Tranh cãi quanh đề xuất
“Người Việt suy tôn quan hành khiển Việt”
Minh Hà
Lao động
7:0 AM, 03/02/2016
“Hãy trả các quan hành khiển Trung Quốc về Trung Quốc, và suy tôn các vị đế vương Việt Nam làm quan hành khiển trên đất trời Việt Nam, trước là cung kính tổ tiên, sau là phải đạo dân Việt, ba là đúng lẽ đạo Trời” - đề xuất của Giáo sư - võ sư Lương Ngọc Huỳnh về việc thay đổi các quan hành khiển trong các bài văn khấn đã nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều - đồng tình có, phản đối cũng có...
GS Lương Ngọc Huỳnh đưa đề xuất trên vào đúng Tết ông Công ông Táo 23 tháng chạp: “Kể từ năm 2016 này, tôi kêu gọi nhân dân ta hãy thay toàn bộ tên các vị quan hành khiển hàng năm là các đế vương VN. Chúng ta trả vua TQ về với nước TQ. Họ không được phép và không có quyền hành khiển tại lãnh thổ VN”. Theo GS Lương Ngọc Huỳnh, VN có lịch sử lâu đời, mà không đưa ra được quan hành khiển của VN, sử dụng bài khấn quan hành khiển TQ, thì vô tình thừa nhận văn hóa TQ trị vì nền tảng tâm linh VN. Đó là sự bất công và không thể hiện được giá trị văn hóa VN.
Ông Huỳnh đề xuất thay thế 12 vị quan hành khiển TQ hành khiển theo 12 năm tý, sửu, dần… bằng 12 vị vua VN, “lựa chọn theo 3 tiêu chí: Những vị vua có công xây dựng đất nước, có công đánh giặc ngoại xâm và trị vì đất nước thịnh trị, đưa ra những đường lối mang lợi ích về kinh tế, khoa học, giáo dục... Tôi mạo muội đề xuất 12 vị, gồm vua Hùng Vương, Lý Bí, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Công Uẩn, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Quang Trung... và có ngài không phải vua nhưng được tôn vinh là thánh, như Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn”. Ví dụ Tết Bính thân, bài cúng giao thừa thay vì khấn “xin cung thỉnh tiễn nghinh cựu niên hành khiển và kính rước Tề vương hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần, Tống tào phán quan…” sẽ thay bằng “xin cung thỉnh tiễn nghinh cựu niên hành khiển và kính rước Hưng đạo Đại vương đương niên hành khiển, Thánh Trần hành binh chi thần, Thánh tào phán quan…”.
Mục đích của việc làm này, theo ông Huỳnh, là để tôn vinh và tưởng nhớ công lao các vị vua VN, giữ gìn nền tảng văn hóa Việt, đề cao lòng tự tôn dân tộc, đồng thời truyền bá văn hóa thờ cúng cho đúng với ý nghĩa của người Việt, thờ các vị vua VN để họ hành khiển trên đất nước mình sẽ mang lại lợi ích về mặt tinh thần, mang lại tự do và hưng vượng cho đất nước.
“Tinh thần quan trọng là “giải Hoa” chứ không “bài Hoa”...”
Sau hơn 1 ngày đăng tải trên trang cá nhân, “lời kêu gọi” của GS Lương Ngọc Huỳnh đã nhận được hàng nghìn lượt like và chia sẻ. Nhiều ý kiến đồng tình với việc thay đổi, nhưng cũng có những ý kiến phản đối, nhất là về việc không nên đưa các vị vua VN xuống làm quan hành khiển.
Giáo sư Trần Lâm Biền - tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, tín ngưỡng - tôn giáo VN - cho biết: “Các vị quan hành khiển, cũng như các vị thần, Phật được thờ cúng ở VN, đã gắn với những bước đi của lịch sử VN và có những vị đã được Việt hóa. Nếu đặt ra vấn đề chuyển tên thì cũng nên đặt câu hỏi liệu các vị ấy có nhận, có đồng ý với cái tên ấy để họ về chứng giám, thực hiện nghĩa vụ của mình hay không. Người VN khi gọi tên các vị quan, thần, họ nghĩ là thần VN là được. Tên gọi không làm ảnh hưởng đến vai trò, giá trị của các vị ấy và tinh thần yêu nước của người VN, chuyện đổi tên cũng không hẳn là biểu hiện của tinh thần yêu nước tuyệt đối… Hơn nữa, các vị hành khiển là quan, không phải vua hành khiển, vì thế không nên đưa các vị vua nước ta vào vị trí quan hành khiển như vậy”.
