Chuyện làng tôi - Bài 2: CÁC LỄ TẾT TRONG NĂM
Nguyễn Xuân Diện
Trong một năm, người dân Phụ Khang có làm cỗ tết các dịp sau: Tết Nguyên đán, Rằm tháng Giêng, Tết Bánh trôi, Tết mùng 5 tháng 5, Tết Rằm tháng Bảy, Tết Rằm tháng Tám, Tết cơm mời mùng 10 tháng 10, Chạp.
Tết Nguyên đán là Tết cả. Thời gian ăn Tết dài nhất trong các tết. Sau buổi Chạp tổ 23 tháng Chạp là lúc dân làng Phụ Khang nhộn nhịp sắm Tết.
Vào khoảng cuối tháng Chạp, mấy nhà trong xóm đã gạ nhau đụng một con lợn. Khoảng 28 Tết, cả xóm cùng nhau mổ lợn, đánh tiết canh, chia thịt cho mỗi nhà đều đủ cả nạc, mỡ, lòng lợn, xương để đem về chế biến các món ăn cỗ Tết. Trẻ con xúm quanh chờ lấy bong bóng lợn để thổi làm bóng bay. Khi có thịt đem về thì bắt đầu ngâm gạo, pha thịt chuẩn bị lá dong, lạt dang, gạo nếp để gói bánh chưng. Khi gói đến bát gạo cuối cùng bao giờ cũng là vài cái bánh chưng bé cho trẻ con. Công việc đồng áng bây giờ dừng lại, để cả nhà xúm lại mỗi người mỗi việc: đàn bà con gái thì nấu kẹo lạc, chè lam, bánh bỏng; đàn ông thanh niên thì giã giò, gói nem, đánh bóng đồ thờ, lau rửa câu đối hoành phi. Các bà các chị đi chợ Tết thường không quên hai cây mía để dựng hai bên bàn thờ làm gậy ông vải. Một cành đào, một mâm ngũ quả, một ít hương vòng, hương nén cùng vài bức tranh Tết thường là không thể thiếu trong gánh đi chợ Tết của các bà các chị.
Khác với các nơi, dân làng Phụ Khang không làm tết Ông Táo. Nhưng các xóm lại thường cúng giếng, cúng miếu.
Từ trưa đến chiều 30 Tết, đường làng khá nhộn nhịp vì người ta mang đồ lễ tết tại các nhà trưởng, trưởng chi, trưởng họ trong làng. Những chàng rể mới cũ cũng mang đồ đến lễ Tết bố mẹ vợ. Còn các chàng trai mới dạm ngõ chưa có cưới xin chính thức cũng đã sêu Tết bên nhà vợ.
Đêm giao thừa, người chủ gia đình sau lễ Giao thừa đi ra vườn hái một cành lộc lấy may. Sáng mùng Một, trẻ con xúng xính trong những bộ quần áo mới chờ được ông bà mừng tuổi. Cả nhà quây quần bên bàn nước để chờ người đến xông đất.
Trong một năm, người dân Phụ Khang có làm cỗ tết các dịp sau: Tết Nguyên đán, Rằm tháng Giêng, Tết Bánh trôi, Tết mùng 5 tháng 5, Tết Rằm tháng Bảy, Tết Rằm tháng Tám, Tết cơm mời mùng 10 tháng 10, Chạp.
Tết Nguyên đán là Tết cả. Thời gian ăn Tết dài nhất trong các tết. Sau buổi Chạp tổ 23 tháng Chạp là lúc dân làng Phụ Khang nhộn nhịp sắm Tết.
Vào khoảng cuối tháng Chạp, mấy nhà trong xóm đã gạ nhau đụng một con lợn. Khoảng 28 Tết, cả xóm cùng nhau mổ lợn, đánh tiết canh, chia thịt cho mỗi nhà đều đủ cả nạc, mỡ, lòng lợn, xương để đem về chế biến các món ăn cỗ Tết. Trẻ con xúm quanh chờ lấy bong bóng lợn để thổi làm bóng bay. Khi có thịt đem về thì bắt đầu ngâm gạo, pha thịt chuẩn bị lá dong, lạt dang, gạo nếp để gói bánh chưng. Khi gói đến bát gạo cuối cùng bao giờ cũng là vài cái bánh chưng bé cho trẻ con. Công việc đồng áng bây giờ dừng lại, để cả nhà xúm lại mỗi người mỗi việc: đàn bà con gái thì nấu kẹo lạc, chè lam, bánh bỏng; đàn ông thanh niên thì giã giò, gói nem, đánh bóng đồ thờ, lau rửa câu đối hoành phi. Các bà các chị đi chợ Tết thường không quên hai cây mía để dựng hai bên bàn thờ làm gậy ông vải. Một cành đào, một mâm ngũ quả, một ít hương vòng, hương nén cùng vài bức tranh Tết thường là không thể thiếu trong gánh đi chợ Tết của các bà các chị.
