Chủ trì tọa đàm là Ông Trần Đăng Khoa, Trưởng Ban Sáng tác, kiêm Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Một số nhà văn, chuyên gia về lý luận văn học đã có mặt: Hoàng Quốc Hải, Trần Đình Hiến, Trần Đình Sử, Nguyễn Quang Thiều, Hữu Thỉnh, Văn Chinh, Nguyễn Văn Thọ, Lê Minh Khuê, Trịnh Bá Đĩnh, Trần Bảo Hưng, Khuất Quang Thụy, Khuất Bình Nguyên, Nguyễn Bình Phương, Lê Thành Nghị... Nhà văn Trần Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM cũng có mặt tại tọa đàm…. Được biết, báo Văn Nghệ có ghi chép tại chỗ và đăng số tới (tuần sau).
Truyện ngắn “Bắt đầu và Kết thúc” đăng trên báo Văn Nghệ số 50 ra ngày 16 - 12 - 2017. Truyện ngắn này đã gây bão dư luận trên mạng xã hội từ suốt hơn một tuần qua, làm bùng nổ các trao đổi trong và ngoài học thuật. Vì vậy, cuộc tọa đàm là một động thái cần thiết, thể hiện rõ trách nhiệm và sự khách quan của Hội Nhà văn Việt Nam trước lịch sử dân tộc và trước bạn đọc. Việc chỉ đạo Ban Sáng tác chủ trì tổ chức tọa đàm là vừa vặn, đúng tầm mức.
Mở đầu là phát biểu của Ban tổ chức về việc cần thiết của cuộc tọa đàm. Sau đó nhà văn Hoàng Quốc Hải phát biểu về vấn đề sáng tác về đề tài lịch sử, về hư cấu văn học trong thể tài lịch sử và nhấn vào trường hợp truyện ngắn của Trần Quỳnh Nga.
Tiếp theo là các phát biểu của hầu hết các khách mời và BCH Hội Nhà văn. Ý kiến của các nhà văn xoay quanh việc:
- Làm rõ sự khác nhau giữa văn và sử. Những góc khuất của lịch sử được văn học tái hiện bằng nghệ thuật ngôn từ. Về văn học viết về đề tài lịch sử thì hư cấu như thế nào, mức độ nào là chấp nhận được.
- Truyện ngắn "Bắt đầu và Kết thúc" của Trần Quỳnh Nga viết về Trần Ích Tắc đã tái hiện một Trần Ích Tắc vượt ra ngoài tâm thức dân tộc và lịch sử. Ca ngợi một kẻ bán nước, và thi vị hóa "tình yêu" của An Tư công chúa và Thoát Hoan là điều khó có thể chấp nhận.
Không có ai quy chụp chính trị cho tác giả trẻ Trần Quỳnh Nga, cũng không ai mạt sát nhau và mạt sát tác giả. Không có không khí đấu tố xảy ra trong hội trường tọa đàm. Nhưng hầu hết các phát biểu đều rất nghiêm khắc và thẳng thắn.
Có 4 nhà văn lên tiếng bênh vực và ca tụng tác giả Trần Quỳnh Nga và truyện ngắn "Bắt đầu và Kết thúc". Văn Chinh ào đến phòng họp như một cơn gió. Vội vàng phát biểu hết lời ca tụng truyện ngắn "Bắt đầu và Kết thúc' và cho đây là truyện ngắn sáng giá về đề tài tình yêu, Văn Chinh nói xong vội thoát ra khỏi phòng họp "như một hơi rượu". Hai phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam là Nguyễn Quang Thiều và Trần Đăng Khoa là những người khéo ăn nói đã khen tác giả Trần Quỳnh Nga là có văn tài. Nhưng cả hai ông này đều không dám bênh vực cho Trần Ích Tắc và Trần Quỳnh Nga, cũng như truyện ngắn "Bắt đầu và Kết thúc". Nhà văn Nguyễn Văn Thọ (Thọ Muối) khen cô nhà văn này có tài, nhưng ông cũng nói nếu là biên tập viên, ông cũng sẽ gác lại chưa đăng truyện ngắn này, mà dành để đến dịp ...8/3. (!?).
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ Tôi đính chính lời P.V.
