Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

MỒM QUAN QUỐC HỘI

"Thu giá" hay "thu phí" thì luật cũng đã gọi rồi, chờ thời gian mới sửa được ảnh 1 
Ông Nguyễn Đức Kiên trả lời câu hỏi thu phí hay thu giá của báo giới chiều nay 23-5

“Thu giá” hay “thu phí” thì luật cũng đã gọi rồi,
chờ thời gian mới sửa được
 
 
Sài Gòn Giải Phóng
 
 
Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội chiều nay 23-5, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định luật đã quy định là thu giá rồi thì không thể sửa được và phải chờ đợi kiểm chứng. 
 
Sau phát biểu của Bộ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Văn Thể về các dự án và trạm thu phí BOT, ngày 23-5, dư luận và cộng đồng mạng cũng như người dân tỏ ra bức xúc trước khái niệm trạm thu phí bị đổi thành trạm thu giá và nghe chối tai. 

Tại hành lang Quốc hội chiều 23-5, câu hỏi của báo giới được gửi tới ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Nhiều người cho rằng khái niệm thu giá đặt ra có thể tạo sự nhập nhèm vì phí là do Nhà nước quản lý và điều chỉnh, còn nếu ghi là thu giá thì sẽ do doanh nghiệp tự điều chỉnh và người dân sẽ bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp chỉ có điều chỉnh theo hướng tăng mà không giảm giá… 

Tuy nhiên ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng cách suy nghĩ này là một chiều, mang tính cá nhân. “Ở đây chúng ta phải hiểu là chúng ta sống và làm việc theo pháp luật. Mà luật đã quy định là thu giá thì chúng ta phải gọi là thu giá, chứ không thể luật là thu giá nhưng chúng ta vẫn cứ yêu cầu phải là thu phí” – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu ý kiến. 

Ông Kiên nói: “Chúng ta không thể quay lại bẻ nhau bằng từ điển tiếng Việt rằng giá là thế này, phí là thế kia. Với tư cách của một người xây dựng luật, tôi có thể nói là mặc dù luật chưa cover được 100% vấn đề của xã hội nhưng chí ít nó đã cover được 85-90% thì chúng ta cứ để thực hiện đã rồi mới điều chỉnh. Vì hàng năm, cứ 5 năm một lần chúng ta đều có đánh giá lại luật ấy, nên chúng ta cần tôn trọng thực tiễn”.

*Cũng là thu tiền, sao không sử dụng khái niệm thu phí cho dễ hiểu?

- Ông Nguyễn Đức Kiên: Vì luật bây giờ đã quy định là giá, không có phí nữa thì chúng ta cứ gọi là thu giá. Cái quan trọng là chúng ta phải nhìn vào bản chất của sự việc, rằng làm con đường đó nó có hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội không, có tạo thuận lợi cho người dân không? Còn cái việc gọi là trạm BOT, trạm thu giá BOT, trạm thu phí BOT chỉ là cái tên gọi thôi. 

*Nhưng vấn đề là từ thu giá nghe chối tai và nhiều người cho rằng có sự mập mờ đánh tráo khái niệm để thu phí cao của người tham gia giao thông trên các dự án BOT?

- Cũng chỉ là tên gọi, cách gọi thôi, ví dụ lâu nay chúng ta không thích cái tên gọi là “cu Tý” nhưng thực tế có cả nhạc sỹ rất nổi tiếng có tên là Nguyễn Văn Tý. Vậy nhưng có người lại cho rằng tên gọi đó là không hay. Tôi ví dụ có những họa sỹ vẽ body painting, người thì bảo đấy là dung tục, người thì bảo đấy là nghệ thuật. Đó là quan niệm của mỗi người. Dung tục hay không dung tục là do cái đầu của mình. 

*Nhưng theo các nhà chuyên môn thì việc dùng khái niệm giá là có chủ ý đánh tráo khái niệm…

Vấn đề là luật đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực rồi thì anh phải tuân theo. Quốc hội đã quy định đấy là giá dịch vụ thì phải dùng giá dịch vụ. Nếu anh cho rằng tôi nói như thế là không phản ánh đúng dư luận và sự bức xúc của dân thì tôi cũng chấp nhận vì tôi nói theo luật. 