Cũng theo giáo sư Trần Lâm Biền: “Trước hết phải công nhận và khen ngợi ông Huỳnh có ý thức và tinh thần yêu nước về văn hóa… Khi đã đặt ra một vấn đề như thế thì các nhà nghiên cứu, nếu được chỉ đạo, sẽ đề cập đến. Tuy nhiên, bởi vì Trung Hoa cùng Ấn Độ là 2 trung tâm văn hóa lớn, lại ở cạnh VN, nên đương nhiên có sự ảnh hưởng đối với văn hóa VN. Tinh thần quan trọng là “giải Hoa” chứ không “bài Hoa”, tránh ảnh hưởng về tư tưởng của văn hóa Trung Hoa, còn về hình thức có lẽ chưa phải lúc để thay đổi...”.
Trước những ý kiến phản biện, ông Lương Ngọc Huỳnh cho hay: “Tôi biết sẽ có phản biện, nhưng phản biện phải có lập luận... Vấn đề này tôi đã gợi ra từ tết năm 2015, trong một bài thơ, tôi cũng đã nói chuyện với nhiều người. Năm nay tôi tiếp tục đưa ra, chỉ với tư cách cá nhân, như một ý tưởng, một sự gợi ý, để mọi người chia sẻ, cùng nhau bàn bạc và hy vọng sẽ được các nhà nghiên cứu, sử học, các nhà sư và có thể là cả cơ quan quản lý văn hóa… vào cuộc, đưa ra các nhận định khách quan, chính xác, biện luận hợp lý, để tôn vinh các vị vua VN và khơi dậy lòng tự tôn dân tộc...”.
Nói như giáo sư Trần Lâm Biền thì ta thiếu gì những vị quan thanh liêm chính trực có thể làm quan hành khiển, từ Tô Hiến Thành đời lý, Chu Văn An đời Trần, Nguyễn Trãi đời Lê, Nguyễn Thiếp đời Tây Sơn, Võ Nguyên Giáp thời hiện đại...
Trả lờiXóaVấn đề là rất đáng lưu tâm.
Đọc còm của bác chân không bỗng nhớ đến bài viết rất nổi tiếng của nhà văn Phạm Đình Trọng " về với dân" đăng trên beauxite... Thế mới biết cái sự tìm và cái sự hiểu không phải lúc nào cũng song hành...
XóaTôi nhất trí cao . Trước tiên phải thoát tàu về văn hóa . Đây hoàn toàn là điều có thể làm , cái này không hiểu đảng có đưa vào nghị quyết gì đó không nhỉ . Đến ghi là hoàng sa là của việt nam mà còn bị phạt kia mà .
Trả lờiXóaNgười Nhật họ cũng chuyển Tết âm theo tết Tây cho tiện. Ai lại cứ đòi hội nhập mà khi mình nghỉ đối tác đòi làm việc , nhưng khi mình làm việc họ lai nghỉ Tết?!
Trả lờiXóaTốt nhất là vứt bỏ những bai gọi là "văn khấn " cổ hủ vớ vẩn
Trả lờiXóađó đi. Những bài "văn đó" chỉ thể hiện thói hủ lậu mê tín
của người xưa. Tôi chẳng thấy văn hóa ở chỗ nào. Dân mình
hay bắt chước cả những thứ nhảm nhí của nước ngoài như cái máy, mà chẳng hiểu ý nghĩa gì. Có người còn dùng cả một bài
"khấn" theo chữ Hán, cả ngày tháng, địa danh đều theo ngữ pháp Hán.Tất nhiên là đọc theo âm Hán Việt nghe rất ngô nghê, có âm đọc còn sai ! Tôi hỏi:"Đọc thế ông có hiểu gì không"?Người đó trả lời "Tôi cứ học thuộc lòng theo sách mà.
