Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Lâm Khang: PGS.TS LÊ ĐỨC LUẬN HÃY DỪNG NGAY TRÒ LƯU MANH !


Lâm Khang chủ nhân:

Theo tôi biết, trong sách “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu” không “phê bình và khảo cứu” câu tục ngữ “Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm” (tôi đã liên hệ với tác giả HTC, và ông đã xác nhận: câu này được bàn đến trong một bài viết đăng trên báo Người lao động và Blog Tuấn Công Thư phòng có tên “Vọc niêu tôm hay mọc đuôi tôm”, chứ không hề có trong cuốn sách mới xuất bản).

Thế nhưng trong bài phê bình về cuốn sách của Hoàng Tuấn Công dưới đây, PGS.TS Lê Đức Luận lại đem câu này ra bàn, phê HTC “suy diễn”. Theo đây, chưa cần bàn đến chuyện PGS.TS. Lê Đức Luận đưa ra cách hiểu về câu tục ngữ đúng hay sai; chỉ biết rằng đem một nội dung không hề có trong sách “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu” của HTC để phê phán tác giả “suy diễn” là hoàn toàn sai (bài của ông Luận có 1570 chữ, thì riêng phần viết về câu “Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm” đã chiếm hơn 900 chữ, tức 2/3 bài viết). Ông Luận đã phạm luật, vi phạm nguyên tắc trong tranh luận, nói như dân gian là “Bốc lửa bỏ bàn tay”, “Di thi giá hoạ”…


Tiểu sử ông Lê Đức Luận: http://scv.ued.udn.vn/ly_lich/chi_tiet/323 
.
-----------------------
.
Về cuốn sách "bắt lỗi" Nhà giáo Nguyễn Lân:
Liên tưởng và suy diễn liệu có đúng?

PGS.TS. Lê Đức Luận
Infonet
 
12:02 - 10/09/2017

Cuốn sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và Khảo cứu của Hoàng Tuấn Công trở thành một hiện tượng ngôn ngữ có nhiều quan điểm trái chiều. Infonet giới thiệu thêm bài viết của PGS.TS Lê Đức Luận Khoa Ngữ Văn ĐHSP-ĐHĐN về cuốn sách này.


Hoàng Tuấn Công (HTC) khi phân tích một câu tục ngữ thành ngữ nào đó đã đưa ra những liên tưởng và suy diễn để chứng minh ý kiến của mình là đúng và các ý kiến khác là sai. Liệu những liên tưởng của anh có đúng?

“Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm” 

Câu tục ngữ này các nhà khảo cứu “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” về cơ bản là thống nhất nghĩa của câu tục ngữ này: “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam”, nhóm Vũ Dung giải thích: “Vắng chủ nhà gà sục niêu tôm. x. Vắng chúa nhà gà vọc niêu tôm (vọc: thò tay, chân vào vào quấy, bới) không người cai quản, dễ làm bậy, tha hồ tự do thoải mái; Không người cầm chịch, quản lý, mọi việc đều lộn xộn lung tung”.

“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” GS Nguyễn Lân viết: “Chúa vắng nhà gà vọc niêu tôm (hoặc gà mọc đuôi tôm) Chê những kẻ làm liều khi không có người cai quản”. “Thành ngữ tục ngữ lược giải” của Nguyễn Trần Trụ: “Vắng chúa nhà gà vọc niêu tôm: Chủ nhà đi vắng thì việc trông coi cửa nhà sơ sót khiến cho gà vào tận trong nhà vọ niêu tôm mà ăn. Ý nói chủ nhà đi vắng thì đầy tớ, người trong nhà làm càn, phá phách”.

HTC bình chữ "vọc" lại hoàn toàn không miêu tả động tác mổ, bới của con gà. Người ta chỉ nói "chuột vọc”. Anh cho rằng câu tục ngữ không miêu tả hành động mổ, bới của con gà mà người ta chỉ nói "chuột vọc”.

Thực ra chuột cũng đâu có “vọc” mà nó là loài gậm nhấm thì chỉ có cắn thôi. Dùng từ “vọc” là biện pháp nhân hóa để nói về sự tìm kiếm, phá phách của gà khi vắng chủ nhà. HTC cho rằng, hình thức đúng của câu tục ngữ vẫn là “Vắng chủ nhà; gà mọc đuôi tôm” và suy diễn rằng câu “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm”, bị hiểu lầm có mối quan hệ nhân quả theo kiểu: “Vắng chủ nhà, (thì, nên) gà bới bếp”.

Tuy nhiên, câu tục ngữ đang xét lại có mối quan hệ so sánh: bọn trẻ vắng chủ nhà cũng giống như lũ gà con mọc đuôi tôm. Rồi tác giả kết luận:"Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm" được diễn giải: Tình trạng vắng chủ nhà (thì cũng giống như) gà (giai đoạn) mọc đuôi tôm, và hiểu là: Trẻ con phá phách nghịch ngợm nhất là lúc vắng chủ nhà, bố mẹ; gà con hiếu động, quấy phá nhất là lúc mọc đuôi tôm, tách mẹ.

