CÓ MỘT "QUANG TRUNG" THANH TÚ
Bức họa chân dung Quang-Trung-sang-Thanh có lẽ sẽ không gây ra quá nhiều tranh cãi nếu nhân vật được thể hiện mạnh mẽ, oai hùng, "râu hùm hàm én" như trong tưởng tượng của nhiều người Việt lâu nay. Chính bởi dung mạo thư sinh được thể hiện qua bức tranh, người ta cho rằng nhà Thanh đã cố ý bôi nhọ, phỉ báng bậc chúa anh hùng của Đại Việt.
Tạm chưa bàn đến vị Quang-Trung-sang-Thanh đó là thật hay giả, ở đây xin cung cấp thêm ghi chép "mắt thấy tai nghe" của nhân chứng thứ 3, các sứ thần Triều Tiên có mặt tại Bắc Kinh, tiếp xúc trực tiếp với vị vua "Quang Trung" lúc bấy giờ. Seo Ho Su (徐浩修 Từ Hạo Tu) và Ryu Deok Gong (柳得恭Liễu Đắc Cung), hai vị chánh, phó sứ của sứ đoàn Triều Tiên hội ngộ "Quang Trung" năm 1790, cho biết: "Quang Bình vóc dáng khá thanh tú, vẻ mặt cũng trầm lặng tựa hồ hào kiệt đất Giao Nam. Có điều, đám tòng thần tuy hơi biết chữ nghĩa nhưng thân hình thấp bé yếu ớt". (Từ Hạo Tu - Yên Hành kỷ燕行紀. Nguyên văn: 光平骨格頗清秀 儀容亦沉重似是交南之傑 然者從臣則雖稍解文字而軀材短小殘劣) Hay "Nhiều lần quan sát ông ta, đại thể có vẻ thanh tú, còn lại không có gì khác với người thường". (Liễu Đắc Cung - Loan Dương lục灤陽錄. Nguyên văn: 屢察之略似清秀 別無異於人者). Có lẽ không cần phân tích sâu thêm từ ''thanh tú'' có nghĩa là gì. Với những mô tả này, bức tranh chân dung "Quang Trung" mà Càn Long sai họa sĩ Mậu Bính Thái (繆炳泰Miu Bing Tai, người được coi là họa sĩ vẽ tranh chân dung hàng đầu bấy giờ) thực hiện, hẳn là tranh tả thực, không mang chủ đích bôi nhọ như cách mà người ta quy chụp hiện nay. Đấy là còn chưa nói, Càn Long đã có tình cảm đặc biệt với "Quang Trung", mà xưa nay có lẽ vì chủ đích nào đó, người ta đã cố tình lờ đi.
Những thông tin chi tiết về lễ tiết giao đãi giữa nhà Tây Sơn và triều Thanh, ông Nguyễn Duy Chính đã trình bày cặn kẽ qua cuốn sách chuyên khảo THANH VIỆT NGHỊ HÒA. Ở đây tôi bổ sung thêm vài chi tiết đáng lưu ý khác như sau:
Thứ nhất, khi "Quang Trung" sang Thanh, Càn Long đã ban tặng 1000 lạng bạc, là việc chưa từng có, "thưởng Mãng bào vàng kim để tỏ rõ sự biệt đãi" (Thanh thực lục - Cao tông thực lục. Nguyên văn: 賞金黃蟒袍 明示優異);
Thứ hai, một năm sau khi "Quang Trung" về nước, năm 1791, tháng 4, Càn Long "nhân nhớ đến tết Đoan Ngọ năm ngoái, đúng lúc quốc vương nước ấy trên đường tới yết kiến, từng gửi ban cho một phần thưởng tết. Nay cách xa triều đình, lòng trẫm rất nhớ mong, y theo thể lệ năm ngoái, gia ơn thưởng cho the ở kho (nội vụ phủ), the cát, quạt ngà, quạt ba tiêu, quạt thập cẩm, khăn phù dung, đồ đốt hương, thuốc thang, ngân lượng v.v. cùng một hộp bánh sữa, theo chỉ dụ ban đến, để tỏ rõ lòng