Đánh giá tác giả Qùynh Nga tôi khẳng định hai lần trong hội nghị rằng, ở riêng truyện ngắn Bắt đầu và kết thúc tác giả là một cây bút tồi, không đủ tài để làm rõ sự khuất tất của lịch sừ nếu có. Với tư cách 1 phó chủ tịch hội đồng văn xuôi tôi cũng nói rõ trong hơn ba trăm tác già viết văn xuôi xin vào hội vừa qua chúng tôi đọc ba cuốn sách của tác giả, xét đủ tư cách của đơn xin vào Hội. ( ko có truyện ngắn Bắt đầu và Kết thúc).
Những kém cỏi mà chị Nga thao tác trong truyện ngắn kém cỏi ra sao tôi đã phát biểu trong hội nghị rất rõ ràng.
Tinh thần chính của hội nghị bật lên rất rõ tác giả TQN hay tác giả nào viết về lịch sử cần tránh việc đi ngược lại tâm thức lịch sử không được làm méo mó Hào khí Đông A, điều cần gìn giữ mãi mãi cho dân tộc.
Nhà văn Khuất Quang Thụy, Tổng Biên tập báo Văn Nghệ cũng có mặt. Ông đứng lên phát biểu, ngơ ngác và xa lạ đến tội nghiệp, dường như ông vẫn không hiểu sự việc ra làm sao mà để đến nỗi Hội Nhà văn Việt Nam phải mở cuộc tọa đàm này.
.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn VN xuất hiện khi cuộc họp đã diễn ra được một lúc. Ông đến, ông ngồi xuống, ông đọc tài liệu (ông có đủ bài của Chu Mộng Long, Trần Bảo Hưng và Trịnh Thu Tuyết) và lắng tai nghe các phát biểu.
Cuối cùng, ông Hữu Thỉnh đứng lên nói mấy lời dường như để tổng kết cuộc tọa đàm. Điều gây sửng sốt đã đến, khi vừa đứng dậy ông đã cầm ngay văn bản bài viết của TS. Chu Mộng Long in từ blog Tễu và dõng dạc trích đọc bài viết, bài viết mà họ Chu cho biết là viết là để "coi như giúp cho tờ báo mình thích một thời sống thêm". Ông đọc cả câu này trong bài của Chu Mộng Long: "Đọc đi đọc lại Bắt đầu và kết thúc, tôi thấy không có gì đáng viết. Tốt nhất hãy để tờ báo văn nghệ này chết hẳn trong lòng bạn đọc sau những vụ lùm xùm đấu đá, những nợ nần và những cầu cứu các nguồn tài trợ trong lẫn ngoài nước. Nhưng đã lỡ hứa với cụ Hoàng Quốc Hải nên đành phải viết, coi như giúp cho tờ báo mình thích một thời sống thêm".
Ông Hữu Thỉnh nói: Bạn đọc họ thông minh và hiểu biết lắm. Họ thông minh hơn chúng ta, và hơn chúng ta tưởng. Đây, những bài viết ấy đây. Tờ báo Văn Nghệ của chúng ta không thể quay lưng với bạn đọc, không thể vô trách nhiệm với bạn đọc và với lịch sử được. Chúng ta không thể nào và không bao giờ có thể ủng hộ những khuynh hướng sáng tác như truyện ngắn của Trần Quỳnh Nga. Phải làm rõ đúng sai. Không hy sinh chân lý được! Không hy sinh lịch sử được. Có gì quý hơn dân tộc, có gì quý hơn sự thật mà phải hy sinh?!. Chúng ta không quy chụp vội vã tác giả, nhưng phải chuyển đến tác giả về những nhận thức sai sót của mình về lịch sử.
Ông Hữu Thỉnh yêu cầu phải có cuộc họp giữa Ban chấp hành Hội Nhà văn VN với BBT Báo Văn Nghệ để kiểm điểm, để đăng tải các ý kiến, và để có một lời cáo lỗi chân thành với bạn đọc.
Ông Hữu Thỉnh nói: Bạn đọc họ thông minh và hiểu biết lắm. Họ thông minh hơn chúng ta, và hơn chúng ta tưởng. Đây, những bài viết ấy đây. Tờ báo Văn Nghệ của chúng ta không thể quay lưng với bạn đọc, không thể vô trách nhiệm với bạn đọc và với lịch sử được. Chúng ta không thể nào và không bao giờ có thể ủng hộ những khuynh hướng sáng tác như truyện ngắn của Trần Quỳnh Nga. Phải làm rõ đúng sai. Không hy sinh chân lý được! Không hy sinh lịch sử được. Có gì quý hơn dân tộc, có gì quý hơn sự thật mà phải hy sinh?!. Chúng ta không quy chụp vội vã tác giả, nhưng phải chuyển đến tác giả về những nhận thức sai sót của mình về lịch sử.