Đúng là HTC giỏi liên tưởng, nếu như theo anh nghĩ thì câu tục ngữ phải là “Trẻ vắng chủ nhà /(như) gà mọc đuôi tôm”. 

Tôi thống nhất với cách hiểu của các nhà khảo cứu “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” rằng "Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm" không đúng. Gà mọc đuôi tôm là gà mọc cụm lông trên cuối phần thân như đuôi con tôm. Thực ra thì có chủ hoặc vắng chủ, gà vẫn cứ mọc đuôi tôm vì đó là sự phát triển bình thường của gà con mới bắt đầu dấu hiệu trưởng thành. Vì thế câu tục ngữ này chả có ý nhân sinh gì cả.

“Từ điển tục ngữ Việt” của Nguyễn Đức Dương cũng nghi ngờ nên chú thích: "Chắc là vọc niêu chứ chẳng phải mọc đuôi, nhưng đã bị chép lầm". Bản đúng là "Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm". Chủ nhà vắng, chả có ai coi ngó nên gà mặc sức tung hoành. Ngày xưa, có nhà đóng cửa, có nhà không nên khi không có người, gà mặc sức vào nhà, nhảy lên mọi chỗ để tìm thức ăn. Nơi gà thường vào phá nhất là bếp vì bếp có các nồi niêu, chỗ có thức ăn để bươi kiếm mồi. Tại sao lại nói “vọc niêu tôm” mà không nói “vọc niêu cơm”.

Thứ nhất thì thực tế cơm thường ăn hết từng bữa nhưng thức ăn thì có thể nấu cho cả ngày nên còn trong niêu, gà nhảy lên vọc. Tuy nhiên quan trọng hơn ở chỗ, thức ăn mà gà muốn tìm là gạo cơm chứ không phải tôm. Tôm không phải là món khoải khẩu, có khi gà không ăn tôm nhưng bất kể là gì, gà cứ thấy là bươi quào. Sự phá phách đó có thể không mang lại lợi ích thiết thực nhưng lại thỏa mãn sự khám phá, thể hiện của chúng.

Nghĩa hàm ngôn của câu tục ngữ này là trong một cơ quan, tổ chức, khi thủ trưởng đi vắng, cấp dưới, nhân viên tận dụng cơ hội không có người quản lí, kiểm soát đã lộng quyền, tự ý làm những việc theo ý thích chủ quan của mình mà hậu quả là ảnh hưởng đến kế hoạch, quy tắc của cơ quan.

Một ý mở rộng hơn là chủ ở đây không chỉ đơn giản là chủ nhân mà chủ một quan điểm, một quyền lực, một triết lí lãnh đạo. Có những tổ chức có chủ, thủ trưởng nhưng năng lực kém, không thể làm thủ lĩnh được, không kiểm soát được cấp dưới, bị cấp dưới qua mặt, lộng quyền gây nên những tác hại nhất định. Như vậy, người lãnh đạo bất tài thì có chủ cũng như không. Cho nên tác hại của vắng chủ chỉ là tạm thời nhưng không có chủ theo nghĩa triết học thì vô cùng lớn.

Trở lại câu “Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào” 

Vì cố tình chứng minh ông Nguyễn Lân (NL) phân tích chưa rốt ráo, còn diễn xuôi mà HTC đã đưa ra một số câu ca dao, thành ngữ chứng minh rồi cho rằng câu tục ngữ này đồng nghĩa với câu “Chồng giận thì ra, mụ gia giận thì vào” là đồng nghĩa.

HTC hoàn toàn sai, ghét và giận là hai trạng thái khác hẳn nhau. Đã ghét là khó sống với nhau, thậm chí có khả năng chia lìa, ca dao có câu ý này: “Yêu nhau xa mấy cũng gần, Ghét nhau cách một bài chân cũng lìa”. Còn giận nhau trong đó có vợ chồng là chuyện thường xảy xa, không có gì nghiêm trọng nên dân gian khuyên “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa một đời không khê” và “Chồng giận thì vợ làm lành, Miệng cười hớn hở rằng: Anh giận gì”.

Như vậy, nghĩa của câu tục ngữ mà HTC bình chỉ đúng với câu “Chồng giận thì ra, mụ gia giận thì vào” chứ không đúng với câu “Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào”. Tôi không muốn dài dòng nhưng có bạn chưa hiểu nên ở bài này tôi phân tích thêm cho rõ và tôi khẳng định ông NL đúng.

