Ông Phan Đình Tân – Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học,
nghệ thuật (LLPB VHNT) Trung ương.
nghệ thuật (LLPB VHNT) Trung ương.
Tranh luận về Từ điển của GS. Nguyễn Lân:
Không nên phủ nhận sạch trơn và miệt thị tác giả
Thanh Hằng thực hiện
Báo Công an Nhân dân
15:38 11/09/2017
Cuốn “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – phê bình và khảo cứu” của Hoàng Tuấn Công (NXB Hội Nhà văn) đang gây tranh cãi, mặc dù theo nhà ngôn ngữ học Hồ Hải Thụy thì “nội dung tác phẩm mới này không có gì mới”.
Đáng buồn là nhiều ý kiến lại tin rằng việc Hoàng Tuấn Công “bắt lỗi” GS. Nguyễn Lân là chính xác, dẫn đến miệt thị, xúc phạm GS. Nguyễn Lân, thậm chí đề nghị thu hồi Từ điển của ông.
Trong khi đó, một số chuyên gia ngôn ngữ đã chỉ ra nhiều sai sót của Hoàng Tuấn Công khi đã “bắt lỗi” nhầm và Từ điển Nguyễn Lân dù có sai sót, nhưng không đến mức như Hoàng Tuấn Công phê. Xung quanh câu chuyện này có nhiều vấn đề, vì thế, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TSKH. Phan Đình Tân – Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học, nghệ thuật (LLPB VHNT) Trung ương.
+ Ông nghĩ sao trước những ý kiến trái chiều về 2 cuốn sách – có thể coi là một vấn đề khá nóng trong đời sống ngôn ngữ hôm nay?
Không nên phủ nhận sạch trơn và miệt thị tác giả
Thanh Hằng thực hiện
Báo Công an Nhân dân
15:38 11/09/2017
Cuốn “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – phê bình và khảo cứu” của Hoàng Tuấn Công (NXB Hội Nhà văn) đang gây tranh cãi, mặc dù theo nhà ngôn ngữ học Hồ Hải Thụy thì “nội dung tác phẩm mới này không có gì mới”.
Đáng buồn là nhiều ý kiến lại tin rằng việc Hoàng Tuấn Công “bắt lỗi” GS. Nguyễn Lân là chính xác, dẫn đến miệt thị, xúc phạm GS. Nguyễn Lân, thậm chí đề nghị thu hồi Từ điển của ông.
Trong khi đó, một số chuyên gia ngôn ngữ đã chỉ ra nhiều sai sót của Hoàng Tuấn Công khi đã “bắt lỗi” nhầm và Từ điển Nguyễn Lân dù có sai sót, nhưng không đến mức như Hoàng Tuấn Công phê. Xung quanh câu chuyện này có nhiều vấn đề, vì thế, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TSKH. Phan Đình Tân – Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học, nghệ thuật (LLPB VHNT) Trung ương.
+ Ông nghĩ sao trước những ý kiến trái chiều về 2 cuốn sách – có thể coi là một vấn đề khá nóng trong đời sống ngôn ngữ hôm nay?
Thời gian gần đây trên báo chí, một số diễn đàn xã hội có những lời phê phán cuốn từ điển của GS. Nguyễn Lân, làm cho nhiều độc giả rất lúng túng không biết đâu là đúng, đâu là sai, thậm chí có người cho rằng, có khi phê phán người khác là cách để đề cao mình chăng? Đây là công trình văn hóa nên chúng ta phải ứng xử có văn hóa. Phê bình ai thì phải đặt mình vào vị trí của người đó, để người ta tiếp thu được, chứ không phải là đẩy họ vào mức đối kháng, bất chấp và phủ nhận sạch trơn. Trong khoa học cần tri thức để có bản lĩnh nhưng không nên bảo thủ. Thái độ phê bình một công trình văn hóa mà mang tính miệt thị, thiếu tôn trọng tác giả là không nên.
Cuốn Từ điển của Nguyễn Lân có những đóng góp nhất định không thể phủ nhận. Nhưng đóng góp như thế nào cũng cần phải đánh giá khách quan. Vào thời điểm trước có thể nó rất tốt, nhưng ngôn ngữ luôn mang tính vận động, biến đổi, nên cần điều chỉnh, bổ sung. Cuốn “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học ra đời chỉ 10 năm đã phải bổ sung 1.670 từ hoặc nghĩa mới, loại bỏ 41 từ hoặc nghĩa cũ, sửa 2.903 định nghĩa, thay hoặc chữa 387; Hiến pháp, Luật, Nghị định... các văn bản pháp quy theo thời gian đều phải bổ sung, chỉnh sửa. Làm gì có tuyệt đối.
Từ điển phải được nhiều người tham gia mới tránh được góc nhìn chủ quan của cá nhân, còn chỉ một người làm thì phải được tham khảo nhiều nguồn tri thức mới đạt mức độ tương đối, vì không có gì tuyệt đối. Giá trị của cuốn sách phải được đặt trong hoàn cảnh ra đời, căn cứ vào nhiều nguồn thông tin. Việc góp ý đánh giá từ điển của GS. Nguyễn Lân là cần thiết, nhưng phải mang tính xây dựng, chỉ cho được cơ sở khoa học và tôn trọng tác giả, chứ không thể miệt thị với thái độ trịch thượng.