Khác với các nơi, dân làng Phụ Khang không làm tết Ông Táo. Nhưng các xóm lại thường cúng giếng, cúng miếu.
Đêm giao thừa, người chủ gia đình sau lễ Giao thừa đi ra vườn hái một cành lộc lấy may. Sáng mùng Một, trẻ con xúng xính trong những bộ quần áo mới chờ được ông bà mừng tuổi. Cả nhà quây quần bên bàn nước để chờ người đến xông đất.
Sau mấy ngày Tết, được ngày tốt là xuống đồng, xuất hành, khai bút. Phiên chợ đầu tiên, các bà các chị đi chợ lấy may, vì thịt ướp còn trong vại, trong những thứ mua về nhất định có một cân muối đúng như lời người xưa dặn “đầu năm mua muối”.
Rằm Tháng Giêng là ngày Tết trọng của tục làng Phụ Khang, nhà nhà đều có lễ đình. Lễ mặn thì có gà thiến uốn đẹp, mỏ ngậm hoa hồng, tai cài hoa chanh. Gà thiến vàng mướt, đặt lên tảng xôi đóng trong khuôn hình vuông. Lễ chay thì oản nếp và chè kho.
Mùng Ba tháng Ba: Tết này cả làng làm bánh tù tì (bánh trôi), bánh mật, bánh dùng đường. Ngày này bên cạnh các loại bánh là có làm cỗ mặn. Buổi trưa, nhà nào nhà nấy ăn. Buổi chiều là mời con rể hoặc anh em ruột đến ăn Tết.
Lễ vào hè (mùng Một tháng Tư): là ngày mà khắp các miếu xóm làm lễ. Cúng vào hè có mục đích là để cầu người khỏe, vật yên, không có bệnh dịch, mùa màng tươi tốt, thời tiết thuận hòa. Lễ cúng thường tiến hành ở các miếu trong các xóm. Lễ vật dâng cúng thường đơn giản: Xôi, chuối, oản, bỏng ngô, bánh tẻ, hoa quả...đặc biệt là có nấu một nồi cháo to, đơm ra các bát (hoặc lấy lá đa cuộn lại hình phễu đổ cháo vào) bày ra cả một mâm hoặc kín chiếc chiếu.
Tết Mùng Năm tháng Năm: còn gọi là Tết Đoan ngọ. Ngày này ở Phụ Khang có tục giết sâu bọ, nhuộm móng tay, ăn rượu nếp và khảo cây.
Dân gian cho rằng vào lúc chính Ngọ ra khảo cây xin bói quả thì sang năm cây sẽ ra trái trĩu trịt. Tục giết sâu bọ thực hiện sáng sớm, sau khi thắp hương gia tiên nhà nhà đều ăn cái rượu để trừ giun sán...Ngoài những tục vừa nêu, mọi nhà đều làm cỗ mặn để cùng nhau ăn uống.
Tết Rằm tháng Bảy và tháng Tám: Cả làng, các nhà vẫn làm cỗ mặn, nhưng riêng Rằm tháng Tám thì có làm thêm bánh gai. Các chàng trai sêu Tết bên nhà vợ thì đem bánh gai, chim ngói (1 cặp).
Tết Cơm mới (mùng Mười Tháng Mười): Cỗ mặn, nhất định xôi và cơm đều phải thổi từ gạo mới vừa được thu hoạch.
Cỗ chạp: Chạp là tiết tháng Chạp (Lạp tiết), là tháng cuối cùng trong năm. Những lễ nghi tiến hành vào tháng Chạp thường là để tổng kết một năm. Ở làng thì có Chạp đình vào ngày 10, các dòng họ thì có Chạp họ vào ngày 20. Dịp này, việc ăn uống cỗ bàn được tiến hành trong các dòng họ hoặc các gia đình.
Các lễ tết trong năm ở Phụ Khang là dịp người dân được ăn uống ngon, được gặp gỡ ăn uống cùng anh em họ mạc, dâu rể trai gái trong gia đình. Việc sêu tết, lễ tết bố vợ là một nét đẹp truyền thống của làng.
24/7/2020
Nguyễn Xuân Diện
Rằm Tháng Giêng là ngày Tết trọng của tục làng Phụ Khang, nhà nhà đều có lễ đình. Lễ mặn thì có gà thiến uốn đẹp, mỏ ngậm hoa hồng, tai cài hoa chanh. Gà thiến vàng mướt, đặt lên tảng xôi đóng trong khuôn hình vuông. Lễ chay thì oản nếp và chè kho.