“Chồng ăn chả, vợ ăn nem”

Ông NL bình: Nói cặp vợ chồng không hòa thuận, mỗi người chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của mình. HTC bình: Chưa chính xác. Dân gian không có ý nói chung chung như vậy. Đây còn ám chỉ cả tình trạng hai vợ chồng đều ngoại tình, vụng trộm, đi theo sở thích của mình. Chả và nem là hai món ăn đều khoái khẩu. Tục ngữ có câu: Chồng ăn chả, vợ ăn nem, Đứa ở có thèm mua lấy mà ăn.

Trước hết là nghĩa hiển ngôn (nghĩa đen), “nem” và “chả” là hai món ăn ngon, món khoái khẩu tương đương nhau. Vì là món ngon nên khá tốn kém, gia đình nghèo thì món chả nem là món sang trọng mà ăn nhiều có thể phung phí. Chồng ăn chả, vợ thấy thế tức tối cũng ăn nem cho xứng, cho bõ ghét.

Tuy nhiên, dù nó ngon như nhau nhưng sở thích mỗi người khác nhau, có thể chồng thích ăn chả nhưng vợ lại thích ăn nem. Hai người không thống nhất trong các món ăn uống, trong cách xử lí công việc, mỗi người một sở thích, mỗi người một ý, “ông chẳng bà chuộc” khiến gia đình không hòa thuận. Các ý này đều dẫn đến ý nghĩa mà ông NL bình “Nói cặp vợ chồng không hòa thuận, mỗi người chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của mình” theo tôi là hợp lí, là đúng. 

HTC bình “ám chỉ cả tình trạng hai vợ chồng đều ngoại tình, vụng trộm, đi theo sở thích của mình”. Ý HTC nêu lên không có cơ sở cho quan hệ vợ chồng ngày xưa. Vợ ngày xưa bị lệ thuộc vào gia đình chồng, dù chồng làm gì cũng không dám phản đối mạnh, huống hồ gì là lén lút đi ngoại tình. Người chồng thích cô nào, có quyền lấy vợ lẻ đàng hoàng, sợ gì mà phải vụng trộm. Vì thế mà dân gian chỉ dùng từ “ngoại tình” cho phụ nữ mà không dùng ngoại tình cho đàn ông. Dù cho chồng có vụng trộm với cô nào mà vợ biết được thì cũng chỉ nhờ đánh ghen, nhờ gia đình chồng can thiệp chứ chuyện đi ngoại tình cho tương xứng, cho bõ ghét là hiếm, khó xẩy ra. Ý HTC nêu ra có thể là ý nghĩa phát sinh trong xã hội hiện đại sau này mà thôi. Đây là ý không phải cơ bản mà ý của ông NL mới là chủ đạo. 


49 nhận xét :

  1. Không ngờ chủ đề này lại trở thành chỗ để kiểm định chất lượng học giả, chất lượng con người (lửa thủ vàng hay thau, thật hay rởm). Nhảy vào tranh luận chủ đề này, ai gian ai ngay, ai học thuât ai lươn lẹo, ai bênh lấy được, ai chỉ muốn tìm sự thật… đều có cơ hội lộ ra. 2 + 2 = 3,5 thì mũ cao áo dài mấy cũng lòi đuôi… he he...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhân sách của HTC xuất bản, ta có dịp biết thêm về kẻ sĩ lưu manh!

      Xóa
  2. Theo đây, chưa cần bàn đến chuyện PGS.TS. Lê Đức Luận đưa ra cách hiểu về câu tục ngữ đúng hay sai; chỉ biết rằng đem một nội dung không hề có trong sách “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu” của HTC để phê phán tác giả “suy diễn” là hoàn toàn sai
    ______________________
    Này ông Luận, chưa cần ông tử tế, nhưng nên có cách cư xử đàng hoàng trong tranh luận chứ ông! Đừng chơi trò bạc bịp đầu đường xó chợ! Nhé! Ông Luận!

    Trả lờiXóa
  3. Câu "Vắng chủ nhà, gà vọc nêu tôm" cũng chưa chắc đúng. Bởi vì niêu tôm bằng đất có vung đậy thì gà làm sao mà "vọc". Đâu phải nhà nào cũng có niêu tôm để cho gà "vọc".
    "vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm" cũng có lý, vì vắng chủ nhà, gà nghịch ngợm như ở lứa tuổi "mọc đuôi tôm' vậy.
    Đã đọc thì phải có ý suy diễn mà thôi! Việc suy diễn có lý thì chấp nhạn được!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm ". Không đúng . Vắng hay có chủ nhà , gà vẫn mọc đuôi tôm . Mọc đuôi tôm là biểu hiện sự trưởng thành của gà chẳng liên quan đến việc vắng hay có mặt của chủ nhà . Câu nói " Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm " đúng hơn . Câu này nhiều người nói mà chẳng hiểu nghĩa đúng của nó là gì , nhất là chữ " vọc " !

