôn là sự kế thừa và phản biện liên tục để sinh ra tri thức mới, trừ phi người đi sau bị nô dịch bởi người đi trước theo cái lí của đạo Khổng: "thuật nhi bất tác". Cho nên, gia đình Nguyễn Lân không nên buồn mà nên vui vì sản phẩm của cha ông mình đã được tái kiến tạo bằng một cách hiểu mới mang trình độ mới của thế hệ sau".
    Nhân tiện nói chuyện bên Tây, một võ sỹ quyền anh rất hâm mộ Mai Tay-sơn, ước mơ của anh ấy là sẽ có dịp so găng và chiến thắng thần tượng của mình. Cuối cùng anh ấy đã làm được điều đó. Bên tây họ không coi là hạ bệ thần tượng, mà coi là tôn trọng thần tượng bằng chiến thắng họ.

    Trả lờiXóa
  5. ngưỡng mộ phong cách đánh giá trung thực, vô tư, và chuyên nghiệp... của tác giả.

    Trả lờiXóa
  6. Giáo sư Lân chưa hết
    Lại tiếp giáo sư Khiêu
    Được người tâng quá mức
    Trách các ông nhận liều

    Trả lờiXóa
  7. Cụ Nguyễn Lân dạy học lâu năm, dĩ nhiên có đông học trò (trong đó nhiều người làm chức to) vì vậy, cụ nổi tiếng trong giới của cụ. Còn các sách giáo khoa, truyện ngắn, nghiên cứu cụ viết thì cũng bình thường thôi, không có gì đặc biệt. Nhưng cụ lại soạn từ điển, mà soạn một mình do vậy gặp sai sót. Từ năm 2000 người ta đã góp ý cho cụ, cụ không thừa nhận. Rất tiếc con cháu cụ cũng không thừa nhận. Từ điển là sách công cụ, phải có kiến văn sâu rộng, thái độ cầu thị và thói quen làm việc cẩn thận, mới có thể làm được. Giải nghĩa từ không được phép sai vì nếu sai thì tác hại của nó cực lớn. Không thể đem “dĩ hư truyền hư” được, sách của Hoàng Tuấn Công ra đời thật đúng lúc.
    (Người viết: Không đề tên)-28-7-2017

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Di hại của cụ CỐ QUỐC SƯ không thê thảm bằng trước tác của LÃO ĐƯƠNG ĐẠI QUỐC SƯ. Mong Hoàng tiên sinh hãy vì cỗ xa thư Bách Việt mà chỉ ra những thôi miên xã hội do kẻ ngụy văn hóa đang đầu độc văn hiến nước nhà.

      Xóa
  8. Thế mới có câu:
    'Việt Nam có chuyện nực cười
    Chưa hết lớp 10 cũng phong giáo sư'

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bỏ đi số 0 còn lại số 1 !

      Xóa
  9. Gs sư Lân cũng chỉ là nạn nhân thôi các vị ạ , vì thế các còm sĩ nên tập trung còm vào những sai sót trong cuốn từ điển của ông và những chú giải của ông Công .
    Chứ tôi thấy toàn móc moi ông Lân là không hay chút nào cả , nguyên nhân chính là kẻ chủ trương cái nền giáo dục : TIÊN THIÊN BẤT TÚC , KHÔNG CÓ ĐỦ SỨC NHƯNG CỐ LÀM RA CHO CÓ RỒI TỰ XƯNG VỚI NHAU . Mà ông Vương Trí Nhàn đã viết .
    Các còm sĩ cứ tìm đọc bài nghiên cứ về nền giáo dục Việt Nam của ông Vương Trí Nhàn , một người trưởng thành trong nền giáo dục ấy , thì sẽ rõ và sẽ hiểu vì sao ông Lân cũng là nạn nhân.

    Trả lờiXóa