Công
trình “Hương nghiêm pháp đường” nằm bên phải chùa Thiên Trù được xây
dựng
trái phép nhiều năm mà cơ quan quản lý văn hóa không hay biết.
Xử phạt sai phạm trong bảo tồn, trùng tu di tích:
“Giơ cao đánh khẽ” nên... nhờn(?!)
Bích Hà - Linh Phương
20/01/2016
Thời gian gần đây, số vụ vi phạm trong việc trùng tu, bảo tồn di tích ngày càng tăng, gây bức xúc trong dư luận. Nhưng kết quả xử lý cho đến nay vẫn là… không ai bị xử lý, kể cả ở mức cảnh cáo. Chính việc xử phạt theo kiểu “giơ cao đánh khẽ” của cơ quan chức năng đã khiến không ít người “phớt lờ luật” để xâm phạm di tích.
KỲ 1: KHÔNG DỠ BỎ CÔNG TRÌNH TRÁI PHÉP VÌ… TIẾC TIỀN
Một công trình 3 tầng, diện tích gần 400m2, có kiến trúc lạ trong khuôn viên chùa cổ của danh thắng nổi tiếng Chùa Hương đã “qua mặt” cơ quan văn hóa để tồn tại tới 4 năm không ai phát hiện. Đến khi bị dư luận phản ánh, dù thừa nhận sai phạm là đặc biệt nghiêm trọng, nhưng lãnh đạo Sở VHTT Hà Nội và các nhà khoa học đều thống nhất với phương án “xử lý… cho tồn tại”, tức là chỉ tu sửa, chứ không dỡ bỏ công trình.
Sai phạm có hệ thống
Năm 1962, chùa Hương Tích và khu vực Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Theo Khoản 3, Điều 32, Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung, mọi việc xây dựng trong di tích cấp quốc gia cần được sự đồng ý của Bộ trưởng VHTTDL. Thế nhưng, trong 4 năm qua, một công trình đồ sộ đã xây dựng trái phép ngay trong vùng lõi di sản Thiên Trù. Ở những nơi không có ban chuyên trách đã đành, nhưng ở đây có cả một ban quản lý, rồi hằng năm các đoàn thanh tra của huyện và các ban, ngành đều đến làm việc, nhưng không phát hiện ra công trình sai phạm cho đến khi có phản ánh từ người dân.
Công trình nằm đối diện với bảo tháp Chân Tịnh, được khởi công năm 2011, đưa vào sử dụng từ năm 2013, có tên “Hương nghiêm pháp đường”, bên trong có nhà ăn lát sàn gỗ, phòng khách, nhà hội họp, kho... Đặc biệt, công trình còn có những kiến trúc lạ, như bức phù điêu hình đầu rồng, gắn vòi voi, mũi sư tử. Công trình đồ sộ, màu sắc sặc sỡ đã phá vỡ cảnh quan, sự linh thiêng của khu di tích Hương Sơn.
Dù xây dựng khi chưa được sự đồng ý của cơ quan chức năng, vi phạm Luật Di sản, nhưng Ban quản lý di tích Hương Sơn đã nhiều lần lảng tránh trách nhiệm và trây ỳ trong việc báo cáo sai phạm. Còn UBND huyện Mỹ Đức “mũ ni che tai”, khi để công trình xây dựng trái phép tồn tại trong nhiều năm và cũng chậm trễ trong việc báo cáo. Sở VHTT Hà Nội phải hai lần có văn bản yêu cầu các bên liên quan cung cấp toàn bộ hồ sơ và báo cáo giải trình vào các ngày 23.12.2015 và 5.1.2016, nhưng chỉ khi gia hạn đến ngày 15.1, Sở mới nhận được báo cáo giải trình và tổ chức được cuộc gặp gỡ giữa các bên để bàn hướng xử lý.