Phải đặt mình vào giai đoạn lịch sử, vào tâm thế, trình độ, nhận thức khi đó, rất khác với hôm nay trong thời hội nhập có thể tìm hiểu thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột. Đừng chủ quan khi đánh giá, càng không nên cực đoan, phủ nhận sạch trơn đóng góp của tác giả. Những ý kiến thiếu tính xây dựng có thể làm rối loạn xã hội khi người ta không biết đặt niềm tin vào đâu.
+ Điều đáng lưu ý về văn hóa tranh luận hiện nay – không riêng trong vụ này - nhiều người (kể cả những người được coi là có học thức) khi phê bình lại không chỉ phủ nhận mọi ý kiến, kể cả từ điển chính thống lẫn các chuyên gia, mà còn dùng ngôn từ thiếu văn hóa, tấn công, xúc phạm người phản biện …
TSKH. Phan Đình Tân: Việc đám đông tấn công cá nhân, theo thuật ngữ hiện nay gọi là "ném đá" là xúc phạm những người tham gia phản biện, là hành vi cực đoan. Nhiều nhà tâm lý học như S. Freud, C.G. Jung... trong phân tâm học đã phân tích tâm lý đám đông rất nguy hiểm khi a dua, kích động xã hội tham gia bằng những hành vi không có tính văn hóa, ứng xử không văn minh. Phê phán, góp ý phải mang tính xây dựng, có sức thuyết phục để người bị phê nghe được. Phải biết khách quan hóa chủ quan của mình, vì tình trạng “độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, tùy tiện quy kết” không phải là thái độ văn minh.
Một bên nói có, một bên cứ nói không, sẽ không bao giờ có hồi kết. Do đó Viện Ngôn ngữ học hoặc một đơn vị chức năng nào đó cần chủ trì để giải thích thỏa đáng. Không có điều gì tuyệt đối, mà chỉ là tương đối, Từ điển của GS. Nguyễn Lân cũng thế. Thế hệ sau có thể dựa trên cơ sở đó xây dựng một cuốn từ điển hoàn thiện hơn, cho hôm nay và mai sau. Còn đòi hỏi một cuốn từ điển đáp ứng tất cả mọi thời điểm lịch sử là không tưởng.
+ Hàng năm, Nhà nước cấp rất nhiều tiền cho Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam hoạt động. Nhưng khi xảy ra sự kiện nóng trong đời sống ngôn ngữ thì những nơi này đều “im hơi lặng tiếng” như … không liên quan. Ông có ý kiến gì về việc này?
TSKH. Phan Đình Tân: Trước hết cần hỏi vì sao có cuộc tranh luận về cuốn sách được trao Giải thưởng Nhà nước này? Hầu hết các cuộc tranh cãi đều xuất phát từ sự thiếu minh bạch thông tin. Lẽ ra các cơ quan thẩm định, đề xuất trao giải cho cuốn Từ điển này - nhất là Hội đồng xét giải thưởng Nhà nước -phải nêu rõ quan điểm về giá trị của cuốn sách để trao giải thưởng, giúp độc giả và các nhà nghiên cứu khác biết.
Đây là vấn đề trong đời sống ngôn ngữ nên trách nhiệm lên tiếng phải là Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam… Bởi báo chí chỉ có thể nêu lên, phản ánh hiện tượng, chứ không thể làm thay các nhà khoa học được.
Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cần có đánh giá nghiêm túc về từ điển của Nguyễn Lân và sách của Hoàng Tuấn Công, chỉ ra những cái được và chưa được một cách khách quan. Việc im lặng những ngày qua đang gây những bức xúc, thậm chí nhiều người cho rằng như vậy là các cơ quan chủ quản thiếu trách nhiệm, mà đúng ra họ phải có tiếng nói đầu tiên. Những ý kiến tranh luận trái chiều mà không có nơi “cầm cân nẩy mực” dễ dẫn đến những ứng xử vượt quá giới hạn về văn hóa.
+ Nhưng hiện Hội đồng xét Giải thưởng công trình của GS. Nguyễn Lân đã không còn?
TSKH. Phan Đình Tân: Bản chất Nhà nước là sự kế thừa vì thế, dù Hội đồng cũ đã giải tán thì cơ quan quản lý Nhà nước vẫn phải tiếp tục những gì cần phải giải quyết. Các bộ, ngành vẫn phải giải quyết những tồn đọng từ nhiều đời lãnh đạo trước đó.
+ Những ý kiến về cuốn Từ điển Nguyễn Lân và sách của Hoàng Tuấn Công sẽ khó có hồi kết, khi soạn giả Hồ Thụy Hải cho biết “thành ngữ rất lỏng, như nước ấy, khó nắm bắt”, đặc biệt là khi không có giới chuyên môn làm “trọng tài”. Khi đó, việc mất niềm tin không chỉ dừng ở một cuốn sách. Theo ông, cần phải làm gì để sự kiện ngôn ngữ này có hướng ra?
