Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

NỮ TIẾN SĨ VĂN HỌC TRỊNH THU TUYẾT LÊN TIẾNG


VÀI LỜI VỀ TRUYỆN NGẮN "BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC"

Trịnh Thu Tuyết
Tiến sĩ Văn học,
nguyên Giáo viên Trường Chu Văn An, Hà Nội

Rất lâu không đọc báo Văn nghệ, ngẫu nhiên thấy một truyện ngắn được share trọn vẹn trên một trang Fb quen nên tò mò mà đọc, đó là “Bắt đầu và kết thúc” của Trần Quỳnh Nga! Đọc xong, bày tỏ vài dòng trên trang cá nhân, một học trò nói: “Nên để lời bình cho những gì đáng bình”; đồng nghiệp thì khuyên:” Hãy để nó tới thế nào thì đi như thế, vô tăm tích”! 

Vậy nhưng vẫn thấy cần phải nói vài lời về một truyện ngắn không thể không suy nghĩ! 

1. Giải thiêng, giải ảo, đối thoại với lịch sử... là những xu hướng khiến tiểu thuyết lịch sử ngày càng thu hút được sự quan tâm, hứng thú của người đọc! Đó là loạt truyện ngắn đạt tới mức “kinh điển” thời đổi mới như Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp, tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh - những tác phẩm khiến người đọc bất ngờ nhận ra những góc độ mới của lịch sử, những gương mặt mới của nhân vật lịch sử, đa diện và chân thực, gần gũi và dễ cảm thông, giúp giải đáp thuyết phục hơn những câu hỏi hình như vẫn luôn hiện hữu đâu đó khi ta ngước nhìn những pho tượng sơn son thiếp vàng xa xôi và khó hiểu!

2. Và thực ra, không chỉ trong các tiểu thuyết lịch sử, khuynh hướng nhìn nhận, thấu hiểu và đánh giá lại lịch sử cũng không xa lạ trong nhà trường phổ thông - nhưng không phải trong môn Lịch sử mà là môn Ngữ văn! Những đề bài yêu cầu học sinh cảm nhận/ đánh giá về các nhân vật lịch sử trong truyền thuyết lịch sử đã không còn xa lạ với nhà trường! Đơn cử một ví dụ, khi dạy truyền thuyết An Dương vương và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ, nhiều giáo viên đặt câu hỏi cho trò: Lý giải nguyên nhân mất nước Âu Lạc? Ai là người phải chịu trách nhiệm chính trong nỗi đau mất nước? Cách phán xử của nhân dân với ba nhân vật An Dương vương/ Mỵ Châu/ Trọng Thuỷ đã thỏa đáng chưa? Tại sao?.v.v... Quan sát lịch sử bằng cái nhìn của người hôm nay không chỉ giúp trả lại sự công bằng cho lịch sử mà quan trọng hơn là giúp người hôm nay có những bài học/ những trải nghiệm gián tiếp qua độ lùi mang tính kiểm chứng chân xác của thời gian!

3. Có người cho rằng, “Lịch sử là một người câm đã đi mất. Người làm khoa học lịch sử cũng chỉ là người ghi chép lại theo quan điểm của cá nhân họ. Chỉ có người nghệ sĩ là chạm đến những khát vọng của lịch sử, khơi mở những vấn đề ẩn khuất và lay động con người”. (VnExpress, 16/10/2012). Alexandre Dumas khẳng định: "Lịch sử chỉ là cái đinh để tôi treo bức tranh của mình”. Từ những quan niệm ấy, có thể hiểu rằng yếu tố hư cấu trong các tiểu thuyết lịch sử chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng! Tuy nhiên, cần hiểu thế nào về vai trò của hư cấu - khả năng tái hiện lịch sử chân thực theo cách hình dung gần đúng nhất với logic tâm lý và logic sự kiện, bổ sung các khuyết thiếu, phục dựng các khuất lấp... Và “bức tranh” của nhà văn chỉ có thể “khơi mở những vấn đề ẩn khuất và lay động con người” khi treo mắc chắc chắn trên “cái đinh” chính sử - mảng lịch sử được kiểm chứng qua thời gian và được khẳng định trong tâm thức dân tộc! Hư cấu chỉ giúp lịch sử đầy đặn, đa chiều, gần gũi và chân thực, khiến hôm qua trở nên hữu ích với hôm nay, hư cấu tuyệt đối không đồng nghĩa với xuyên tạc, bóp méo, đổi trắng thay đen lịch sử, xúc phạm chiều sâu văn hoá dân tộc!

