Tễu Blog kính đề nghị các bác thảo luận quanh Tết:
1- Có nên giảm rồi đi đến bình thường hóa Tết Nguyên đán, khiến nó như Tết Trung thu, Tết rằm Tháng Bảy, Rằm Tháng giêng hay ko ? Chứ cứ như hiện nay thì mệt quá, với bao nhiêu áp lực về đủ mọi chuyện: giao thông, thực phẩm, hủ tục, biếu xén, an ninh, v.v..Có nên thay bằng ăn Tết dương lịch như Nhật Bản?
2- Như các bác đã biết, 12 năm là 12 vị quan Đương niên hành khiển thay nhau cai quản nhân gian. Dân gian ta vẫn cúng tống cựu nghinh tân vào lúc Giao thừa. Đáng tiếc, các ông này đều là các Hoàng đế Trung Hoa như Tần Vương, Sở Vương, Hán Vương, Ngụy Vương...Vậy có nên bỏ việc cúng các ông này, thay vào đó là các Vua Sáng, các anh hùng dân tộc, các nhà văn hóa của nước ta như các Vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Trưng Vương, bà Triệu, Lê Lợi, Đức Thánh Trần, Nguyễn Trãi, Chu Văn An...?
Mấy ý kiến về TẾT
Đào Tiến Thi
1. Tết với ý nghĩa tiễn năm cũ, đón năm mới, nhưng đó chỉ là sự QUY ƯỚC. Trái đất quay quanh mặt trời trên một quỹ đạo elip, hết một vòng là vừa một năm. Vậy lấy bất cứ điểm nào trên elip đó để làm mốc năm mới đều được cả. Lấy mốc nào là do tập quán, truyền thống của mỗi dân tộc mà thôi.
Cái mà ta gọi là Âm lịch thực ra không chính xác. Nếu thuần Âm lịch (lịch mặt trăng) thì mỗi năm có 30 ngày. Cái Âm lịch mà ta đang dùng là một thứ Âm Dương lich, tức phối hợp cả lich mặt trăng và lịch mặt trời. Cái hay của Âm lịch của ta (tức Âm Dương lich) là khởi đầu năm gần trùng với bắt đầu mùa xuân (ngày lập xuân đến trước hoặc sau tết Nguyên đán một chút). Chứ nếu ăn tết Dương lịch thì lúc ấy đang giữa đông. (Đầu năm của châu Âu không trùng với "xuân về", mùa xuân của châu Âu còn đến chậm hơn ta nhiều, mãi cuối tháng 3).
2. Tôi nhất trí nên "bình thường hoá" tết Nguyên đán, nhưng không "hạ cấp" nó đến mức như Rằm hay Trung thu. Nó vẫn là tết to nhất trong năm, nhưng nên đưa nó về quy mô như truyền thống hàng nghìn năm nay (thời bao cấp, mùng 3 công chức, HS đi trồng cây, mùng 4 đi làm). Cách đây hơn 10 năm, khi tôi đã ra HN làm việc nhưng nhà còn ở quê, mùng 3 bà con nông dân đã ra đồng tấp nập, trong khi mình mùng 5 mới ra HN, đến cq "trình diện", nghe sếp chúc tết chung xong, nhân viên lại đi chúc nhà nhau cho hết ngày, rượu cứ đổ như suối, thấy nó vô lý quá, nhẫn tâm quá. Mấy năm gần đây lại mùng 6 mới "trình diện" và năm nay thì mùng 8 (tương đương mùng 7, do không có 30)! Ấy là cq tôi là doanh nghiệp, sau ngày trên là vào nhịp làm việc hối hả luôn. Chứ các cq hành chính sự nghiệp thấy còn đi hội này hội khác có khi hết tháng giêng.
3. Về cúng bái lúc giao thừa, nhà tôi chỉ thắm hương để tưởng nhớ tổ tiên, không hề biết ông vua bà chúa nào hết. Hôm nay Tễu nói tôi mới biết, hoá ra dân ta lại cúng cả các ông vua Trung Hoa kia sao? Về cúng bái, sao càng đơn giản càng tốt.
______________
Các ý kiến khác:
ok, Thay tết Nguyên đán bằng tết Dương lịch - Đó là phương án tối ưu để tránh xa dần tàu khựa
Trả lờiXóaChính xác!
XóaChính xác cái gì chứ? như vậy có khác nào "chuyển nước đến chỗ khác?"