TSKH. Phan Đình Tân: Các cơ quan báo chí tham gia diễn đàn này cần đặt vấn đề bằng văn bản với các cơ quan chức năng để họ có ý kiến. Nếu họ vẫn không lên tiếng, báo chí phải công khai để làm rõ trách nhiệm của họ, chứ không thể để cứ im lặng mãi. Hiện tượng xã hội này cần phải được làm rõ để không lặp lại, chứ cứ để “đánh bùn sang ao” thì xã hội rất khó phát triển, dễ tạo điều kiện cho sự mờ ám và nhất là cho những ứng xử vượt qua giới hạn khi bức xúc.
TSKH. Phan Đình Tân: Tôi cho rằng đó là quan điểm không đúng. Một người mà việc nhỏ không làm thì sao làm được việc lớn. Nhiều người cứ phấn đấu làm lãnh đạo, làm vĩ mô vì không biết làm… chuyên viên, hay làm vi mô. Có một bộ phận không nhỏ lãnh đạo không biết viết một câu văn đúng chính tả, ngữ pháp, chưa nói đến thể thức văn bản... Chúng ta đang thiếu trầm trọng các chuyên gia thực sự, chuyên sâu trong các lĩnh vực, có thể do giáo dục và đào tạo, cũng có thể do cơ chế hiện nay chưa quan tâm chăng? Còn nếu chuyên gia mà từ chối trách nhiệm là thúc đẩy xã hội đi đến những phản ứng xấu và tiêu cực.
+ Quan điểm của Hội đồng LLPB VHNT Trung ương trước hiện tượng này?
TSKH. Phan Đình Tân: Với chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng, chúng tôi đang nghiên cứu và khi thực sự cần thiết sẽ có ý kiến và báo cáo với cấp trên. Trước hết, Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà nước cho Từ điển của Nguyễn Lân, các chuyên gia và cơ quan ngôn ngữ phải lên tiếng, tránh để tranh luận bị đẩy đi qúa xa, để những người có ý đồ xấu lợi dụng làm nhiễu loạn, dẫn đến những hậu quả khác, ảnh hưởng xã hội, ảnh hưởng đến hình ảnh và sự ổn định của đất nước./.
+ Cảm ơn ông đã trao đổi!
Thanh Hằng (thực hiện).
----------------------------------------
Cô Thanh Hằng (Báo Công an Nhân dân) không viết bài nữa! Cô đi phỏng vấn:
Lời bình của độc giả:
TSKH. Phan Đình Tân: Phê bình ai thì phải đặt mình vào vị trí của người đó, để người ta tiếp thu được, chứ không phải là đẩy họ vào mức đối kháng, bất chấp và phủ nhận sạch trơn. Trong khoa học cần tri thức để có bản lĩnh nhưng không nên bảo thủ. Thái độ phê bình một công trình văn hóa mà mang tính miệt thị, thiếu tôn trọng tác giả là không nên.
Trả lờiXóa----------------------------------------------
Trước hết thấy cần nhắc TS Phan Đình Tân rằng tác giả Hoàng Tuấn Công chưa bao giờ có ý miệt thị, thiếu tôn trọng đối với GS Nguyễn Lân. Tất cả những ý kiến cho rằng HTC miệt thị, thiếu tôn trọng GS Nguyễn Lân đều xuất phát từ những người muốn bênh vực thần tượng của mình. Và chính điều đó đã làm dậy sóng những ý kiến phản biện phê phán nặng nề ảnh hưởng tới uy tín của GS Nguyễn Lân. Mới hay: "yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau".
Theo tôi TS Phan Đình Tân nên đọc kỹ tác phẩm của HTC rồi hãy "ý kiến", tránh việc "thầy bói xem voi" không phù hợp tư cách của một TSKH.
Còn nói về cô Thanh Hằng, qua bài phỏng vấn này cho thấy rằng cô vẫn còn rất "cay cú". Điều đó chỉ hại cho thanh danh của cô mà thôi.
Chính xác. Ông này chưa đọc Hoàng Tuấn Công rôi.
XóaChính xác. Ông này chưa đọc Hoàng Tuấn Công rôi.
XóaChuyện tranh luận bình thường mà ông này chụp mũ ghê quá, chắc có ý đồ hình sự hóa đây.
XóaÔng TSKH này chắc cũng là sản phẩm của GS Nguyễn Lân đây.
Trả lờiXóaThưa TSKH Phan Đình Tân. Đừng đổ tội cho "điều kiện lịch sử". Nghiên cứu so sánh sẽ chỉ ra, trước tác giả Nguyễn Lân, đồng thời với tác giả Nguyễn Lân, có nhiều nhân cách khoa học tử tế, đúng đắn, khách quan...họ có kiến thức, trí thức, phương pháp khoa học vững chắc. Riêng lĩnh vực từ điển học, bắt đầu từ Alexandre de Rhodes 1651 trải qua nhiều thế hệ tác giả từ điển cho đến 1980, chúng tôi đã khảo sát cụ thể, không ai sai nhiều, sai có hệ thống như tác giả Nguyễn Lân. Tài liệu khảo sát thể hiện trên nhiều khảo cứu, khóa luận, luận văn sinh viên. Hà cớ gì tác giả Nguyễn Lân sai đến như vậy?