4. Truyện ngắn “Bắt đầu và kết thúc” của Trần Quỳnh Nga đăng trên báo Văn nghệ số 50, 12/2017 khiến dư luận không khỏi ngạc nhiên và bất bình bởi mấy lý do sau đây: 

- Các nhân vật lịch sử chỉ còn lại duy nhất một cái tên, còn hành vi, nhân cách đã bị tráo đổi theo cách rất chủ quan của người viết. Theo đó, Trần Ích Tắc “mãi quốc cầu vinh”, qua vài lời mơ hồ trong giấc mơ của An Tư hoặc qua lời của tướng giặc Thoát Hoan vụt trở thành “một kẻ vì nước, mà hy sinh cả tiền tài, danh vọng và thân phận của mình để làm một kẻ nội gián”, một thân vương trung quân ái quốc tài đức vẹn toàn, biết khuyên tiểu muội những lời xúc động: "Dòng máu hoàng tộc không chỉ nuôi sống cơ thể chúng ta mà nó còn là huyết mạch nuôi dưỡng tinh thần quật cường, đức hi sinh, lòng kiêu hãnh của cả một triều đại”; là người ý thức được hành vi “vị quốc vong thân” của mình một cách thâm trầm, cao thượng: "Ta đã chọn lựa cách sống của riêng mình và ta không hổ thẹn với nó”! Còn đâu là hình ảnh nhục nhã của “Ả Trần” trong sự phán xét của hoàng tộc - kẻ “mãi quốc cầu vinh” đã được chiêu tuyết bất chấp chính sử và tâm thế nhân dân! 

- Tướng giặc Thoát Hoan cũng được chuốt lại với cốt cách phong lưu mã thượng, một kẻ có tấm lòng liên tài, biết tiếc ngọc thương hoa... Điều đó cũng có thể chấp nhận như một phương diện của hư cấu nghệ thuật giúp con người không bị giản đơn theo lược đồ phân cực bổ đôi của tư duy cổ tích! Tuy nhiên, người đọc không thể không phẫn nộ khi bắt gặp trong cách thương hoa tiếc ngọc giọng điệu càn rỡ của kẻ cướp: "Trước cảnh hoa đào đẹp đến lặng lẽ như thế, đột nhiên thôi, trong lòng hắn thoáng chút bồn chồn nuối tiếc “giá Đại Việt cứ khuất phục đi, khuất phục làm chư hầu như bao đời nay vẫn thế thì có phải những chốn thiên thai này sẽ còn lại mãi mãi?” - chưa nói tới thông điệp nhục nhã về sự “khuất phục” để bảo toàn, chỉ riêng sự khẳng định “khuất phục làm chư hầu như bao đời nay vẫn thế” đã xúc phạm sử Việt - trang sử thấm máu cha ông trong những cuộc khởi nghĩa giành độc lập thời Bắc thuộc (Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Ngô Quyền...), chà đạp một sự thật: dù trong 1000 năm Bắc thuộc hay thời kì đất nước ta bước vào kỉ nguyên độc lập tự chủ từ thế kỉ X, dân tộc Đại Việt chưa bao giờ chịu khuất phục trước những cuộc xâm lăng từ phương Bắc! 

- Mối quan hệ giữa Thoát Hoan và công chúa An Tư có thể để nhiều khoảng trống cho hư cấu nghệ thuật, mở ra nhiều góc tiếp cận nhân bản, nhưng có nên biến tác phẩm thành một dạng ngôn tình cổ trang, có nên thay cái ống đồng nhục nhã gần ngàn năm nay thành tấm chăn lụa điều mềm dịu hương thiếu nữ? Có nên miêu tả cuộc phản công của quân dân nhà Trần trong màu sắc một cuộc bạo loạn, điên loạn như thế này: "Bốn bề là biển lửa !Tiếng binh khí loảng xoảng. Tiếng hò hét điên loạn: Phải bắt sống Thoát Hoan”? Có nên đặt cuộc chạy trốn của tên tướng giặc vào cảnh tượng lãng mạn trong sắc hoa đào cao quí thanh khiết: "Trong đêm tối tĩnh mịch có hai người vội vã rời khỏi kinh thành. Ngựa phi nhanh như gió. Sau lưng họ, hoa đào rụng trắng như tuyết dưới ánh trăng đẫm sương ướt át. Mùi thơm còn đọng lại trên nhụy đài chan chát ngọt ngào”! Và câu trần thuật "Trong tích tắc, An Tư như bừng tỉnh” có sự cài ghép mơ hồ, khó chấp nhận - nàng công chúa Đại Việt “bừng tỉnh” điều gì đây trước khi giấu giặc nước vào chiếc chăn lụa? Hơn một lần tác giả viết về sự “bừng tỉnh” sau “ảo giác”, và thậm chí còn dẫn giải khá kĩ lưỡng sự bừng tỉnh, đốn ngộ ấy về cái tương phản bất ngờ giữa định kiến (về tướng giặc) với thực tế (trang nam tử Hán dịu dàng, đẹp đẽ đang kiên nhẫn ngồi chờ công chúa tỉnh lại!): "Nàng đã từng tưởng tượng rằng đằng sau dáng ngồi kềnh càng như một con gấu lớn với tấm áo khoác da thú tanh đầy mùi máu phải là một người kì dị chứ không phải là một trang nam tử Hán trong một bộ áo dài màu nâu viền vàng gài khuy chéo được quấn bằng một dây đai nạm ngọc tinh tế làm lộ rõ thân hình đẹp đẽ”! - sự trau chuốt cho tướng giặc còn hiện rõ khi dùng chi tiết xuất thân giải thích cho vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của y: "Từ bé tới giờ Thoát Hoan chỉ ở trên thảo nguyên rộng lớn. Cái khoáng đạt của lòng người cũng như lòng thảo nguyên bao la và có phần lãng tử. Chàng chắc cũng đã được biết nhiều đến các mỹ nhân, nhưng đẹp và tài hoa như An Tư quả là chàng chưa thấy bao giờ”