Không chỉ có sai phạm trên, mà việc tu bổ gác chuông, cũng thuộc khuôn viên chùa Thiên Trù, đã được các chuyên gia nhận định là “có vấn đề”. Gác chuông đã được thay thế bằng cấu kiện mới hoàn toàn và màu sơn cũng sặc sỡ, không phù hợp với niên đại của công trình. PGS-TS Phạm Mai Hùng đã gọi các sai phạm ở chùa Hương là “mang tính truyền thống, có hệ thống”.
Sợ… tốn tiền tháo dỡ
Ngày 15.1, trong cuộc gặp gỡ giữa đại diện Thanh tra Bộ VHTTDL, Sở VHTT Hà Nội, UNND huyện Mỹ Đức, Cục Di sản văn hóa, các nhà khoa học đã đưa ra phương án xử lý, khắc phục sai phạm của các công trình tại khu vực chùa Thiên Trù (khu di tích Hương Sơn). Nhưng mức độ xử lý mới chỉ dừng ở việc kiến nghị cho tu sửa, chứ không tháo dỡ công trình sai phạm, với một lý do “đã mất tiền xây, chẳng lẽ lại tốn thêm tiền tháo dỡ”.
“Giải pháp tốt nhất là phải tìm hướng cải tạo để thích nghi, chứ bỏ đi cũng xót ruột. Tiền nào cũng là tiền” - PGS-TS Phạm Mai Hùng đưa ra giải pháp. Đại diện BQL Di tích - Danh thắng Hà Nội cũng đề xuất hàng loạt cách xử lý: Giảm bớt diện tích lát sân bằng gạch đá bóng, bổ sung một số bồn cây. Loại bỏ toàn bộ các con giống không đúng truyền thống, thiết kế điều chỉnh toàn bộ bờ nóc, lan can. Sơn lại toàn bộ công trình thành màu trung tính, để giảm độ nặng của công trình, không gây tức mắt du khách, đổi tên “Hương nghiêm pháp đường” thành tên gọi khác… Đại diện Phòng Quản lý Di sản của Sở VHTT Hà Nội cũng đồng tình với ý kiến tu sửa công trình xây dựng trái phép để phù hợp với cảnh quan của thắng cảnh.
Với sai phạm ở công trình gác chuông chùa Thiên Trù, theo đánh giá của Cục Di sản văn hóa là trong quá trình thi công không lập hội đồng đánh giá cấu kiện, tự ý sơn công nghiệp các cột gỗ. Và hướng xử lý cũng tương tự như trên, tức chỉ đề nghị tu sửa để trả lại nguyên trạng của di tích.
Sau cuộc họp bàn giải pháp xử lý, không thấy vị lãnh đạo nào của Sở hay Bộ VHTTDL đứng ra nhận trách nhiệm, khi để xảy ra sai phạm tại một danh thắng nổi tiếng kéo dài tới 4 năm. Trong khi hằng năm vẫn có những đoàn thanh - kiểm tra mang về những con số đẹp trong báo cáo. Dư luận thỉnh thoảng lại ồn ào về một di tích, di sản nào đó bị xâm phạm, hay bị trùng tu, bảo tồn sai lệch so với nguyên bản, và lại băn khoăn với câu hỏi do năng lực của những người thực hiện hạn chế, không hiểu luật, hay cố tình “phớt lờ” để di tích bị “biến hình” sau mỗi lần tu sửa, trùng tu.
Thời gian gần đây, số vụ vi phạm trong việc trùng tu, bảo tồn di tích ngày càng tăng, gây bức xúc trong dư luận. Nhưng kết quả xử lý cho đến nay vẫn là… không ai bị xử lý, kể cả ở mức cảnh cáo. Chính việc xử phạt theo kiểu “giơ cao đánh khẽ” của cơ quan chức năng đã khiến không ít người “phớt lờ luật” để xâm phạm di tích.
