Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

THÁCH THỨC DƯ LUẬN! BỘ GIAO THÔNG ĐÃ QUYẾT THẾ NÀY


Bộ GTVT cho rằng do các nhà đầu tư đã sử dụng tên gọi tắt là "Trạm thu giá" 
nên tạo ra những ý kiến trong dư luận vừa qua.

"Trạm thu giá" BOT sẽ đổi thành 
"Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ"? 

Người lao động
27/05/2018 16:40

(NLĐO)- Bộ GTVT cho rằng bộ quy định rõ là "Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ", tuy nhiên do các nhà đầu tư đã sử dụng tên gọi tắt là "Trạm thu giá" nên tạo ra những ý kiến phản ứng trong dư luận. 


Liên quan đến vấn đề chuyển đổi từ "Trạm thu phí BOT" sang "Trạm thu giá BOT", Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình. Theo Bộ GTVT, việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ phí sang giá có lộ trình cụ thể và được thực hiện theo Luật Phí và Lệ phí đã được Quốc hội thông qua.

Cụ thể, giai đoạn trước 1-1-2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10, theo đó "Phí sử dụng đường bộ" nằm trong danh mục phí, lệ phí quy định tại Pháp lệnh này và do Nhà nước quản lý, ban hành (đối với quốc lộ thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính ban hành, đối với đường địa phương thẩm quyền UBND cấp tỉnh ban hành).

Căn cứ quy định nêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

"Trước thời điểm 1-1-2017, dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được quản lý theo cơ chế phí ban hành theo Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 và Thông tư 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính"- Bộ GTVT khẳng định.

Giai đoạn từ 1-1-2017 đến nay, Bộ GTVT cho biết Quốc hội đã ban hành Luật Phí và Lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25-11-2015, có hiệu lực thi hành từ 1-1-2017.

Theo danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá ban hành kèm theo Phụ lục 02 của Luật Phí và Lệ phí này thì có 17 loại phí được chuyển thành giá sản phẩm, dịch vụ trong đó "Phí sử dụng đường bộ" được chuyển đổi thành "Giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh".

Trên cơ sở Luật phí và Lệ phí và Luật Giá, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11-11-2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.

Trong đó, Khoản 7, Điều 1 quy định: Bộ trưởng Bộ GTVT quy định giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đường bộ gồm: quốc lộ, đường cao tốc các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do trung ương quản lý. UBND tỉnh quy định giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đường bộ do địa phương quản lý các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh.

"Như vậy, kể từ 1-1-2017 dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được thực hiện quản lý theo cơ chế giá là phù hợp với Luật Phí và Lệ phí, Luật Giá và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ"- văn bản nêu rõ.

Cũng theo Bộ GTVT, triển khai Luật Phí và Lệ phí, Luật Giá, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 35/2016/TT-BGTVT ngày 15-11-2016 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý và Thông tư 49/2016/TT-BGTVT ngày 30-12-2016 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.

"Tại các Thông tư này đã quy định rõ, đầy đủ "Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông". Tuy nhiên, có một số trường hợp các nhà đầu tư đã sử dụng tên gọi tắt là "Trạm thu giá" tạo ra những ý kiến trong dư luận vừa qua"- Bộ GTVT cho biết.

Bộ GTVT khẳng định: "Bộ GTVT tiếp thu các ý kiến của người dân, các cơ quan báo chí và sẽ yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để sử dụng tên gọi cho phù hợp". 

Văn Duẩn 

____________

Nhà báo
Trần Đăng Tuấn

Báo chí nói là Bộ GTVT sẽ đề nghị đổi tên "trạm thu giá" (mà Bộ này diễn đạt theo cách đó là lỗi của các trạm chứ không phải của Bộ). Là một trong số vô vàn người phản đối cái tên ấy, tôi có thấy thoả lòng không? 


Như một người đi đường bộ (bây giờ có nghĩa là luôn trả tiền BOT), tôi vui lòng trả tiền BOT ở những chặng BOT hợp lý. Khi nộp tiền tại những điểm thu tiền của BOT mà tôi cho là không minh bạch, tôi cảm thấy bị coi như con cừu. Khi người ta nói đó là "Trạm thu giá", tôi thấy còn bị coi như con lừa. Khi cái tên "Trạm thu giá" kia được đổi, trường hợp tốt nhất thì tôi thấy không bị coi là lừa nữa, mà chỉ bị coi là cừu thôi. Theo bạn, thế có đáng vui không?


Nghịch lý ở chỗ nếu vừa lòng vì "chỉ" bị coi là cừu, thì liệu tôi có hết là lừa không? 