Chỉ có ngày tháng địa danh là nhớ và hiểu thôi" Thực tế nó
ngô nghê đến khôi hài như vậy đó ! Tôi đã chứng kiến cả những thầy cúng đám ma ngày nay cũng làm bừa như vậy. Có ông
chẳng biết gì, liền mang "can chi" ra đọc "tí, sửu, dần, mão..."ra đọc thêm ngữ điệu ê, a...kéo dài ra thêm cả những từ hán nhố nhăng vào,nghe thật buồn cười. Đúng là đại bịp !
Nhưng vì "bệnh" mê tín đã vào lục phủ ngũ tạng cho nên chẳng
ai thấy lạ! Than ôi ! Cái sự ngu muội đến thế là cùng ! Chả
trách ai cũng có thể lừa bịp được !?
BẠN Nặc danh 22:32 Ngày 03 tháng 02 năm 2016, LẠC ĐỀ RỒI! SAO CỨ BÀN RA NGOÀI MỤC ĐÍCH VẬY?
XóaCÂU CHUYỆN ĐẶT RA CÓ CÁI HAY CỦA NÓ MÀ BẠN KHÔNG NHẬN THẤY Ư?
Đây là tinh thần tự tôn dân tộc.
Trả lờiXóaTheo tôi, các nhà khoa học XH nên viết bài bình luận về vấn đề này. Để có cái nhìn chung, tạo tính đồng thuận.Để toàn dân hiểu và thực hiện.
“giải Hoa” chứ không “bài Hoa” (trích)
Trả lờiXóa解 giải (13n) mổ ra, cởi ra
排 bài (11n) gạt ra, loại ra
Giải hay bài đều mang ý nghĩa loại ra chứ không phải lấy vào. Giải độc là loại trừ độc hại. Bài trừ ma tuý cũng vậy, là loại trừ buôn mán ma tuý.
Theo tôi giải Hoa hay bài Hoa chỉ là tiêu cực. Chuyện tích cực hơn là người Việt có gì "khác" Hoa ? Nếu không nhấn mạnh vào cái độc đáo, cái khác, không yêu cái của mình nồng nàng thì giải hay bài cũng vô ích.
Một gia đình tuy bình thường nhưng chồng vợ thương nhau, con cái ngoan hiền thì tuy nghèo họ vẫn hạnh phúc, những thứ xấu chung quanh cũng khó cám dỗ được họ.
Tết của người Việt không phải chỉ có bao tiền lì xì, trống cổ xuý múa lân đỏ ối, pháo đỏ đốt tan tành, cống hỉ phát xồi v.v... Mấy cái nầy rất Tàu . Người Việt còn có bánh dầy bánh chưng, chơi tam cúc, chơi cờ người, chơi bài chòi ...
Nhưng ngay trong tục nấu bánh chưng hiện nay cũng bị Tàu hoá. Cái bánh chưng mà tranh nhau làm nặng đến 100 kgs thì còn gì ý nghĩa thờ kính Tổ Tiên của văn minh lúa nếp ? Đấy là vấn đề.
解 giải, giới, giái
Xóa[Pinyin: jiě]
Bửa ra, mổ ra. Dùng cưa xẻ gỗ ra gọi là giải mộc 解木. Mổ xẻ người để chữa bệnh gọi là giải phẩu 解剖.
Cởi ra. Như cố kết bất giải 固結不解 quấn chặt không cởi ra được.
Tiêu tan mối thù oán cũng gọi là giải. Như khuyến giải 勸解 khuyên giải, hòa giải 和解 giải hòa, v.v.
Tan. Lòng người lìa tan gọi là giải thể 解體. Có khi gọi là thổ băng ngõa giải 土崩瓦解 đất lở ngói tan, nói ví dụ sự nhân tâm ly tán như nhà đổ vậy.
Phân tách cho rõ lẽ rõ sự. Như tường giải 詳解 giải nghĩa tường tận, điều giải 條解 phân tách ra từng điều v.v.
Hiểu biết, nhận rõ được ý cũng gọi là giải. Vì thế ý thức gọi là kiến giải 見解.
Hết một khúc nhạc gọi là nhất giải 一解.
Nhà làm thuốc cho thuốc ra mồ hôi khỏi bệnh gọi là hãn giải 汗解.
Tục gọi đi ỉa là đại giải 大解, đi đái là tiểu giải 小解.