*Vậy khái niệm viện phí tại các bệnh viện tư nhân thì nên gọi là “viện phí” hay “viện giá” thưa ông?

- Thực ra là giá dịch vụ, giá nằm bệnh viện. Mình cứ quen gọi là phí giường nằm ở bệnh viện, đó là mình gọi thế thôi chứ nếu đúng là giá 1 giường nằm một ngày đêm ở bệnh viện. Anh chị vào khách sạn thì anh chị bảo đó là giá hay phí?

*Vậy tại sao học phí tại các trường tư vẫn gọi là học phí mà không gọi là học giá?

- Đó là vì ngay từ năm 1958 khi các bạn chưa ra đời thì đã gọi là học phí rồi nên bây giờ mọi người quen với từ học phí rồi, nhưng bản chất của trường tư nó chính là giá.

VĂN PHÚC

28 nhận xét :

  1. Tuyệt vời, khi cả 500 khối óc của ĐBQH cùng hiểu và đồng thuận về "luật thu giá". Điều này, chứng tỏ người đề xuất thông qua luật phải là một "cao thủ"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có phải tay Kiên này có 2 lưỡi không nhỉ?

      Xóa
    2. Thật không thể hiểu nổi ! Hay đây là cái báo sắp kết thúc một triều đại ?

      Xóa
  2. Ăn nói thế thì thua thầy cúng. Có lần tôi dự đám viếng, ông thầy cúng cứ đọc liên hồi. Đến lúc gia nhân bức xúc hỏi sao lại đọc không đúng tên nhà này. Ông thầy cúng sực thấy nhầm là đang đọc bài cúng của nhà khác, liền thay ngay. Lí do nhầm là do ông mãi nhìn cái phong bì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng từng chứng kiến một việc tương tự . Tôi đi dự đám tang của hai người quen . Lần đầu tiên tôi để ý đến cái gọi là lá triệu viết tên người chết bằng chữ Hán trên băng giấy trắng khổ 10 x 50 cm . Tôi hơi ngạc nhiên thấy không viết đúng tên người chết, tôi định hỏi thầy cúng , nhưng lá triệu mau chóng được tẩn liệm theo người quá cố nên không hỏi nữa . Lần sau , cách không lâu, người chết là một giáo viên trường CĐSP Tỉnh . Lại cũng ông thấy cúng đó và tôi coi cái lá triệu . Cũng y chang cái cho người chết trước đó . Không đúng tên người chết . Tôi hỏi thầy cúng .
      Thầy lắc đầu . Sau này tôi mới biết thầy cúng đâu có biết tí chữ nho nào đâu . Thầy mua cái lá triệu hàng mã viết sẵn !

      Xóa
  3. ĐẢNG PHÍ cũng phải đổi thành ĐẢNG GIÁ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chí phải, chí phải từ nay em phải nộp...đảng giá hàng tháng.

      Xóa
  4. Ông Kiên trả lời thế không được! Sai thì phải sửa ngay! Ông còn nhớ việc to hơn là Bộ Luật Hình sự! Cũng được QH thông qua rồi đấy, sao ông không nói cứ phải thi hành. Mấy năm gần đây hay bị chuyện như thế này! Cần phải xem lại các đại biểu QH có làm việc hết trách nhiệm chưa? Sai mà cãi lấy được là đúng thì cử tri vái ba vái đại biểu dân cử Kiên!

    Trả lờiXóa
  5. Ngu hết phần thiên hạ.

    Trả lờiXóa
  6. Ông Phí Thái Bình nguyên PCT tp Hà nội cũng sẽ đổi thành Giá Thái Bình. Luật nó thế(theo lời ông Kiên)

    Trả lờiXóa
  7. Giá là tiền bỏ ra để làm, để mua cái gì đó. Còn phí là khoản phải trả khi hưởng một dịch vụ nào đó. Người được hưởng dịch vụ trên đường của BOT thì phải trả PHÍ cho BOT. Cái ngu là ở chỗ leo lẻo 4000 năm lịch sử mà nói tiếng mẹ đẻ không ra hồn. Bi kịch của đời người là phải chịu sự phách lối của những kẻ ngu như vậy.

    Trả lờiXóa
  8. Chào thua những cái đầu đất khi đặt chữ nghĩa và "làm luật".

    Trả lờiXóa
  9. Nhà báo không tìm được ai để phỏng vấn hay sao mà lại phỏng vấn cái ông Kiên này. Ông này thì biết cái gì mà trả lời các nhà báo .Đã bao nhiêu lần nghe ông này nói rồi , toàn những lời xuẩn ngốc.

    Trả lờiXóa
  10. Các văn bản quy phạm pháp luật ghi cụm từ "thu giá dịch vụ". Cụm từ này được coi là thuật ngữ pháp lý chỉ việc thu phí dịch vụ. Người dân chỉ bức xúc khi cụm từ "trạm thu giá" được trương lên ở các trạm BOT. Có lẽ khi làm luật, các nhà làm luật ở quốc hội không thảo luận, mà chỉ căn cứ và dự thảo luật do các bộ ngành trình ra mà không thảo luận kỹ về ngữ nghĩa. Muốn một cụm từ hay một thuật ngữ đời thường trở thành thuật ngữ pháp lý thì cụm từ đó, thuật ngữ đó phải đúng với bản chất của chủ thể mà nó thể hiện. Tốt nhất là sửa luật, sửa lại "thu giá dịch vụ' thành "thu phí dịch vụ" để đúng với bản chất giao dịch dân sự giữa người bán và người mua dịch vụ. Sai thì phải sửa, đừng cố cãi. Thế mới biết, chất lượng đại biểu QH nói chung và các nhà làm luật của QH nói riêng cần phải xem xét, và cần thì bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng làm luật cho họ.

    Trả lờiXóa
  11. Thật rõ là : Miệng quan trôn trẻ .

    Trả lờiXóa
  12. Đúng như TS Nguyễn Xuân Diện đã nói, sự coi thường dân đã lên tột đỉnh. Dân đây là cả hàng triệu học sinh cấp một, chúng biết giá và phí hoàn toàn khác nhau !...

    Trả lờiXóa
  13. Ê! Nguyễn Đức Kiên ăn nói kiểu này là không được rồi! Một đại biểu quốc hội tỏ ra cẩu thả, bât cần, luộm thuộm thế này là không chấp nhận được!

    Trả lờiXóa
  14. Đúng là miệng quan quốc hội...?

    Trả lờiXóa
  15. Đó là cái luật nào hay luật rừng!

    Trả lờiXóa
  16. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
    Thằng này ngu lâu khó đào tạo.
    Không còn lời nào để nói nữa về thằng bợm này.

    Trả lờiXóa
  17. Thằng này được hưởng phần trăm đây

    Trả lờiXóa
  18. Một người ngu dốt không biết COVER trong tiếng Việt phải dùng từ gì mà cũng vào được quốc hội sao ??? Nếu quốc hội có những bộ óc tư duy như ông Kiên thì nước ta nghèo và tụt hậu chẳng phải là điều khó hiểu.

    Trả lờiXóa
  19. Hay quá Mẹ đốp. Đảng giá. Hahaha. Mà Đảng giá mới đúng vì vào đảng đều có giá. Giá cao hay thấp là do vj trí, công việc. Từ nay chúng ta sẽ gọi Đảng giá, Đoàn giá, Công đoàn giá, kinh giá công đoàn.

    Trả lờiXóa
  20. Đoàn phí, công đoàn phí, hội phí... cũng phải gọi là đoàn giá, công đoàn giá, hội giá cho đúng luật. Tôi không hiểu thu giá là giá trị tính bằng tiền hay hay giá cả, giá dài giá ngắn? Đúng là vỡ cả đầu vì l khái niệm "cực kỳ mới và sáng tạo".

    Trả lờiXóa
  21. Chả ai ở cái đất Việt này không biết ông Kiên là con rê của ai!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều người không biết Nguyễn Đức Kiên là phò mã của vị tai to mặt nhớn nào đâu, chỉ ai oán là cái nhà ông nào có thằng con ngu thế mà cố tình cho nó chường mặt ra trước bàn dân thiên hạ thì nhục nhã vô cùng, nó bôi gio, trát trấu vào cái danh của nhà ông ta. Đúng là......mo nang trôi sấp.

      Xóa
  22. Thằng này mang tiếng là đại biểu của dân, nhưng nó đang đứng về phía bọn kẻ cướp để cướp của dân.

    Trả lờiXóa