      Câu " Chồng ăn chả vợ ăn nem ". Ai chẳng hiểu là hai bên đều ngoại tình . Nó đã có từ xưa rồi chẳng phải thời nay .
      Hiểu câu này hoàn toàn có nghĩa ăn uống thì nông cạn và nực cười quá !

      Xóa
    2. KHi có chủ nhà thì người ta thấy gà lân la vào bếp, người ta xua gà đi, gà cũng biết sợ chứ không như trường hợp vắng chủ, gà nhẩy cả lên bếp, bươi tro, cào bếp văng rơm rạ khắp nhà.
      Còn nói về niêu tôm thì nó không phổ quát! Có nhà thì đôi khi kho tôm, có nhà thì không. Nhưng có kho niêu tôm rồi thì người ta đa số cũng đậy vung cẩn thận, không để cho gà 'vọv" được.
      Khi đọc thì nên cân nhắc câu nào có tính phổ biến hơn. Trong trường hợp này, niêu tôm không phải là hình ảnh phổ biến.

      Xóa
  4. Càng ngày càng xuất hiện thêm nhiều tiến sỹ nâng bi, tráo trở ,lưu manh.

    Trả lờiXóa
  5. Cái báo Infonet dung túng bao che cho một lũ lưu manh.

    Này Infonet nếu đăng bài của Lê Đưc Luận thì phải đăng comment của mọi người chứ. Đăng tin một chiều như vậy, tôi khinh.

    Trả lờiXóa
  6. Ông ăn chả bà ăn nem

    Câu này trong Nam, tôi thường nghe, có nghĩa là sự ngoại tình của cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, tự nghĩa của câu không diễn tả điều gì riêng cho sự ngoại tình cả. Nhưng đã dùng thành thói quen thì cứ dùng cũng được.

    Thành ngữ tục ngữ thường ngắn gọn và có vần điệu gieo theo lối yêu vận đặc biệt VN (gieo vần lưng khoảng giữa ). Và tự nghĩa của câu đã có sẳn, nói rõ. Vùng đất khô cằn "chó ăn đá gà ăn muối", ông nói gà bà nói vịt, thương trái ấu cũng tròn, ghét bồ hòn cũng méo. V.v...

    TRong văn học và văn chương đôi khi vẫn có sự lầm lẫn nhưng người ta vẫn dùng do đã thành thói quen. Thí dụ điển tích thành ngữ "trầm ngư lạc nhạn" chim sa cá lặn. Điển tích này do Trang Tử viết trong Nam Hoa Kinh, mô tả về đặc tính của mỗi loài khác nhau. Người đẹp như Mao Tường Lệ Cơ ai thấy cũng mê mẩn. Nhưng con chim con cá trông thấy thì có khi chỉ giật mình và né tránh thôi. Với người thì đẹp với loài khác như chim cá thì sợ.

    Về sau này, không hiểu tại sao, trong văn chương của cả TQ và VN đền dùng "chim sa cá lặn" để chỉ sắc đẹp mê hồn của phụ nữ (?).

    Theo tôi, dùng thành ngữ điển tích hay tục ngữ nên chọn lọc, hạn chế và cẩn thận. Nếu không, câu văn dễ bị khuôn sáo và lố bịch.

    Trả lờiXóa
  7. Trí thức lưu manh

    Trả lờiXóa
  8. Ở quê tôi (Tam Kỳ - Quảng Nam) có một dị bản của câu tục ngữ "chồng ăn chả, vợ ăn nem" là "ông ăn chả, bà ăn nem", từ trước đến giờ mỗi người dân đều có và chỉ có một cách nghĩ về chuyện "lăng nhăng của cả vợ lẫn chồng" và rất xa lạ với cách diễn giải như GS Nguyễn Lân hoặc ông Lê Đức Luận.
    Ông Luận lại phản bác cách diễn giải HTC: "Vợ ngày xưa bị lệ thuộc vào gia đình chồng, dù chồng làm gì cũng không dám phản đối mạnh, huống hồ..." lén phén. Vậy thì tại sao cũng "Vợ ngày xưa bị lệ thuộc vào gia đình chồng, dù chồng làm gì cũng không dám phản đối mạnh" lại dám "chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của mình" như GS Nguyễn Lân và ông Luận diễn giải?
    Đúng phản ý mình!

    Trả lờiXóa
  9. Lưu manh giả danh giáo sư.

    Trả lờiXóa
  10. Loại võ sĩ này gọi là loại bất chấp luật chơi: đấm dưới thắt lưng.

    Trả lờiXóa
  11. Câu "vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm" tôi nghe từ thời còn bé tí. Mẹ tôi giảng thế này: câu này như một câu đối giữa vế đầu và vế hai. Vắng chủ nhà thì đương nhiên người làm con ở tha hồ mà quậy, ví như gà con mọc đuôi tôm lăng nhăng lít nhít, bới chỗ này chạy chỗ nọ, làm rối tung cả vườn lên.