yêu mến đặc biệt" (Thanh thực lục - Cao tông thực lục. Nguyên văn: 因思上年端節正值該國王入覲在途曾馳賜節賞一分今遠隔闕廷 朕心深為廑注 著照上年之例 加恩賞給 庫紗 葛紗 牙扇 蕉扇 十錦扇 芙蓉巾 香器 藥錠等物 並奶餅一匣 隨旨發往 用昭優眷); đến tháng 6, mùa hạ, Càn Long nhân đọc thơ đã từng viết tặng Quang Trung, "đặc biệt làm bài thơ gieo theo vần cũ, viết lên quạt để tặng", những mong "giờ là thời tiết nắng nôi, quốc vương ấy có thể nhờ đó để xua tan nóng nực". Trong bài thơ có những câu "Gần thì xua tan nóng nực phía nam, xa thì nhớ đến người ở nơi cực bắc lòng luôn đoái hoài" (因用前韻特製詩章書扇以賜現在溽暑屆候該國王正可藉拂炎薰詩曰近當慍解南薰我遠憶心懸北極人);
Thứ ba, sau khi nhận được tin Quang Trung mất, Càn Long lại tặng 3000 lạng bạc để lo hậu sự, sai sứ thần Thành Lâm mang bài thơ ai vãn đến hóa trước mộ. Trong bài thơ có câu: Giữa thu còn nhớ áo mão trang nghiêm, bên mình chân thành như tình cha con. Bảy chữ chưa thể tả xiết nỗi đau buồn, thương xót lòng chân thành của ngươi mà sinh ra nỗi buồn đau thực sự (秋中尚憶衣冠肅膝下誠如父子親七字不能罷哀觀憐其忠悃出哀真).
Rốt cuộc, người sang Thanh là vua Quang Trung thật hay giả, tôi sẽ lạm bàn ở stt sau. Qua cuộc tranh luận gần đây thì thấy, dưới nền giáo dục lịch sử ở ta, người tiếp nhận nhìn chung không có cái gọi là tư duy lịch sử, mà chỉ thuộc làu các câu chuyện, hình tượng lịch sử do giới sử học nhào nặn. Lịch sử được dùng làm công cụ tuyên truyền cho lòng yêu nước, yêu dân tộc thì lịch sử đó đã có tính phiến diện.
Lịch sử phải là một bộ môn khoa học, giải đáp một cách trung thực câu hỏi QUÁ KHỨ ĐÃ DIỄN RA THẾ NÀO. Để qua đó, người ta hiểu rõ, lý giải được thực trạng của hiện tại. Và giáo dục lịch sử thay vì là công cụ tuyên truyền, phải mang đến cho người tiếp nhận một tư duy lịch sử, biết cách khai thác, phê bình sử liệu. Cuối cùng, để giải quyết những vấn đề của hiện tại, chắc chắn không phải dựa vào lòng tự hào huyễn hoặc đối với quá khứ. Mà phải bằng một tinh thần trung thực, với tư duy cởi mở, đa chiều.TƯƠNG LAI THẾ NÀO được quyết định bởi câu chuyện ngày hôm nay chúng ta thế nào!
Sức mạnh không đến từ sự nạt nộ, uy hiếp người ngoài, mà đến từ sự chinh phục chính bản thân mình, tự bên trong.
____________
Trần Quang Đức bây giờ có nói gì, viết gì cũng còn chẳng mấy ai tin nữa!
Còn các sách biên khảo của Nguyễn Duy Chính giờ đang được đọc với sự nghiêm khắc nhất!
Bức họa chân dung Quang-Trung-sang-Thanh có lẽ sẽ không gây ra quá nhiều tranh cãi nếu nhân vật được thể hiện mạnh mẽ, oai hùng, "râu hùm hàm én" như trong tưởng tượng của nhiều người Việt lâu nay. Chính bởi dung mạo thư sinh được thể hiện qua bức tranh, người ta cho rằng nhà Thanh đã cố ý bôi nhọ, phỉ báng bậc chúa anh hùng của Đại Việt.
