BBC
8 tháng 1 2018
8 tháng 1 2018
Hai học giả nước ngoài, một từ
Malaysia, một từ Mỹ nói với BBC về tranh cãi quanh tính chân thực của
'bức chân dung vua Quang Trung' nêu ra ở Việt Nam gần đây.
Trong
mấy tuần trước, ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính được dẫn
thuật khẳng định tính chân thực của "chân dung vua Càn Long đã ra lệnh
cho hoạ gia trong cung vẽ tại Bắc Kinh năm 1790 khi vua Quang Trung cầm
đầu một phái đoàn sang chúc thọ".
Bài viết của ông Duy Chính đã khá lâu nhưng chỉ gây ồn ào sau bài tường thuật của báo Tuổi Trẻ ngày 31/12/2017.
'Chưa thuyết phục'
Bình
luận với BBC, Tiến sĩ Ku Boon Dar, nghiên cứu về nhà Tây Sơn ở
Universiti Sains Malaysia (USM), nói ông không cảm thấy được thuyết
phục.
Tiến sĩ Ku Boon Dar dẫn lại các nguồn lịch sử từng mô tả vua
Quang Trung (1753 - 1792) là người "có giọng nói vang to, tóc quăn, da
dày, mắt sáng".
"Ông ấy được mô tả là khỏe tới mức có thể nâng cả tấn lúa trên vai."
Bài viết của ông Nguyễn Duy Chính dựa vào một công bố của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức trên mạng.
Theo
ông Đức, "một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung
Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Bức tranh này
có ghi rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở
bên nhà Thanh)".
Tuy tác giả Trần Quang Đức dè dặt không khẳng
định nhưng ông Duy Chính "tin tưởng" đây chính là một trong ba bức chân
dung được vẽ tại Bắc Kinh năm 1790 "khi vua Quang Trung cầm đầu một phái
đoàn sang chúc thọ".
Nhiều người phản ứng sau tin này, vì cho rằng nhân vật trong tranh có "tướng mạo tiểu nhân".
Cũng
cần nói thêm rằng nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính, trong các sách đã in
tại Việt Nam, cho rằng người cầm đầu phái đoàn sang Trung Hoa năm 1790
chính là vua Quang Trung, tuy các nguồn sử Việt trước đây đều nói đó chỉ
là "giả vương".
Ví dụ, Hoàng Lê nhất thông chí cho rằng giả vương
tên là Nguyễn Quang Thực. Còn Đại Nam chính biên liệt truyện nói người
đó tên là Phạm Công Trị.
Bình luận với BBC, Tiến sĩ Ku Boon Dar cho rằng giả vương là Nguyễn Quang Thực, người Nghệ An.
"Vì
thế, tôi cũng nghi ngờ liệu bức hình này có phải vẽ Quang Trung không,"
ông nói khi được BBC Tiếng Việt gửi cho xem tấm hình trên.
Tiến sĩ Ku Boon Dar giải thích thêm rằng trong thế kỷ 19, Trung Quốc "thường vẽ chân dung người nước ngoài không chính xác".
Ông chỉ ra rằng Quang Trung trước đó đã thắng đạo quân nhà Thanh vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789).
"Nhiều bức chân dung chỉ nhằm khẳng định cảm giác tự tin của họ, khẳng định cảm giác mình đứng cao hơn ở Đông Á."
Chân dung Càn Long?
Trong khi đó, trên blog của mình, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội, chuyên ngành Hán Nôm, phản bác bài viết của ông Nguyễn Duy Chính.
Chỉ
vào bức tranh "đen trắng nhòe nhoẹt này", tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nói
ông Nguyễn Duy Chính đã "bỏ qua, không dịch và lý giải tiêu đề của bức
tranh".
Theo ông Diện, bức tranh có tiêu đề chữ Hán, và ông dịch
ra là: "Bài thơ Ngự chế để ban cho An Nam Quốc Vương Nguyễn Quang Bình
đến bệ kiến tại Tị Thử Sơn trang."
Từ đó, ông Diện nói: "Bức tranh này, nếu có thật, thì là tranh vẽ bên cạnh bài thơ để ban/tặng cho Quang Trung."
"Và
người trên bức tranh đó, chính là Vua Càn Long nhà Đại Thanh, chứ không
thể là Quang Trung của Đại Việt được. Bức tranh vẽ hình Càn Long để ban
tặng cho Quang Trung (giả - hoặc thật) đưa về nước treo."
Về điểm
này, BBC hỏi thêm ý kiến của ông Joshua Herr vừa hoàn tất luận văn tiến
sĩ năm 2017 về quan hệ Việt - Trung thế kỷ 17 - 18 tại Đại học
California, Los Angeles (UCLA).
Ông Joshua Herr tỏ ra nghi ngờ đây là chân dung vua Càn Long.
"Bức hình này trông không giống hình nào còn sót lại về vua Càn Long."
Theo ông, đây là chân dung một người còn trẻ hoặc trung niên, còn vua Càn Long khi đó đã 80.
Theo ông, đây là chân dung một người còn trẻ hoặc trung niên, còn vua Càn Long khi đó đã 80.
"Những biểu chương và bộ quần áo của người trong hình không phải của một hoàng đế Mãn Thanh."