Ông Hữu Thỉnh yêu cầu phải có cuộc họp giữa Ban chấp hành Hội Nhà văn VN với BBT Báo Văn Nghệ để kiểm điểm, để đăng tải các ý kiến, và để có một lời cáo lỗi chân thành với bạn đọc.
Cuộc tọa đàm bắt đầu lúc 14h và kết thúc lúc 18h ngày 19 tháng 1 năm 2018 khi thành phố đã lên đèn. Lúc ấy, dư luận còn đang chộn rộn cảm xúc: Đau buồn tưởng niệm 74 chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa ngày này 44 năm trước; và cảm xúc phẫn nộ khi Bộ Văn hóa VN đã để cho đoàn nghệ thuật Nội Mông của Tàu múa hát tại Nhà hát lớn vào đêm 19.1.2018 và hồi hộp theo dõi xem đêm diễn có bị hủy như Bộ Văn hóa đã nói với báo chí không.
P.V
Nguyễn Xuân Thanh Cái gì sai thì nói là sai! Nể nang với cái sai, mà là sai về lịch sử đất nước thì càng không đáng. Ngày càng nhiều người mượn danh làm sai lệch lịch sử nước nhà. Ngộ chữ?
____________
Bình luận của độc giả:
Trương Lợi Văn Chinh ào đến phòng họp như một cơn gió. Vội vàng phát biểu hết lời ca tụng truyện ngắn "Bắt đầu và Kết thúc' và cho đây là truyện ngắn sáng giá về đề tài tình yêu, Văn Chinh nói xong vội thoát ra khỏi phòng họp "như một hơi rượu". Ha ha
Bình luận của độc giả:
Trương Lợi Văn Chinh ào đến phòng họp như một cơn gió. Vội vàng phát biểu hết lời ca tụng truyện ngắn "Bắt đầu và Kết thúc' và cho đây là truyện ngắn sáng giá về đề tài tình yêu, Văn Chinh nói xong vội thoát ra khỏi phòng họp "như một hơi rượu". Ha ha
Bùi Quang Minh Cuộc
họp có vẻ mang mục đích xoa dịu dư luận, khen văn chương mà kg
thấy chê về tư tưởng, nhận thức của tác giả, tác phẩm. Mong
biết được cụ thể các bài tham luận!
Trần Đình Sử Khuất Quang Thuỵ không xứng với chức TBT tờ Văn Nghệ. Hết người rồi hay sao mà lại sử dụng ông ta?
Đặng Tiến Thưa Thầy Trần Đình Sử
kính mến! Họ thuộc vào số ít nhưng không tinh hoa! Còn bạn đọc thì luôn
luôn bị buộc vào cái từ "đám đông" hết không có chuyên môn lại không đủ
năng lực phân biệt "văn"/ "sử"! Tờ Văn nghệ thử so với một tờ báo Văn
nghệ thời 30 - 45 hoặc Sài Gòn trước 1975 thì thấy nó chán thật ạ!
Trịnh Vĩnh Phúc "-
Truyện ngắn "Bắt đầu và Kết thúc" của Trần Quỳnh Nga viết về Trần Ích
Tắc đã tái hiện một Trần Ích Tắc vượt ra ngoài tâm thức dân tộc và lịch
sử. Ca ngợi một kẻ bán nước, và thi vị hóa "tình yêu" của An Tư công
chúa và Thoát Hoan là điều khó có thể chấp nhận". Ý kiến xác đáng!
Tuyet Trinh Thu Tường thuật diễn biến “cảnh toàn”và phác họa mấy chân dung “cảnh cận” rất nét!
Hình dung VC thoát khỏi phòng “ như một hơi rượu” và sau hơi rượu ấy, “hoa đào rụng trắng như tuyết dưới ánh trăng đẫm sương ướt át”!
Hình dung VC thoát khỏi phòng “ như một hơi rượu” và sau hơi rượu ấy, “hoa đào rụng trắng như tuyết dưới ánh trăng đẫm sương ướt át”!
