Nguyễn Xuân Diện
Lời dẫn: Ngày cuối tuần vừa rồi, đi cùng nhóm Chùa Việt (hơn 4.000 thành viên) đi thăm Chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, được thêm một lần nữa chiêm ngưỡng kiến trúc, điêu khắc (gỗ, đá), tượng Phật Bà Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn, lòng càng thêm xúc động vô bờ bến.
Xin cùng quý vị ngắm nghía mấy bức chạm đá ở lan can tòa Thượng điện Chùa Bút Tháp, để cùng thưởng thức những điều ý vị của cha ông ta:
Lời dẫn: Ngày cuối tuần vừa rồi, đi cùng nhóm Chùa Việt (hơn 4.000 thành viên) đi thăm Chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, được thêm một lần nữa chiêm ngưỡng kiến trúc, điêu khắc (gỗ, đá), tượng Phật Bà Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn, lòng càng thêm xúc động vô bờ bến.
Xin cùng quý vị ngắm nghía mấy bức chạm đá ở lan can tòa Thượng điện Chùa Bút Tháp, để cùng thưởng thức những điều ý vị của cha ông ta:
Khỉ đang trêu
ong. Hình ảnh vui tươi ngộ nghĩnh. Khỉ tên chữ Hán là Hầu 猴;
ong là Phong 蜂;
đồng âm với hai chữ Phong Hầu 封 侯. Bức chạm cho thông điệp là ước
mong về việc được Phong hầu.
Cầu mong phong hầu nhưng còn cầu được sống lâu để hưởng nên có chạm cây đào đang cho chùm quả, để biểu thị cầu thêm thọ. Thọ lâu để hưởng phong hầu!
.Cầu mong phong hầu nhưng còn cầu được sống lâu để hưởng nên có chạm cây đào đang cho chùm quả, để biểu thị cầu thêm thọ. Thọ lâu để hưởng phong hầu!
Chim sẻ và Hươu.
Hình ảnh vui tươi ngộ nghĩnh. Chim sẻ tên chữ Hán là Tước 雀; Hươu là Lộc 鹿, đồng âm với Tước Lộc 爵
祿. Bức chạm cho
thông điệp là ước mong về việc được Tước lộc. Bức chạm còn khắc hình cành lựu
trĩu quả , lựu nhiều hạt tượng trưng cho sự sinh sôi đông đúc chen chúc, cũng
là biểu tượng phụ hoạ cho biểu tượng chính để cầu mong tước lộc nhiều.
.
.
Bức chạm đá này rất đẹp, được SGK và
sách báo trích dẫn, sử dụng trong minh hoạ. Bức chạm hình hai con cò (chữ Hán
là Lộ 鹭) và hoa sen (liên hoa 蓮).
Hình ảnh này ẩn dụ bốn chữ: Lộ Lộ Liên Hoa 鹭 鹭 蓮 花 =
Con cò, con cò và hoa sen. Lộ là cò, đồng âm với lộ 路 là con đường; liên hoa 蓮 花 là
hoa sen, đồng âm với chữ Liên khoa 連 科
(liền khoa thi này đến khoa thi khác, không bị rớt khoa). Lộ lộ liên hoa 鹭 鹭 蓮 花,
đồng âm với Lộ Lộ Liên Khoa 路 路 連 科. Bức chạm là ẩn dụ lời chúc: Đường khoa cử chặng nào cũng
thuận, tiếp liền thi và đỗ. Đây là lời cầu mong bên cạnh Tước Lộc, Phong Hầu ở
bức chạm bên cạnh.
Tuy nhiên những giấc mơ trần thế, những ẩn dụ về mong cầu của nhân gian chỉ được khắc chạm ở lan can mà thôi. Trong nội tự những biểu tượng mang tính ẩn dụ ảnh hưởng của Nho giáo và đời sống trần tục không còn. Chùa hoàng gia Bút Tháp tuy vẫn nhắc đến biểu tượng và mong cầu đời thường, hoặc vẫn ca ngợi tước lộc, phong hầu, đăng khoa... nhưng dứt khoát chỉ coi đó là ngoại cảnh, ngoại vật trong chốn Thiền Môn. Đó là điều ý nhị và triết lý nhân sinh của những người trong hoàng gia thời Lê - Trịnh tu tập và hưng công chùa Bút Tháp, Xứ Kinh Bắc. A di đà Phật!