Tạm chưa bàn đến vị Quang-Trung-sang-Thanh đó là thật hay giả, ở đây xin cung cấp thêm ghi chép "mắt thấy tai nghe" của nhân chứng thứ 3, các sứ thần Triều Tiên có mặt tại Bắc Kinh, tiếp xúc trực tiếp với vị vua "Quang Trung" lúc bấy giờ. Seo Ho Su (徐浩修 Từ Hạo Tu) và Ryu Deok Gong (柳得恭Liễu Đắc Cung), hai vị chánh, phó sứ của sứ đoàn Triều Tiên hội ngộ "Quang Trung" năm 1790, cho biết: "Quang Bình vóc dáng khá thanh tú, vẻ mặt cũng trầm lặng tựa hồ hào kiệt đất Giao Nam. Có điều, đám tòng thần tuy hơi biết chữ nghĩa nhưng thân hình thấp bé yếu ớt". (Từ Hạo Tu - Yên Hành kỷ燕行紀. Nguyên văn: 光平骨格頗清秀 儀容亦沉重似是交南之傑 然者從臣則雖稍解文字而軀材短小殘劣) Hay "Nhiều lần quan sát ông ta, đại thể có vẻ thanh tú, còn lại không có gì khác với người thường". (Liễu Đắc Cung - Loan Dương lục灤陽錄. Nguyên văn: 屢察之略似清秀 別無異於人者). Có lẽ không cần phân tích sâu thêm từ ''thanh tú'' có nghĩa là gì. Với những mô tả này, bức tranh chân dung "Quang Trung" mà Càn Long sai họa sĩ Mậu Bính Thái (繆炳泰Miu Bing Tai, người được coi là họa sĩ vẽ tranh chân dung hàng đầu bấy giờ) thực hiện, hẳn là tranh tả thực, không mang chủ đích bôi nhọ như cách mà người ta quy chụp hiện nay. Đấy là còn chưa nói, Càn Long đã có tình cảm đặc biệt với "Quang Trung", mà xưa nay có lẽ vì chủ đích nào đó, người ta đã cố tình lờ đi.
Những thông tin chi tiết về lễ tiết giao đãi giữa nhà Tây Sơn và triều Thanh, ông Nguyễn Duy Chính đã trình bày cặn kẽ qua cuốn sách chuyên khảo THANH VIỆT NGHỊ HÒA. Ở đây tôi bổ sung thêm vài chi tiết đáng lưu ý khác như sau:
Thứ nhất, khi "Quang Trung" sang Thanh, Càn Long đã ban tặng 1000 lạng bạc, là việc chưa từng có, "thưởng Mãng bào vàng kim để tỏ rõ sự biệt đãi" (Thanh thực lục - Cao tông thực lục. Nguyên văn: 賞金黃蟒袍 明示優異);
Thứ hai, một năm sau khi "Quang Trung" về nước, năm 1791, tháng 4, Càn Long "nhân nhớ đến tết Đoan Ngọ năm ngoái, đúng lúc quốc vương nước ấy trên đường tới yết kiến, từng gửi ban cho một phần thưởng tết. Nay cách xa triều đình, lòng trẫm rất nhớ mong, y theo thể lệ năm ngoái, gia ơn thưởng cho the ở kho (nội vụ phủ), the cát, quạt ngà, quạt ba tiêu, quạt thập cẩm, khăn phù dung, đồ đốt hương, thuốc thang, ngân lượng v.v. cùng một hộp bánh sữa, theo chỉ dụ ban đến, để tỏ rõ lòng yêu mến đặc biệt" (Thanh thực lục - Cao tông thực lục. Nguyên văn: 因思上年端節正值該國王入覲在途曾馳賜節賞一分今遠隔闕廷 朕心深為廑注 著照上年之例 加恩賞給 庫紗 葛紗 牙扇 蕉扇 十錦扇 芙蓉巾 香器 藥錠等物 並奶餅一匣 隨旨發往 用昭優眷); đến tháng 6, mùa hạ, Càn Long nhân đọc thơ đã từng viết tặng Quang Trung, "đặc biệt làm bài thơ gieo theo vần cũ, viết lên quạt để tặng", những mong "giờ là thời tiết nắng nôi, quốc vương ấy có thể nhờ đó để xua tan nóng nực". Trong bài thơ có những câu "Gần thì xua tan nóng nực phía nam, xa thì nhớ đến người ở nơi cực bắc lòng luôn đoái hoài" (因用前韻特製詩章書扇以賜現在溽暑屆候該國王正可藉拂炎薰詩曰近當慍解南薰我遠憶心懸北極人);
Thứ ba, sau khi nhận được tin Quang Trung mất, Càn Long lại tặng 3000 lạng bạc để lo hậu sự, sai sứ thần Thành Lâm mang bài thơ ai vãn đến hóa trước mộ. Trong bài thơ có câu: Giữa thu còn nhớ áo mão trang nghiêm, bên mình chân thành như tình cha con. Bảy chữ chưa thể tả xiết nỗi đau buồn, thương xót lòng chân thành của ngươi mà sinh ra nỗi buồn đau thực sự (秋中尚憶衣冠肅膝下誠如父子親七字不能罷哀觀憐其忠悃出哀真).