Người đọc bây giờ không còn mang những định kiến và cách tiếp nhận ấu trĩ khi chỉ nhìn thấy cái xấu của kẻ thù, nhưng quả thật khó có thể hiểu dụng ý cuối cùng của tác giả truyện ngắn là gì khi xuyên tạc hoàn toàn cả lịch sử và nhân vật lịch sử! Và nhất là trong lúc này!

5.Trở lại câu mở đầu: "Rất lâu không đọc báo Văn nghệ”, thấy nuối tiếc hình ảnh của tờ báo từng “vang bóng một thời”! Vài thập kỉ trước đây, Văn nghệ từng là niềm nhớ yêu chờ đợi, là món ăn tinh thần không thể thiếu cuối mỗi tuần, bên cạnh Sân khấu truyền thanh tối thứ 7, Ca nhạc theo yêu cầu thính giả sáng chủ nhật - những niềm vui thuần khiết, ít ỏi mà không nghèo nàn, nhất là không xô bồ chân nguỵ! Tuần báo đầy ắp những góc nhìn mới sắc tới ngỡ ngàng với dấu ấn các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, phóng sự Phùng Gia Lộc, người đọc không chỉ nhớ thơ nhớ truyện, không chỉ mỉm cười với những góc Dọn vườn vui hóm, những tranh châm biếm sắc sảo, những trang thơ với nhiều bài đã được tuyển chọn vào sách giáo khoa cho nhiều thế hệ mà còn ấn tượng với những tranh minh họa của Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Văn Cao, Sĩ Ngọc…, những bài viết mang tính thông điệp cho cả một thời như “Hãy đọc lời ai điếu...” của tác giả Phiên chợ Giát... 

Niềm chờ đợi đầy kì vọng và yêu mến ấy đã vợi thật nhiều qua thời gian, và tới truyện ngắn “Bắt đầu và kết thúc”, người đọc băn khoăn về sự bắt đầu và kết thúc... - không chỉ với một niềm yêu!

Trịnh Thu Tuyết
____________________

Ý kiến của độc giả về bài viết trên

Canh Tranthanh Một bài viết khá công phu của bạn Tuyet Trinh Thu, rất đáng đọc và suy ngẫm! 

Nhã Nguyễn Phong Hay quá. Cảm ơn chị! 

Hoài Hương Bài viet gọn mà đủ ý. Phân tích sâu và thật sự thuyết phục. 

Nguyễn Danh Giao Bài viết rất xác đáng. Nhà Trần đã có Trần Ích Tắc là kẻ gian tế đáng nguyền rủa rồi, nay lại có thêm hậu duệ Trần Quỳnh Nga nữa thì đáng để Đức Thánh Trần cho nó một đao. 

Lưu Đình Hùng Bài viết hay .Tôi chợt nghĩ đến cụm từ Văn nghệ tháo khoán. 

Phùng Huy Thịnh Tạo nghiệp rồi, văn nghệ tạo nghiệp rồi! 

Hung Vu Bài viết quá hay ko biết TBT tờ Báo VN có đọc được ko nhỉ ? 

Nguyễn Xuân Diện Một bài viết không dài, nhưng Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết đã nói đầy đủ sự khác nhau giữa Văn chương và Lịch sử; về sự giải thiêng và giải ảo; về nghệ thuật ngôn từ và hình tượng văn học. Đặc biệt về ba nhân vật lịch sử Thoát Hoan - An Tư và Trần Ích Tắc đã được Trần Quỳnh Nga nhào nặn như thế nào và bằng thủ pháp gì.

Đoạn cuối viết về hồi quang của tờ Văn Nghệ một thời, nay chỉ còn là dĩ vãng. Niềm nuối tiếc khôn nguôi về kỷ niệm xưa, không bao giờ có lại được nữa. Tất cả đọng lại là niềm xót đau khi văn hóa và nghệ thuật đích thực nhường chỗ cho xô bồ, gian ngụy và quay lưng với nghệ thuật và với lịch sử dân tộc.


