Cuốn sách "bắt lỗi" Nhà giáo Nguyễn Lân:
Dù tâm huyết nhưng vẫn nhiều thiếu sót
PGS.TS Lê Đức Luận
PGS.TS Lê Đức Luận
Việc Hoàng Tuấn Công công bố một công trình khảo cứu tâm huyết và phê bình những chỗ sai trong sách của Nhà giáo Nguyễn Lân là điều đáng ghi nhận. Nhưng cuốn sách của Công không phải là toàn bích, là chỗ nào phê và khảo cứu đều đúng.
Chúng tôi viết những bài này là nhằm góp ý cho anh chứ không phải là
“bươi móc”, bắt bẻ và cũng không phải cố bảo vệ cho ông Nguyễn Lân như
quan điểm của một số bạn trên mạng xã hội. Sau đây là những câu mà theo
tôi cần trao đổi:
"Bà dì xù xì xó bếp"
"Bà dì xù xì xó bếp"
Lời bình của Nhà giáo Nguyễn Lân: Bà dì xù xì xó bếp. Chê những người dì
không có tài năng gì.
Lời bình của Hoàng Tuấn Công: Giải thích như vậy
là lạc đề. Thành ngữ chê người dì xấu tính hoặc không đủ tư cách làm
người dì. Không phải chê “tài năng” như GS nói. Câu này đồng nghĩa câu
“Bác xác bác xơ”.
Thực ra, câu này chưa đủ bằng chứng để nói bà dì xấu tính, không đủ tư cách làm người dì. Xó bếp là nơi người phụ nữ thường sinh hoạt bởi công việc nội trợ nấu nướng chăm lo gia đình của họ. Mà ở xó bếp thì nhếch nhác, lôi thôi nên nhìn các bà xù xì, xấu xí, không đẹp đẽ sáng sủa. Câu này có nghĩa bóng là các bà quanh năm quanh quẫn xó bếp, không biết gì về thế sự, quê mùa, lỗi thời. Người phụ nữ như thế thì “không có tài năng gì” theo cách lí giải của ông Nguyễn Lân có thể hiểu được. Còn câu “Bác xác bác xơ” lại thể hiện tình trạng thảm hại, nghèo nàn của người bác, không đồng nghĩa với câu “Bà dì xù xì xó bếp”. Xác xơ cũng như xơ xác: “Nghèo xơ nghèo xác” là rất nghèo.
"Chết không nhắm mắt được"
Lời bình của Nhà giáo Nguyễn Lân “Chết không nhắm mắt được”. Nói lên sự đau khổ chua xót của cha mẹ trước tội lỗi xấu xa của con cái.
Lời phê của Hoàng Tuấn Công: Ai chết không nhắm
mắt được? Thành ngữ không chỉ nói “cha mẹ trước tội lỗi xấu xa của con
cái” mà có thể những ai đó khi chết còn bị dằn vặt, hối hận bởi sai lầm
hay tội lỗi do mình gây ra. Nó cũng là lời nguyền rủa, chửi bới kẻ mà
mình căm ghét.
Thực ra không chỉ có vậy, người chết không nhắm mắt còn có sự tiếc nuối cuộc sống, tiếc nuối chưa gặp mặt người thân xa cách lâu ngày, mong gặp người thân trước khi nhắm mắt, thương con cái còn ngây thơ mà không đành nhắm mắt. Có trường hợp người nhà phải khuyên nhủ, an ủi, người đó mới đành nhắm mắt.
"Thờ thời dễ, gửi lễ thời khó", "Thờ thời dễ, gửi lễ thời khó"
Lời bình của Nhà giáo Nguyễn Lân: Thờ thời dễ, gửi lễ thời khó Nói sự
băn khoăn của người phải gửi đồ lễ đến cúng cha mẹ hay ông bà ở một nơi
nào, không biết gửi bao nhiêu là vừa.
