Đoàn Lê Giang
MỘT "PHÁT HIỆN" BÉ CÁI LẦM:
MỘT "PHÁT HIỆN" BÉ CÁI LẦM:
CHÂN DUNG QUANG TRUNG MỚI 'PHÁT HIỆN' THỰC RA CHỈ LÀ VUA CÀN LONG NĂM 80 TUỔI!
Theo gợi ý của Nguyễn Hồng Lam tôi vào trang mạng của TQ, gõ mấy chữ Hán: Thanh Càn Long 清乾隆 thì thấy vô khối hình vua Càn Long từ trẻ đến già. Mà hình nào cũng mặt choắt, tai chuột, lông mày lá liễu, mí mắt sụp, miệng chúm chím, và nhất là cái mũi gồ... không thể lẫn vào đâu được.
Theo gợi ý của Nguyễn Hồng Lam tôi vào trang mạng của TQ, gõ mấy chữ Hán: Thanh Càn Long 清乾隆 thì thấy vô khối hình vua Càn Long từ trẻ đến già. Mà hình nào cũng mặt choắt, tai chuột, lông mày lá liễu, mí mắt sụp, miệng chúm chím, và nhất là cái mũi gồ... không thể lẫn vào đâu được.
Vậy là việc phát hiện chân dung đích thực vua Quang Trung chỉ là một sự lầm lẫn: không có chân dung vua Quang Trung nào cả, mà đó chỉ là chân dung vua Càn Long được thay áo mũ, và thêm mấy hàng chữ Hán có tên Nguyễn Quang Bình (Nguyễn Huệ) mà thôi.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính cũng phát hiện ra rằng: tranh Quang Trung đóng giả (đen trắng, được nói là chọn người giống thật) cũng rất giống tranh Càn Long cưỡi ngựa (hình màu). Tôi nhìn kỹ chỉ có cái đầu vẽ khác đi.
Vậy tại sao có chuyện này. Lý do thì các nhà nghiên cứu chuyên về triều đại này cần tìm hiểu kỹ để trả lời. Trước mắt tôi chỉ nghĩ: có thể chỉ là trò chơi khăm của mấy ông họa sĩ Tàu, có thể các bố lười, bảo vẽ vua Quang Trung, bố lấy luôn hình vua Càn Long (đằng nào cũng là vua) thay áo mũ vào là xong. Thậm chí có thể chân dung này chỉ là một trò photoshop gửi cho nhà nghiên cứu VN. Còn bức cưỡi ngựa thì thay mặt khác vào là xong. Vậy thì hình mặt vua Quang Trung trong bức tranh lấy từ vua Càn Long cưỡi ngựa phải chăng là giống với Nguyễn Huệ hơn?
Càn Long thời trẻ.
Càn Long lúc già. Rất giống với tranh chân dung nói là Quang Trung.
Cái mũi gồ, mi mắt sụp và cái miệng chúm chím của bác Càn Long chẳng lẫn đi đâu.
Càn Long lúc hơi già.
Nguyễn Quang Bình chỉ có áo mũ, còn mặt thì là vua Càn Long năm 80 tuổi.
Quang Trung cưỡi ngựa, cũng mô-đi-phê từ Càn Long. Quái!
Đây chính là bức tranh Càn Long bị thay áo mũ để trở thành Nguyễn Quang Bình
(Quang Trung Nguyễn Huệ).
Nguyễn Hồng Lam
NHẦM LẪN?
Trưa nay, ngay sau khi đăng status "Mặt dơi tai chuột cận thực sử", ngay sau comment thứ 3 của anh Vỹ Đặng, lúc khoảng hơn 13h, tôi đã có trả lời như sau: "Tôi nghi cái hình bảo là vẽ Quang Trung năm 1790 mới kia chính là vẽ ...Càn Long, vì: 1. giống Càn Long trong hình thời trẻ: 2. Càn Long khi đó 80 tuổi, phù hợp tuổi tác; 3. Càn Long đã già, không mặc giáp trụ, đội Kim khôi nữa, 4. Già vẫn gian, nhất là các nét mũi, bộ ria, vai xuôi....Chắc chữ trên ảnh đề lộn. Hoặc là tranh vẽ sau, copy mặt Càn Long hồi trước rồi gán cho Quang Trung. Hehehehe, bàn tào lao chơi, không có giá trị trích dẫn nhé!".