KỲ 1: KHÔNG DỠ BỎ CÔNG TRÌNH TRÁI PHÉP VÌ… TIẾC TIỀN
Một công trình 3 tầng, diện tích gần 400m2, có kiến trúc lạ trong khuôn viên chùa cổ của danh thắng nổi tiếng Chùa Hương đã “qua mặt” cơ quan văn hóa để tồn tại tới 4 năm không ai phát hiện. Đến khi bị dư luận phản ánh, dù thừa nhận sai phạm là đặc biệt nghiêm trọng, nhưng lãnh đạo Sở VHTT Hà Nội và các nhà khoa học đều thống nhất với phương án “xử lý… cho tồn tại”, tức là chỉ tu sửa, chứ không dỡ bỏ công trình.
Sai phạm có hệ thống
Năm 1962, chùa Hương Tích và khu vực Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Theo Khoản 3, Điều 32, Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung, mọi việc xây dựng trong di tích cấp quốc gia cần được sự đồng ý của Bộ trưởng VHTTDL. Thế nhưng, trong 4 năm qua, một công trình đồ sộ đã xây dựng trái phép ngay trong vùng lõi di sản Thiên Trù. Ở những nơi không có ban chuyên trách đã đành, nhưng ở đây có cả một ban quản lý, rồi hằng năm các đoàn thanh tra của huyện và các ban, ngành đều đến làm việc, nhưng không phát hiện ra công trình sai phạm cho đến khi có phản ánh từ người dân.
Công trình nằm đối diện với bảo tháp Chân Tịnh, được khởi công năm 2011, đưa vào sử dụng từ năm 2013, có tên “Hương nghiêm pháp đường”, bên trong có nhà ăn lát sàn gỗ, phòng khách, nhà hội họp, kho... Đặc biệt, công trình còn có những kiến trúc lạ, như bức phù điêu hình đầu rồng, gắn vòi voi, mũi sư tử. Công trình đồ sộ, màu sắc sặc sỡ đã phá vỡ cảnh quan, sự linh thiêng của khu di tích Hương Sơn.
Dù xây dựng khi chưa được sự đồng ý của cơ quan chức năng, vi phạm Luật Di sản, nhưng Ban quản lý di tích Hương Sơn đã nhiều lần lảng tránh trách nhiệm và trây ỳ trong việc báo cáo sai phạm. Còn UBND huyện Mỹ Đức “mũ ni che tai”, khi để công trình xây dựng trái phép tồn tại trong nhiều năm và cũng chậm trễ trong việc báo cáo. Sở VHTT Hà Nội phải hai lần có văn bản yêu cầu các bên liên quan cung cấp toàn bộ hồ sơ và báo cáo giải trình vào các ngày 23.12.2015 và 5.1.2016, nhưng chỉ khi gia hạn đến ngày 15.1, Sở mới nhận được báo cáo giải trình và tổ chức được cuộc gặp gỡ giữa các bên để bàn hướng xử lý.
Không chỉ có sai phạm trên, mà việc tu bổ gác chuông, cũng thuộc khuôn viên chùa Thiên Trù, đã được các chuyên gia nhận định là “có vấn đề”. Gác chuông đã được thay thế bằng cấu kiện mới hoàn toàn và màu sơn cũng sặc sỡ, không phù hợp với niên đại của công trình. PGS-TS Phạm Mai Hùng đã gọi các sai phạm ở chùa Hương là “mang tính truyền thống, có hệ thống”.
Sợ… tốn tiền tháo dỡ
Ngày 15.1, trong cuộc gặp gỡ giữa đại diện Thanh tra Bộ VHTTDL, Sở VHTT Hà Nội, UNND huyện Mỹ Đức, Cục Di sản văn hóa, các nhà khoa học đã đưa ra phương án xử lý, khắc phục sai phạm của các công trình tại khu vực chùa Thiên Trù (khu di tích Hương Sơn). Nhưng mức độ xử lý mới chỉ dừng ở việc kiến nghị cho tu sửa, chứ không tháo dỡ công trình sai phạm, với một lý do “đã mất tiền xây, chẳng lẽ lại tốn thêm tiền tháo dỡ”.
