Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

BỘ TRƯỞNG Ở ĐÂU KHI TAI NẠN ĐƯỜNG SẮT LIÊN TIẾP XẢY RA?

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cùng các ông Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh tại buổi lễ khánh thành Cầu Cao Lãnh, sáng hôm qua 27/5/2018. Ảnh: VietnamNet.

Bộ trưởng GTVT ở đâu 
khi tai nạn đường sắt liên tiếp xảy ra?

Tiền Phong

TP - Ngày 27/5, khi vụ tai nạn thứ 4 xảy ra, PV Tiền Phong liên hệ với Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể xem ông ở đâu trong bối cảnh tai nạn nghiêm trọng trong ngành diễn ra liên tục.

Ông Thể nhấc máy và cho biết, đang đi khánh thành cầu Cao Lãnh (Đồng Tháp), có gì hỏi Cục trưởng Đường sắt. “Vậy tai nạn xảy ra nhiều, ông có đi kiểm tra không?” “Tôi đang ở Cao Lãnh, ngày mai bận họp Quốc hội”, ông Thể nói một cách vội vàng và cho biết đang bận tiếp khách.


Trước đó, trong vụ tai nạn thảm khốc gây thiệt hại lớn về người và của tại Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Thứ trưởng GTVT Lê Đình Thọ và Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia có mặt tại hiện trường để chỉ đạo khắc phục thông tuyến.

Lịch sử của ngành Đường sắt hiếm khi xảy ra 4 vụ tai nạn nghiêm trọng (có vụ có thể gọi là thảm khốc) gây tê liệt hệ thống trong 4 ngày liên tiếp. Nguyên nhân sự việc còn phải điều tra kỹ, nhưng bước đầu cho thấy có vấn đề về con người (trong đó có người gác chắn thiếu trách nhiệm).

Câu than thở quen thuộc của cán bộ ngành Đường sắt vẫn là hạ tầng cũ. Tuy nhiên, sơ bộ nguyên nhân những vụ tai nạn này không chỉ do tuổi thọ của toa tàu, đường ray.

Nguồn tin của PV Tiền Phong cho biết, cách đây không lâu, Tổng Cty Đường sắt Việt Nam vừa được một ngân hàng nước ngoài cho vay trực tiếp hơn 6,3 triệu euro để mua máy kiểm tra chất lượng cầu đường (đã đưa vào sử dụng). Trong 4 vụ tai nạn trên, ít nhiều có liên quan đến chất lượng cầu đường.

Đình Thắng

11 nhận xét :

  1. Bộ trưởng chỉ đi đám hỷ, không đi đám hiếu!

    Trả lờiXóa
  2. Mấy thằng đã về hưu rồi còn huýnh cái gì nữa

    Trả lờiXóa
  3. Ô dù võng lọng chẳng khác gì ông quan thời phong kiến.
    Có què tay đâu mà không đội được cái mũ.

    Trả lờiXóa
  4. Tai nạn giao thông sắt, thủy, bộ ... những năm tháng qua số người chết, bị thương chả khác gì một nước đang có chiến tranh! Đất nước hào nhoáng chỉ có mọc lên nhà cao tầng, đời sống say sưa trong rượi bia, trong hưởng thụ của một bộ phận rất nhỏ người dân, người chết như ngả rạ thì thử hỏi, rồi đất nước này sẽ đi về đâu?

    Trả lờiXóa
  5. Ddã nói rồi, không ở đâu làm quan sướng như ở VN, thành tích của tập thể thì vỗ ngực, hoan hỷ, hành diện, mặt mũi rạng ngời tươi rói. Khi có khuyết điểm, vụ việc bê bối sảy ra thì chối đây đẩy, thoái thác trách nhiệm, trốn tránh trả lời Báo chí, thanh minh đủ lý do, bênh vực nhau. Đúng là "Chung qui chỉ tại Vua Hũng..." !

    Trả lờiXóa
  6. Chợt nhớ đến vụ tai nạn đường sắt ở Lăng Cô hồi nào, bộ trưởng bộ GTVT hồi đó là ông Đào Đình Bình cũng không đến hiện trường mà đang đi tắm bùn dưng mà là bằng "tiền... của em"

    Trả lờiXóa
  7. Bộ trưởng GTVT ở đâu khi tai nạn đường sắt liên tiếp xảy ra?
    Bộ trưởng GTVT đang bận ăn các loại (thu) GIÁ xào, luộc, mà cơ bản là ăn GIÁ có chất độc tăng trưởng!

    Trả lờiXóa
  8. Thử hỏi: đi khánh thành cầu có phong bao hay đi thị sát tai nạn có phong bao? Biết thế mà còn hỏi, vô duyên quá đi thôi!

    Trả lờiXóa
  9. Chợt nhớ đến vụ tai nạn đường sắt ở Lăng Cô hồi nào, bộ trưởng bộ GTVT hồi đó là ông Đào Đình Bình cũng không đến hiện trường mà đang đi tắm bùn dưng mà là bằng "tiền... của em". Và sau đó ông đã bị ... miễn nhiệm

    Trả lờiXóa
  10. Nhìn ảnh này nhiều người sẽ bất bình.

    . Trời nắng to, cần dù, nhưng ở đây, các quan thì cần được che nắng hơn những người khác. Tức là “người ta ba thứ người ta, …”. Thời phong kiến đã đi qua lâu rồi mà.

    . Nếu cần tránh nắng thì mỗi người tự che dù lấy. “Tự chủ, tự lực, tự cường” là một nét văn hóa của người quân tử, của người hiền, người tự trọng. Các bà mẹ tân tiến thường dạy con tự lo lấy cho bản thân từ lúc còn thơ.

    . Ở đây, người cầm dù để che nắng cho quan lớn là những phụ nữ. Ô, toàn cầu hóa từ bao nhiêu năm rồi, bình đẳng giữa nam và nữ là giá trị mà ta hướng tới. Để phụ nữ che dù cho mình thì … có đáng mặt làm trai không ?

    . Các cô ở đây vinh hạnh lắm mới được cầm dù cho các quan ? Hay là tất cả chỉ vì một ÔNG lãnh đạo nào đó đã phân công cho các cô như vậy ? Thế bao giờ mới hết chuyện các bậc “nam nhi chi chí” quyết định cho số phận của “nữ nhi tay yếu chân mềm” ?

    Còn nhiều điều phải nói nữa, nhưng tóm lại, nhìn cái ảnh các phụ nữ che dù cho các quan thì thật chướng tai gai mắt.

    Một cách tích cực, xin đề nghị các nhà tổ chức sự kiện dựng “rạp” suốt con đường quan đi, hay nếu sợ tốn kém thì cung cấp cho bất cứ ai cần tránh nắng một cái ô để họ được tự trọng, không phụ thuộc một người phục dịch, Toàn cảnh trăm ô sẽ vừa đẹp cả một bầu trời vừa nói lên sự bình đẳng của mọi người …

    Trả lờiXóa
  11. Tổng thống của mấy trăm triệu dân, khi trời mưa, dù có đông tùy tùng, vẫn giương ô, tự cầm che cho vợ. Cựu thủ tướng nước ta, khác nào một ông vua, phải có một em cầm ô che, để ngài khỏi rám nắng. Cho nên, chí phải: dân ta khổ còn dài dài...

    Trả lờiXóa