Trả lờiXóaTrong thời buổi tác giả Nguyễn Lân làm việc, ngành ngôn ngữ học và nghiên cứu Tiếng Việt đã có những bước tiến vượt bậc, ngành khảo cứu Hán Nôm cũng tiến bộ rất nhiều đem đến những hiểu biết cho xã hội. Hà cớ gì tác giả Nguyễn Lân khi làm từ điển vẫn sai sót đến như vậy.
Có so sánh lịch sử và so sánh đồng đại ta mới biết tác giả Nguyễn Lân "DỐT" đến mức nào.
Trong báo cáo khoa học (còn lưu giữ ở kho tư liệu), từ 2001, học trò tôi đã chỉ ra 6 cách sai của tác giả Nguyễn Lân:
- Kém về chữ Hán (rất nhiều trường hợp). Ví dụ như: "Dẫu xây chín bậc phù đồ" thì chú: phù đồ là cầu nổi. "Lão mưu đa kế" thì giả nghĩa là ông già lắm mưu kế....
- Kém về tiếng Việt: "Kín tranh hơn lành gỗ" thì giải thích rằng nhà treo tranh thì đẹp hơn nhà gỗ không treo tranh...
- Kém về phương ngữ, thổ ngữ...
- Kém về ngữ pháp tiếng Việt, đặc biệt hiểu cách nói dân dã.
- Đặc biệt kém về văn hóa nông nghiệp: giải thích nhiều câu sai về văn hóa này.
- Kém về phông văn hóa Việt Nam nói chung, đặc biệt là văn hóa dân gian.
Ngoài ra, chúng tôi khẳng định: Qui cách làm một từ điển giải nghĩa của tác giả không có. Dù cho lúc đó, môn "từ điển học" đã rất phát triển trong giới học thuật.
Tôi cho rằng mọi ý kiến đổ tội cho hoàn cảnh lịch sử, cho tính đa nghĩa, sự uyển chuyển của thành ngữ-tục ngữ đều là những bao biện, ngụy biện.
Cần lập một hội đồng tử tế, khách quan để thẩm định, dựa trên so sánh lịch đại và đồng đại. Tôi đề xuất những người sau vào Hội đồng:
GSTS Ngôn ngữ học Vũ Đức Nghiệu, GSTS Ngôn ngữ học Nguyễn Văn Hiệp, GSTS Văn học dân gian Nguyễn Xuân Kính, TS Ngôn ngữ học Lê Đông, Cử nhân Văn học dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, TS Hán Nôm Trần Trọng Dương, TS Hán Nôm Nguyễn Tuấn Cường...
Những người trên là những người có tri thức chắc chắn về các ngành liên quan đến từ điển và văn hóa.
Mọi việc thẩm định sẽ phơi ra sự thật bằng tiếng nói khoa học.
Nên trao giải cho Hoàng Tuấn Công từ công phu làm việc dù còn một ít sai sót trong cuốn sách.
-
Ghê quá! Lại "báo cáo cấp trên"! Lại các ban ngành vào cuộc! Bố chịu khó bỏ tiền ra mua rồi về nằm đọc vài hôm quyển sách của HTC trước khi nói đạo lý chung chung và phán như lãnh tụ nhá! Cầm chắc là bố chưa thấy mặt mũi quyển sách này! Hay mua về, nhờ em Thanh Hằng đọc cho nghe, càng sướng!
Trả lờiXóaTấm lòng trinh bạch từ nay xin chừa? Còn lâu nhé!
XóaCần phải xử lý Hoàng Tuấn Công vì tội của Hoàng Tuấn Công rất to, tội đó là nói lên một sự thật: Vua đang ở truồng.
Trả lờiXóaMình thấy đoạn này được:
Trả lờiXóa"+ Năm nào cũng thấy kiểm điểm lĩnh vực LLPB yếu kém. Nhưng khi có tranh luận xã hội, cần những người chuyên môn lên tiếng thì họ lại im lặng, không hiểu do thiếu bản lĩnh hay thiếu tài năng? Một vị “chức sắc” trong giới ngôn ngữ cho rằng, sách của Hoàng Tuấn Công mắc nhiều sai sót, không phân biệt được các loại từ điển, giải thích thì sai về phương pháp luận... nhưng lên tiếng với người “tay ngang” thì không đáng. Ông nghĩ sao về quan điểm này?