    Cái ông luận gì đó còn nói vọc niêu tôm, hỏi ông cơm còn chắc đủ ăn ko nói gì đến tôm, mà còn dư để khơi khơi cho gà vọc, nếu có cũng phải cất vào chạn thậm chí còn treo lên nữa kìa. Nhiều ông giáo sư tiến sĩ gì mà nói càn bậy quá, lòi cái đuôi dốt ra, còn mặt mũi nào mà đứng trên bục giảng nữa. Than ôi!

    Trả lờiXóa
  12. Cái ông Lê Đức Luận nầy giảng dạy Đại học sư phạm. Đạo đức của ông như vậy hỏi sao nền giáo dục Việt không tạo ra những lớp người !!!.Mỗi năm, khi đến ngày khai giảng năm học mới, lại rộ lên thông tin các trường học đề ra mức thu phí trấn lột phụ huynh học sinh ! Thử hỏi ai đã lập nên kế hoạch, nội dung các mức phí nầy nếu không phải là một bộ phận các người làm quản lý giáo dục ở các trường, họ có phải xuất thân từ các trường sư phạm không ?

    Trả lờiXóa
  13. Vô học tôi nay đã xế chiều xin thưa các liền anh liền chị:
    Câu chả nem hình như cả NL và HTC đều nằm ngoài dân gian.
    Dân gian nói: "Ông ăn chả, bà ăn nem". Ở đây chả - bà có cùng âm "a" thuận miệng dễ nói. Về ý nghĩa thì hoàn toàn không đụng chạm gì đến món ăn chả và nem cả. Dân gian nói vậy là ý nói vợ chồng nhà nọ nhà kia chẳng ai kém cạnh ai trong chuyện trai gái vụng trộm. Cả vợ lẫn chồng "kẻ tám lạng, người nửa cân" khi so sánh chuyện trăng hoa ngoại tình của hai vơ chồng đó.
    Từ điển đôi khi cũng chỉ tốn mực, rách việc, làm người ta khó hiểu.

    Trả lờiXóa
  14. Trao đổi với phó cối LĐL :

    Phó cối phán : "chồng ăn chả vợ ăn nem" , nói vợ chồng không hòa thuận, mỗi người chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của mình, là ĐÚNG là HỢP LÝ.

    Chỉ được cái phán bậy.
    Thưa PHÓ CỐI, gia đình nào cũng vậy, Việc chồng nghĩ đến lợi ích của chồng, vợ nghĩ đến lợi ích của vợ là chuyện thường.

    Ví dụ: Có gia đình nào đó bất hòa về lợi ích, phó cối đến hòa giải và nói: Thôi ! Đừng có chồng ăn chả, vợ ăn nem nữa !!!
    Tôi khẳng định là phó cối LĐL sẽ bị ăn tát, bị chửi....

    Tôi chắp tay lạy PGS TS LÊ ĐỨC LUẬN, ông về làm phó cối đi cho học trò được nhờ.

    Trả lờiXóa
  15. Giả sử có ai nói: Vợ chồng LÊ ĐỨC LUẬN, dạo này chúng nó "chồng ăn chả , vợ ăn nem " thì vợ LĐL nổi cơn tam bành như thế nào.
    Khuyên LĐL : Không cần thiên kinh vạn quyển, không cần tiến sĩ, LĐL cứ hỏi vợ LĐL nghĩa bóng của câu "chồng ăn chả, vợ ăn nem" là gì???? Bà ấy sẽ giải thích cho LĐL rõ.

    Trả lờiXóa
  16. Ông tiến sỹ Lê Đức Luận! Ông nhặt một câu vớ vẩn nào đấy, trong sách “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu” của HTC không hề có, bảo người ta không đúng. chính ông mới không đúng,Bài ông Luận viết loanh quanh, rối rắm tối nghĩa dẫn du linh tinh,cố tình bênh vực Nguyễn Lân một cách vụng về, bợ đỡ. Thật "Ông nói gà bà nói vịt". Nói lấy được đi chỗ khác chơi hỡi ông GSTS(Gà sống thiễn sót)

    Trả lờiXóa
  17. Có thật Quảng Bình quê ta lại có ông PGS-TS như ông Luận , hay không ?

    Trả lờiXóa
  18. Cái câu "chồng ăn chả, vợ ăn nem" ở địa phương tôi có câu tương đồng là "ông ăn chả, bà ăn nem" câu này người ta thường nói trong trường hợp cả 2 đều không chung thủy. Ông có bồ thì tôi cũng có bồ.
    Trở lại cách lập luận của cái ông Lê Đức Luận. Ông này bảo rằng là Phó giáo sư, Tiến sỹ thì thật là phỉ báng cái học hàm, học vị mà VN cấp cho ông quá. Ông dốt đã đành, nhưng dốt đến mức không biết mình dốt mà dám xưng xưng đăng đàn thì đúng là ngu chứ không chỉ là dốt đâu!