Nhận xét nảy ra sau khi tôi xem lại một số tư liệu tranh liên quan đến câu chuyện. Song tôi cũng chỉ trả lời....cho vui, thực tâm không chắc chắn lắm.
Cách đây 30 phút, tức khoảng sau 10 tiếng đồng hồ, tôi phát hiện ra không chỉ mình tôi nghĩ thế. Hai LS Nguyễn Hữu Phúc và Trịnh Vĩnh Phúc cũng đã tự biến mình thành nhà nghiên cứu bất đắc dĩ và đưa ra kết luận tương tự, kết quả đã công bố trên FB:
https://www.facebook.com/profile.php…
Rõ ràng, ảnh bức vẽ đen trắng "mới công bố" và ảnh bức vẽ Vua Càn Long có khuôn mặt không phải là giống mà trùng nhau từng chi tiết, từ mắt, mũi, râu, ria, lưỡng quyền đến độ tuổi...Nếu đem photo bức vẽ màu đem so, mọi đường nét khuôn mặt sẽ trùng khít với bức vẽ đen trắng (chắc cũng do bản pho to mà ra thế) được cho là chân dung Quang Trung. Khác nhau chỉ là bộ triều phục và cái mũ. Nghĩa là giống tất. Xin đăng lại để mọi người tiện so sánh
Dường như kết quả vừa công bố của các nhà nghiên cứu lịch sử đã có sự nhầm lẫn giữa chân dung Càn Long khi khoảng 80 tuổi với chân dung Quang Trung khi mới 37 tuổi.
Vì sao dẫn đến nhầm lẫn (nếu thật sự đã xảy ra nhầm lẫn) này?
Tôi không biết. Nhận xét là quyền của bạn.
NHẦM LẪN?
Trưa nay, ngay sau khi đăng status "Mặt dơi tai chuột cận thực sử", ngay sau comment thứ 3 của anh Vỹ Đặng, lúc khoảng hơn 13h, tôi đã có trả lời như sau: "Tôi nghi cái hình bảo là vẽ Quang Trung năm 1790 mới kia chính là vẽ ...Càn Long, vì: 1. giống Càn Long trong hình thời trẻ: 2. Càn Long khi đó 80 tuổi, phù hợp tuổi tác; 3. Càn Long đã già, không mặc giáp trụ, đội Kim khôi nữa, 4. Già vẫn gian, nhất là các nét mũi, bộ ria, vai xuôi....Chắc chữ trên ảnh đề lộn. Hoặc là tranh vẽ sau, copy mặt Càn Long hồi trước rồi gán cho Quang Trung. Hehehehe, bàn tào lao chơi, không có giá trị trích dẫn nhé!".
Nhận xét nảy ra sau khi tôi xem lại một số tư liệu tranh liên quan đến câu chuyện. Song tôi cũng chỉ trả lời....cho vui, thực tâm không chắc chắn lắm.
Cách đây 30 phút, tức khoảng sau 10 tiếng đồng hồ, tôi phát hiện ra không chỉ mình tôi nghĩ thế. Hai LS Nguyễn Hữu Phúc và Trịnh Vĩnh Phúc cũng đã tự biến mình thành nhà nghiên cứu bất đắc dĩ và đưa ra kết luận tương tự, kết quả đã công bố trên FB:
https://www.facebook.com/profile.php…
Rõ ràng, ảnh bức vẽ đen trắng "mới công bố" và ảnh bức vẽ Vua Càn Long có khuôn mặt không phải là giống mà trùng nhau từng chi tiết, từ mắt, mũi, râu, ria, lưỡng quyền đến độ tuổi...Nếu đem photo bức vẽ màu đem so, mọi đường nét khuôn mặt sẽ trùng khít với bức vẽ đen trắng (chắc cũng do bản pho to mà ra thế) được cho là chân dung Quang Trung. Khác nhau chỉ là bộ triều phục và cái mũ. Nghĩa là giống tất. Xin đăng lại để mọi người tiện so sánh
Dường như kết quả vừa công bố của các nhà nghiên cứu lịch sử đã có sự nhầm lẫn giữa chân dung Càn Long khi khoảng 80 tuổi với chân dung Quang Trung khi mới 37 tuổi.
Vì sao dẫn đến nhầm lẫn (nếu thật sự đã xảy ra nhầm lẫn) này?
Tôi không biết. Nhận xét là quyền của bạn.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét