Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Chu Mộng Long: ĐƯỜNG THI QUỐC ÂM CỔ BẢN - 1 QUYỂN SÁCH QUÝ


"Đường thi Quốc âm cổ bản"
một quyển sách quý


Chu Mộng Long


Tôi có trong tay quyển Đường thi Quốc âm cổ bản do Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông sưu tập và biên soạn đã lâu, bây giờ mới đọc. Đọc loại sách này phải thư thả như nhấp rượu ngắm hoa quỳnh dưới trăng vậy.
 
Lần đầu tiên tôi được tiếp cận “liên văn bản” 279 bài thơ Nôm dịch từ 222 nguyên tác thơ Đường. Biết là tư liệu quý này được lưu trữ ở Viện Hán Nôm, nhưng nếu không có người sưu tập, nối kết, chỉnh lý, hệ thống hóa và giới thiệu thành sách thì cái tư liệu quý ấy mãi mãi ở trong kho, nếu không nói có thể bị mục nát bởi thời gian, thậm chí bị thất thoát, xuyên tạc bởi những bàn tay bẩn của thời buổi học thuật lưu manh. 

Cái quý nằm ở công phu của người làm khoa học với tất cả trí tuệ và tâm huyết đã bỏ ra.

Quyển sách in đẹp, trang nhã, trong đó có cả ba loại ký tự: Hán, Nôm và Quốc ngữ. Phần khảo luận ngắn gọn trong mấy trang đủ dẫn dắt người đọc hình dung thực trạng của di sản cổ, công phu sưu tập, nối kết, chỉnh lý, hệ thống hóa của hai nhà biên soạn, đặc biệt thấy được sự tài hoa trong việc “chế tác” (đúng hơn là dịch) các kiệt tác thơ Đường sang thơ Nôm Quốc âm của cha ông ta.

Phần chữ Hán Đường thi và dịch nghĩa, hiển nhiên tác giả phải tham khảo từ nhiều nguồn, có cả nguồn Internet (Thivien.net), như tác giả nói trong phần Phàm lệ. Không có nguồn nào là mẫu mực, dù đó là nguồn sách chính thống. Điều quan trọng là sàng lọc, xử lý thông tin như thế nào.

Đóng góp của quyển sách nằm ở sự đối chiếu và công bố các bản Nôm chuyển dịch từ thơ Đường trong tính hệ thống “liên văn bản” của nó.

Thưởng thức được nguyên tác chữ Hán của thơ Đường đã thú vị. Thưởng thức bản Nôm của các nhà thơ tài hoa của chúng ta như Tú Xương, Dương Lâm, Đông Sơn cư sĩ (và nhiều tác giả khuyết danh) cũng thú vị không kém. Cùng với sáng tác thơ ca Quốc âm, việc chuyển dịch này như là một cuộc đọ sức giữa hai ngôn ngữ Hán và Nôm để tiếng Việt trường tồn mà không bị cưỡng hiếp, đồng hóa bởi ngôn ngữ ngoại lai.

Tôi khẳng định, từ ngôn ngữ Hán đài các chuyển sang ngôn ngữ Nôm bình dân, những kiệt tác Đường thi đã thay đổi về chất. Lối thơ đài các cầu kỳ của ngày xưa vốn thâm trầm, nhưng đôi khi lại là cha đẻ của thứ thơ nịnh hót, rổn rảng chữ nghĩa của thời nay. Hãy xem Tú Xương chuyển dịch một cách tài hoa, hóm hỉnh một áng thơ đài các thời Sơ Đường:

Nguyên tác:

BỒNG LAI TAM ĐIỆN THỊ YẾN PHỤNG SẮC VỊNH CHUNG NAM SƠN 

Bắc Đẩu quải thành biên,
Nam Sơn ỷ điện tiền.
Vân tiêu kim khuyết quýnh,
Thụ diểu ngọc đường huyền.
Bản lĩnh thông giai khí,
Trung phong nhiễu thụy yên.
Tiểu thần trì hiếu thọ,
Trường thử đới Nghiêu thiên.
Đỗ Thẩm Ngôn


Tú Xương dịch thơ: 

Chuôi sao Bắc Đẩu gác bên thành,
Thấp thoáng Nam Sơn lẩn trước mành.
Tuyết ráo cửa vàng lồng vẻ thắm,
Cây cao thềm ngọc lộng màu xanh.
Lưng chừng pháy pháy hơi dương ngọt,
Giữa áng đùn đùn khói biếc quanh.
Chầu chực Thánh hoàng dâng chén thọ,
Sử xanh chép để lúc thăng bình. 