“Giải pháp tốt nhất là phải tìm hướng cải tạo để thích nghi, chứ bỏ đi cũng xót ruột. Tiền nào cũng là tiền” - PGS-TS Phạm Mai Hùng đưa ra giải pháp. Đại diện BQL Di tích - Danh thắng Hà Nội cũng đề xuất hàng loạt cách xử lý: Giảm bớt diện tích lát sân bằng gạch đá bóng, bổ sung một số bồn cây. Loại bỏ toàn bộ các con giống không đúng truyền thống, thiết kế điều chỉnh toàn bộ bờ nóc, lan can. Sơn lại toàn bộ công trình thành màu trung tính, để giảm độ nặng của công trình, không gây tức mắt du khách, đổi tên “Hương nghiêm pháp đường” thành tên gọi khác… Đại diện Phòng Quản lý Di sản của Sở VHTT Hà Nội cũng đồng tình với ý kiến tu sửa công trình xây dựng trái phép để phù hợp với cảnh quan của thắng cảnh.
Với sai phạm ở công trình gác chuông chùa Thiên Trù, theo đánh giá của Cục Di sản văn hóa là trong quá trình thi công không lập hội đồng đánh giá cấu kiện, tự ý sơn công nghiệp các cột gỗ. Và hướng xử lý cũng tương tự như trên, tức chỉ đề nghị tu sửa để trả lại nguyên trạng của di tích.
Sau cuộc họp bàn giải pháp xử lý, không thấy vị lãnh đạo nào của Sở hay Bộ VHTTDL đứng ra nhận trách nhiệm, khi để xảy ra sai phạm tại một danh thắng nổi tiếng kéo dài tới 4 năm. Trong khi hằng năm vẫn có những đoàn thanh - kiểm tra mang về những con số đẹp trong báo cáo. Dư luận thỉnh thoảng lại ồn ào về một di tích, di sản nào đó bị xâm phạm, hay bị trùng tu, bảo tồn sai lệch so với nguyên bản, và lại băn khoăn với câu hỏi do năng lực của những người thực hiện hạn chế, không hiểu luật, hay cố tình “phớt lờ” để di tích bị “biến hình” sau mỗi lần tu sửa, trùng tu.
.
PGS-TS Phạm Mai Hùng: Những công trình mới tu bổ, xây dựng sau này trong khu vực Thiên Trù (Chùa Hương) thiếu tầm nhìn, không chỉ thể hiện sự thiếu hiểu biết của những người đang trực tiếp quản lý di tích mà còn là sự tắc trách của những nhà quản lý văn hóa, khi để sai phạm xảy ra trong thời gian dài.
Nhà nước pháp trị phải tuân thủ theo pháp luật ! Muốn cho luật di sản, luật bảo tồn, luật xây dựng, luật tự do tín ngưỡng được nghiêm minh thì cần phải xử lý nghiêm công trình này. Còn cứ "thông cảm", có nghĩa là lấy quyền hành mà lấn pháp luật thì chúng ta vô tình để các vi phạm khác trong tương lai sẽ xẩy ra và có cơ hội xẩy ra nhiều hơn?
Trả lờiXóaChúng tôi nghĩ Tiến sĩ luật Nguyễn Đức Chung trên cương vị chủ tịch UBND thành phố Hà nội cũng đồng ý với quan điểm này?
Thà một lần đau để rồi phép nước đi vào quy củ !
Không nên phạt để tồn tại, nhất lại là quần thể văn hóa, di tích, tâm linh, sẽ tạo một tiền lệ không hay. Cách xử sai trong xây dựng nhà ở, nay lại lan sang khu vực di tích phạt cho tồn tại. Đề nghị Chủ tịch Hà Nội nên cho loại bỏ đừng tiếc, dù bất kỳ ai xây dựng cộng trình này. Đó là việc làm, không chỉ nghiêm về pháp luật, mà còn mang tính tâm linh vì loại bỏ sự vi phạm không gian tâm linh.
Trả lờiXóaRất đồng tình với quan điểm "thà một lần đau để rồi phép nước đi vào quy củ".
Trả lờiXóa