Cổi ra, lột ra. Như giải y 解衣 cổi áo, lộc giác giải 鹿角解 hươu trút sừng. Nguyễn Du 阮攸 : Thôi thực giải y nan bội đức 推食解衣難背德 (Độ Hoài hữu cảm Hoài Âm Hầu 渡淮有感淮陰侯) Cái đức nhường cơm sẻ áo, khó mà làm phản được.
Thông suốt.
Thôi, ngừng.
Cắt đất.
Một âm là giới. Giới trãi 解廌 một con thú giống như con hươu mà có một sừng, có khi viết là 獬豸.
Lại một âm là giái. Điệu đi. Như giái phạm 解犯 giải tù đi, giái hướng 解餉 đem lương đi, v.v.
Thi hương trúng cách (đỗ) gọi là phát giái 發解, đỗ đầu khoa hương gọi là giái nguyên 解元. Ta quen đọc là chữ giải cả.
排 bài
[Pinyin: pái]
Bời ra, gạt ra.
Đuổi, loại đi. Như để bài 詆排 ruồng đuổi, bài tễ 排擠 đuổi cút đi, v.v.
Bày xếp. Như an bài 安排 bày yên, sắp đặt đâu vào đấy. Một hàng gọi là nhất bài 一排.
Phép nhà binh về bộ binh, pháo binh, công binh, truy trọng binh, thì ba bằng là một bài, quân kị thì hai bằng là một bài.
- "Nếu đặt ra vấn đề chuyển tên thì cũng nên đặt câu hỏi liệu các vị ấy có nhận, có đồng ý với cái tên ấy để họ về chứng giám, thực hiện nghĩa vụ của mình hay không" Vậy ông Biền có biết, có chắc là các "quan hành khiển" của Tàu có "nhận" các chức ấy không mà mấy ngàn năm nay ông vẫn cúng, lạy?
Trả lờiXóa- Tôi cho rằng trí thức phải đi đầu trong vấn đề này. Chẳng hạn muốn thay các quan hành khiển Tàu bằng "Quan Việt" thì các vị nên nghiên cứu kỹ chẳng hạn như Ông nào thì ứng với năm nào, tại sao lại thế (vì Ông đó tuổi Thân nên ứng với năm Thân, Ông đó "mạnh" về nông nghiệp nên ứng với năm Mộc...)cùng với sự nhất trí cao trong xã hội, hy vọng sẽ có sự thay đổi.
- Hiện nay trong đa số gia đình Việt, ngoài thờ Phật, Quan Âm... thì cũng có thờ cả Quan Công, Thánh Mẫu (của Tàu). Người Việt mình cũng có rất nhiều người "linh thiêng", "bất tử" như "tứ bất tử" (Tiên Dung, Chữ Đồng Tử, Công Chúa Liễu Hạnh...) Vậy tại sao ta không chọn hai trong số các vị trên để các gia đình Việt thờ cúng? Muốn thế lại cũng nhờ các vị trí thức nghiên cứu, đề xuất rồi xây dựng hình tượng dung nhan, tướng mạo...phù hợp thì tôi hy vọng người Việt mình sẽ chấp nhận. Có một điều làm tôi thấy buồn là sự không đồng thuận của các vị. Một ý tưởng mới xuất hiện là lập tức có nhiều ý kiến phản bác nên nô lệ cho Tàu hoài hoài là đúng?
Hãy đồng lòng, vì cái chung mà bỏ qua khác biệt. Đương nhiên khoa học cần phải có sự phản biện. Phản biện để đi đến thống nhất chứ đừng "cản" nhau.
Bàn việc thay Thần, đổi Tết … thì cần suy nghĩ cho kĩ. Thần thánh không phải do người trần phong mà được, thời tiết không phải DO mấy người làm lịch nghĩ mà xong.
Trả lờiXóaThánh thần vùng nào cũng có. Thần Thổ công, Thổ Địa, Ông Táo và Thành Hoàng làng nhà nào cũng có, chi do ta không được nhìn thấy thôi. Vậy hãy cứ khấn DANH các thần mà không khấn TÊN vậy.
Điều TỐI KỊ là khấn thần tàu: đông trù tư mệnh ...
1/ Ngay lúc này nên bỏ những thứ hại môi trường, gây tốn kém: đốt vàng mã, phóng sinh, cúng cơm cỗ (chay mặn quà quả rượu nước xôi oản…). Thánh thần đồ thật còn không dùng vậy sao cúng đồ giả rồi đốt đi? (chuyện đốt vàng mã thì năm nào GS LVL và nhà NC TLB cũng lên TV cổ súy đấy - Gớm! họ giỏi thật. Hay lại giống các đạo sĩ bên tàu xưa kia lừa cả vua để bán đồ hàng mã?)
Phóng sinh hóa sát sinh, đó là theo trò lừa dân của bọn NGU mê và nhằm kiếm chác.
Còn cơm cỗ thì ngẫm xem người chết có ăn được không, Thánh thần có ăn không mà cúng?. Còn nhiều...
2/ Đơn giản ngày Tết đi. Nghỉ dài là do không nghĩ ra việc làm đó thôi và v.v... ”Nhà giàu tham việc, thất nghiệp ham chơi”.
Trước nhất, không chắc gì người Việt ăn Tết là theo người Tàu.
Trả lờiXóaKhởi thủy, Tết của người Việt liệu có liên quan gì đến Quan hành khiển? Hay các vị này chỉ là được/bị đưa vào sau này?
Ngay hiện tại, có bao nhiêu người Việt ăn Tết mà biết đến các vị Quan hành khiển?
Vì vậy thay vì nghĩ đến việc thay đổi các vị quan hành khiển, nên chăng nghĩ đến việc loại bỏ các vị đó khỏi cái Tết của người Việt như vốn dĩ là như vậy?
Hoàn toàn nhất trí phải thoát Trung trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn hóa, nhưng vì "đảng lãnh đạo toàn diện" nên phải hỏi ý kiến cụ tổng (vừa cũ, vừa "tái") xem sao. Cụ mà đồng ý thì sẽ lóe ra một tia hy vọng nhỏ nhoi!
Trả lờiXóaNên bàn để thay đổi cách hành lễ mấy ngày Tết hay không?
Trả lờiXóaTrước hết nói về lịch. Lịch dương hay lịch âm đều là thành tựu và sản phẩm Văn hó hết sức khoa học. Lịch dương hay lịch âm cho dù ai làm nên, ở nước nào thì đều là thành tựu khoa học của nhân loại. Không thể và không nên nói người nước nào làm nên thì dụng ở nước đó. Nếu vậy, Thuốc Tây (nói chung của Tây) sao bây giờ cả thế giới đều dùng? Đã là thành tựu khoa học của nhân loại thì ở đâu thấy hợp lí thì ở đó dùng.
Vậy Tết ta (theo âm lịch) mà VN dùng xưa nay là hợp lí. Bởi lẽ, trước hết, VN là nước nông nghiệp, cho dù khoa học phát triển thì nông nghiệp vẫn phải dựa phần nào vào thời tiết để gieo trồng. Thứ đến VN là nước phương đông, mà thành tựu khoa học Phương đông cổ thì khoa học khó có thể với tới, ít nhất là trong tương lại gần hàng ngàn năm nữa.
Vậy nên không bàn việc thay thế, bỏ hay chuyển thời gian Tết. Cái cần bàn là làm sao để không lãng phí, tốn kém vô ích, gây ô nhiễm …bởi theo tục xưa xâm nhập từ Tàu sang.
Thứ nhất là đốt vàng mã: Tốn kém, lãng phí, gây ô nhiễm: Thánh thần đồ thật còn không dùng còn nói chi đồ giả, ma (người âm) ăn mặc được mà gửi biếu... Nếu không hiểu thì hãy so với Âu –Tây. Họ không làm như VN mà sao họ tiến bộ, giàu có, Tổ tiên họ không kêu đói, ret, túng …
Thứ hai là Mâm cỗ, Xưa kia thời phong kiến, thời còn đói kém, các thầy cúng hay bày đặt cúng cỗ... để rồi cúng xong các thầy ẴM luôn về nhà mình. Nhân thể các quan to hay nhỏ lại hay nhòm vào nhà dân thế là cứ Rằm, Một, Giỗ, Tết là kéo vào nhà nào khá giả để đánh chén.