Trần Đức Tôn Huyền Em
đã đọc nhiều lần cuốn tiểu thuyết " Hồ Quý Ly" của Nguyễn Xuân Khánh. Ở
đây cũng là một cái nhìn mới về nhân vật Hồ Quý Ly nhưng rất sâu sắc và
nhân văn; hợp với tư tưởng nhiều người, hợp thời và không xa rời lịch
sử. Còn ở " Bắt đầu và kết thúc" thì giống như được xào nấu truyện Kim
Dung bằng thứ hương liệu của tiểu thuyết diễm tình.
Nguyễn Danh Giao Hình
như hội nhà văn và báo văn nghệ đang mất định hướng cho văn học nói
riêng và cho văn nghệ nói chung. Từ sau 1975, văn học ta dần dần chuyển
sang phản ánh những trăn trở đời thường, những số phận đời thường, một
số khai thác đề tài lịch sử để nhận thức
theo những lý thuyết mới, những quan điểm mới, điêù ấy cũng tốt nhưng
đi quá xa sự thật lịch sử đến phản cảm, phản bội truyền thống tốt đẹp
của cha ông thì không thể chấp nhận được. Cái thây ma Trần Ích Tắc,
Thoát Hoan dù có khoác lên nó bằng những ngôn từ mỹ miều, duyên dáng,
hào nhoáng thì bản chất nó vẫn là những kẻ đáng nguyền rủa và lên án vì
bó là kẻ bán nước và xâm lược cần để cho các thể hệ mai sau luôn hiểu
đúng, đừng để hiểu sai, hiểu khác. Đó là việc các nhà văn cần làm chứ
trốn tránh sự thật lịch sử để chui vào cái váy mỹ nhân ngôn tình cải
lương thì hèn mặt nam nhi quá. Hãy xem liều thuốc chuột của Trần Quỳnh
Nga có ảnh hưởng gì với các bạn đọc trẻ hiện nay về lịch sử. Họ hiểu
truyện theo hướng ngôn tình hay hướng nhân vật lịch sử? Và hậu quả sẽ
thế nào? Định hướng của văn học bây giờ có cần không? Hay để phát triển
vô phèng nói sai, nói tốt, nói đẹp cho nhân vật lịch sử cần nguyền rủa
mới là đổi mới, tiến bộ. Có lẽ cần xem lại nhiều vấn đề của văn học hiện
nay?'
Đặng Tiến Văn
nghệ nên tự định hướng cho mình chứ đừng ham định hướng cho bạn đọc! Vì
bạn đọc họ có quyền lựa chọn cái đọc. Hàng tấn sách định hướng nào đó
đã sống trọn kiếp không người đọc. Văn nghệ bấy lâu nay là tờ báo vô bản
sắc vì nó chập chờn lờn vờn như bóng ma
ý! Nó không biết hướng tới loại bạn đọc nào. Tôi cam đoan những người
đọc lành nghề nhất đều quay lưng với nó. Những người đọc trẻ ham cái mới
cũng quay lưng. Những người đọc ham "ngôn tình" thích lá cải cũng không
thèm. Xin nhớ bây giờ người tiêu dùng quyết định nhà sản xuất! Văn
chương nghệ thuật cũng như vậy!
Phùng Hoài Ngọc Bis Hữu Thỉnh ghi điểm cộng với bạn đọc.
Đặng Tiến Tôi
đã từng đặt Văn nghệ hàng chục năm liền! Bộ sưu tập Văn nghệ của thôi
thời ông Nguyên Ngọc làm TBT không thiếu một số nào, chỉ tiếc điều kiện
khí hậu ở Thái Nguyên thì quá thất thường, hoàn cảnh gia đình thì chưa
đủ điều kiện, giấy in báo thì ... phẩm
cấp thấp quá thành ra hỏng hết, nó cứ tự mủn ra. Nhưng sau thời ông
Nguyên Ngọc thì tôi nhìn tờ Văn Nghệ cùng những ấn bản của nó thấy cực
kì thờ ơ! Bạn bè tôi viết văn có bài đăng trên đó báo cho tôi hoặc tặng
tôi báo thì tôi cũng thờ ơ như vậy> Các ông bà làm báo nhớ điều này:
Bạn đọc là người quyết định số phận của tờ báo! Tôi không nghĩ người đối
xử với Văn Nghệ như tôi không hề ít! Hầu hết bạn bè trong giới dạy văn
của tôi hầu như không hề biết có tờ Văn Nghệ.
Nguyễn Cảnh Thuỵ Công chúng phản ứng là đương nhiên. Đáng lý báo VN nên có lời tiếp thu thì lại mở tọa đàm!