Những tiếng thuần Nôm: “gác”, “lẩn”, “lồng”, “lộng”, “pháy pháy”, “đùn đùn”, “chầu chực” biến bản tụng ca trang nhã cung đình thành khúc hí ca trào lộng dân dã. Ông quan “chầu chực” dâng chén mừng thọ vua chẳng khác gái cô đầu vén tay áo gõ nhịp hát hầu… giai chơi.

Tú Xương gần như choáng gần hết sân chơi của Đường thi Quốc âm cổ bản làm tưng bừng bữa tiệc thi ca cổ. Tiếc là trong quyển sách này không thấy bóng dáng Dương Khuê, Tản Đà. Có lẽ vì Dương Khuê chỉ có lưu truyền trong dân gian, còn Tản Đà toàn viết bằng chữ Quốc ngữ nên khó tìm thấy bản Nôm?

Một quyển sách dù công phu mấy cũng không tránh khỏi sai sót. Tôi tin các tác giả luôn cầu thị lắng nghe sự góp ý. Và hiển nhiên cũng không vui khi bị kẻ tiểu nhân bới lông tìm vết để chỉ trích, hạ bệ. Tái bản lần này, tôi thấy các tác giả đã cẩn thận sửa từng lỗi nhỏ để quyển sách đến với người đọc một cách khả tín.

Tôi không có điều kiện và thời gian để kiểm tra hết một khối lượng lớn các tác phẩm từ nguyên tác đến bản dịch nên không góp ý được gì.

Có những quyển sách đọc xong là vứt, thậm chí cho lên nghĩa trang cao cấp làm vàng mã giải oan cho những tấm bia vỡ.

Còn sách hay, sách quý mang lại tri thức bổ ích cho người biết đọc cái hay, biết trân trọng cái quý của sách. Nó không là con mồi để ta chiềng làng chiềng chạ khoe cho mọi người biết mình cao minh hơn người làm sách.

Trân trọng cảm ơn các tác giả.

Thì đây, đã có ví dụ ngay về "kẻ tiểu nhân bới lông tìm vết để chỉ trích, hạ bệ".  

Kiều Mai Sơn (Kiều Văn Khải), Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Lê Thiếu Nhơn Blog.


Son Kieu Mai

TIẾN SĨ NGUYỄN XUÂN DIỆN – BỊT TAI TRỘM CHUÔNG & LƯU MANH HỌC THUẬT

Ông Nguyễn Xuân Diện, SN 1970, tại Phụ Khang, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Tây (Vì thế tôi học theo các cụ xưa gọi là Nghè Phụ Khang. Đồng thời, tôi cũng ra vế đối là: MẶT PHỤ KHOA NGHÈ PHỤ KHANG, đang chờ đối lại). Ông Diện bảo vệ Luận án Tiến sĩ năm 2007. Hiện ông là Phó Trưởng phòng tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện được xã hội biết đến là một nhà đấu tranh dân chủ và chuyên gia nghiên cứu văn hóa truyền thống. Vừa mới đây, ông được bầu là Chánh Thanh tra nhân dân Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ông Nguyễn Xuân Diện hăm hở đấu tranh cho dân chủ và liêm chính học thuật ngoài xã hội nhưng bản thân ông thì thể hiện là một kẻ LƯU MANH HỌC THUẬT trong cuốn sách xuất bản mới đây có tên gọi “Đường thi quốc âm cổ bản” – NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (2017) mà ông đứng tên Sưu tập và biên dịch cùng ông Trần Ngọc Đông.

BỊT TAI TRỘM CHUÔNG (Yểm nhĩ đạo linh - 掩耳盜鈴)

1/ Tại nước Tấn vào thời Xuân Thu, khi họ Phạm bị Trí Bá truy đuổi, có một kẻ muốn nhân cơ hội này đến nhà họ Phạm để trộm một cái chuông lớn.

Lúc đầu tên trộm muốn vác cái chuông lên lưng nhưng nó quá lớn và quá nặng, không có cách gì xê dịch được. Hắn ta tìm được một cái búa to và nghĩ ra một cách là đập bể cái chuông thành từng mảnh, như vậy mới xách về được.