    Trả lờiXóa
  19. Xin ông Lê Đức Luận giải nghĩa giúp tui câu"theo đóm ăn tàn" với."Tàn"đây được hiểu theo nghĩa mô,là tàn của đóm hay là"tàn"của người

    Trả lờiXóa
  20. Tôi chưa hiểu vì lẽ gì mà ông Lê Đức Luận lại phải "dấn thân"vào trò chơi mạo hiểm,chọn ngay cả điều không có đưa ra tranh luận mà không biết fb là nơi "trăm tai,nghìn mắt",chứ không thể tùy tiện phê phán ,cho điểm như chấm bài của sv(nên nhớ sv ngày nay cũng khó hù dọa nếu thày sai).Nhưng ông Luận còn đang đứng trên bục giảng,phê bình thì dứt khoát rồi,nếu sai,tất đánh "ngã",song đừng dùng những từ quá " nặng" như :"lưu manh","rởm"...Làm mất mặt trước thiên hạ trong đó có học trò của ông ta thì làm sao lên lớp được nữa?(các bạn cứ vạch rõ cái yếu kém,nhà trường tất nhiên phải biết làm gì chứ!-tôi nói giữa dạ,không tôi không liên quan gì với ông Luận và ĐHSPHN đâu ạ)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. anh Luận thuộc ĐHSP Đà Nẵng bác ạ!

      Xóa
  21. PGS TS Lê Đức Luận vô cùng chí lý. Bởi vì, ở quê nhà cháu (không xa xã nhà PGS TS Lê Đức Luận) có một dị bản là: vắng chúa nhà gà VỌC niêu tép kho khế. Tại sao lại là niêu tép kho khế? Vì quê nhà cháu ngày xưa hơi bị nghèo nên không có niêu tôm chứ chưa nói đến niêu thịt cá. Vả lại tép kho thì phải kho với khế để ăn cho ra.
    Còn anh Công nói gà mọc đuôi tôm là gà đang ở thời kỳ mọc đuôi tôm chứ không phải đuôi tôm con gà đang mọc. Cố mà đọc hiểu PGS TS Lê Đức Luận ạ!

    Trả lờiXóa
  22. LĐL nói: Ghét và giận khác hẳn nhau. Đã ghét là khó sống với nhau, thậm chí chia lìa....
    Nói như vậy là không đúng

    + đối với thanh niên trẻ chưa vợ chưa chồng khi mới gặp nhau có thể ghét cay ghét đắng, nhưng qua một thời gian tiếp xúc lại chuyển sang yêu nhau say đắm, không tách ra được. Rốt cuộc thành vợ thành chồng hạnh phúc.
    + Giận cũng là ghét nhưng trong trạng thái bộc phát. Nhưng mà giận bầm gan tím ruột thì nó sẽ chuyển sang thù hận lâu dài, đáng sợ hơn cả ghét.

    + Tuy nhiên trong ca dao tục ngữ về đời sống vợ chồng có đề cập đến yêu và ghét thì ghét ở đây chỉ là chồng không yêu thương vợ nhiêu, yêu thương ít, cùng lắm là không yêu nhưng vẫn có trách nhiệm, có nghĩa chứ không ghét đến mức "xúc đất đổ đi".

    Ví dụ: Cô ấy xinh đẹp chăm lám v..v... chỉ GHÉT mỗi cái tính nói nhiều .

    Hoặc: Ông ấy được cái biết làm ăn, thương vợ thương con...v..v..chỉ GHÉT mỗi tính hay nhậu.

    Giận cũng là ghét nhưng là cái ghét bộc phát, có thể làm lành được. Nhưng nếu không biết làm lành thì hậu quả sẽ chuyển sang THÙ GHÉT rất khó sống.

    Nhiều khi GHÉT mà vẫn sống với nhau suốt đời, như ở trên tôi đã ví dụ : Cô ấy xinh đẹp, chăm làm, thương chồng, thương con.. Chỉ GHET mỗi cái tính nói nhiều.

    Trả lờiXóa
  23. Chỉ riêng tư cách công dân ông Luận đã không đủ để bàn luận

    Trả lờiXóa
  24. Ra PGS_ TS là cái học hàm học vị để làm trò vô luân?