TSKH. Phan Đình Tân: Tôi cho rằng đó là quan điểm không đúng. Một người mà việc nhỏ không làm thì sao làm được việc lớn. Nhiều người cứ phấn đấu làm lãnh đạo, làm vĩ mô vì không biết làm… chuyên viên, hay làm vi mô. Có một bộ phận không nhỏ lãnh đạo không biết viết một câu văn đúng chính tả, ngữ pháp, chưa nói đến thể thức văn bản... Chúng ta đang thiếu trầm trọng các chuyên gia thực sự, chuyên sâu trong các lĩnh vực, có thể do giáo dục và đào tạo, cũng có thể do cơ chế hiện nay chưa quan tâm chăng? Còn nếu chuyên gia mà từ chối trách nhiệm là thúc đẩy xã hội đi đến những phản ứng xấu và tiêu cực"
Vậy thì Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN VH - NT TRUNG ƯƠNG hãy lập ra một ban kiểm tra lại sách của cụ NL và ông HTC, làm rõ ai đúng, ai sai và sai ở mức độ nào? Sau đó nên kỉ luật các ông bà lú lẫn của cái HD cấp Nhà nước chịu trách nhiệm về nội dung, xuất bản cuốn sách và
đã đề xuất phong tặng danh hiệu không đúng cho cụ NL ấy!
Cái chuyện tranh biện là dấu hiệu tốt của mọi hoạt động xã hội. Ngay cả chính trị cũng được tranh biện thì tốt chứ có gì đâu mà làm ầm ĩ! Hãy cứ để cả hai cuốn sách này song hành cũng hay. Rồi thì cuốn nào hay và đúng sẽ đứng vững theo quy luật gạn lọc tự nhiên. Các vị trong viện ngôn ngữ học, hội đồng ngôn ngữ cũng có thì giờ mới có thể có đánh giá đúng mức! Và chưa chắc Viện ngôn ngữ học hay hội đồng ngôn ngữ đánh giá mà không có tranh cãi. Tóm lại cứ để cả sách của cụ Nguyễn Lân và ông Hoàng Tuấn Công cùng góp mặt trên thị trường là hay nhất!
Trả lờiXóaCái việc phê bình có khi hơi quá! Không phải từ một phía. Nếu các ông Nguyễn Lân Dũng có thái độ vui vẻ tiếp thu thì có khi cái không khí đã thân thiện lắm rồi! Nhưng việc này cũng không hệ trọng gì, rồi theo thời gian, sự việc sẽ không còn nóng nữa, mọi người sẽ bình tâm !
Trả lờiXóaỦa! Ông Lân Dũng này vừa mới cao đàm khoát luận rằng "xấu xa không nên đậy lại" sau chuyến Mỹ du mở rộng tầm mắt mà? Việc người thì sáng, việc mình thì quáng sao ông? Chơi gì kỳ dzậy?
XóaKHUÔN MẪU ĐỊNH HƯỚNG
Trả lờiXóa"Phê bình ai thì phải đặt mình vào vị trí của người đó, để người ta tiếp thu được"
Nghĩa là HTC phải đặt mình ở Âm phủ và phê bình theo hành văn Âm phủ để người cõi Âm tiếp thu
Ông Tân phát biểu thiếu suy nghĩ. HTC không phê bình cụ NL mà phê bình và khảo cứu mấy cuốn từ điển của cụ NL một cách bài bản khoa học có tình có lý.
XóaHình như ông Tân chưa đọc cuốn Phê bình và khảo cứu của HTC
Dùng từ HTC "bắt lỗi" là không nên. Tôi đọc khá nhiều bài viết chỉ thấy phân tích, so sánh. Chính vì vậy sách của HTC mới có tên là Phê bình và Khảo cứu. Nếu dùng từ "bắt lỗi" thì vừa thô thiễn, vừa vừa mang tính người “tay ngang”.
Trả lờiXóa1/Tôi tán đồng kiến giải của tác giả, như xưa thường nghe "nói thì dễ, biện lễ mới khó". Tuy nhiên không nên ngồi chiếu đình rồi chê Chí Phèo không biết chửi, phán Thị Nở không biết yêu. Xin hãy chửi và yêu như họ xem nào?
2/[Hàng năm, Nhà nước cấp rất nhiều tiền cho Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam hoạt động. Nhưng khi xảy ra sự kiện nóng trong đời sống ngôn ngữ thì những nơi này đều “im hơi lặng tiếng” như … không liên quan.] Điều này rất rõ. Ví dụ, khi nhiều vụ ấu dâm diễn ra thì các tổ chức như Hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Ủy ban thanh thiếu niên nhi đồng là những tổ chức hưởng lương từ thuế dân đều lẩn trốn hết, cũng im hơi lặng tiếng. Buộc người dân phải lên tiếng để hạn chế các tình trạng tương tự tiếp diễn v.v...
3/[Một vị “chức sắc” trong giới ngôn ngữ cho rằng, sách của Hoàng Tuấn Công mắc nhiều sai sót, không phân biệt được các loại từ điển, giải thích thì sai về phương pháp luận... nhưng lên tiếng với người “tay ngang” thì không đáng.] - Nói kiểu này gọi là "hát lúc xay lúa, múa lúc tối trời". Loại này có lẽ sợ lòi đuôi.
Là người có chức sắc, mỗi khi có vấn đề liên quan đến chuyên môn của mình thì phải "ra tay" sắp xếp lại "giang sơn" chứ cứ ngồi im thề thì chắc thuộc "thập loại... " rồi. Nhận lương mà cứ sợ mất sổ hưu thì làm dân nộp thuế phải cay đắng.