Tại sao phải tọa đàm? Chả lẽ ngần người là lãnh đạo Hội và tờ báo chưa ngộ ra sao? Vậy mà Văn Chinh vẫn khen được thì không hiểu nổi!!!
Tại sao phải tọa đàm? Chả lẽ ngần người là lãnh đạo Hội và tờ báo chưa ngộ ra sao? Vậy mà Văn Chinh vẫn khen được thì không hiểu nổi!!!
Hồng Thắm Phạm Hoan hô a Thỉnh.
Canh Tranthanh HT chém quả này kinh nhỉ?
Tuan Van San ô Hữu Thỉnh có tình thần cầu thị rồi đó
Phạm Văn Tôi khen ngợi ông Hữu Thỉnh rất tỉnh táo, đưa ra dẫn chứng về bài viết của Ts Chu Mộng Long, và ông phát biểu sâu sắc chỉ đạo và kết luận trong buổi tọa đàm.
Nguyenxuan Thu Dễ
gây nhầm lẫn cho người đọc, hư cấu không thể đổi trắng thay đen, bán
nước thành yêu nước, xuyên tạc lịch sử gây nguy hiểm cho văn hoá dân
tộc, có thể truy tố tội xuyên tạc, bóp méo lịch sử, có dụng ý gây nghi
ngơ các nhân vật lịch sử, xoá bỏ quá khứ
lịch sử, định dùng văn thay quá khứ của các nhân vật lịch sử, một sự nô
dịch về văn hoá. Hơn 800 năm lịch sử luôn nguyên rủa kẻ bán nước, nay
lại có kẻ tự bịa đặt để ca ngợi.
Tuan Van San ''Nguyễn
Quang Thiều và Trần Đăng Khoa là những người khéo ăn nói đã khen tác
giả Trần Quỳnh Nga là có văn tài. Nhưng cả hai ông này đều không dám
bênh vực cho Trần Ích Tắc và Trần Quỳnh Nga'' Vậy thì xin hỏi, mời hai
cái lão này đến làm gì? Khác gì khen Trần Ich Tắc tài cao nhưng lờ đi
tội phản quốc?
Đỗ Thu Hà Ôi
nhà văn có tài mà không có tâm với đất nước thì để làm gì.Văn chương
như vậy không bằng mớ giấy lộn.Nhà văn như thế đâu còn chữ văn.Thật đáng
khinh.
Đỗ Thu Hà Tôi nghĩ những tác phẩm như vậy không nên cho đăng bởi nó chỉ làm bẩn tờ báo và đầu độc tư tưởng người đọc.
Trần Hồng Giang Ôi thôi xong, thế là em Nga trượt kết nạp năm nay rồi!
Phạm Sỹ Đại Cá nhân tôi rất tán thành với quan điểm và cách xử lý vụ việc của nhà thơ chủ tịch hội Nv VN Hữu Thỉnh.
Chu Mộng Long Tường thuật hay!
Hoài Hương Ông Văn Chinh buồn cười thật. Thiếu dũng, thiếu cả lịch sự.
Đặng Tiến Tôi
có đọc ông này, thì thấy đây là ví dụ chuẩn nhất cho tư cách đàn ông
kiểu ăn nói nước đôi, có xôi thì khen xôi dẻo, có thịt thì khen thịt
bùi, gió chiều nào che chiều ấy. Chán! Văn nhân như thế ở xứ này hơi bị
nhiều nên nền văn nghệ của ta nó cứ đì đẹt mãi không bứt phá lên được!
Nguyễn Xuân Thanh Cái gì sai thì nói là sai! Nể nang với cái sai, mà là sai về lịch sử đất nước thì càng không đáng. Ngày càng nhiều người mượn danh làm sai lệch lịch sử nước nhà. Ngộ chữ?
Do Chien Thang Sao lại có ngòi bút dựng những thây ma lịch sử thối nát, phả vào đấy tính nhân văn được nhỉ.
Trân trọng tuổi trẻ là sáng tạo, nhưng sáng tạo kiểu này thì phải chấn chỉnh lại.
Thái độ của Chủ tịch Hữu Thỉnh là đúng đắn và sáng suốt.
Trân trọng tuổi trẻ là sáng tạo, nhưng sáng tạo kiểu này thì phải chấn chỉnh lại.
Thái độ của Chủ tịch Hữu Thỉnh là đúng đắn và sáng suốt.