    Trả lờiXóa
  25. Xin mời các trí thức thế giới chiêm ngưỡng trí thức Việt

    Trả lờiXóa
  26. Khác nào bôi tro trát trấu lên văn hóa Việt

    Trả lờiXóa
  27. Xem thần kinh ông này thế nào

    Trả lờiXóa
  28. Cay cú ăn thua đến thế là cùng ! Không còn biết xấu hổ, vậy là ranh giới giữa loài vật và loài người đã biến mất. Thật đáng buồn, những nơi tưởng ít nhất còn lại chút đỉnh lòng tự trọng cũng đầy rẫy đểu cáng và ti tiện. TH thì một mực la lối rằng cuốn sách của HTC nhiều lỗi. LĐL thì bịa đặt, đổi trắng thay đen. Đàng sau tất cả là khư khư giữ bằng được lối sống lừa bịp, sói đội lốt cừu. Chúc những người như NXD và HTC không nản chí và dao động. Hãy bắt đầu từ chỗ đó, từ chỗ không ít lưu manh văn hóa đang khoác cho sự tận tận lương tâm những bộ áo mỹ miều thực chất là nhơ bẩn...

    Trả lờiXóa
  29. Tôi chưa từng nghe câu: "vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm" chỉ nghe câu "vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm" ở quê tôi từ già tới trẻ thường dùng câu vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm để ám chỉ hành động vô phép, vô tổ chức vô kỷ luật của con cháu, kẻ ăn người ở khi không có người lớn như bố mẹ ông bà, hay cán bộ nhân viên cơ quan tự do vô tổ chức khi thủ trưởng cơ quan đi vắng.
    Câu: "ông ăn chả bà ăn nem, con ở có thèm thì kiếm mà ăn"...
    ý của câu này là hành vi lén lút vụng trộm, ngoại tình của các thành viên trong gia đình.
    Suy ra chồng ăn chả vợ ăn nem cũng đồng nghĩa với câu ông ăn chả bà ăn nem...Có gì đâu mà phải tranh cãi..

    Trả lờiXóa
  30. PGS.TS. Lê Đức Luận ngủ mê hay là kẻ xỏ lá?

    Trả lờiXóa
  31. Từ sách của Nguyễn Lân ---> Sách của Hoàng Tuấn Công ---> Rất rất nhiều bài viết phản bác hoặc ủng hộ 2 ông. Từ đây lộ ra trình độ mỗi người (viết tác phẩm, viết bài phản bác). Văn học nước nhà được phen vui đáo để.

    Trả lờiXóa
  32. Đọc bài này mới thấy TƯ CÁCH của ô Luận quá kém ,chưa cần nói đúng sai

    Trả lờiXóa
  33. "Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm" và "Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm" đều được chấp nhận như nhau - nó chỉ ra sự quậy phá của cấp dưới khi cấp trên không có mặt.
    Ta đừng bắt bẻ "sự hợp lý" (máy móc) của các câu trên. Ta thườn hát "Vượt thác cheo leo, tay ta vượt đèo" (Nối vòng tay lớn, TCS) mà không bắt bẻ "Tại sao, tay lại vượt đèo?".

    Trả lờiXóa
  34. Thành ngữ tục ngữ ca dao và điển cố của VN.

    Đa số chúng đã có từ xưa để lại. Do đó, theo tôi, ngoài giá trị văn học trong phép thành lập mỹ từ, ngoài giá trị là túi khôn là kinh nghiệm của tiền nhân VN, hiện tại chúng còn có đặc điểm khó tránh là bị lỗi thời hay bị hạn chế ý nghĩa.

    Thí dụ:

    1- Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi
    2- Cái nết đánh chết cái đẹp
    3- Cá không ăn muối cá ươn
    Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
    4- Chàng ơi phụ thiếp làm chi
    Thiếp như cơm nguội nhưng khi đói lòng

    Ý kiến:

    1- Ngày Valentine mà cho roi cho vọt thử xem nó thương hay ghét biết liền
    2- Kiểu này thì khoa và kỹ nghệ khổng lồ fashion và beauty coi như dẹp tiệm
    3- Không biết nhà khác thì sao chứ tôi vẫn thường hay hỏi mấy đứa con nhiều chuyện, nhất là kỹ thuật điện tử
    4- Phụ nữ ngày nay rất self confident, mềm yếu quá có khi ... ế

    Tóm lại, dùng thành ngữ và tục ngữ xưa nên cẩn thận và chọn lọc kỹ.



    Trả lờiXóa
  35. Đọc qua bài của PGS,TS Lê Đức Luận phản biện ( phê bình, chỉ trích" quyển phê bình và khảo cứu Từ điển Nguyễn Lân" của ông Hoàng Tuấn Công ) . Chỉ đọc cách lý giải và phán xét 2 câu thành ngữ " vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm " và ông ăn chả bà ăn nem" của ông L.Đ.Luận , đủ thấy kiến thức ông này còn non quá. Non về kinh nghiệm sống và tư duy Logic. Lẽ nào PGS,T.S Luận cũng được ấp từ Viện HLKHXH Việt Nam thời ông Võ Khánh Vinh? Loại "gà" này chưa mọc đuôi tôm đã phá phách hơn cả mèo ỉ bếp!!!