PGS.TS Lê Đức Luận |
Lời bình của Hoàng Tuấn Công: Câu
thành ngữ này phải viết đúng là: “Thờ thời dễ, giữ lễ thời khó”. (Dị
bản: “Thờ dễ, lễ khó”) Nghĩa là việc thờ cúng ông bà cha mẹ không khó,
cái khó là thờ cúng phải thật kính cẩn, thật lòng, giữ đúng lễ. Thành
ngữ Hán-Việt có nhiều câu đề cao sự “giữ lễ” (kính cẩn, thật lòng) trong
khi cúng tế, thờ phụng thần thánh, tổ tiên, (còn được sử dụng dưới dạng
hoành phi treo ở gian thờ cúng) như: “Tế thần như thần tại” (Tế thần
kính cẩn như thần đang hiện diện trước mặt); “Sự tử như sự sinh” (Thờ
người chết kính cẩn như lúc còn sống). Hoặc câu thành ngữ thuần Việt:
“Bắt thiếu giỗ, không ai bắt cỗ lưng”, nghĩa là vật phẩm dâng cúng không
câu nệ nhiều ít, quan trọng là ý thức của con cháu có giữ lễ (góp giỗ,
làm giỗ) hay không.
Quan điểm của Hoàng Tuấn Công không có gì sai nhưng anh quả quyết cho rằng chỉ có “Thờ thời dễ, giữ lễ thời khó” và không có câu "Thờ thời dễ, gửi lễ thời khó". Tục ngữ, thành ngữ có nhiều dị bản và trong nhiều câu bản thân Hoàng Tuấn Công cũng "phê" cụ Nguyễn Lân không chỉ có bản này mà có các bản khác. Bên cạnh câu “Thờ thời dễ, giữ lễ thời khó” thì vẫn có câu "Thờ thời dễ, gửi lễ thời khó" và lời bình của cụ Nguyễn Lân là đúng. Câu “Bắt thiếu giỗ, không ai bắt cỗ lưng” nói về việc cúng bái, cốt lòng thành, chủ yếu là hướng về người cúng lễ, chủ lễ còn người đi gửi lễ thì khác. Gửi lễ còn phụ thuộc vào phong tục của từng vùng, nếu không biết thì thật là khó xử. Tôi nhớ lần ông chú gọi bà nội tôi bằng O (cô) mất ở Huế, tôi đến viếng khi ông đã chôn cất rồi. Tôi cứ nghĩ như ở quê tôi và một số nơi khác, mua hoa quả, đồ cúng nhưng gia đình không nhận, bắt để ngoài mang về vì phong tục ở Huế là khi người mất đã đưa ra nơi an nghỉ thì người đến viếng chỉ đến tay không, chỉ đến thắp hương thôi. Ông chú tôi vốn cùng quê nhưng vào Huế sinh sống thì "nhập gia phải tùy tục". Những lễ lớn, mà chủ lễ là người giàu, người nghèo thật khó đi lễ, không biết ý họ thế nào mà đi cho phải. Đi gửi lễ không chỉ để cúng mà thực ra cúng đã có gia chủ lo rồi mà chủ yếu là để tham gia vào việc tiệc lễ nên đi ít, không phải gia chủ nào cũng hài lòng mặc dù không nói ra. Muốn giữ thể diện phải cố gửi lễ kha khá, không thì tìm cách cáo.
Bàn thêm về “Lành làm gáo, vỡ làm môi” và “Lành làm thúng, thủng làm mê”
Dân gian mục đích muốn làm gáo và làm thúng nhưng sự thể diễn ra không
như ý muốn thì gáo vỡ có thể làm môi và thúng thủng có thể tận dụng làm
mê. Người ta có thể hạ mình, xuống cấp trong một tình huống không hay
xẩy ra. Tuy nhiên, câu “Lành làm thúng, thủng làm mê”, từ “thủng” có thể
được nói cho vần vè chứ thực tế xẩy ra thường là xể vành, đứt vành và
như vậy thúng xể có thể làm mê được. Tình huống này ý của GS.Lân là hợp
lí.
Nhưng lí giải của Hoàng Tuấn Công chỉ đúng với vế sau “sẵn sàng chấp
nhận mọi tình huống, kể cả sự đổ vỡ”. Người ta muốn yên lành, không ai
muốn đổ vỡ nhưng tình thế xảy ra thì cũng chấp nhận, không chấp nhận
cũng khó lòng cứu vãn. Người ta chấp nhận tình thế như sự đã rồi. Còn vế
trước “không sợ đụng chạm, không sợ hỏng việc” là chưa đúng.
Thái độ
sẵn sàng thua đủ như vậy không phù hợp với hai câu này. Hai câu này nói
về mối quan hệ giữa chủ nhân và vật sở hữu chứ không phải quan hệ giữa
hai đối tượng xa lạ mà bất chấp. Xứng đáng thì ta cho làm gáo, không
xứng thì ta làm môi, thế thôi, kiểu ứng xử linh hoạt, không vứt bỏ mà
tận dụng. Như vậy, hai câu này có khả năng đa nghĩa, mỗi nghĩa ứng với
một hoàn cảnh nhất định.
Đồng ruộng
Ông Nguyễn Lân giải nghĩa từ: Đồng ruộng. Nông thôn nói chung: Trở lại đồng ruộng xí nghiệp, công trường.
Hoàng Tuấn Công phê: “Nông thôn nói
chung” có nghĩa rộng hơn “đồng ruộng” nhiều. Nó bao gồm cả cảnh quan,
đường sá, ruộng đồng, làng mạc, nhà cửa....Trong khi "đồng ruộng" chỉ là
khu ruộng, mảnh đất phục vụ cho việc cấy cày, trồng trọt mà thôi. Giống
như "xí nghiệp, công trường" không phải thành thị nói chung mà là nơi
làm việc của công nhân.
Hoàng Tuấn Công cắt nghĩa nông thôn là đúng nhưng giải nghĩa từ "đồng ruộng" chỉ là khu ruộng, mảnh đất phục vụ cho việc cấy cày, trồng trọt chưa đúng. Khu ruộng, mảnh mất là một khu vực hạn chế, còn "đồng ruộng" có nhiều khu ruộng, mảnh đất trồng trọt, tương ứng với cánh đồng, là khoảng không gian đất dùng cho việc cày cấy, trồng trọt. Các từ "xí nghiệp, công trường" cũng được Hoàng Tuấn Công giải nghĩa rất hẹp, chúng không chỉ là nơi làm việc của công nhân. "Công trường" là nơi tiến hành công việc xây dựng hoặc khai thác, có tập trung người và phương tiện; còn "xí nghiệp" là cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trong hai đơn vị này, người làm công là công nhân và có thể chưa phải công nhân.
"Đồng ruộng" có thể gọi là nông thôn khi dùng biện pháp hoán dụ, lấy vật đại diện thay cho toàn thể. Anh Công phê ông Nguyễn Lân giải nghĩa của từ hẹp hơn nghĩa vốn có của nó nhưng anh lại mắc phải lỗi đó.
Nói theo quan điểm của mình , không chứng cứ
Trả lờiXóa[Bàn thêm về “Lành làm gáo, vỡ làm môi” và “Lành làm thúng, thủng làm mê”. ]
Trả lờiXóaTôi k đứng về phía ai, nhưng thành ngữ trên đây thể hiện tính cách dứt khoát của người nói trước 1 sự việc cần làm sáng tỏ, bất chấp đụng độ kể cả phải "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay". Ở đây hoàn toàn không có ý nói về kết quả việc gì đó, mà nói trước khi "đụng độ" có thể/sẵn sàng chấp nhận xẩy ra dù kết quả sẽ thế nào. - Vô học tôi ý kiến vậy.
Đúng là sách của Hoàng Tuấn Công không phải là toàn bích, nhưng chỗ nao HTC phê bình đúng thì sách của Nguyễn Lân phải sửa lại. Một công trình khảo cứu như vậy mà một PGS TS chỉ nhặt ra được vài hạt sạn như trên thì kể ra đã đạt lắm rồi. Chưa kể những hạt sạn đươc PGS TS nhặt ra cũng chưa chính xác lắm như Chết không nhắm mắt được chẳng hạn.
Trả lờiXóaSao hay khoe dốt thế trí thức việt?
Trả lờiXóaHiểu biết thế này mà đi rao giảng cho sv thì chả trách sự học xướng cấp
Trả lờiXóaHết nhà văn, nhà báo, nhà thơ, giờ lại pgs- ts phô cái dốt, cái ngu cho thiên hạ thấy à?
Trả lờiXóaĐọc những dòng viết của cái gọi là "PGS-TS" này thì lòng tôi buồn hẳn. Không biết ông Lê Đức Luận này học vị Tiến sĩ ngành gì và học hàm PGS làm gì?