Hoang Kim Oanh Cả 5 ý thật sắc bén, chặt chẽ và tình lý rạch ròi. Cảm ơn TS Trịnh Thu Tuyết. Mừng còn có bao nhiêu con mắt tinh tường đọc ngay ra ý đồ “giá Đại Việt cứ khuất phục đi, khuất phục làm chư hầu như bao đời nay vẫn thế thì có phải những chốn thiên thai này sẽ còn lại mãi mãi?”

Hoàng Thắm Cô Tuyết viết thật tuyệt vời!

Vien Nguyen Câu kết về báo Văn Nghệ một thời vang bóng hay quá. Cảm ơn tác giả đã nói thay tâm trạng nhiều người trong đó có mỗ. Hồi bé tý ( học cấp 2) mỗ phải đi đánh dậm lấy cua cá mang ra chợ " tỉnh" bán để lấy tiền mua sách báo đọc, trong đó có tờ Văn Nghệ " đáng kính " kia.. Nay thì đến hơn mười năm không đọc một lần...

Ngô S. Đồng Toản Xưa tôi cũng hay đọc tờ Văn Nghệ. Lâu nay không đụng tới. Giờ hãy để nó chết hẳn!

Trần Định : Xứng đáng là Cô Giáo , Tiến Sĩ văn chương lắm ! Cám ơn.

Nguyệt Hoa · Có nhiều điêu"Bắt đầu",bắt đầu lộ bộ mặt văn nô,bắt đầu có những tiếng nói của những học giả yêu nước chân chính,bắt đầu nghĩ tới việc cần phải thu hồi"ác phẩm".Và cũng chuẩn bị cho sự"Kết thúc",kết thúc sự nghiệp văn nô của một kẻ"viết thuê",kết thúc một Hội ươn hèn đòi làm"Tổ chức chính trị xã hội",kết thúc cuối cùng là thu hồi"Bắt đầu và kết thúc"

Tuan Van San Sao đến giờ này mà ông TRẦN QUANG ĐỨC chưa dịch ra tiếng Hán gửi cho ''người bạn'' bên Tàu để lãnh giải thưởng Hội nhà văn TRung QUốc nhi?

Nguyen Trung Dan Người viết đã đành , đáng phải trách cho thằng Tổng biên tập ! Duyệt cho đăng bài này là hắn đã ở trong tâm thức chung của bọn lãnh đạo mong sự ổn định , yên thân phì gia cho dù phải hoán cải bao nhiêu lịch sử ! “ Thằng trí thức đã đành thân là cục phân “ ( theo Mao ) , mà lại trí thức văn nghệ , biết uốn éo mấy tất lưỡi “ cú diều “ làm lộng ngôn. 


TBT có chính kiến , có tấm lòng với đất nước thì bài này đã nằm trong sọt rác từ lâu , khỏi tốn giấy mực cho phường bội nghĩa . Đã đến lúc nên khai tử một tờ báo chỉ tốn thêm tiền của Nhân dân và làm ghế ngồi cho bọn lưu manh chính trị !

Lê Tđ đã đọc bài về chữ Việt nay được đọc thêm bài này thật ngưỡng mộ cô Giáo Tuyết, Trần Quỳnh Nga muốn xây dựng nhân vật Thoát Hoan, An Tư, Trần Ích Tắc là những con người mới XHCN theo cương lĩnh văn hóa văn nghệ của ĐCS

Ngô Thị Hồng Lâm Thật mừng khi trên văn đàn chúng ta vẫn đuọc đọc những bài phê bình văn học, nhặt sạn trong văn chương của những cây bút chân chính điểm mặt gọi tên, chỉ mả chỉ mồ phường mãi quốc cầu vinh từ kẻ biên tập, đến 1 chùm 4 cây viết ngồi trong tòa soạn báo Văn Nghê nó khôbg còn là niềm mong đợi cúa độc giả vào mỗi thứ 6 hàng tuần, kể từ khi cây đại thụ của làng văn Nguyên Ngọc rời tòa soạn. Xin đừng ươn hèn tiếp tay cho hành vi tuyên truyền tư tưởng "sống quỳ" làm chư hầu phương Bắc cho thế hệ mai sau để các vị nhận bổng lộc hậu đãi vì đã đuọc việc cho chủ. Cám ơn TS văn học đã nói giùm cho nhiều người trong đó có tôi. Cám ơn chú Tễu với bản lĩnh của người cầm bút đã lên tiếng bảo vệ sự trong sáng của văn học đem đến cho bạn đọc nhịp cầu kịp thời vạch mặt bọn bán nước.


Tuấn Nguyễn Bá Có lẽ là dọn đường chứ không phải rộng đường dư luận xã hội... 😋😋“giá Đại Việt cứ khuất phục đi, khuất phục làm chư hầu như bao đời nay vẫn thế thì có phải những chốn thiên thai này sẽ còn lại mãi mãi?”