Ba bốn mâm cúng mấy ngày Tết đó nay hiểu ra là hủ tục rồi. Xưa đói kém, mong ngày Tết, ngày Giỗ để được sung túc một chút, mà đâu biết là đã sai. Nay no đủ rồi, không chờ ngày Tết/Giỗ mới được ăn no, ăn ngon. Thế là ba bốn mâm cúng Tất niên, Giao thừa, Hoá sớ cứ chất đầy tủ lạnh, nào còn bánh chưng, giò lụa, giò hoa nữa … Khổ cho nhà ai không có tủ lạnh, nhà ai chỉ có ông bà già hoặc vợ chồng son không có con cháu ăn hộ, nhất là ở các thành phố, … rồi cũng đến “biếu” các Viên chức Vệ Sinh thu dọn về chăm cho họ TRƯ thôi. Thế là có tội với Thánh thần Tiên tổ, tội lãng phí, lại thêm góp phần gây ô nhiễm môi trường. Bất kì lúc đói kém hay giàu sang no đủ thì lãng phí đều là tội! Mà giàu có rồi cũng có ngày thành Chúa Chổm.
Còn các hoạt động cỏ truyền thì cái gì thấy rõ là độc hại, ghê gớm thì nên bỏ. Ví dụ chém lợn, đâm/đập trâu (hình như đâu đó có). Những hoạt động xem ra không ảnh hưởng gì đến việc sinh sống mà đôi khi còn là liều thuốc tâm lí thì cứ để mặc mọi người suy nghĩ, không bàn. Ví dụ xông đất, mừng tuổi, đi chúc Tết ...
Kể từ sau khi Hai Bà Trưng thất trận năm 43, VN bị đô hộ rồi văn hoá tàu tràn sang bày ra đủ thứ lệ để hành hại dân Nam. Tết ông Công ông Táo thì khấn ma tàu (Đồng trù tư mệnh táo phủ thần quân), Rằm Trung thu thì mời “gái tàu” phát quà (chị Hằng/Hàng Nga- mà không biết Hàng Nga là vợ Hậu Nghệ, là Phạm Mạnh Khương - vợ Phạm Kỉ Lương, là Vương Nguyệt Anh - vợ Lam Thái Hoà, và suýt thành hầu gái để tướng mông Điềm đem dâng Tần Thuỷ Hoàng nữa.)
Và còn nhiều điều khác để lúc khác bàn tiếp.
Ghét Tết. Sợ Tết. Hãi thờ cúng
Trả lờiXóaTheo ngu ý của tại hạ thì Việt Nam ta suy tôn Thánh Chử Đồng tử là Táo Công là đúng nhất.
Trả lờiXóaChử Đồng Tử là vị Thánh hóa dân thường xuống hạ giới giúp dân Nam làm ăn, buôn bán. Khi hoàn thành sứ mệnh thì Ngài hóa thân về Trời.
Chả nhẽ Chử Đồng Tử lại không xứng là vị Thánh của muôn Dân Việt hay sao! Nói vậy là hơi hạ thấp bậc của Ngài, nhưng vì muôn Dân chắc Ngài sẽ không chối, cũng như năm xưa Ngài hóa dân thường xuống hạ giới giúp dân Nam đó.
Vậy Chử Đồng Tử là Táo ông thì Tiên Dung là Táo bà. Thế là Dân Nam ta có trọn bộ rồi.
Thời nay thay thánh thần, Chắc gì thời sau con cháu không bàn lại?
Trả lờiXóaHãy tôn trọng lịch sử văn hóa.
Theo truyền thống Việt Nam: phong tục thờ tổ tiên thì có quốc tổ (Hùng Vương), thần hoàng làng (những người con đất Việt có công với làng xã, đất nước; rất hiếm thờ thần hoàng Tàu!) và các vị tổ ở các dòng họ,...Nói vậy, Tết Nguyên Đán cũng là một dịp để người Việt thực hành nghi thức thờ cúng tổ tiên, uống nước nhớ nguồn. Chúng ta nên quan tâm tới đề xuất việc thay đổi thờ quan hành khiển, vì đây là văn hóa, tín ngưỡng rất quan trọng
Trả lờiXóaMuốn thay quan hành khiển
Trả lờiXóaPhải hỏi anh Tập xem
Chứ anh không đồng ý
Bác Trọng bắt Hốt Liền