Rốt cuộc, người sang Thanh là vua Quang Trung thật hay giả, tôi sẽ lạm bàn ở stt sau. Qua cuộc tranh luận gần đây thì thấy, dưới nền giáo dục lịch sử ở ta, người tiếp nhận nhìn chung không có cái gọi là tư duy lịch sử, mà chỉ thuộc làu các câu chuyện, hình tượng lịch sử do giới sử học nhào nặn. Lịch sử được dùng làm công cụ tuyên truyền cho lòng yêu nước, yêu dân tộc thì lịch sử đó đã có tính phiến diện.
Lịch sử phải là một bộ môn khoa học, giải đáp một cách trung thực câu hỏi QUÁ KHỨ ĐÃ DIỄN RA THẾ NÀO. Để qua đó, người ta hiểu rõ, lý giải được thực trạng của hiện tại. Và giáo dục lịch sử thay vì là công cụ tuyên truyền, phải mang đến cho người tiếp nhận một tư duy lịch sử, biết cách khai thác, phê bình sử liệu. Cuối cùng, để giải quyết những vấn đề của hiện tại, chắc chắn không phải dựa vào lòng tự hào huyễn hoặc đối với quá khứ. Mà phải bằng một tinh thần trung thực, với tư duy cởi mở, đa chiều.TƯƠNG LAI THẾ NÀO được quyết định bởi câu chuyện ngày hôm nay chúng ta thế nào!
Sức mạnh không đến từ sự nạt nộ, uy hiếp người ngoài, mà đến từ sự chinh phục chính bản thân mình, tự bên trong.
____________
Trần Quang Đức bây giờ có nói gì, viết gì cũng còn chẳng mấy ai tin nữa!
Còn các sách biên khảo của Nguyễn Duy Chính giờ đang được đọc với sự nghiêm khắc nhất!
Trần Quang Đức thiếu cái chững chạc, cái thận trọng, kiệm lời của một nhà nghiên cứu! Nhà nghiên cứu không nói gì nhiều ngoài những gì ghi nhận được. Trần Quang Đức nói quá nhiều, nay nói thế này, mai nói thế khác! Đúng là ba toác! Ba hoa! Ba trợn!
Trả lờiXóaCái không thể chấp nhận được ở Trần quang Đức là bôi bác, sửa ý sửa lời, xuyên tạc thơ của danh sĩ Dương Khuê! Thậm chí còn tạo dựng một bài thơ không có thật của danh sĩ Dương Khuê! Việc làm ấy đối với một học sinh cũng không thể chấp nhận được chứ đừng nói là của một người có đôi chút kiến thức về Hán Nôm. Càng có kiến thức thì việc làm trên càng đem lại hậu quả không lường! Việc làm của Trần Quang Đức là một việc làm nguy hiểm và tạo tiền lệ xấu, đe dọa đến nền thi ca, cổ học của nước nhà! Không thể chấp nhận được!
Trả lờiXóaÔng Trần Quang Đức chưa thông thạo tiếng Việt. Rõ ràng các sứ thần Triều Tiên có mặt ở Bắc Kinh khi đó nhận xét về tướng mạo của Quang Trung là ..."vóc dáng khá thanh tú, vẻ mặt cũng trầm lặng tựa hồ hào kiệt..."
Trả lờiXóaÁy vậy mà ông Đức lại tin vào bức tranh một người mặt choắt như mặt chuột, ánh mắt như kẻ cắp là đúng với mô tả "thanh tú" và "hào kiệt" ???
Có lẽ phải xem lại ông Đức ở cái lò nào ra vậy ?
Không hiểu được , có thể bây giờ xuất hiện các ts dạng như Bùi Hiền nhiều thế.
Trả lờiXóa"Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy"
Trả lờiXóaNhất là khi nói trước ông chúng về một nhân vật thuộc về lịch sử lại càng nên uốn lưỡi 7 lần trước đã. Bằng không thì sẽ bị bóc mẽ, bị tẩy chay như thế đấy. Người Việt đâu phải giống man ri mọi rợ như bọn tàu vẫn cho là thế để dùng thủ thuật ma le mà lừa bịp được! Nếu không thì làm gì mà giữ nước được cho tới bây giờ ?
Gái đĩ thì phải già mồm thôi.
Trả lờiXóaChưa thấy đoạn nào trong lịch sử VN nói Nguyễn Huệ là người xấu xí hay dị tướng !
Trả lờiXóaBài viết hay!
Trả lờiXóa