Tên trộm cố sức nện vào chuông một cái, thì “boong” một tiếng cực to, khiến hắn giật nảy cả mình. Chuông kêu như vậy chẳng phải đang thông báo với người khác là hắn ta đang ăn trộm ở đây hay sao? Thế là tên trộm nút tai mình lại, nghĩ rằng: mình không nghe thấy thì người khác cũng chẳng nghe ra.

Hắn ta vừa bịt tai vừa đập chuông thật mạnh, từng tiếng từng tiếng vang xa, mọi người nghe thấy liền ùn ùn kéo đến.

Người đời sau biến câu chuyện này thành câu thành ngữ châm biếm về thói giả dối, với ngụ ý rằng người đang nói dối cứ nghĩ rằng bản thân thông minh, người khác không thể biết được. Thật ra khi đang dối người, thì cũng là đang tự lừa mình vậy.
Đoạn trên được trích lại từ link này: https://epochtimesvietnam.wordpress.com/…/yem-nhi-dao-linh…/

2/ Khi cuốn sách “Đường thi quốc âm cổ bản” ra đời và nộp lưu chiểu quý 1/2017, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện hùng hồn tuyên bố: - Nếu ai tìm ra được 5 lỗi trong cuốn sách thì tôi sẽ đình bản và tái bản lại sách ngay lập tức. 

Một lễ ra mắt sách được tổ chức tại đường sách Nguyễn Văn Bình ngày 8/2/2017. Nhà xuất bản mời 2 vị soạn giả vào để giới thiệu sách. (Mời quý vị xem link này: https://tuoitre.vn/duong-thi-quoc-am-co-ban-bat-ngo-tu-xuon…)

Anh Nguyễn Quang Duy và anh Lê Huy Hoàng là hai bạn trẻ có biết Hán Nôm, khi đọc cuốn sách này đã rất ngạc nhiên vì nhiều lỗi sai rất phổ thông. Ví dụ như trang 482, tiểu sử của Tiền Hủ thì ghi ông là con của SỬ bộ thượng thư Tiền Huy đời Đường. Trong Lục bộ thượng thư thì chẳng có bộ nào có tên gọi bộ SỬ. Thì ra đó là bộ LẠI.

Anh Nguyễn Quang Duy đã chuyển cho tôi xem cuốn sách “Đường thi quốc âm cổ bản”. Sách dày 540 trang, khổ 16x24cm, in 1.500 cuốn, giá bìa 170.000 đồng. Tôi chỉ tính từ trang 25 đến trang 490 là phần nội dung. Với 465 trang này, anh Nguyễn Quang Duy chỉ ra hơn 500 lỗi. Đặc biệt là sao chép từ trang Thivien.

Khi anh Lê Huy Hoàng và anh Nguyễn Quang Duy đưa thông tin này lên facebook thì Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nổi khùng.

Tôi trao đổi thông tin này với bà Đinh Thị Thanh Thủy, Giám đốc NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh đề nghị đơn vị cấp phép “Đường thi quốc âm cổ bản” cho biết ý kiến. Bà Thủy đã trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì ông Diện nói: Trang 21 cuốn sách có ghi khi dịch nghĩa chúng tôi có tham khảo Thivien. Tham khảo và sao chép – ĐẠO VĂN – là hai việc rất khác nhau. Soạn giả quả đúng là BỊT TAI TRỘM CHUÔNG.

LƯU MANH HỌC THUẬT

 
(Tôi mượn cụm từ này trong bài viết giới thiệu cuốn sách "Đường thi quốc âm cổ bản" trên blog của bác Chu Mộng Long)

Tham khảo là như thế nào? Ông Nguyễn Quang Duy dẫn ra những trang sách coppy 95% đến 100% trang Thivien. Ông Lê Huy Hoàng nói: “Tham khảo là chép 90% nội dung thì em miễn bình. Với lại, trên đời này, lù lù là 1 thằng làm khoa học, thì không thằng nào làm sách theo kiểu tham khảo 1 trang web, trừ phi lấy nội dung trang web làm đối tượng nghiên cứu. Những luận văn nào mà ghi nguồn tham khảo là thivien.net chẳng hạn, thì sẽ liệt vào hàng luận văn lôi ra… lót nồi”.