XóaNên có mục thư dãn cuối tuần bàn về "QUAN HÀNH KHIỂN" chú tễu ạ, cho nó mùi!
Hãy học Nhật bản chỉ ăn tết dương lịch. Có thể chiếu cố Tết nguyên đán nghỉ 1 ngày thôi. Chúng ta sẽ hòa nhập với thế giới văn minh
Trả lờiXóaGửi bạn Duy Anh Nguyễn, bạn đưa ra danh sách 12 vị anh hùng dân tộc để tôn vinh thờ cúng 12 tháng mà quên bác Hồ, bác Đồng, bác Chinh, bác Duẩn, bác Giáp, bác Mạnh, bác Phiêu, bác Trọng...Ôi còn nhiều anh hùng thời đổi mới lắm bởi vì thời đại bác Hồ là vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóaThực tế giờ rất rất nhiều người Việt sợ, chán nản, mệt mỏi... mỗi lần Tết Trung Hoa đến ở Việt Nam!
Trả lờiXóaVề ngôn ngữ, phong tục ...v.v..., phải nói Nhật là một trong những nước ảnh hưởng nặng VH Tầu nhất, so với cả Vnam . Nhưng trước đây gần 100 năm, Nhật đã mạnh dạn bỏ Tết Tàu ... và mạnh dạng vương mình lên theo ý riêng, đọc lập, tự chủ của mình ....và đã trở thành cường quốc . Một bài học lớn cho Vnam . Cứ mãi hô hào Tự Do , Độc Lập mà cứ mãi bám Tàu ...là cái quái gì vậy nhỉ ?.
Trả lờiXóaTôi thấy người lớn sợ tết chán tết nhưng các em,các cháu nhỏ vẫn háo hức mong tết như ta thời còn nhỏ bỏ tết thì ta có ích kỉ với con cháu ta không,cón vấn đế bỏ các ông hành khiển cũ thay ông của ta nhỡ họ thay bằng những ông mới gần đây thì còn đau lòng hơn.
Trả lờiXóaTrước chúng ta hàng trăm năm,
Trả lờiXóaCụ Tú Vị Xuyên cũng đã từng than:
Cứ bảo nhau rằng mới với me
Bảo ai rằng cũ chẳng ai nghe.
Từ bao giờ
tết nhất là dịp để nhà giầu khoe của
và nhà nghèo cố giấu cái nghèo bằng cách đua đòi.
Tôi là người cực ghét Tàu khựa,nhưng việc đề xuất bỏ tết âm lịch để một tết dương lịch-xét về một số khía cạnh như kinh tế,an sinh xã hội... thấy có lợi nhiều hơn cho VN chứ không phải vì thoát tàu khựa,mỗi dân tôc có quyền lựa chọn riêng cái mình cần.
Trả lờiXóaCòn thoát tàu hay hay ko đêu thuộc về tư duy và tầm nhìn của người lãnh đao Nhà nước!
NVT. Tết nguyên đán là tết cổ truyền của cư dân nông nghiệp, nay Vn đang công nghiệp hóa hóa đại hóa không thể ăn chơi cả tháng cả tuần thì làm sao hội nhập và phát triển được . Đất nước mới bước sang ngưỡng thoát nghèo.nhìn sang các nu7oc1 bạn ở ĐNA thôi đã thấy mình kém họ rất nhiều. Hãy học Đài Loan, Hàn Quốc Singapore, Nhật Bản trước đây họ cũng ăn tết nhiều ngày nhưng đã bỏ lâu tồi chỉ ăn tết hai ngày là đủ để còn làm ăn với thiên hạ. Mình ăn chơi còn họ dài cổ chờ mình ký hợp đồng và bao thứ phải làm
Trả lờiXóaTôi có ý kiến: Không cần bỏ Tết âm lịch mà chỉ cần đơn giản hóa ngày Tết âm lịch là đủ. Nhất trí với chú Tễu coi Tết cũ như ngày Tết trung thu, tết Ngâu.v.v... Vẫn theo tết Tây 1/1 hàng năm, cũng chỉ nghỉ một ngày, bảo đảm hòa đồng với quốc tế..
Trả lờiXóaÍch lợi: cá nhân và nhà nước cùng tiết kiệm được nhiều kinh phí.