Chắc thời của ông cụ Nguyễn Lân phải biết câu dậy này của nhà Nho"TRI CHI VI TRI-BẤT TRI VI BẤT TRI:THỊ TRI GIẢ"(biết thì nói biết,không biết nói không biết:Đó là biết vậy!)Mình đem cái mình không biết(hoặc không rõ) để truyền bá cho người khác thì đó là một việc làm vô trách nhiệm,không thể lấy lý do "tâm huyết" ra nói ở đây được!
Trả lờiXóaCòn các gs,ts,pgs...gì gì đó gân cổ lên cãi chầy thì nên khẳng định lại cái "TRI" của mình đi!Biết thì thưa thốt,không biết thì dựa cột mà nghe!!!
Đàn bà đánh bạc là khát nước lắm,hết tiền thì sẵn sàng đi vay bằng mọi giá chứ chẳng chịu dừng lại bao giờ.
Trả lờiXóaNgược lại chỉ những thằng đàn ông ngu mới đem tiền đi cho mấy mụ đàn bà vay đánh bạc.
Em Thanh Hằng đã hết vốn nhưng vẫn còn cay cú muốn gỡ.Chỉ không hiểu là tại sao ông Phan đình Tân vốn mang danh là TSKH lại đem vốn cho em Hằng vay mà không chịu tìm hiểu xem em ấy vay để làm gì.
Ông Tân chắc nợ con cháu cụ NL cái gì đó!
XóaĐóng góp của cụ Nguyễn Lân thì không nói tới nữa. Nhưng từ điển của cụ có dùng được không, hay chỉ để tham khảo thôi
Trả lờiXóaKhảo nhưng đừng tham ông nhé! "Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu!"
XóaPhan Đình Tân học về đánh đàn ghi ta trong giai đoạn Hoàng Tuấn Anh học ở LX cũ. Sau khi về nước, được Tuấn Anh nhận làm thư ký từ ngày HTA ở Đà Nẵng và theo ra Bộ VHTTDL. PĐT làm Văn phòng nên được giao nhiệm vụ là người phát ngôn nên quen giọng ngoa ngôn, dạy đời. Khi không thể làm tiếp ở Bộ Văn Thể Du vì HTA hết chức Bộ trưởng, Tân xin về HĐ để nương náu nhưng bản chất ba hoa chưa hết nên kết với em Hằng làm bài phỏng vấn này. Nhục nhã thay Phan Đình Tân.
Trả lờiXóaÔng Thụy có vẻ mới ngủ dậy chưa tỉnh nên ăn nói ngu ngơ
Trả lờiXóaNhà báo đi phỏng vấn hay đi áp đặt hỡi Thanh Hằng?
Trả lờiXóaĐịnh dùng quyền uy nhà nước Quyết Định đúng sai không dùng khoa học tranh luận phân rõ trắng đen nữa sao?
Trả lờiXóaCái câu Như Phong nói quá đúng với Thanh Hằng này
Trả lờiXóaVới tôi, từ điển Nguyễn Lân vô giá trị
Trả lờiXóaLời "vàng" của ông Tân khiến chúng tôi nhớ lại chuyện Nguyễn Trường Tộ. Do một thầy dạy sử kể đã lâu. Nguyễn Trường Tộ đi Pháp về, có tâu với triều đình rằng bên ấy, đèn chúc ngọn xuống đất vẫn cháy, xe hai bánh mà chạy băng băng. Ô hay, ta là nhất thiên hạ. Ta chưa bao giờ nghĩ thế. Cớ sao người dám phạm thượng. Thế là vua cho lôi Nguyễn Trường Tộ ra đánh đòn ! Hai thế kỷ rồi, chúng ta vẫn "lý luận" và hành xử vậy sao ? Có điều, đáng lẽ chỉ làm vua phó ở hội đồng của ông thôi, ông Tân lại lạm quyền, muốn làm vua thiên hạ, trong đó có những người đáng cha ông ông, đáng là thầy của thầy của thầy...của ông ! Hà há ha...Cảm ơn ông nhé. Đã cho chúng tôi một trận cười như xem hề "thấu cảm"...
Trả lờiXóaBài viết này của TSKH Phan Đình Tân là sản phẩm điển hình của một nhà có bằng cấp khoa học chuyên làm quan chức.
Trả lờiXóaÔng Tân có học vị TSKH ngành gì? Có phải ngành Âm nhạc học?
Trả lờiXóaXem tại http://vanhoahoc.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=9331b1c9-9620-46aa-a7b1-bf1f6e181e46: Công tác tại Khoa Văn hóa học, ĐH khXh-NV TpHCM. từ năm 2002: TSKH. Phan Đình Tân (từ Nga về) đến Tháng 10/ 2008, TSKH. Phan Đình Tân thôi việc, chuyển về UBND TP. Đà Nẵng, còn 10 người"
và:
Luận án Tiến sĩ Thứ ba, 12/09/2017
Nguyễn Thị Hà: "Nghệ thuật Guitar trong các tác phẩm âm nhạc Việt Nam". Luận án Tiến sĩ. 2017.