    Trả lờiXóa
  36. Đọc qua bài của PGS,TS Lê Đức Luận phản biện ( phê bình, chỉ trích" quyển phê bình và khảo cứu Từ điển Nguyễn Lân" của ông Hoàng Tuấn Công ) . Chỉ đọc cách lý giải và phán xét 2 câu thành ngữ " vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm " và ông ăn chả bà ăn nem" của ông L.Đ.Luận , đủ thấy kiến thức ông này còn non quá. Non về kinh nghiệm sống và tư duy Logic. Lẽ nào PGS,T.S Luận cũng được ấp từ Viện HLKHXH Việt Nam thời ông Võ Khánh Vinh? Loại "gà" này chưa mọc đuôi tôm đã phá phách hơn cả mèo ỉ bếp!!!

    Trả lờiXóa
  37. Ông ăn chả bà ăn nem
    Bốn chín gặp năm mươi

    Trả lờiXóa
  38. Quê tôi Bình Định, bà con luôn nói : vắng chủ nhà, gà bươi bếp; hoặc vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm đó. Chẳng tin kiểm chứng xem.

    Trả lờiXóa
  39. Đúng là ông này tư cách lưu manh

    Trả lờiXóa
  40. Luận ơi, họ dùng tít bài này đúng bản chts cậu nhĩ

    Trả lờiXóa
  41. Gắp lửa bỏ tay người không lưu manh thì cũng là kẻ trộm đạo

    Trả lờiXóa
  42. Từ nhỏ tôi đã nghe người quê tôi nói : " Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm " và thường được dùng khi bố (mẹ) mắng con lúc còn nhỏ .Tôi chưa thấy ông đội trưởng thời HTX nông nghiệp mắng xã viên câu này.Quê tôi vùng trung du nên có thể có nồi cá kho , tép kho ( tép theo thổ ngữ địa phương là một mớ hỗn hợp thường 2 hay 3 loại như cá diếc nhỏ ,rô ron, cân cấn ,chép nhỏ ...) bắt được khi tát chuôm, bắt ỏ ngoài đồng , ở ngòi , còn tôm là của hiếm vì chỉ có ở ao . Đói khổ như vậy nên thức ăn được treo ,đậy cẩn thận , gà con làm sao mà ăn được niêu tôm , dù gà mọc đuôi tôm rất hay vào nhà bới , tìm thức ăn và nhảy lung tung . Không biết câu tục ngữ có từ bao giờ ở một vùng quê mà cái thang gọi là cái đừng , cục đất gọi là cồ đất và tôi viết trên quan điểm cá nhân của một nông dân mang tính vùng miền vì thế mang ý nghĩa hạn hẹp nhưng ủng hộ quan điểm của HTC .

    Trả lờiXóa
  43. HTC bình “ám chỉ cả tình trạng hai vợ chồng đều ngoại tình, vụng trộm, đi theo sở thích của mình”. Ý HTC nêu lên không có cơ sở cho quan hệ vợ chồng ngày xưa. Vợ ngày xưa bị lệ thuộc vào gia đình chồng, dù chồng làm gì cũng không dám phản đối mạnh, huống hồ gì là lén lút đi ngoại tình. Người chồng thích cô nào, có quyền lấy vợ lẻ đàng hoàng, sợ gì mà phải vụng trộm. Vì thế mà dân gian chỉ dùng từ “ngoại tình” cho phụ nữ mà không dùng ngoại tình cho đàn ông.@Trích của "tiến sỹ" Lê đức luận trong bài.

    Xin lỗi chủ lốc mà phải nói "bậy" rằng : kẻ viết câu này- TS Lê đức Luân- NGU quá! phải dùng từ NGU nơi đây là việc tôi không muốn, nhưng nếu không dùng chữ này thì không thể lột tả cái cảm xúc của tôi (dù đã kiềm chế) về gã tiến sỹ này. Gã dám tự áp đặt suy nghĩ của mình lên toàn bộ đời sống xa hội, khi cho rằng ''thời ấy..' thì đàn ông thế này, đàn bà 'phải thế này..'

    Hầu như cả bài viết này độc một lối lậpp luận 'áp đặt' ngu xuẩn như vậy.

    Sao mà nước nam giờ đẻ ra lắm loại ngu đần như thế...rôi còn phong TS. Hỡi Giời?!

    P/s ; để tránh những kẻ thích giở giọng 'lễ nghĩa'xin ghi chú rằng gã Luận này it tuổi hơn tôi.

    Trả lờiXóa
  44. Con người hãy tìm nhiều cách để người khác biết đến mình. Lê Đức Luân cũng thế. Đem cái ngu của mình mà chụp lên cái khôn của thiên hạ để làm nổi bật mình là không được đâu Lê Đức Luận a.

    Trả lờiXóa