Để thoát Tàu nên bỏ Tết Âm lịch , để thoát Tây Dương cũng bỏ luôn Tết Tây, đề nghị lấy ngày 3/2 thành ngày Tết toàn quốc .Tết 3/2 bắt đầu nghỉ từ ngày 1 đến hết ngày 4/2 , qui định trước tết mọi nhà phải lau ảnh 3 ông tổ sạch sẽ và đúng 12 giờ( giao thừa) phải thắp nhang đón 3 ông tổ về nhà , cùng lúc chủ tịch nước đọc thư chúc tết xong là mỗi phường tổ chức 1 điểm bắn pháo hoa.
Trả lờiXóaNgười Nhật Bản học và dùng chữ Hán đế viết trên Đại học ngày nay
Trả lờiXóanhưng sao không ai bảo là họ theo Tầu hay theo Tây. Họ vẫn giữ
được bản sắc văn hóa của họ, đơn giản vì họ trong thâm tâm vẫn
là người Nhât. Co`n người Việt Nam thì cái gì cố xưa đều cho
là hủ tục phải bỏ, bỏ xong thì rước vào hai cái đạo mà ngay tại
chính nguye^n qu'an không còn ai thèm tin nữa : đó là đạo gì
đố các bạn đấy
1-Nghỉ 3 ngày thôi (tính cả thứ 7,CN) chừng đó không đủ thời gian để vẽ vời.
Trả lờiXóa2-Đồng ý với Tễu.
Nhất trí, chỉ nghỉ đúng 3 ngày: 30, mùng 1, mùng 2, kể cả trùng vào ngày thứ Bay hay Chủ nhật cũng vậy thôi. Thế là xong !
XóaMột ý kiến hay,lên đơn giản Tết ta.
Trả lờiXóa1. Nếu cứ nhân danh cái gì thuộc về văn hóa cổ truyền và cổ xúy cho việc duy trì nó, lạm dụng phát triển nó là một suy nghĩ không chuẩn xác, vì cùng với DÒNG CHẢY của THỜI ĐẠI một số cái gọi là truyền thống đều trở thành không phù hợp, thậm chí còn là cả lực đến sự phát triển chung của chúng ta, thì cái đó phải xem xét loại bỏ?
Trả lờiXóa2. Riêng chủ đề bỏ Tết nguyên đán, cái Tết đã ngấm sâu vào máu, tâm hồn người Việt, tuy nhiên Tết đã không còn phù hợp nhiều với tính THỜI ĐẠI, với HỘI NHẬP, với PHÁT TRIỂN và bản thân trong xã hội VN đã bắt đầu nhận thức được vấn đề này, bắt đầu có nhiều quan điểm BỎ hay NHƯ THẾ NÀO? với nhận thức này chúng ta cần phải có nhiều thảo luận, hội thảo, ... mở ra công khai và phải khẳng định được các vấn đề : TIẾP TỤC DUY TRÌ và VÌ SAO? NÊN BỎ và VÌ SAO? hướng tới LỘ TRÌNH BỎ hay ĐƠN GIẢM HÓA CHO PHÙ HỢP và VÌ SAO?
3. Quan điểm của tôi là chúng ta cần có LỘ TRÌNH ĐỂ BỎ, vì :
31. Nó ảnh hưởng khá nhiều, thậm chí là gây thiệt hại về mặt kinh tế khi ngày nghỉ Tết nguyên đán dài và nó tạo ra một tâm lý TRƯỚC TẾT (sau rằm tháng 12) và SAU TẾT (tháng giêng là tháng ăn chơi) làm giảm tập trung, giảm năng suất lao động, ... trong toàn xã hội;
32. Hầu hết Thế giới nghỉ Noel và Tết dương, thì chúng ta lại không, trong khi chúng ta nghỉ Tết âm lịch thì họ lại không, ... do vậy có một cảm giác BẢN SẮC của chúng ta khá CÔ ĐƠN, không chỉ vậy mà chúng còn tạo ra sự lệch pha so với dòng chảy thời gian chung và tất nhiên nó sẽ có nhiều hệ lụy đến vấn đề lao động xã hội trong các lĩnh vực đầu tư nước ngoài, liên doanh liên kết, ...
33. Tết duy trì sẽ tạo ra một MẢNH ĐẤT để nuôi dưỡng nhiều thói hư, tật xấu và lãng phí xã hội : Nạn quà cáp biếu xén; Chi phí xã hội dồn dập làm áp lực cho kinh tế, văn hóa và xã hội vào dịp tết; Nó khơi gợi những tư tưởng Trọng nam khinh nữ (tết thì Nội là chủ yếu); Dù nghèo dù đói, dù con không đủ tiền học, dù "giật gấu vá vai"; Nặng nề những hủ tục thời xưa; ... nhưng 3 ngày tết người ta cũng phải cố mua, ăn cho đã, ... cho bằng làng bằng nước thậm chí "bán lúa non", ...; Nạn cờ bạc, lô đề, ăn uống nhậu nhẹt, tham-sân-si, ... nẩy sinh vô vàn hệ lụy trong ngày Tết.