Tôi sẽ thấy được coi trọng như một người dân sử dụng đường BOT, nếu như:


1- Tất cả các dự án BOT sẽ được kiểm toán thật sát sao. Dĩ nhiên bây giờ gạo đã nấu thành cơm rồi, không dễ. Nhưng vẫn có thể xác định được những cái vô lý. Đợt kiểm toán đầu đã cho thấy những khai khống giá trị dự án. Cần làm gắt gao hơn và với tất cả các dự án BOT.


2- Phải kiểm chứng được một cách chính xác việc thu của các trạm BOT (Liên quan đến lượng xe đi qua) để đánh giá phương án tài chính và hợp đồng đã ký có bất hợp lý không.


3- Với các điểm thu BOT vô lý, cách thu BOT vô lý (mà dư luận đã vạch ra nhiều lần), phải có kết luận rõ ràng đúng hay sai. Xác định là sai cần thay đổi. Trường hợp ở điểm không thể thay đổi (vì không có tiền "mua lại" hay không thể điều chỉnh phương án tài chính) thì cũng phải thẳng thắn nói rõ là hậu quả của cái sai này chưa thể khắc phục được. Đồng thời nói rõ lộ trình và cách sửa sai về lâu dài. 


4- Có kết luận về những cái không đúng trong quá trình thực hiện chủ trương liên quan đến BOT. Nêu rõ người và đơn vị chịu trách nhiệm. Và nói rõ từ nay việc thực hiện BOT sẽ làm thế nào để không lặp lại những cái sai đã có.


Với một số phát ngôn về BOT vừa qua của vài người có trách nhiệm, cần có kết luận họ nói thế đúng hay sai.

Vấn đề ở đây không chỉ là trả lại sự trong sáng của Tiếng Việt. Bản chất vấn đề là phải trả lại sự trong sáng của nền quản trị nhà nước.

18 nhận xét :

  1. Lấy thu giá thay thu phí thì vẫn là thu tiền và nỗi bức xúc của nhân dân càng tăng thêm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày xưa có Ủy ban vật giá nhà nước, nếu còn, thì gọi và UB vật-phí Nhà nước có được không nhỉ?

      Xóa
  2. Tôi sẽ không nộp "giá" mà chỉ có thể nộp "phí". Vì "giá" là cái gì? Sao lại phải nộp "giá"? Hở lũ điên???

    Trả lờiXóa
  3. Tại cuộc họp báo ngày 17-5-2018 ông Thể khẳng định "Các dự án thu giá BOT sẽ ứng dụng thu phí không dừng, ứng dụng công nghệ, giúp cho khả năng lưu thông tốt hơn, minh bạch trong thu phí, đảm bảo người dân và cơ quan Nhà nước có thể tiếp cận, đánh giá được nguồn thu của nhà đầu tư. Bản thân ông Bộ trưởng tự mâu thuẫn"Các dự án thu giá BOT" và "ứng dụng thu phí" còn hôm nay thì nói "Trạm thu giá dịch vụ". Ôi, kiểu nào cũng không ổn, thưa Bộ trưởng. Tiếng Việt trong sáng, rõ ràng như vậy tại sao các ông cứ phải vòng vo. Dù ông có sửa lại là "Trạm thu giá dịch vụ" cũng là điều không thể chấp nhận được. Chẳng lẽ rồi đây sẽ xuất hiện cụm từ "Thu giá học", "Thu giá dịch vụ bệnh viện" thay vì "Thu học phí" và "Thu viện phí". Chắc chắn có uẩn khúc nên mới vòng vo như vậy. Ông có còn tôn trọng nhân dân không? Ông có định làm hỏng tiếng Việt không? Chỉ cần ông đừng bao nghĩ và nói rằng "BOT là sản phẩm của doanh nghiệp" vì nó quá sai. Sao ông nói ngu vậy? Đường quốc lộ là của toàn dân, ông cho doanh nghiệp tráng men nhựa đường rồi ông bảo cái đường quốc lộ là sản phẩm của doanh nghiệp! Tôi nghĩ chỉ cần bỏ đi lợi ích nhóm thì mọi việc sẽ minh bạch, trong sáng trở lại. Khổ thật, chỉ có cụm từ "Trạm thu giá" do Bộ Giao thông vận tải sáng tạo ra mà dẫn tới việc dân chúng thì phẫn nộ, Bộ Giao thông thì "cãi lấy được". Sai thì sửa, vậy thôi! Đã đến lúc Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể làm đơn từ chức (nếu còn một chút xíu liêm xỉ).

    Trả lờiXóa
  4. À, nghĩ ra rồi. Có lẽ "giá" là thứ quốc cấm gì đó nên phải nộp khi đi qua cái cửa ấy, như là giao nộp vũ khí, hoặc ma túy đã lưu giữ trái phép!
    "Đêm nằm nghĩ mãi không ra / Tại sao lão ấy lại là "Bộ trương"???