Mùng Ba tháng Ba: Tết này cả làng làm bánh tù tì (bánh trôi), bánh mật, bánh dùng đường. Ngày này bên cạnh các loại bánh là có làm cỗ mặn. Buổi trưa, nhà nào nhà nấy ăn. Buổi chiều là mời con rể hoặc anh em ruột đến ăn Tết.
Lễ vào hè (mùng Một tháng Tư): là ngày mà khắp các miếu xóm làm lễ. Cúng vào hè có mục đích là để cầu người khỏe, vật yên, không có bệnh dịch, mùa màng tươi tốt, thời tiết thuận hòa. Lễ cúng thường tiến hành ở các miếu trong các xóm. Lễ vật dâng cúng thường đơn giản: Xôi, chuối, oản, bỏng ngô, bánh tẻ, hoa quả...đặc biệt là có nấu một nồi cháo to, đơm ra các bát (hoặc lấy lá đa cuộn lại hình phễu đổ cháo vào) bày ra cả một mâm hoặc kín chiếc chiếu.
Tết Mùng Năm tháng Năm: còn gọi là Tết Đoan ngọ. Ngày này ở Phụ Khang có tục giết sâu bọ, nhuộm móng tay, ăn rượu nếp và khảo cây.
Dân gian cho rằng vào lúc chính Ngọ ra khảo cây xin bói quả thì sang năm cây sẽ ra trái trĩu trịt. Tục giết sâu bọ thực hiện sáng sớm, sau khi thắp hương gia tiên nhà nhà đều ăn cái rượu để trừ giun sán...Ngoài những tục vừa nêu, mọi nhà đều làm cỗ mặn để cùng nhau ăn uống.
Tết Rằm tháng Bảy và tháng Tám: Cả làng, các nhà vẫn làm cỗ mặn, nhưng riêng Rằm tháng Tám thì có làm thêm bánh gai. Các chàng trai sêu Tết bên nhà vợ thì đem bánh gai, chim ngói (1 cặp).
Tết Cơm mới (mùng Mười Tháng Mười): Cỗ mặn, nhất định xôi và cơm đều phải thổi từ gạo mới vừa được thu hoạch.
Cỗ chạp: Chạp là tiết tháng Chạp (Lạp tiết), là tháng cuối cùng trong năm. Những lễ nghi tiến hành vào tháng Chạp thường là để tổng kết một năm. Ở làng thì có Chạp đình vào ngày 10, các dòng họ thì có Chạp họ vào ngày 20. Dịp này, việc ăn uống cỗ bàn được tiến hành trong các dòng họ hoặc các gia đình.
Các lễ tết trong năm ở Phụ Khang là dịp người dân được ăn uống ngon, được gặp gỡ ăn uống cùng anh em họ mạc, dâu rể trai gái trong gia đình. Việc sêu tết, lễ tết bố vợ là một nét đẹp truyền thống của làng.
24/7/2020
Nguyễn Xuân Diện
Đúng là làng quê với hương đồng gió nội mùa hè , ấm áp bếp rơm lém lửa mùa đông ... . Đâu có cần Kim ngân , Phú trọng hay Mác Lê đâm chém Hùng Dũng , gì gì . Người nông dân đồng bằng Bắc bộ thật thà chất phát, sống với hạt thóc củ khoai , tương cà cá lú trong ao ngoài đồng , khi có công có việc thì cùng nhau vui vầy trong tình làng nghĩa xóm . Thật sự thanh bình yên ắng hạnh phúc... vậy mà mới đây khi gà chưa gáy sáng , trẻ thơ trong giấc nồng mà lũ CƯỚP với Mác Lê và súng đạn kéo vào bắn giết mổ bụng phanh thây trẻ không tha già không thương . Tội ác giã man này trời sẽ không dung đất sẽ không tha , khi nào dân nổi can qua thì những người nông dân ở Đồng Tâm này cùng dân oan cả nước sẽ tính sổ công bằng với lũ cướp có đảng có đoàn này. Đợi đó , có chạy đàng trời cũng không ái chứa !!!!
Trả lờiXóaĐa số người ăn bánh chưng thường để ý thứ nhất là xem nếp bánh có dền không, thứ hai là nhân có thơm không, có nhiều thịt không (?), những điều trên chưa hẳn là cái ngon, cái thơm của bánh chưng. Cái thơm và cái ngon của bánh chưng chính là cái mùi thơm của lá dong thẩm thấu vào nếp. Bánh chưng mà ngào ngạt hương thơm là nhờ có lá dong vậy! Trời sinh lá dong là để gói bánh chưng và chỉ gói bánh chưng! Thế thôi!
Trả lờiXóa