Trả lờiXóaTrước hết, ta thấy ông không có một phương pháp luận tối thiểu (cần cho những người có học vị Tiến sĩ) khi tham gia tranh luận việc giải nghĩa mấy câu tục ngữ thành ngữ cụ thể này.
Những luận giải của ông là hoàn toàn chủ quan, tùy tiện. Cái mà tác giả Nguyễn Lân đã mắc phải, tác giả Hoàng Tuấn Công thỉnh thoảng cũng mắc (dù khảo cứu so sánh kĩ hơn) thì nay Lê Đức Luận mắc với tình trạng thô sơ về tư duy.
Tôi dạy sinh viên rằng: Khi một văn bản tục ngữ có nhiều cách hiểu hoặc hiểu sai, chúng ta cần những thao tác sau:
- Tìm ngữ liệu ngữ cảnh chứa tục ngữ đó để minh giải (đọc hiểu cái đã).
- Tìm các bản ghi trong quá khứ để khẳng định lịch sử ghi chép, rồi so sánh với nhau.
- Đặt ra các giả thuyết về khả năng: chép sai, phiên nôm sai, sắp chữ sai, không hiểu từ vựng (gốc Hán, phương ngữ, thổ ngữ), không hiểu cách nói năng dân gian, không hiểu môi trường diễn xướng v.v.
- Cần sử dụng những lý thuyết ngôn ngữ học mới nhất để tiếp cận và soi chiếu vấn đề.
Trước đây, vào năm 1999 làm về cuốn từ điển Thành ngữ của tác giả Nguyễn Lân, rồi sau đó hướng dẫn 1 sinh viên làm khoa học về những cái sai trong cuốn từ điển này (2001), chúng tôi đã phân loại các "cách sai" của tác giả Nguyễn Lân trên 217 câu.
Từ thực tế đó, tôi đi hỏi GS Ngôn ngữ học Vũ Đức Nghiệu. Ông xem cả cuốn từ điển và bài khoa học rồi phán gọn: "Cụ Nguyễn Lân không hiểu quy cách tối thiểu làm một cuốn từ điển giải nghĩa. Nên sai lầm là tất yếu. Hết".
Không ngờ đến nay, môt PGS-TS mà vẫn ấu trĩ trong khoa học. Đừng viết nữa, lòi dốt ra.
Tôi: Một cử nhân văn học dân gian.
Tôi không có chuyên về ngôn ngữ, nhưng cũng xin bắt lỗi PGS.TS ngôn ngữ Lê Đức Luận một "lỗi" nhể .
Trả lờiXóaGiải thích câu "chết không nhãn được mắt", LĐL viết: Có trường hợp người nhà phải khuyên nhủ
an ủi, người đó mới đành nhắm mắt.
Kkkkkk, LĐL chắc chắn chưa chứng kiến giây phút lìa đời của bất cười ai. Lê Đức Luận chỉ đọc truyện ngôn tình rồi phán: Người nhà khuyên nhủ, an ủi người đó mới đành nhắm mắt.
Không nói về những cái chết đột tử như tai nạn xe cộ, súng đạn, đâm chém , nhưng cái chết thường bắt đầu bằng tổn thương não đi vào hôn mê, rồi tới hôn mê sâu. Lúc này người ta không có cảm giác gì chứ đừng nói Nghe, hiểu lời khuyên nhủ an ủi. Vê cơ học thì bàn chân lạnh trước (chết trước) rồi lạnh lên đùi, bụng, ngực. Lạnh đến ngực là ngừng thở. Tức là Chết đó.
Nghe PGS TS LÊ ĐỨC LUẬN giải thích câu "chết không nhắm được mắt" thì hiểu được trình độ của PGS TS Lê Đức Luận uyên thâm cỡ nào rồi.
["chết không nhãn được mắt"]
XóaNgu ý tôi thế này: Có 3 nguyên nhân chính:
-Sống quá độc ác
-Quá ân hận về hành vi hay suy nghĩ của mình lúc sống
-Quá tiếc nuối hay bị oan ức do ai gây cho mình lúc còn sống
Cách bắt lỗi này xem ra không mấy khách quan, chung chung, chẳng có gì mới. cũng giống với bài viết của cô Thanh Hằng. Gia đình ông Nguyễn Lân vẫn không chịu thua, tiếp tục tìm "cứu tinh" gây sự chăng?