    Trả lờiXóa
  5. Ăn gian không được thì phá !

    Trả lờiXóa
  6. Bỏ mẹ thật! Làm đếch gì có "dịch vụ sử dụng đường bộ". Đường bộ là cơ sở hạ tầng được xây dựng từ tiền thuế của dân. Người ta chỉ sử dụng đường bộ chứ đéo có ai phải trả tiền cho cái gọi là "dịch vụ sử dụng đường bộ" cả! Chúng nó "rồ" chữ hay "phát rồ" vì tiền?

    Trả lờiXóa
  7. tiên sư chúng mày, học hành lắm rồi ngộ, lú ăn người...!

    Trả lờiXóa
  8. Nhớ đẻ ra cái "dịch vụ sử dụng không khí" và "dịch vụ sử dụng nước mưa" nhé! Đồ khỉ!

    Trả lờiXóa
  9. Vốn chữ nghĩa của BT Nguyễn Văn Thể chỉ có thế thôi ! Cứ nói quanh !

    Trả lờiXóa
  10. Thằng này nó bảo "dịch vụ sử dụng đường bộ" là nay mai nó sẽ hạn chế tự do đi lại, ngăn sông cấm chợ đây mà! Ngày xưa thì hạn chế đi lại bằng mệnh lệnh hành chính, bây giờ thì bằng tiền! Có tiền thì có tự do đi lại, không tiền thì mất tự do!
    Ê, bộ trưởng! mai mốt nhớ phát tờ khai số km đường mỗi người sử dụng hàng năm rồi thu tiền trước nhé! Thấy tiền trong túi dân mắt sáng rỡ!!!

    Trả lờiXóa
  11. Cuống cuồng vì tiền chẳng khác nào con nghiện đến giờ vật vã! Xấu hổ thế!

    Trả lờiXóa
  12. Luật quy định giá sản phẩm, dịch vụ là để tránh sự đầu cơ, nâng giá vô tội vạ bắt chẹt người sử dụng, v.v.. BGTVT giải thích các trạm BOT là “thu giá” (nghĩa là thu tiền) dịch vụ sử dụng đường bộ, như vậy Bộ đã xác định rõ ràng: Giao dịch giữa BOT và tài xế là giao dịch dân sự. Với giải thích rõ ràng như vậy của BGTVT, tài xế biết cách xử lý mà không sợ vi phạm pháp luật. Khi sử dụng dịch vụ BOT, tài xế có quyền đàm phán để được giá tốt, tài xế có quyền đòi chủ dịch vụ giảm giá, nếu thấy chất lượng sản phẩm không tương xứng với số tiền phải trả, tài xế có thể trả tiền dịch vụ bằng bất cứ mệnh giá tiền nào... Nếu không thoả thuận được giá cả hợp lý và phải chịu thiệt hại vì bị bắt chẹt, làm tiền, tài xế có quyền khiếu nại, tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền, v.v..
    Nhà nước chỉ có quyền can thiệp khi BOT xâm phạm quyền lợi của khách hàng, chứ không thể can dự vào việc tài xế giao dịch, đàm phán, thoả thuận, khiếu nại về giá cả với chủ cung cấp dịch vụ. Các bảng cấm đừng quá 5 phút ở trạm thu BOT là vi phạm pháp luật, vì đã can dự vào việc giao dịch dân sự này, là có sự bắt tay, bao che của chính quyền cho BOT làm tiền dân!

    Trả lờiXóa
  13. Sự bảo thủ , ngoan cố đến tận cùng của kẻ tâm thần và chứng cuồng quyền lực , thách thức dư luận để chứng tỏ vị thế . Đáng khinh bỉ .

    Trả lờiXóa
  14. Nó chỉ có thể là một thằng tâm thần hay kẻ lưu manh có hạng ?

    Trả lờiXóa
  15. Xảo trá và lươn lẹo là đặc tính của quan chức thời nay, Ông bộ trưởng này mà kết hợp với ma giáo chửi học viên là mặt lợn óc heo thì cứ gọi là cặp đôi hoàn ... tiền.

    Trả lờiXóa
  16. Lũ điên chữ này, để ăn cướp của nhân dân VN, cút xuống địa ngục!

    Trả lờiXóa
  17. Nếu những Nguyễn Văn Thể hiện nay không bị chặn lại, những phiên bản tán tận lương tâm hơn của những Nguyễn Văn Thể "mầm non", đang rình rập đâu đó chờ thời sẽ xuất hiện...Cách hành xử của ông này sao quá giống cách hành xử của bá quyền ở biển đông: cướp của người làm của mình, rồi buộc ai qua lại, phải xin phép và trả "giá"...Rập khuôn trò ma của kẻ thù, tất mau bị nó đánh gục...

    Trả lờiXóa