Nguyễn Văn Nhiệm Đã có truyện ngắn ca ngợi Trần Ích Tắc, kẻ bán nước cầu vinh, thì thế nào mà chẳng có tiểu thuyết ca ngợi kẻ xâm lược !
Cuong Ngo Cần luôn thấy là nguời đọc thông minh và có tr.nhiệm,mong rằng đừng để xẩy ra những việc như thế nữa!
Tốt nhất là "Vặn nghệ" có lời xin lỗi nh.dân để giữ được tình yêu đã có
Tác gỉa thì phải tự rút kn!
Tốt nhất là "Vặn nghệ" có lời xin lỗi nh.dân để giữ được tình yêu đã có
Tác gỉa thì phải tự rút kn!
Loan Phan Ừ, được đấy! Lần này điểm cộng cho Hữu Thỉnh.
Hòa Đỗ Hư cấu gì cũng phải lựa theo thực tế lịch sử. Không được nhân danh hư cấu mà đi ngược lại sự thật lịch sử.
Ngoc Mai Nguyen Phải nói là truyện ngan va tác giả đều là sản phẩm của văn hóa nô bộc.
Cong Duc Nguyen Đề nghị Hội Nhà Văn Việt Nam nêu cao tinh thần yêu nước, yêu Tổ quốc, tôn trọng lịch sử, giáo dục cho các nhà văn tinh thần này trong sáng tác, để đừng đẻ ra những tác phẩm mang tư tưởng nô dịch, bệnh hoạn như vậy. Đề nghị các nhà văn Việt Nam đích thực hãy phỉ nhổ vào những kẻ mệnh danh là nhà văn đã hết lòng tung hê cho tư tưởng nô dịch này!
Van Pham Viết ra điều cao đẹp phụng sự Tổ Quốc và dân tộc thì gọi người viết ấy là nhà văn . Viết xằng bậy, lật lọng, viết phản bội Tổ Quốc và dân tộc thì gọi hạng ấy là nặc nô.
Thiệp Lâm Quang Tôi đã từng đánh giá Trần Đăng Khoa rất cao. Tiếc thật!
Cong Duc Nguyen Thật là tiếc! Tôi cũng đã từng yêu mến nhà thơ Hữu Thỉnh và Trần Đăng Khoa. Tôi không hiểu Hội Nhà Văn Việt Nam sao lại mất phương hướng trong sáng tác như vậy!
Μινη Μινη Cái tầm của học giả là tìm sự thật của lịch sử, học giả mà sáng tác văn học lịch sử theo cái kiểu sáng tác nhạc trữ tình trong men rượu, hư cấu đi xa sự thật lịch sử thì.....chết! Chết chắc!!!
Minh Duc Ngo ·Ít ngờ cụ Hữu Thỉnh lại "được" ra phết như thế. Bravo Hữu Thỉnh!
Vũ Thúy Cầm ·Ông Hữu Thỉnh đọc bài viết của Chu Mộng Long thay cho lời kết của cuộc tọa đàm. Hay quá. Lần này thì khen ông ấy.
Mẫu Đơn Đỏ ·Nếu đúng cô bé này đã mượn văn học để bẻ ngoặt lịch sử thì hãy hỏi : cô viết như thế để làm gì ? Một thằng tướng giặc cướp nước ( đi lại nghênh ngang ngoài đường , uốn lưỡi cú diều để sỉ mắng triều đình , đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ ) ấy vậy mà lại được công chúa An tư yêu , thì họa chăng , công chúa này điên hoặc những kẻ tán thưởng cái tình yêu tưởng tượng kia thực sự không hiểu luân thường đạo lý của kiếp làm người.
Phạm Minh Diệu ·Rất nhiều chuyện lịch sử cần viết lại. Nhưng trước khi viết, phải nghiên cứu hàng nghìn, chục nghìn tư liệu từ những nguồn có uy tín. Em Quỳnh Nga cần trưởng thành thêm nếu có gan.
Anh Cương Võ · Xưa thích báo văn nghệ lắm lắm...nhiều năm rồi không cầm trên tay tờ báo ấy, may có FB đọc bài của thầy Chu Mộng Long nên tôi mớii biết...nghe ông Hữu Thỉnh đọc bài của ông Long và kết luận, có chút cảm tình !
Diên Hồng Dương Ngày trước trên báo Văn nghệ có đăng một truyện ( em quên tên) cũng viết về tình yêu và viết theo lối phản biện: kể về tình yêu của Mị Nương và Thủy thần. Cái nhìn phản biện cảm thông cho cơn ghen của Nước- yếu tố vật chất không thể thiếu trong đời sống con người. Tình yêu đó dễ được chấp nhận vì nó gắn với logic của cuộc sống hiện thực.
Còn " Bắt đầu và kết thúc" có lẽ kết thúc đi. Đó là bài học không nên vấp của hư cấu nghệ thuật. Anh có thể tưởng tượng tình yêu không biên giới, tình yêu giả tưởng nhưng không thể dùng ngòi bút bẻ cong lịch sử. Và đặc biệt là không thể học đòi làm Trần Ích Tắc hay Trần Thiêm Bình... cõng rắn cắn gà nhà...
Tác phẩm thế mà có kẻ dám bênh thì ngu hết biết.
Tuyet Trinh Thu Đó là truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời của Hoà Vang!
Tô Hoàn · Bạn đọc họ thông minh lắm . Xin các nhà văn hãy đứng về phía Dân Tộc và NHÂN DÂN.
Nguyễn Ngọc Dương Đoc bài tường thuật này hồi hộp quá. Cuối cùng thì cũng thở phào nhẹ nhõm khi nhà thơ Hữu Thỉnh kết. Qua hội thảo cũng nhận ra bản lĩnh của từng "NHÀ". Buồn nhất là ông Văn Chinh... Có 1lần đi với ông ấy, trong dạ mình thấy ngưỡng mộ vì ông ấy là NHÀ VĂN... Nhưng nếu một người viết văn ko dám thẳng ngồi bút hay trực ngôn nghĩa là anh tự xếp mình vào hàng văn nô...
Nguyễn Chi · Ông Hữu Thỉnh lần này đã thể hiện bản lĩnh 1 thủ lĩnh văn nghệ biết đứng về Dt, về Nd. Ông đã xóa được hình ảnh lâu nay không được bạn đọc thiện cảm.
Tuyen Ngoc Riêng phần này ông hữu thỉnh rất đúng
Quynh Giao Do Thi tình yêu hư cấu trong lịch sử không thiếu Như công chúa Huyền Trân với Trần khắc Chung Vì tổ quốc họ hy sinh tình riêng Như Ngọc Hân chọn nhà Tây Sơn Thậm chí có cả truyền thuyết An Tư là người yêu của Yết Kiêu. Cô Nga là người trẻ đọc bài viết của cô o cãm nhận được lời văn của người có học được trau chuốc cẫn thận mà như văn của một học sinh lớp ba lớp bốn gì đó người còn trẻ đời còn dài Xin đừng dùng ngòi bút làm dơ bẫn 2 tiếng nhà văn nhà báo người vì danh vọng mà bán rẽ lương tâm một lúc nào đó cũng sẽ vì danh vọng mà bán rẽ thân xác mình.
Bùi Sỹ Căn · Rất tán thành ý kiến chỉ đạo của chủ tịch hội nhà văn không thể ngụy biện để bôi nhọ lịch sử và làm sai lệch lịch sử được dưới bất kỳ. Hình thức nào
Nhã Nguyễn Phong Cái kết được!
Xuanhoang Nguyen · Ông Hữu Thỉnh dù không viết nhưng Ông đọc bài viết chuẩn của người khác để kết luận thì cũng đồng nghĩa là ông viết. Mượn một bài viết hay để kết luận là quá khôn và khéo. Hoan hô bác Hữu Thỉnh.
Minh Nguyen Nguyen · Đáng chú ý là câu phát biểu của ông Hữu Thỉnh: "Bạn đọc họ thông minh và hiểu biết lắm. Họ thông minh hơn chúng ta, và hơn chúng ta tưởng" ( trích theo bài viết ). Thật mừng, ông Chủ tịch Hội Nhà văn VN đã ngộ ra sự thật này. Vấn đề là các nhà văn hội viên của ông có nhận ra như ông không hay vẫn tự huyễn hoặc mình trước công chúng? May mắn, là đã có hàng chục nhà văn nhận ra và đã tự gạch tên mình khỏi Hội, trong đó có những tên tuổi như Nguyên Ngọc, Nguyễn Duy, Ý Nhi...