34. Tha phương để làm ăn kiếm tiền, dù có gia đình hay chưa có gia đình, ... thì hàng năm tiền tích cóp vẫn phải "trắng tay" cho câu chuyện cả gia đình đàn đúm ra Bắc vào Nam vào dịp tết, quay trở lại lại "giật gấu vá vai" để mưu sinh, ... khiến cho con cái không được đầu tư giáo dục, vui chơi, phát triển thể chất hợp lý (mà đáng lẽ ra chúng phải được hưởng như vậy); ...
35. Cái tết làm cho giá cả tăng vọt, lưu thông tiền tệ vô vàn áp lực, ... lạm phát tăng và thậm chí nhân danh tết để duy trì giá cả sau tết, khiến cho đồng tiền vốn đã yếu, lại tiếp tục mất giá sau mỗi cú huých của tết; Cái gì cũng tập trung vào Tết, do vậy Tầu xe kẹt cứng, ... rồi sau tết lại "đìu hiu"; ...
37. Cứ mỗi Tết cái vấn nạn "chén chú, chén anh" vô bờ bến đã làm cho con người trong Ba ngày Tết, thậm chí 10 ngày, lâng lâng như mây bay và mệt mỏi tứ chi, gan phèo phổi suy yếu, sức cùng lực cạn, ... cũng chẳng làm ra được một đồng nào, một giá trị nào đáng kể.
...
Tết như vậy liệu ai có được NIỀM VUI, SỰ THANH THẢN, LÀ MỘT KỲ NGHỈ ĐỂ TIẾP THÊM NĂNG LƯỢNG CHO CUỘC SỐNG, những VỌNG TƯỞNG, NIỀM TỰ HÀO, ... TÍCH CỰC VỀ TỔ TIÊN ÔNG BÀ, VỀ LỊCH SỬ DÂN TỘC?
Tết như vậy sẽ khiến cho một Đất nước như ta sẽ càng thêm lãng phí, càng thêm nặng nề và càng thêm khó hội nhập toàn cầu khi mà ảnh hưởng đến quan hệ Quốc tế.
Bỏ là đúng, nhưng cần có Lộ trình, cần có Nhận thức, ... cũng là cách để Dân tộc ta tăng tốc hội nhập, tăng tốc phát triển.
Trân trọng!
Nhân tiện đầu năm, xin có một điều cần nói : Tết Âm lịch là theo lịch âm tức là dựa vào quá trình vận động của mặt trăng để xử lý các vấn đề có liên quan đến Âm lịch, mùa và thủy triều.
Trả lờiXóaMặt trăng là gì? thực ra mặt trăng là vệ tinh của trái đất, tức là mặt trăng không thể làm trọng tâm hay tâm điểm của việc quy chiếu, mà cái gì trong quỹ đạo và phụ cận của quả đất thì quả đất vẫn làm trọng tâm, không phủ nhận sự vận động của mặt trăng có liên quan khá gần với trái đất, cụ thể là tiết và mùa màng.
Mặt trăng có thể làm tâm điểm cho một hệ quy chiếu trong vũ trụ không? hoàn toàn không thể vì mặt trời là trung tâm làm nên hệ mặt trời, nó là tâm, là ổn định, là chi phối cơ bản mọi yếu tố trong "hệ mặt trời". Nếu lấy mặt trăng làm hệ qui chiếu cho các yếu tố có liên quan đến vũ trụ hay chính trong hệ mặt trời là không đúng.
Phương Tây dùng dương lịch, tức là tính toán thời gian theo sự vận động của mặt trời, như ta đã biết khi lấy mặt trời làm tâm điểm quy chiếu là hoàn toàn phù hợp vì tính trọng tâm, tính ổn định và sự chi phối của mặt trời đối với vũ trụ thu hẹp trong Hệ mặt trời, nó có tính bền vững, tính quyết định hơn rất nhiều so với việc lấy mặt trăng làm hệ qui chiếu.