Còn tôi gọi đây là hành động LƯU MANH HỌC THUẬT.

Tút này, tôi học ông Brian Wu xin phép được dẫn lại câu ông vẫn thường viết cuối mỗi bài: “Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks”./.



__________________
.
Một số lỗi đã được soạn giả chỉnh sửa khi tái bản (quý III - 2017)
Ví dụ tương ứng như 3 ảnh trên (chụp từ bản in lần đầu quý I - 2017):

 





Lời bình luận của độc giả về bài viết của Kiều Mai Sơn:

Phùng Hoài Ngọc Tôi cũng đã theo dõi các stt của nhà báo KMS về cuốn sách của Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông (Đường thi quốc âm cổ bản). Ngay đầu sách, hai soạn giả đã nói rõ dịch nghĩa tham khảo từ sách nào và cả của thivien.net. Vậy mà Kiều Mai Sơn kết luận là đạo văn, lưu manh học thuật là không thích đáng. Hơn nữa, KMS che giấu trang in ở Phàm lệ (quy tắc biên soạn) mà hai soạn giả đã nói rõ thì chưa được đàng hoàng mấy.

Thứ hai, Sách ĐƯờNG THI Cổ BảN ra từ tháng 1 năm 2017, sau đó sách đã được tái bản ngay sau mấy tháng (quý 3) và hai soạn giả đã sửa những lỗi sai, hiệu chỉnh lại bản dịch nghĩa một số bài, vậy mà KMS cứ đem bản in lần đầu ra để chỉ trích thì không được quân tử cho lắm.

Tôi nghĩ nghề làm báo bây giờ lắm thị phi, làm sao cố gắng tối đa tránh cảm tính. Tránh lời nói ác khẩu, miệt thị lẫn nhau cạn tàu ráo máng, bạn đọc bị phản cảm. Mong nhà báo bình tâm hơn
Đoàn Lê Giang Anh Diện cho một lời cho ngay. Sai thì nhận lỗi, sai do đâu thì giải thích thêm. Nếu coi đây là tai nạn nghề nghiệp (tại thằng đánh máy) thì cũng thẳng thắn mà rút kinh nghiệm. Nói gì thì nói anh Diện cũng là một chuyên gia Hán Nôm.
  • Chu Mộng Long Tôi đánh giá công lao nằm ở sự đối chiếu liên văn bản, giữa bản Hán (Đường thi) và bản Nôm (bản dịch của các nhà thơ Việt). Bản Nôm thì nằm ở Viện Hán Nôm. Còn bản Hán thì ắt phải copy ở đâu đó chứ chẳng lẽ tự tạo ra. Có điều các tác giả phải chua nguồn.
  •  
  • Đoàn Lê Giang Thi Viện cũng là 1 trang copy, vì vậy nguồn không là Thi Viện được. Phải chỉ ra nguồn của Thi Viện nữa. Thơ Đường thì đầy các trang mạng TQ.
  •  
  • Chu Mộng Long Điều nữa, Thi viện không hẳn là trang web tồi. Trang này cũng dựa vào nhiều nguồn. Cách dịch của họ có nhiều chỗ không ổn. Nhưng các sách Đường thi khác cũng vậy thôi. Nếu các tác giả chua nguồn đàng hoàng thì không phải tranh cãi gay gắt.
  •  Nguyễn Xuân Diện: Việc tham khảo từ sách vở và thivien.net, các soạn giả đã nói rất rõ tại bài Phàm Lệ ở trang 21 (cả bản in lần 1 và lần 2)
Phùng Hoài Ngọc Nếu được thì xin ông KMS cho biết ở lần xuất bản hai soạn giả đã chép bao nhiêu bài từ thi viên.net, chiếm bao nhiêu %? Và lần tái bản thì chép bao nhiêu bài, chiếm bao nhiêu %?.