Map Bin Gần đây mấy vụ xét lại lịch sử hơi bị nhiều. Hậu duệ của những kẻ bán nước cầu vinh sống lại rồi hả. Đừng có mơ
Phan Thành Khương · Khác biệt và sáng tạo không đồng nghĩa với viết bậy, chà đạp lên sự thất. Không có sự thật, không coa văn chương chân chính.
Hữu Thỉnh nhìn chung là lú, nhưng ở đây lại khôn
Trả lờiXóaNga với Ngu khác nhau có một nguyên âm A và U . Vậy nhắn gửi Trần Quỳnh Nga rằng :
Trả lờiXóaEm về học lấy chữ U,
Chín thu anh đợi mười thu anh chờ !
có thể nói ông Hữu Thỉnh đã dũng cảm nhân ra phải đưng về phía dân tộc, đứng về phía độc giả. Nếu không báo văn nghệ sẽ chết,hội nhà văn sẽ chả có độc giả quan tâm nữa. Mặc dù các ông trong BCH đã 1 thời được mọi người yêu mến.
Trả lờiXóaTôi có nhầm về Hữu Thỉnh không?
Trả lờiXóaCô này ngầm ca ngợi những Trần Ích Tắc hiện đại hay sao?
Trả lờiXóa100% đúng.
XóaChính xác như vậy, đây chính là một Hán Nô đáng tru di tam tộc.
XóaChẳng có gì lạ!Hiện tượng T.q.Nga chỉ là kết quả của một nền giáo dục"Chính Phủ"....Buồn
Trả lờiXóaVăn Chinh là thằng nào nhỉ, ông nhận được bao nhiêu tiền bẩn?
Trả lờiXóaNếu ông Nguyễn Hữu Thỉnh nói được những lời công tâm như trên thì ông biết ông phải làm gì để đòi lại công bằng cho lịch sử Việt Nam trước những đợt sóng xâm lăng tàn hại về văn hoá đang diễn ra ngày một nhiều và trắng trợn hơn trên đất nước ta.
Trả lờiXóaTác giả đã được nổi tiếng.
Trả lờiXóaCô có phải là "người đốt đền" ?
Ôi ! Trần Đăng Khoa càng lớn càng bé đi.
Trả lờiXóaNhững Lê Bá Khánh Trình,Văn Quyến từ những mầm măng bụ bẫm,lớn lên chỉ là những nhánh tre rào. Vì đâu?
Dù sao Kết thúc câu chuyện cũng có hậu khi ông Hữu Thỉnh lên án Báo văn nghệ và chuyện “Bắt đầu và kết thúc”
Trả lờiXóaCô Nga này cũng họ với Trần Ích Tắc, chắc là họ 8 đời (!?) Lại ở gần Formosa nên đã bị nhiễm độc rồi. Cô chưa thuộc sử và càng chưa biết cách viết văn về lịch sử phải đứng ở đâu, gắn với cái gì, vì cái gì ?...
Trả lờiXóaCô Nga cùng họ với Trần Ích Tắc. Chắc họ 8 đời !
Trả lờiXóaVĂN CHƯƠNG - VĂN TỤC
Trả lờiXóaTrong nghệ thuật sáng tác có thể hư cấu, không nhất thiết phải đúng sự thật. Tuy nhiên, sáng tác mà làm cho người đọc hiểu nhầm hoặc hiểu sai về một cá nhân, một xã hội hay lịch sử thì không gọi là sáng tác nữa, mà có thể gọi là bịa đặt là nói láo
Khi bịa đặt hoặc nói láo thì không thể gọi là Văn chương mà phải gọi đúng là Văn tục.
Mà đã là Văn tục thì miễn bàn
Mở cuộc tọa đàm là phải phép, thế mới đúng theo đường lối lãnh đạọ của đảng, không nhẽ các vị tiêu tiền của dân mà lại không có việc gì làm, cứ bàn, cứ viết, đúng hoặc sai đã có dư luận lo. Văn nghệ nước nhà vạn tuế - Hoan hô;(Đúng là phí cơm nuôi báo cô cái loại vô tích sự này)
Trả lờiXóaTọa đàm về Hoàng Văn Hoan cùng đồng bọn cho nó gần ,ai cũng biết .
Trả lờiXóaBọn phản động ăn tiền bẩn tự giặc tàu,bọn bán nước nhiều hơn quân nguyên, nên chuyện con mụ Nga, thằng Văn chinh ca ngợi thằng phản quốc cũng là lẽ thường tình.
Trả lờiXóa