Trả lờiXóa"THỜ THỜI DỄ, GIỮ LỄ THỜI KHÓ"
Trả lờiXóavà "THỜ THỜI DỄ, GỬI LỄ THỜI KHÓ"
Gửi lễ khó với người trẻ chưa biết phong tục. Bởi vậy trước khi gửi lễ nên hỏi người biết phong tục, nhất là hỏi người cao tuổi. Khi đó việc gửi lễ sẽ không có gì là khó nữa.
Việc GIỮ LỄ phải xuất phát từ cái tâm của mình, phải có trải nghiệm về VĂN HÓA TÂM LINH. Không phải cứ hỏi kinh nghiệm GIỮ LỄ từ người cao tuổi mà mình có thể GIỮ LỄ được,nếu như mình không có TÂM, không có hiểu biết và trải nghiệm về VĂN HÓA TÂM LINH.
Câu " THỜ THÌ DỄ, GIỮ LỄ THỜI KHÓ" có từ lâu rồi, khi mà họ hàng bà con vẫn sống trong làng xã. Bởi vậy nói không biết phong tục tập quán là không thuyết phục.
Tóm lại HTC nói: Thờ thời dễ, giữ lễ thời khó" là chuẩn.
PGS TS LÊ ĐỨC LUẬN sai rồi.
Đây, chỉ một thao tác thôi, ta có lịch sử ghi chép:
XóaNam âm sự loại, chữ Nôm, 1925: GIỮ LỄ
Tục ngữ phong dao, chữ quốc ngữ, 1928: GIỮ LỄ.
Tục ngữ Việt Nam, chữ quốc ngữ, 1975: GIỮ LỄ
Đại Nam quốc túy, chữ Nôm, 1908: GIỮ LỄ
Câu cửa miệng của Nhàn Vân Đình, 1999: GIỮ LỄ (cuốn này cụ làm từ trước, khi còn sống, cụ mất năm 1979. Đến 1999 mới in).
Về cội về nguồn, chữ quốc ngữ, 1994: GIỮ LỄ.
Từ điển thành ngữ của Nguyễn Lân, quốc ngữ, 1985: GỬI LỄ.
Tục ngữ Việt nam chọn lọc, 1996, Vừa GIỮ LỄ vừa GỬI LỄ.
Xem thế, đến năm 1885 mới nảy nòi ra GỬI LỄ, bắt đầu từ NGUYỄN LÂN, sau này chỉ 01 người theo là tác giả cuốn Tục ngữ Việt Nam chọn lọc.
Sự nảy nòi này có những khả năng:
Nguyễn Lân mới sưu tầm 1 dị bản. Nhưng tiếc là, cách làm việc là không đưa ngữ cảnh hoặc không ghi sưu tầm từ ai nên đây là một lỗi.
Lỗi này không phải do sắp chữ hay ấn loát mà lỗi ở tác giả vì cách giải nghĩa sau đó.
Theo dõi cả từu điển, chúng tôi thấy nhiều đơn vị tác giả lèm nhèm đọc sách nên sai như: Chèo suối mát mái, Chân lấm vảy càn...
Ông Lê Đức Luận là PGS.TS sao không có thao tác bình thường này của khoa học mà lại cãi cố như chợ giời nhỉ. nhỉ. Thế thì dạy Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam sao nổi. Chán.
Cũng lại là một khía cạnh ngãm nghĩ và suy luận! Cũng hay!
Trả lờiXóaCũng là một khía cạnh suy nghĩ và ngãm nghĩ
Trả lờiXóa"Lành làm gáo vỡ làm muôi".
Trả lờiXóaTôi thấy HTC giải thích hợp lý dễ hiểu : Cụ NL chỉ giải nghĩa đen, thiếu nghĩa bóng, dụng ý của dân gian: Không sợ đụng chạm, không sợ hỏng việc, sẵn sàng chấp nhận mọi tình huống kể cả sự đổ vỡ.