Ông và các bác có biết là Thi vien.net chép bản dịch từ nhiều nguồn, trong đó có cả "Đường thi tuyển dịch" của Lê Nguyễn Lưu mà ko đề nguồn ? ... Mặt khác tôi thích nghe chuyện học thuật để được mở rộng tầm mắt mà các bác nói như "chém đinh chặt sắt" rất khó tiếp thu... Theo tôi nghĩ làm sách cổ tiếp thu người đi trước là lẽ thường, cơ bản là soạn giả có đóng góp thêm phần nào thì cũng đã nói rõ phần đó.
Trung Manh mình đánh giá đây ko phải là 1 quyển sách có ISSN và cũng ko đại diện cho 1 thực thể khoa học nào đó 2 tác giả phải bỏ tiền túi ra in. Đã ko có ISSN thì góp ý nhẹ nhàng cho tác giả là được thôi mà.
Phạm Lưu Vũ Bài này của Son Kieu Mai à? Thật thất vọng đấy. Anh vẫn tin Nguyễn Xuân Diện.
  • Son Kieu Mai Phạm Lưu Vũ: anh vẫn ca ngợi Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là người giỏi Hán Nôm nhất Viện Hán Nôm đấy thôi. Riêng về cuốn sách này thì các bản chụp không phải nguỵ tạo.
  • Phạm Lưu Vũ Son Kieu Mai Anh vẫn quý tấm lòng của NXD đối với đất nước. Dủ Diện từng chửi anh vì anh bênh vực 1 truyện ngắn, thì anh vẫn rất coi trọng chú Diện. Đối với anh, cái gì ra cái đó. Em không nên nặng lởi với Diện. Anh vẫn coi NXD là KẺ SĨ.
  •  Son Kieu Mai Phạm Lưu Vũ: vâng. Trong giới họ gọi tắt là XĨ DIỆN đấy anh ạ.
  •  Phạm Lưu Vũ Son Kieu Mai Đó là việc của bọn "giới" ấy. Không phải việc của anh. Em chớ có chạy theo bọn "giới" ấy nếu muốn trở thành người có trí tuệ..
Tễu Blog và lời cuối về Kiều Mai Sơn: Nhiều năm qua học giới tỏ ra quan tâm đến các bài của Kiều Mai Sơn dọn vườn các cuốn sách, đưa ra các tài liệu quý hiếm nằm trong các văn khố. Tuy nhiên, khác với người có học thông thường, Kiều Mai Sơn lấy việc bêu riếu, thổi phồng, dựa vào câu chuyện nghe được rồi thêm thắt để người đọc hiểu sai chuyện, và nâng quan điểm các sai sót ấy thành một thú vui tinh thần, một niềm vui độc ác. Nhiều cuốn sách vì vậy mà bị thu hồi và đình bản: Một Cơn Gió Bụi (Trần Trọng Kim), Miếng Ngon Hà Nội (Vũ Bằng), Thơ của Trần Nhuận Minh v.v. Vì vậy anh em trong học giới đã nhận ra và gọi rõ đây là một tên chỉ điểm, điếm bút.

Về nhân dạng, ai cũng nhận thấy Kiều Mai Sơn mặt dơi tai chuột, mang tâm địa tiểu nhân, đểu cáng. Mắt không dám nhìn thẳng, đi đâu cũng lấm lét như mắt rắn ráo. Cả làng báo không ai chơi. Nửa làng học thuật đã nhận ra là đồ phản phúc, loại nhai đàm hạng ngữ (kiểu đầu đường xó chợ), nghe hơi nồi chõ (như việc phát hiện các lỗi ở Đường Thi Quốc Âm Cổ bản là do người khác, và nhiều anh em Hán Nôm cũng xác nhận có nhiều lỗi bắt sai, nhiều trường hợp là không sai nhưng chưa chú thích rõ), hại biết bao nhiêu người, nên người ta không dây vào, trừ một số người chưa nhận ra hắn. 

Sinh ra làm người, được cha mẹ cho ăn học, giao du với chỗ chữ nghĩa, trong nhà có sách, nhưng Kiều Mai Sơn không phải là một trí thức đúng nghĩa. Vì vậy, xin không cần phí nhời với anh ta nữa.

2 nhận xét :

  1. Thằng cha Kiều Mai Sơn có vẻ là dân Hán Nôm với TS Nguyễn Xuân Diện đây. Nhưng mờ giọng hắn có vẻ hằn học lắm, nếu hắn có giọng "trao đổi với..." lại là chuyện khác. Đích thị hắn là một DLV rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bọn này như con nít bị xúi ăn cứt gà ! Chỉ bảo cho nó là kẻ võ vẽ vài chữ Hán , chân tay của ANVH chẳng ưa gì ô. NXD !

      Xóa