Vodanh Vo Lâu rồi không còn đọc báo văn nghệ nữa, mặc dù được nhét tận tay. Một thế hệ mới chỉ cần tiền và danh vọng sẵn sàng bán rẻ Tổ quốc.


Minh Luong ·Báo văn nghệ lâu nay bị ế, ít người đọc, nhưng không nên câu khách bằng những bài vở như thế này. 

Dung Do Báo Văn nghệ hỏng rồi bởi người cầm đầu

Chu Mộng Long Hoan hô Trịnh Thu Tuyết. Viết hay lắm. Tễu sưu tập hết lại mang đến Hội Nhà văn kính điếu anh Thỉnh. Đồng loạt lên tiếng như vậy thì bọn Hán nô hết đường sống. Bọn ăn mày đổi mới văn chương đứng ra bào chữa bậy bạ cũng muối mặt!

Chuyen Levan Lâu lắm rồi tôi không xem "Văn nghệ" .Chắc bác tổng biên tập muốn độc giả nhớ đến thời đã xưa. Dù sao tôi cũng phải đọc truyện này một lần để có nhận xét riêng

Trần Thủy Thạch Nàng Mỵ Châu trái tim trong trắng chỉ biết yêu thương, không có tội, máu nàng thành Ngọc trai đỏ. Mất nước là do lãnh đạo thời đó mất cảnh giác ỷ vào vũ khí thành cao hào sâu không lấy DÂN LÀM GỐC.

Phi Ngọc Nguyên Hữu Thỉnh. ..đáng bị nhân dân phạt. ..100 trượng chưa nghĩa lý gì!

Minh Nguyen Thằng Trần Ích Tắc NÀO đang NẰM VÙNG trong bộ máy cầm quyền ĐẶT HÀNG bọn BỒI BÚT để viết những bài để... DỌN ĐƯỜNG DƯ LUẬN như thế này!!!!!

Khatiemly Haohan Đĩ bán trôn không nguy hại cho tổ quốc, lại đáng thương! Đĩ bút nguy hại cho tổ quốc và đáng khinh miệt

Mai Ngoc Nguyen Gần đây hình như có nhiều người ăn phải bả khựa bẩn hay sao ấy nhỉ

Thai Truong Giang Cảm ơn Tuyet Trinh Thu, một bài giảng tuyệt vời cho những kẽ nhào nắn lại lịch sử.

Nguyễn Cảnh Thuỵ Truyện ngắn phải chăng là một phép thử tâm lý người Việt (như nhiều sự việc khác tưởng như vô tình) của thế lực chính trị nào đó qua bút danh Trần Thu Nga?

Đàm Chu Văn Bài viết hay, thuyết phục!

Tien DQ Cảm ơn cô giáo có tấm lòng ngay thẳng! Văn chương trước hết là lương tri. Lương tri giúp con người nhận ra đúng/sai hay/dở....Trần Quỳnh Nga có lẽ không có lương tri cho nên càng khôn ngoan bao nhiêu thì càng lộ rõ sự điêu xảo bấy nhiêu. Ghét cái nhà cô này...

Tien DQ  Câu chuyện Mị Châu - Trọng Thủy có liên quan đến Triệu Đà. Mà Triệu Đà vua Nam Việt trong quan hệ với cộng đồng Bách Việt lại rất khác với bọn bành trường đại hái sau này hoặc Hán hóa như người Mông cổ hoặc Mãn châu sau đó. Câu chuyện nước Âu Lạc và Nam Việt tức là quan hệ giữa An Dương Vương và Triệu Đà là quan hệ khác, Nước Nam Việt là một thực thể lịch sử mãi đến đời Triệu Anh Tề mới thần phục nhà Hán. Thời cổ sử các khái niệm như biên giới quốc gia, lãnh thổ ...chưa giống như ngày nay. Thời Trần khác hoàn toàn. Đại Việt quan hệ với Đại Nguyên khác rất nhiều không nên đánh đồng. Chuyện An Tư được/bị gả cho Thoát Hoan mình nghĩ cũng khác chuyện Mị Châu lấy TRọng Thủy hay Huyền Trân được gả cho vua Chăm. Đem cái tư duy ngôn tình ra mà luận người xưa thì than ôi!!!!


Đoàn Lê Giang Cám ơn TS. Thu Tuyết. An Tư được gả cho Thoát Hoan là kế để kìm chân quân Nguyên, không phải là người yêu mù quáng như Mị Châu.

Sam Minh Đúng,nên "kết thúc"những cái"bắt đầu"vô lối như bạn đã chỉ rõ!

Bich HA Phan Tư duy tăm tối, trái tim sẵn lòng Bán nước Mua danh, con dân trong xã hội bắt chước các QUAN XẤU, khởi đầu như thế đấy..kết thúc hay không là tùy vào các BÁC...!