Tuy nhiên những giấc mơ trần thế, những ẩn dụ về mong cầu của nhân gian chỉ được khắc chạm ở lan can mà thôi. Trong nội tự những biểu tượng mang tính ẩn dụ ảnh hưởng của Nho giáo và đời sống trần tục không còn. Chùa hoàng gia Bút Tháp tuy vẫn nhắc đến biểu tượng và mong cầu đời thường, hoặc vẫn ca ngợi tước lộc, phong hầu, đăng khoa... nhưng dứt khoát chỉ coi đó là ngoại cảnh, ngoại vật trong chốn Thiền Môn. Đó là điều ý nhị và triết lý nhân sinh của những người trong hoàng gia thời Lê - Trịnh tu tập và hưng công chùa Bút Tháp, Xứ Kinh Bắc. A di đà Phật!
N.X.D
Bút Tháp ngày 10 tháng 6 năm 2017.
_____________________
Ý kiến phản biện của anh Cu Ly:
Tiến sĩ giảng xong rồi, giờ tới Cu Ly tôi xin có lời bình:
"Liên hoa" đúng là chơi chữ đồng âm với "liên khoa", tức đậu liên tiếp mấy khoa thi. Nguyên khoa cử thời xưa tổ chức làm tam khoa: Hương thí, Hội thí và Đình thí. Đó là 3 chặng của con đường tiến thân. Trước hết phải dự kỳ thi Hương tổ chức ở địa phương, nếu đậu mới đủ tư cách dự thi Hội tổ chức ở kinh đô; thi Hội mà trúng mới được gọi vào trước điện vua để thi Đình, lần này may phước ông bà ông vải mà đậu nữa mới gọi là có chút danh vọng ông nghè ông cử với trong làng ngoài xóm. Tạch tạch đùng, nổ liền 3 phát ngay hồng tâm, đó gọi "liên khoa" vậy!
Còn "lộ" 鷺 (con cò) đồng âm với lộ 路 (con đường) cũng đúng luôn. Ông Tiến sĩ thiệt là hay chữ quá, đề nghị đồng bào vỗ tay.
Nhưng tới chừng ông giảng: "Lộ lộ liên hoa" 鷺 鷺 蓮 花 thành... "Con cò, con cò và hoa sen" thì xảy ra trục trặc. Con cò, con cò, hai con cò liên tiếp thì là nhảy lò cò, cái đó giống nhịp điệu cò trống đạp cò mái hơn là một lời chúc.
Té ra thành ngữ xưa chỉ có "Nhất lộ liên khoa" 一路連科 tức thẳng đường một mạch mà tiến tới đỗ đạt. Để diễn ý câu này, người ta vẽ con cò nghênh mỏ bên cạnh đóa hoa sen, và chỉ MỘT con mà thôi.
Khi có HAI con cò thì sẽ là thành ngữ khác. Lúc này hoa sen trong đó không đọc "Liên hoa" nữa, mà đọc "Thanh liên". Cả câu sẽ là "Lộ lộ thanh liên" 鹭 鹭 青 蓮, ý này gợi từ đồng âm được hiểu là "Lộ lộ thanh liêm" 路 路 清 廉, tức lời nhắc đức thanh liêm của người làm quan.
* * *
Ông Tiến sĩ biết một [con chim] mà không biết hai [con chim] là sự thường, chẳng ai có quyền buộc ông quái gì cũng rành. Cái đáng lo là từ chỗ biết chưa tới lại xăm mình liều mạng tán sang Phật pháp, về "điều ý nhị và triết lý nhân sinh".
Nam mô A Di Đà Phật, sách giáo khoa và sách báo sau này có trích dẫn ông Diện thì nhớ chừa cái vụ cà nhắc này ra nghen. Lạy cả xàm xí mứng!
Con cò rồi lại con cò
Hai con cà nứng nó mò em Sen.
"Liên hoa" đúng là chơi chữ đồng âm với "liên khoa", tức đậu liên tiếp mấy khoa thi. Nguyên khoa cử thời xưa tổ chức làm tam khoa: Hương thí, Hội thí và Đình thí. Đó là 3 chặng của con đường tiến thân. Trước hết phải dự kỳ thi Hương tổ chức ở địa phương, nếu đậu mới đủ tư cách dự thi Hội tổ chức ở kinh đô; thi Hội mà trúng mới được gọi vào trước điện vua để thi Đình, lần này may phước ông bà ông vải mà đậu nữa mới gọi là có chút danh vọng ông nghè ông cử với trong làng ngoài xóm. Tạch tạch đùng, nổ liền 3 phát ngay hồng tâm, đó gọi "liên khoa" vậy!
Còn "lộ" 鷺 (con cò) đồng âm với lộ 路 (con đường) cũng đúng luôn. Ông Tiến sĩ thiệt là hay chữ quá, đề nghị đồng bào vỗ tay.
Nhưng tới chừng ông giảng: "Lộ lộ liên hoa" 鷺 鷺 蓮 花 thành... "Con cò, con cò và hoa sen" thì xảy ra trục trặc. Con cò, con cò, hai con cò liên tiếp thì là nhảy lò cò, cái đó giống nhịp điệu cò trống đạp cò mái hơn là một lời chúc.
Té ra thành ngữ xưa chỉ có "Nhất lộ liên khoa" 一路連科 tức thẳng đường một mạch mà tiến tới đỗ đạt. Để diễn ý câu này, người ta vẽ con cò nghênh mỏ bên cạnh đóa hoa sen, và chỉ MỘT con mà thôi.
Khi có HAI con cò thì sẽ là thành ngữ khác. Lúc này hoa sen trong đó không đọc "Liên hoa" nữa, mà đọc "Thanh liên". Cả câu sẽ là "Lộ lộ thanh liên" 鹭 鹭 青 蓮, ý này gợi từ đồng âm được hiểu là "Lộ lộ thanh liêm" 路 路 清 廉, tức lời nhắc đức thanh liêm của người làm quan.
* * *
Ông Tiến sĩ biết một [con chim] mà không biết hai [con chim] là sự thường, chẳng ai có quyền buộc ông quái gì cũng rành. Cái đáng lo là từ chỗ biết chưa tới lại xăm mình liều mạng tán sang Phật pháp, về "điều ý nhị và triết lý nhân sinh".
Nam mô A Di Đà Phật, sách giáo khoa và sách báo sau này có trích dẫn ông Diện thì nhớ chừa cái vụ cà nhắc này ra nghen. Lạy cả xàm xí mứng!
Con cò rồi lại con cò
Hai con cà nứng nó mò em Sen.
---------------------------------
.
Bác Trường Phong trao đổi về ý kiến của anh Cu Ly:
.
Nguyễn Xuân Diện:
1- Tôi bàn về một đồ án mỹ thuật mang tính nho giáo ở chùa Bút Tháp mà ông kia lại bảo tôi giảng Phật. Đó là ông đánh tráo câu chuyện.
2- Dẫn chứng mà ông kia đưa ra là "Nhất lộ liên khoa" thì chỉ có hình một con cò. Chứ ko phải 2 con cò. Hai con cò thì là lộ lộ chứ không phải nhất lộ !
Những bức tranh Tàu mà ông kia đưa ra nếu có chữ "Nhất lộ liên hoa" thì chỉ có một con cò. Bức nào có hai con cò thì không có chữ "Nhất lộ liên hoa", hoặc "Nhất lộ thanh liêm". Thế đó! Đọc sách Tàu nhưng ko hiểu khi nó đến Việt Nam đã được các cụ ta "giải Hoa " rồi!
3- Đúng là thi cử xưa có thi Hương, thi Hội, thi Đình. Nhưng mỗi cuộc thi vậy có nhiều "trường"(có người chỉ độc nhị trường hoặc tam trường) vì vậy "lộ lộ" là mỗi chặng nhỏ ,chứ ko phải chỉ ba kỳ thi lớn kia.
Cu Ly đọc sách Tàu nhưng chưa tiêu hoá hết. 1- Không biết cách các cụ ta giải hoa, nên chỉ cãi cố; 2- Lộ lộ Thanh liêm là nói chuyện khác, không thuộc tổng thể tất cả các biểu tượng ở lan can đá Chùa Bút Tháp.
Bổ sung hình ảnh: TƯỚC LỘC PHONG HẦU (đều ở chùa Bút Tháp):
Đúng là thâm nho !
Trả lờiXóaCảm ơn anh Diện nhiều, chúc anh mạnh khỏe!
Trả lờiXóaLời bình/giới thiệu của TS NXD đẳng cấp, nhưng quá kiệm lời.
Trả lờiXóaTuyệt vời. Cám ơn!
Đề nghị TS viết hẳn một bài về mấy bức phù điêu này đi.
Thú vị, có lý, thuyết phục. Cảm ơn Tễu!
Trả lờiXóaThông điệp của các thế hệ trước để lại nếu không có những người như anh Diện luận giải thì ít người hiểu bức phù điêu đó mang hàm ý gì, ý tứ sâu xa thế nào, tính nhân văn và giáo dục ra sao. Chắc là khi xây dựng chùa Bút Tháp thì chưa có bậc Lão Hàn Thuyên nên chỉ có ký tự Hán, vì Cụ Hàn Thuyên là bậc Tổ chữ Nôm, mà chữ Nôm là chữ của người Việt ta, cũng mong rằng Tiến sĩ Diện dành nhiều quan tâm nữa để cho thông điệp thời gian mà các thế hệ trước muốn nhắn nhủ cho các thế hệ sau được sáng tỏ, cũng là nhằm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trả lờiXóaTôi nghĩ lí giải của anh Diện là đi đường vòng rồi, không phải bản ý của tiền nhân:
Trả lờiXóa- Các bức chạm đá nào là "phong hầu", nào là "tước lộc" với lại "lộ-liên hoa" đều ý tưởng của người Trung Hoa. Tác giả bức chạm đá chỉ học lại ý tưởng ấy thôi. Đấy đều là mong ước của kẻ làm quan. Con đường làm quan thời xưa mong có "phong hầu" với "tước lộc" và phải "thanh liêm". Con đường làm quan không chỉ phải qua khoa cử đâu. Thời xưa nhiều đại thần công thành cái thế có đâu trải qua khoa cử?
- Có ý tưởng "nhất lộ liên hoa" là mong ước thi cử thuận lợi đỗ đạt, liên liếp trúng cử thi Hương, thi Hội rồi thi Đình. Đó là 1 con đường thẳng từ thấp lên cao, qua 3 chặng là "Hương-Hội-Đình". Còn ý tưởng "lộ lộ liên hoa" tức là 2 hoặc nhiều con đường thì không phải chỉ khoa cử vậy. Đã là "nhất lộ liên hoa" để chỉ khoa cử thành công rồi thì cần gì "lộ lộ liên hoa" nữa? Mà chỉ là "lộ lộ thanh liên", ý nghĩa là kẻ làm quan dù đi trên con đường nào thì nên phải có tính "thanh liêm".
Anh Cu Ly viết:
Trả lờiXóaNguyên khoa cử ngày xưa tổ chức làm tam khoa: Hương thí, Hội thí và Đình thí. Đó là 3 chặng của con đương tiến thân. Trước hết phải dự kỳ thi Hương tổ chức ở địa phương, nếu đậu mới đủ tư cách dự thi Hội tổ chức ở Kinh đô; Thi Hội mà trúng mới được gọi vào trước điện vua để thi Đình, lần này may phước mà đậu nữa mới gọi là có chút danh vọng ông nghè ông cử với trong làng ngoài xóm.
Nhầm lẫn lắm vậy thay.
Thi Hương là đã có thể đậu Cử nhân hoặc Tú tài. Đậu Cử nhân đã được bổ làm một chức quan rồi, đậu Tú tài đã đủ có danh vọng trong làng ngoài xóm (chỉ chưa đủ danh vọng trong làng ngoài nước thôi).
Thi Hội là lấy Tiến sỹ tức ông Nghè, còn thi Đình là lấy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn , Thám hoa), mà Tam khôi cũng chỉ là Tiến sỹ thôi.
Tui chữ Hán không biết nên nghe hai bên không biết theo bên nào; ong hết cả thủ! Nhưng tui ưng cái sòng phẳng khi anh Diện đăng lại bài ni! Chỉ mong các bác: Trong khoa học tranh luận nảy lửa là thường; nhưng lời lẽ đúng mực tý "cho vừa lòng nhau"!!!
Trả lờiXóaBác Diện tuyệt vời
Trả lờiXóaTôi đã đọc kỹ bài. Và tôi đã đọc cả lời bình của các quý vị. Vì tôi không biết gì về Hán Nôm nên không dám lạm bàn về chữ. Thế nhưng tôi là người ở gần chùa, lại cũng đã đọc khá nhiều sử sách về lai lịch ngôi chùa này nên tôi cho là những nhận xét của ông Diện là thỏa đáng. Nó phù hợp với lịch sử hình thành và tôn tạo của ngôi chùa này.
Trả lờiXóa