Ông Joshua Herr cũng đồng ý với các nguồn sử Việt trước đây, nghi ngờ không phải Quang Trung đích thân đến Bắc Kinh năm 1790.
"Trong các nguồn sử Trung Quốc, họ ghi chính Nguyễn Huệ - Quang Trung đến Bắc Kinh mừng thọ vua Càn Long."
"Nhưng các hồ sơ Việt Nam nói rằng Nguyễn Huệ chỉ gửi giả vương."
Ông Joshua Herr kết luận: "Dù
bức tranh này có phải là vẽ ông vua Việt Nam hay không, thì vẫn còn
tranh luận liệu người ngồi đó là Nguyễn Huệ hay chỉ là người giả."
Tranh
cãi mới nhất cho thấy mặc dù triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, bản thân
Quang Trung chỉ ở ngôi 5 năm, qua đời ở tuổi 40, Quang Trung tiếp tục là
chủ đề hấp dẫn, và cũng nhiều bí ẩn, cho giới sử học.
Người Tàu tự ngàn xưa cao ngạo, phải nói them cs tàu tiếp tục truyền thống đó cộng them giả trá ko giử chử tín . Ng vn ở sát bên cả ngàn năm !!! suy ra người đi sứ có phần chắc ko phải Quang Trung Nguyển Huệ . Trong thời đại ngày nay các đ/c mình có lẻ củng hiểu điều này nghe sang tàu chầu thiên tử là run ! ko khéo trở về bị ung thư tuỷ sang Mỹ chửa củng ko lành .
Trả lờiXóaTiến sĩ Ku Boon Dar giải thích thêm rằng trong thế kỷ 19, Trung Quốc "thường vẽ chân dung người nước ngoài không chính xác".
Trả lờiXóaÔng chỉ ra rằng Quang Trung trước đó đã thắng đạo quân nhà Thanh vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789).
"Nhiều bức chân dung chỉ nhằm khẳng định cảm giác tự tin của họ, khẳng định cảm giác mình đứng cao hơn ở Đông Á." (hết trích)
________________________
Tiến sĩ KU Boon Dar chỉ ra rằng thế kỷ 19 Trung Quốc tan tác vì bị xâu xé bởi các đại cường :Anh, Pháp, Nga, Nhật. Người Trung Quốc rất phẫn uất nên đã mượn cách vẽ tranh để bôi bác người nước ngoài.
Về vua Quang Trung thì càng lý thú hơn nữa khi chính sử của ta nói rằng vua Quang Trung không sang Tầu mà chỉ có giả vương đi thay! Chính sử của Trung Quốc thì cứ khăng khăng đó là vua thật! Vì Trung Quốc rất nhục khi thú nhận đó là giả vương, mặc dù nhiều tài liệu cho thấy Càn Long biết đó là giả vương! Nếu Càn Long xác nhận là giả vương tức là vị thế của Trung Quốc trong vùng xem như tiêu vong vì lân bang và chư hầu không xem Trung Quốc ra gì, thậm chí còn mưu đồ đánh chiếm Trung Quốc nữa!
Cũng cần lưu ý một điểm nữa là Tiến sĩ Ku Boon Dar nói rằng vì vua Quang Trung đã đánh bại quân Tầu nên việc bôi bác hình ảnh vua Quang Trung (dù là giả vương) vẫn là việc có thật!
Đấy chắc chắn là chân dung vua Càn Long. TS Nguyễn Xuân Diện và TS Chu Mông Long đoán định không sai. Hai học giả nước ngoài nhận xét không chắc đã chính xác. Chúng ta không nên vọng ngoại mà phải tự tin ở năng lực phân tích của chính người Việt.
Trả lờiXóaĐúng là vua Càn Long mà, xem chân dung trên mạng rất giống người trong bức tranh hơn nữa phần dịch của TS XD rất khớp. Khi Vua Quang Trung sang chầu thì Càn Long đã 80 tuổi sẽ là hợp lý khi ông ấy tặng bức vẽ chân dung của ông ấy thời trẻ (ai cũng tự hào thời trẻ của mình mà! và khi ban tặng chân dung của mình là thể hiện uy quyền của nước lớn cũng như sự ngạo mạng ngàn đời của người phương Bắc. Như một đặc ân ban cho. Giả sử tặng bức vẽ chân dung của người được tặng thì lại tỏ ý khiêm nhường và trọng thị như thế không phù hợp.
Trả lờiXóaNgười Hán đã bị người Mãn Thanh đô hộ từ thế kỷ thứ 17 nhưng không thể đánh đuổi người Mãn Thanh để dành lại độc lập mà cam chịu làm nô lệ! Như thế đủ thấy người Hán rất kém!
Trả lờiXóaĐến nửa cuối thế kỷ thứ 18 có anh hùng dân tộc Việt là vua Quang Trung đã trừng phạt nhà Mãn Thanh một trận đòn đích đáng: chỉ trong vòng 45 ngày đêm đã phá tan nát cỗ máy chiến tranh của nhà Thanh do Tôn Sĩ Nghị, một người đã từng giữ chức bộ trưởng quốc phòng của nhà Mãn Thanh, thiết kế và thực hiện!
Vậy thì người Hán nên nhớ ơn vua Quang Trung và dân Việt đời đời! Nhé!