Mai Văn Phấn Bài viết hay và cẩn trọng.

Nam Nguyễn Bài viết hay

Tran Chan Uy Hay, giá trị

Đỗ Trọng Khơi Có thể nói gọn bằng 2 chữ về tn này: XOÀNG và SAI. Xoàng về nghệ thuật, sai về bản chất - nhân vật - lịch sử. Cô tác giả TQN bỗng nhiên thành "kẻ đốt đền", nổi lên nhờ vào chính 2 chữ đó. Nhiều bậc cao nhân thì bỗng nhiên được mất thời gian, cả hòa khí cũng vì 2 chữ đó. Huhuhu.

Trần Đình Sử Bài viết hay. Chgúc mừng TT Tuyết.

Dao Tuan Anh Qủa là bạn ấy muốn viết một truyện ngôn tình cổ trang kiểu Tàu, nhưng mà không đạt. Bạn ấy có lẽ chưa ý thức hết được rằng viết truyện lịch sử rất khó, phải đọc, trải nghiệm, "tu tập" nhiều nhiều...

Nguyễn Tam Mỹ Bài viết sâu sắc, phân tích thấu tình đạt lý, quá hay!

Việt Long cái tờ '' văn nghệ'' đã có những bắt đầu tốt nay đã tới lúc đáng '' kết thúc'' rồi chăng!?

Võ Cường Có thể là vì một động cơ gì đó...

Phong Quốc Lê Truyện lịch sử hay tiểu thuyết lịch sử ngày nay nhiều tác phẩm ra đời cũng từ thị hiếu, nhu cầu của thị trường. Người ta càng ngày càng có xu hướng ngôn tình hóa, mỹ lệ hóa những câu truyện lịch sử, đọc thì nghe có vẻ hay thật, hùng tráng thật nhưng biết đâu cả một sự thật lịch sử đã bị lật ngược theo đó.

Việc người viết viết nên những nhận định, cốt truyện riêng cho mình có thể mở ra một hướng tiếp cận khác cho người đọc nhưng ái hướng mà nhiều tác giả viết tiểu thuyết hay thậm chí cả viết sách ngày nay mở ra nó quá nhiều, với tài năng của mình họ dẫn dắt người đọc vào những câu truyện của mình, và từ giả thiết mà ta thấy nó trở nên như thật. Hậu quả là cả một thế hệ chê bai, dè bỉu chương trình học cho rằng nó không khách quan, không hấp dẫn (điều này đúng một phần).

Em nghĩ, ngôn tình một tí, tầm thường hóa nó một tí thể cho phù hợp với thị hiếu số đông để người ta dễ tiếp cận lịch sử thì được, chứ bóp méo, tự mình suy diễn rồi coi là đúng thì không bao giờ!

Hưng Nguyễn Tiến Đọc “Bắt đầu và kết thúc” của tác giả trẻ Trần Quỳnh Nga mà thấy buồn và thất vọng. Tác giả mô tả về Tướng giặc Thoát Hoan và công chúa An Tư ta có cảm giác na ná như mô tả về vua Quang Trung với công chúa Ngọc Hân ngày đầu xuân sau khi Đại phá quân Thanh với cành đào thắm mà nhà vua tự tay mang tặng người vợ yêu của mình. Một sự hư cấu nhưng xúc phạm lịch sử và xúc phạm tình cảm của những người dân nước Việt. Hư cấu lịch sử là làm sống động, phong phú cái khô khan của lịch sử, chứ không phải là dung tục hoá và xúc phạm đến giá trị Vĩnh hằng là tình cảm dân tộc. Buồn, Góp một đôi lời của dân ngoại đạo văn chương.

H. Sản Ngọc Thuỷ Em còn nhớ hồi sinh viên vì không có tiền nên rất hay lên thư viện mượn báo “văn nghệ già”, “văn nghệ trẻ” để đọc. Từ khi ra trường đến nay, với những bận bịu đời thường mà mối quan tâm ấy dần dần mất đi. Có những lúc, ở đâu đó đc cầm lại tờ báo mà xúc động rưng rưng, bao kí ức của 1 thời thanh xuân như sống lại.

Hôm nay, đọc những lời này của cô thực sự thấy tiếc cho 1 tờ báo đã từng là niềm yêu thích, mong đợi của bao người thích văn, yêu văn!


12 nhận xét :

  1. Truyện ngắn BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC là dấu chấm than khẳng định sự suy đồi của những kẻ Hán nô mang danh văn nghệ sĩ.