Tác giả: Nguyễn Thị Hà
Đề tài: Nghệ thuật Guitar trong các tác phẩm âm nhạc Việt Nam
Chuyên ngành: Âm nhạc học
Mã số: 62.21.02.01.
Người hướng dẫn: TSKH. Phan Đình Tân
Ngày đăng: 12/05/2017
tuanta1975 nói: Ông Tân có học vị TSKH ngành gì? Có phải ngành Âm nhạc học?
XóaTSKH. Phan Đình Tân lên tiếng trả lời đây:
K cần biết tôi TSKH ngành dì, ở ta miễn là TS hoặc TSKH thì càng đủ phép để kí mọi loại bằng TS, ThS ngành nào mà chả được. Ví dụ: sang năm trường ĐHQG HN kí trao bằng TS phật học thì tuanta1975 sẽ nói ji? TS hay TSKH trường này nếu có thời gian thì mỗi năm cùng lắm đi vãng cảnh chùa vài lần, tháng Chạp đến chùa vài tiếng để giải hạn, chứ họ có chuyên môn dì phật mà cũng sẽ kí thôi. Ở nước ta là vậy tuanta1975 ơi, cứ có bằng TS hay TSKH đi rồi bàn tiếp nha, bấy giờ khắp nơi gọi, mời ngồi hết hội đồng này hội đồng nọ mà đâu cần phân rõ chuyên ngành (xem thập loại...).
Từ, tự điển, kinh nghiệm cách dùng thông thường:
Trả lờiXóa- Dùng các bộ từ điển hợp với mình.
- Ít lắm là có 2 từ điển trở lên khi tra cứu.
- Và dĩ nhiên phải biết cách xử dụng, vì những giải nghĩa trong từ điển chỉ có tính cách đại diện và gợi ý.
Cho nên, theo thiển ý của tôi, đừng bao giờ xem một bộ từ điển là kim chỉ nam hay Thái Sơn Bắc Đẩu. Vì thế mới cần nhiều tác giả làm từ điển và cập nhật hóa theo chu kỳ năm (s). Từ điển chỉ nên làm điểm tựa cho tiện việc xử dụng của mình thôi. Nhất là từ, tự điển liên quan tới lĩnh vực văn học nghệ thuật và văn chương tức là lĩnh vực của sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng.
Ngoài ra, tôi thấy hình như người VN trong nước thích phê bình chỉ trích lẫn nhau hơn là sáng tạo hoặc tự mình làm ra cái mới. Phàm ở đời cái gì đúng, hay, có ích thì tự nhiên người ta cũng biết.
"2/[Hàng năm, Nhà nước cấp rất nhiều tiền cho Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam hoạt động. Nhưng khi xảy ra sự kiện nóng trong đời sống ngôn ngữ thì những nơi này đều “im hơi lặng tiếng” như … không liên quan.] Điều này rất rõ. Ví dụ, khi nhiều vụ ấu dâm diễn ra thì các tổ chức như Hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Ủy ban thanh thiếu niên nhi đồng là những tổ chức hưởng lương từ thuế dân đều lẩn trốn hết, cũng im hơi lặng tiếng. Buộc người dân phải lên tiếng để hạn chế các tình trạng tương tự tiếp diễn".Nhận định này hoàn toàn chính xác cho nên cần phải bắt các Hội này tự làm và nuôi lấy mình.Đừng la liếm những đồng tiền đau đớn xót xa của dân nữa
Trả lờiXóaRồi thế hệ sau sẽ phán xét cả các Hội đồng lý luận nữa đấy, nên lường xa một chút.
Trả lờiXóaThế mới biết cuốn Từ điển Hán Việt của cụ Đào Duy Anh được in đi in lại nhiều lần, được bao thế hệ sử dụng mà không bị bắt một lỗi nào. Cuốn đó cụ làm cũng rất gấp gáp với mục đích cho người tra cứu khi chữ Hán mai một dần...
Trả lờiXóaTác phẩm này của " quốc sư " Nguyễn Lân , được giải thưởng nhà nước ! Iem nói khí không phải , nếu nó là của tác giả khác , e là ...dù công phu đến mấy , đáng vứt vào sọt rác vì nhiều sai lầm cơ bản , ngớ ngẩn ( như những phản biện ) .
Trả lờiXóaChao ôi ! Đến chừ mà , nhiều người vẫn tụng ca :Trăng Trung quốc tròn hơn trăng nước Mỹ . Đồng Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ !...
Xưa , thời bao cấp . Ở một nhà ăn tập thể , bữa nọ , vì thức ăn ít ỏi , một sinh viên lấy thêm một thìa muối , đổ thêm nước cho vào canh cho đủ ăn lưng cơm ; Người tổ trưởng thấy vậy ,mang ra phê phán , lý luận rằng nếu ai trong tổ cũng lấy thêm một thìa muối ... rồi trong cả lớp ... cả trường ai cũng làm vậy ...rồi thì các trường trong cả nước ... Cuối cùng anh ta kết luận sẽ lãng phí như thế nào , nhà nước ảnh hưởng ra sao , lấy gì để ...xây dựng chủ nghĩa xã hội !!!