Ví dụ khi lấy điểm mốc người ta thường lựa chọn cái ổn định, cái trọng tâm, ... không ai đi lấy cái bất ổn định, cái không trọng tâm, ... người ta sẽ "Tôi đang đứng ở gốc cây sồi to ven đường đây, bạn hãy đến nhé" mà thay cho "Tôi đang đứng gần cái xe ô tô ven đường đây, bạn hãy đến nhé" vì cái oto có thể đi và như vậy giá trị làm mốc quy chiếu sẽ không còn nữa.
Mặt trăng hay Mặt trời làm tâm điểm cho việc tính toán lịch, cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta?
Tôi xin hỏi các vị uungr hộ quan điểm bỏ tết nguyên đán mấy câu hỏi sau:
Trả lờiXóa1. Có quan điểm cho rằng bỏ tết nguyên đán để đưa VN ra khỏi ảnh hưởng của văn hóa Tàu và hội nhập quốc tế với mục đích phát triển đất nước. Vậy Hàn Quốc họ vẫn ăn tết nguyên đán như ta mà họ có bị ảnh hưởng của Tàu cộng không? Đất nước họ có hội nhập quốc tế không? Và kinh tế Hàn Quốc có chậm phát triển không?
2. Có ý kiến rằng tết nguyên đán gây ra nhiều hệ lụy như tốn kém về kinh tế, tai nạn giao thông tăng cao, thời gian ăn tết kéo dài và nhiều hệ lụy khác làm cho đất nước kiệt quệ. Vậy nhiều nước khu vực Châu Á vẵn ăn tết của riêng họ (như Căm pu chía, Lào, Han Quốc, Ấn Độ, ....) mà không có các hệ lụy như nêu trên.
3. Ai có thể cam đoan rằng sau khi bỏ "tết ta", VN sẽ "thoát Tàu"? người VN sẽ ăn "tết tây" một cách tiết kiệm, lành mạnh, không kéo dài, không có người chết vì rượu và tai nạn giao thông, .... và đất nước sẽ phát triển "sánh vai với các cường quốc năm châu"?
Chỉ có mỗi việc "chống tham nhũng" mà càng chống thì tham nhũng "càng ổn định" đã cho thấy rằng ý thức con người chứ không phải vì "tết ta" hay "tết tây" quyết định cho tương lai đất nước.
Kẻ đưa ra ý kiến này đang tung hỏa mù để mọi người lo tranh luận với nhau để quên đi hiện tình đất nước.
Hãy tỉnh lại đi !!!
Ta vẫn biết cái TẾT nó không có tội, bản thân nó cũng không gây ra tội, nếu con người không dùng cái TẾT như là một cách thức để khiến cho nó trở nên có tội và làm cản lực cho sự phát triển chung.
XóaĐối với các Dân tộc khác họ dù có tết riêng hay chung, ... họ cũng vô cùng thanh thản, vô cùng nhẹ nhàng, ... và đặc biệt cái tết riêng của họ không là mảnh đất mầu mỡ cho các vấn nạn sinh ra từ TẾT như ở ta. Ngay ở các quốc gia sử dụng tết Dương lịch họ cũng rất bình thường, rất đơn giản, không phức tạp hóa, không rườm rà, không nhân danh tết để thế này thế kia, ...
Có rất nhiều cách để thay đổi, nhất là thay đổi tư duy, thay đổi nhận thức, ... để thay đổi hiện trạng. Cũng có những cộng đồng phải tách khỏi những cái hiện hữu mà nó đang vấp phải để nó thay đổi hiện trạng, kiểu "Gần mực thì đen; Gần đèn thì rạng", do vậy tốt nhất là tách nó ra, bỏ nó đi.
Tất nhiên Di lệnh to lớn của Tổ tiên người Việt là phải "Thoát Trung" nhất là "Thoát Trung cộng" bây giờ, có vô vàn cách thoát, trong đó làm sao để nó đỡ và giảm các liên hệ văn hóa, ... là tốt nhất. Cũng may chúng ta có chữ Quốc ngữ, trong gần 100 năm mà chữ Quốc ngữ đã đánh bại được ngôn ngữ Hán Nôm và trở thành Ngôn nữ chính thống để sử dụng cũng là một cách thoát ngoạm mục.
Tôi đang ở Hàn Quốc. Họ ăn Tết Trung Thu là lớn nhất, nghỉ dài ngày nhất. Tết Nguyên Đán rất bình thường ở đây, Republic of Korea.
Trả lờiXóa