    Trả lờiXóa
  2. Ôi! Giải thiêng ư? Thế nào là giải thiêng vậy? Có cái thiêng của những định kiến. Có cái thiêng của những định đề. Định kiến là những sai lầm khoác vỏ chân lý. Định đề là chân lý nền tảng để chúng ta tư duy.
    Giải thiêng là giải những định kiến được thiêng hóa. Còn không ai đi giải thiêng những định đề chân lý thiêng liêng cả.
    Vậy với "Bắt đầu và kết thúc", tác giả non nớt ở điểm nào để như đã trở thành "kẻ đốt đền".
    Nhà Nguyên và Đại Việt lúc đó đã có cuộc chiến tranh. Nhà Nguyên tham vọng bá chủ thế giới và vó ngựa đã giẫm nát nhiều quốc gia từ đông sang tây. Đó là SỬ THỰC. Dù nấp dưới bất cứ lý thuyết sử học nào cũng không thể phủ định sử thực đó. Đúng không nào.
    Cuộc kháng chiến của triều Trần là cuộc kháng chiến bảo vệ quốc gia Đại Việt, bảo vệ quyền độc lập của dân tộc - quốc gia phong kiến, chống lại vó ngựa ngoại xâm. Dù dưới ngọn cờ bất cứ lý lẽ sử học nào cũng không thể phủ nhận sử thực đó. Đúng không nào.
    Quyền tồn tại từ quá khứ, trong hiện tại và cả tương lai nữa của phạm trù quốc gia dân tộc là vĩnh viễn và thiêng liêng.
    Nói điều này vì có những lý thuyết đầy ảo vọng về một "thế giới đại đồng" không còn quốc gia, có những ảo tưởng về một "thế giới phẳng".
    Nhưng nghiên cứu dân tộc học, nhân học và văn hóa học suốt thế kỷ XX chỉ ra rằng: Thế giới cần tồn tại trong tính đa dạng dân tộc và tộc người và tương lai sẽ tồn tại như vậy bất chấp những ảo tưởng.
    Đó là một định đề thiêng liêng.
    Thoát Hoan là đại diện cho thế lực biến thế giới thành một không gian thuộc Hãn tộc.
    Trần Ích Tắc đồng thuận và quy thuận tư tưởng đó nên chịu phong An nam quốc vương.
    An Tư là nạn nhân thụ động của chính trị rồi cũng quy thuận.
    Lịch sử (với tư cách là một diễn ngôn) trên tinh thần hướng tới chân lý về khẳng định độc lập quốc gia - dân tộc đã có những đánh giá về nhân cách từng nhân vật đó. Điều này không chỉ đúng với sử học trung đại mà là một giá trị vĩnh cửu.
    Không phải định đề nào cổ xưa cũng là một định kiến.
    Cũng như vậy, không phải những nhận định sử luận nào cổ xưa cũng là sai lầm.
    Vậy, không thể mượn chiêu bài "giải thiêng" để tùy tiện "giải" vào lịch sử.
    Cho nên, khác với hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp trước đây, truyện ngắn của Trần Quỳnh Nga gây nên sự bất bình rộng lớn cho độc giả.
    Là một người không viết văn xuôi nhưng băn khoăn nhiều với môn lịch sử, tôi có ý kiến như vậy.

    Trả lờiXóa
  3. @ Nguyễn Danh Giao:
    Để chém đầu được tên phù thủy Nguyên Mông Phạm Nhan, Đức Hưng Đạo Vương đã phải lấy cứt gà bôi lên thanh bảo kiếm của mình để Phạm Nhan không mọc được đầu khác, và rồi Ngài phải bỏ thanh kiếm đó vì nó đã bị vấy bẩn.
    Nay Ngài đâu cần vì một nữ Việt gian Trần Quỳnh Nga đang thần vọng Bắc cừu mà làm ô uế một thanh gươm khác.
    Chỉ cần Đức thánh Ngài kệ thây y thị, để y thị cho Phạm Nhan chăm sóc thì y thị cũng khốn khổ một đời, sống không bằng chết.

    Trả lờiXóa
  4. Lâu nay, trên nhiều lĩnh vực của xh ta xuất hiện nhiều "yếu tố Trung Cuốc". Phải chăng Việt Nam đang dần bị "Hán hóa" ???

    Trả lờiXóa
  5. Truyện ngắn BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC giống như hiện tại đang đập phá những di tích lịch sử đi để gọi là "duy tu bảo dưỡng" nhưng thực chất là xây mới. KHi ngắm cái mới thì còn đâu biết đến Lịch sử và ai làm nên Lịch sử.

    Trả lờiXóa
  6. Ts Trịnh thu Tuyết có cái nhìn tinh tế và chính xác về Lịch Sử . Cái nhìn của nhà mô phạm nhưng không chỉ dành riêng cho những học sinh của chị mà dành cho mọi người ! Rất cám ơn nữ tiến sĩ !