Trả lờiXóaCư tưởng chuyện đó chỉ có ở thời bao cấp . Hóa ra không phải .
Cứ theo đà này ; Các người phản biện , lớ ngớ sai lập trường ( phản biện cũng phải đúng lập trường , định hướng ...) sẽ làm ...khuynh đảo xã hội .
Bác Tễu cho post bài này hay quá ta !
Tôi ghét nhất loại người lên giọng '... cũng nhiều cái sai (chỗ sai) lắn nhưng... không nói. Người dân cần là hãy chỉ rõ chỗ sai đó để còn dùng cho đúng, nó mới có lợi, mới đóng góp dược, đỡ tốn cơm nuôi các nhà chức sắc giỏi (có phát hiện nhưng không nói???)
Trả lờiXóaLờ mờ hiện ra rằng: một số cá nhân nào đó muốn trở lại thời VĂN NHÂN GIAI PHẨM. Nếu thế xin tiến cử THANH HẰNG LÀM TRƯỞNG BAN , TSKH PHAN ĐÌNH TÂN làm chánh văn phòng...không biết hai người này có đọc sách không? tôi xin mách là bên nước bạn vàng người ta còn đem các vua chúa cách đây hàng ngàn năm ra phán xét đúng sai...một người làm khoa học, một người làm báo có thể gọi là cấp tiến đừng cay cú mụ mẫm có hại cho tiến bộ xã hội./.
Trả lờiXóaThật ra thì cái ông quan chức văn hóa Tân này cũng không nên nói ù ơ ví dầu như thế làm gì! Đây là vấn đề học thuật, trong nước rất nhiều người giỏi, và đây là diễn đàn học thuật, hãy để các vị có đủ trình độ, có lòng đam mê, có ý xây dựng lên tiếng.
Trả lờiXóaGiá mà ông nguyễn Lân Dũng từ buổi đầu đừng tiếp cận vấn đề quá cứng thì đây là một diễn đàn học thuật hay, người không có chuyên môn vẫn có thể xem, nghe các vị học vấn uyên thâm trình bày để tìm hiểu thêm!
Mấy cái hội ăn lương thì múa theo điệu sáo của người trả lương. Tôi không tin vào sự khách quan của mấy hội ăn lương.
Trả lờiXóaBáo infonet đăng bài của mấy chiên da ngôn ngữ như là phó cối LÊ ĐỨC LUẬN, LÃ TRỌNG LONG...nhưng lại không dám đăng bài phản hồi của HOÀNG TUẤN CÔNG, đủ biết sự khách quan trung thực của báo.
Hãy để các nhà khoa học không ăn lương phản biện.
Tôi có xem 1 bộ phim của Hàn Quốc nói về việc người ta làm ra một Tự Điển.
Trả lờiXóaĐó là tập thể trí tuệ hàng chục người. Để giải nghĩa 1 từ, họ bàn bạc, trao đổi rất lâu.
Như vậy, chỉ 1 người mà lập ra Tự Điển thì tôi thấy... vô giá trị.
Chữ nghĩa của tôi rất xoàng, đọc mãi mà không hiểu được thành ngữ của bọn trẻ trâu "Đã ngu mà còn tỏ ra nguy hiểm". Nhờ chị Thanh Hằng, chữ nghĩa, văn vẻ cao siêu, giải nghĩa giúp. Cảm ơn!
Trả lờiXóaEm Thanh Hằng này qủa là đáo để! Hôm nọ em tự viết bài phê bình, không ngờ em đẹp nhưng các anh vẫn vô tư phạng em tới tấp! Em không chịu thua, hôm nay vác ông quan văn hóa vào bài lấy oai! Phải nói mợ đẹp Thanh Hằng này không phải dạng vừa!
Trả lờiXóaThế mới biết:
Bướm đồng động cái thì bay
Bướm nhà chạm cái lăn quay ra giường
Trong lò ấp TS của “Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam”, NCS của ông Tân khi “nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về nghi lễ nông nghiệp
Trả lờiXóatruyền thống của người Ba Na ở tỉnh Gia Lai” viết về “phương pháp nghiên cứu của luận án” như sau
“Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và các lý thuyết tiếp cận hệ thống, lý thuyết biến đổi văn hóa, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu có tính liên ngành của khoa học xã hội và nhân văn. Trong đó, vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu của dân tộc học, nhân học văn hóa và văn hóa học. Các phương pháp điền dã dân tộc học (quan sát, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo
luận nhóm...), phân tích tài liệu, thống kê, so sánh đồng đại và lịch đại, lịch sử và logic kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng là những phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án.”
Đọc thế ta đã hiểu ngay trình độ của ông Tân thế nào.
Em mà vợ con bác Tân thì em thẹn không dám ra đường nữa
Trả lờiXóaCả hệ thống được huy động vào cuộc bảo vệ quốc sư
Trả lờiXóaCon cháu cụ Lân nên bỏ tiền mua hết từ điển cụ hủy đi cho vẻ vang
Trả lờiXóa