PGS TS LÊ ĐỨC LUẬN bàn thêm cứ lủng cà lủng củng tựa như BÒ GIÀY PHẢI MŨI vậy (bò giày phải mũi : Xem trong tuancongthuphong.blog
Hãy tận dụng, đừng bỏ cái gì hết . Đồ vật cũng như con người . Nếu ta biết sử dụng thì chẳng cái gì vô dụng ! "Lành làm gáo, vỡ làm môi" hay "lành làm thúng , thủng làm mê" , cũng nghĩa như nhau !
Xóa"Lành làm gáo vỡ làm môi" hay "lành làm thúng , thủng làm mê " . Cũng cùng nghĩa thôi . Phải biết tận dụng . Chắng có gì vô dụng hết !
XóaGiải thích thêm các sắc thái có thể có của văn bản. Thế thôi. Không tệ, cũng chẳng có gì đến mức phải nói đúng sai. Nhưng chỗ có vd, (LĐL) chưa biết "sờ" đến. "Ngửi" đã thấy còn non.
Trả lờiXóaÔng Luận vui lòng cho biết bao nhiêu lỗi là nhiều, đối với một cuốn sách chuyên "vạch lỗi" dày tới gần 600 trang ? Bởi ông chỉ đưa ra 5 lỗi của Hoàng Tuấn Công...Trong đó, có chỗ ông không đọc kỹ hay cố tình lờ đi lời của HTC , để dạy dỗ ! Ví dụ, "chết không nhắm được mắt", ông không đưa ra đoạn trong dấu ngoặc đơn của HTC, trong đó "dường như có điều gì luyến tiếc trần gian hoặc chưa yên lòng" bao quát hơn các ý mà ông nêu lên để bắt lỗi người bạn trẻ không có nhãn hiệu GS hay TS như ông. Ông cũng không nắm vững định nghĩa về tục ngữ: đấy là những đúc kết phép đối nhân xử thế chuẩn mực không chỉ của một đời. Cho nên ông lấy ví dụ cá biệt để bênh vực Nguyễn Lân. Chúng tôi chỉ thấy buồn và buồn cười. Rút lại, không khác Thanh Hằng là mấy, ông bới móc HTC và bảo vệ Nguyễn Lân một cách cố ý. Chỉ vài lời vậy....Dù sao cũng cảm ơn ông, không giống một vị "GS" nọ, thẳng thừng chửi Trần Mạnh Hảo là chưa đỗ đại học, sao dám chê một GS như ông ấy...Ô hay, chúng ta không biết may áo hay đóng giày nhưng vẫn khen chê chiếc áo hay đôi giày người ta may hay đóng cho ta đấy thôi ! Chuyện đó xảy ra hàng ngày mà...
Trả lờiXóaĐọc thêm một bài của ông tiến sĩ pgs này càng thấy chán cho cái học hàm học vị ở VN...
Trả lờiXóaChưa nói đúng sai, chỉ xem cách lập luận thì LĐL rất ít khoa học, như một học sinh cấp 2 vậy
Trả lờiXóahttp://scv.ued.udn.vn/ly_lich/chi_tiet/323
XóaE-mail: leducluan3@gmail.com: Đường dẫn: http://scv.ued.udn.vn/~le-duc-luan
Học vị - Chức danh KH: Phó giáo sư, Tiến sĩ (2005
Đơn vị công tác: Giảng viên Khoa Ngữ Văn. Trường Đại học Sư phạm- ĐH Đâ Nẵng;
Lĩnh vực nghiên cứu: Tiếng Việt; Văn hoá Việt Nam
Xấu hổ quá bác Luận ơi
Trả lờiXóaNgười ta khoe tài chứ ai đi khoe dốt bao giờ bác Luận
Trả lờiXóaKhông ai khoe dốt nhưng cái dốt tự khoe ! Biết thì thưa thốt . Không biết thì dựa cột mà nghe . Cái biết cũng mênh mông và nhiều mức độ lắm . Cái biết lắng nghe, tìm hiểu là hay hơn cả . Người lớn , người nhiều bằng cấp chưa chắc đã hay hơn đứa con nít . Không nghe chuyện Khổng Tử còn thua đứa bé Hạng Thác à ?
XóaThấy PGS TS mà trình & tầm...thường!
Trả lờiXóaVÃI... CHO CÁI TRÌNH ĐỘ PHÓ GIÁO SƯ, KHÔNG HIỂU NÓ DẬY CÁI GÌ NHỈ
Trả lờiXóa