    Trả lờiXóa
  7. Chính sử Việt đã ghi rõ : Triều Trần 3 lần chống quân Nguyên mông xâm lược và đã chiến thắng oanh liệt; Trần Hưng Đạo đại vương văn võ song toàn là rường cột của triều Trần trong 3 cuộc k/c thần thánh chống giác Nguyên; Trần ích Tắc , Trần kiện..là những kẻ hèn nhát, bán nước cầu vinh .. Tại sao tác giả " Bắt đầu .. và Kết thúc" lại ca ngợi Trần ích Tắc là người yêu nước?. Đó là việc làm phỉ báng và bôi nhọ sự thật lịch sử dân tộc Việt của tác giả Trần Quỳnh Nga.

    Trả lờiXóa
  8. Xin chia buồn cùng nữ nhà giáo và nhiều, nhiều, rất nhiều vị nữa. Tờ VN đang chết lâm sàng. Những vấn đề nóng bỏng, nó không được đề cập. Nó lại bị ông chủ Hội NV khống chế chặt chẽ (Ví dụ, năm 2017, nó tuyên truyền cho Ngày nhà giáo VN trước cả nửa tháng, với loạt bài ca ngợi ngôi trường xưa của ông chủ này...) Cho nên, hầu hết là chuyện tào lao. Nhất là mảng gọi là Văn học nước ngoài (nhưng huyên thiên rất dai về quản lý, giáo dục...). Những người có trình độ thực sự không thể lọt vào VN. Bởi người cho phép chỉ lo mất quyền, chỉ chăm chăm cho danh vọng của mình. Từ đó, bài vở không cần chọn lọc. Không cần biên tập. Lỗi chính tả, ngữ pháp, chưa kể lỗi văn chương, nhiều vô thiên lủng. Chính đa phần nhà văn, được biếu không VN, cũng không đọc nó. Nghe nói, bác Hữu Thỉnh,...cũng không !?...Chuyện đấu thầu VN, như Trần Đăng Khoa đề xuất, chắc lại là một mẩu chuyện vui vỉa hè...

    Trả lờiXóa
  9. Năm 1979, tất cả báo chí lẫn Bộ ngoại giao VN đều chính thức lên tiếng: tên bán nước Hoàng Văn Hoan là Trần Ích Tắc
    Còn ngày nay, báo Văn Nghệ ca ngợi Trần Ích Tắc qua tác phẩm Bắt đầu và Kết thúc của Trần Quỳnh Nga. Điều này cho thấy rõ ràng nếu không có kẻ chống lưng cho báo Văn Nghệ và Trần Quỳnh Nga thì có gan hùm cô Nga cũng không dám viết tên bán nước Trần Ích Tắc thành người hùng, còn tên cướp nước Thoát Hoan trở thành phong lưu mã thượng. Não trạng chấp nhận làm chư hầu của Trần Quỳnh Nga đã được phổ vào tâm tư của tên cướp nước Thoát Hoan: “giá Đại Việt cứ khuất phục đi, khuất phục làm chư hầu như bao đời nay vẫn thế thì có phải những chốn thiên thai này sẽ còn lại mãi mãi?”
    Cô Trần Quỳnh Nga, làm gì có chuyện bao đời nay Đại Việt chịu làm chư hầu cho bọn phương Bắc để tránh binh đao. Dứt khoát không bao giờ! chỉ có những kẻ bán nước mới cam chịu làm chư hầu cho phương Bắc mà thôi. Cô TQ Nga, cô có thuộc loại này không ? mong rằng cô TQ Nga hãy lên tiếng.
    Vấn đề ở đây tôi muốn nói đến. Ai chống lưng cho TQ Nga ca ngợi tên cướp nước Thoát Hoan và tên bán nước Trần Ích Tắc.
    Vì nếu không có kẻ chống lưng, tôi tin chắc dù có gan hùm, cô TQ Nga cũng không dám tuyên truyền "nhập Tống" như thế.

    Trả lờiXóa
  10. Cam chịu làm nô tài, chấp nhận làm chư hầu để được bình yên. Là quan điểm của những kẻ bán nước cầu vinh.
    Đại đa số người Việt Nam không thích chiến tranh, không gây chiến tranh với các lân bang, nhưng không chấp nhận làm nô lê cho ngoại bang. "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" đó là quan điểm xuyên suốt của dân tộc Việt Nam.
    Lịch sử bao giờ cũng công bằng và trung thực không ai có quyền thay đổi lịch sử, không ai có thể xuyên tác lịch sử.

    Trả lờiXóa
  11. cảm ơn tiến sĩ văn chương Thu Tuyết. một bài viết xuất sắc cho tất cả mọi người. Con điếm bút trần quỳnh nga nhìn vào cô giáo thu tuyết để BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC cho ngòi bút của mình nhé

    Trả lờiXóa
  12. TQN khen Trần Ích Tắc trên Văn nghệ thôi nhưng nhiều kẻ khen Tàu+ trên diễn đàn, rồi cho đục Bia tưởng niệm đồng bào chiến sỹ đã hy sinh anh dũng trong trận chiến với giặc Tàu+ mới đáng phỉ nhổ.

    Trả lờiXóa