Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

HOÀNG TUẤN CÔNG NÓI VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN LÂN


Tập sách dày chỉ hàng loạt lỗi 20 năm từ điển
của Nguyễn Lân

Tuổi trẻ

17/08/2017 09:59 GMT+7 

TTO - Phê bình và khảo cứu của tác giả Hoàng Tuấn Công là một cuốn sách dày hơn 560 trang vừa ra đời chỉ để phê bình các lỗi sai dày đặc trong ba bộ từ điển của nhà giáo Nguyễn Lân: Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân! 

Những sai sót trong các sách của ông Nguyễn Lân từ lâu đã được học giới nhắc đến một cách có trách nhiệm, nhưng phía tác giả không tiếp thu và các lỗi sai vẫn nằm trong sách tái bản.


Đây chính là “giọt nước tràn ly” để Hoàng Tuấn Công thực hiện quyển sách nói trên.

Ông vừa dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trao đổi nhân dịp quyển sách của ông đang nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.

* Thưa ông, nhiều người (kể cả chính soạn giả) giải thích rằng nguyên nhân dẫn đến sai sót trong từ điển tiếng Việt của Nguyễn Lân là do tuổi tác: cụ biên soạn khi đã ở độ tuổi 90. 

Lại có người cho rằng những sai sót đó là do cộng sự và học trò của cụ Nguyễn Lân, lỗi của soạn giả là không biên tập đến nơi đến chốn. 

Là người khảo cứu rất kỹ từ điển của nhà giáo Nguyễn Lân, ông thấy thực hư thế nào?

- Theo chúng tôi, vấn đề không phải như vậy. Bởi những sai sót trong từ điển của nhà giáo Nguyễn Lân diễn ra một cách hệ thống, tìm thấy trong tất cả các cuốn từ điển do ông biên soạn, chứ không riêng một cuốn nào.

Từ cuốn đầu tiên Muốn đúng chính tả (1949), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (1989), Từ điển từ và ngữ Hán Việt (1989) đến cuốn cuối cùng (Từ điển từ và ngữ Việt Nam xuất bản năm 2000, tái bản 2006).

Về vấn đề “cộng sự”, trong tất cả các lời nói đầu, cụ Nguyễn Lân đều nêu rõ ông chính là người trực tiếp biên soạn, “đơn thương độc mã” (chữ của cụ Nguyễn Lân) biên soạn.

Chúng tôi cũng không loại trừ nguyên nhân có những mục từ được biên soạn lúc “tuổi cao” nên có thể có sai sót, nhầm lẫn.

Tuy nhiên, nếu có thì đó chỉ là hiện tượng, chứ không phải bản chất.

Mặt khác, đã là sai sót thì do bất cứ nguyên nhân nào, khách quan hay chủ quan, biên soạn ở độ tuổi 80, 90 hay 100 cũng cần phải được sửa chữa.

Tuy nhiên, kể từ lần đầu tiên (1998) nhà nghiên cứu Huệ Thiên có bài Những sai sót khó ngờ của Nguyễn Lân trong Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (tạp chí Thông tin Khoa học & Công nghệ Thừa Thiên - Huế), đến nay đã ngót 20 năm những sai sót đó vẫn còn nguyên xi trong tất cả những lần sách tái bản.


* Đóng góp đáng kể của sách Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu, ngoài việc phát hiện và phân tích thuyết phục các lỗi sai ở các mục từ, là phần ông “thử lý giải” các sai sót khó hiểu của cụ Nguyễn Lân ở nhiều phương diện: kiến thức ngôn ngữ học, kiến văn, kiến thức Hán Nôm, cách hiểu tiếng mẹ đẻ... 

Những lỗi thuộc về tiếng mẹ đẻ cho phép chúng ta nghĩ đến một điều: ngôn ngữ học nói chung và từ điển học nói riêng không phải là sở trường của soạn giả 
Nguyễn Lân?

- Đúng vậy. Với bất cứ ai, bất cứ lĩnh vực nào, việc đem sở đoản ra “thi thố” như một sở trường sẽ khó tránh khỏi thất bại.

* Trong Lời đầu sách, ông có ghi nhận các quyển từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân được phát hành ở cả trong và ngoài nước với tần suất tái bản cao. 

Với hàng loạt lỗi sai tồn tại “ổn định” qua các lần tái bản như vậy, ông nghĩ gì về công tác biên tập từ điển của các nhà xuất bản trong nước?

- Những sai sót của các bộ từ điển do GS Nguyễn Lân biên soạn cho thấy dường như các nhà xuất bản đã hoàn toàn đặt niềm tin vào tên tuổi của soạn giả, GS Nguyễn Lân.

Dĩ nhiên, chúng tôi cũng hiểu việc đòi hỏi biên tập viên phải bao quát tất cả các lĩnh vực trong từ điển là chuyện khó. Tuy nhiên, nếu nghiêm túc, ít nhất người ta sẽ phát hiện những lỗi chính tả sơ đẳng như “nõ điếu”, viết thành “lõ điếu”; “len lét”, thành “nen nét” của soạn giả.

Về vấn đề biên tập từ điển, tôi được biết gần đây Nhà nước đã có quy định việc xuất bản từ điển phải qua cơ quan chuyên môn thẩm định nội dung.

Tuy nhiên, trong thực tế nhiều loại từ điển tiếng Việt khổ nhỏ, dành cho học sinh với những sai sót nghiêm trọng vẫn xuất hiện trên thị trường sách.

Chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng về 
vấn đề này.

Riêng với từ điển của cụ Nguyễn Lân, đến quý 2-2017 vẫn còn được tái bản với những sai sót đã có từ hơn 20 năm trước, tôi nghĩ có một phần trách nhiệm của các nhà xuất bản và những người thừa kế tác phẩm.

LAM ĐIỀN thực hiện

18 nhận xét :

  1. Lại nhớ từng đọc bài viết mà thần đồng Trần Đăng Khoa ca ngợi Nguyễn Lân là: "Hồi chiến tranh, khi máy bay Mỹ ném bom, Nguyễn Lân nhất định không chịu xuống hầm trú ẩn, chỉ vì trên miệng hầm người ta viết sai chính tả là "Hầm chú ẩn".
    Giờ mới biết, hóa chuyện bịa. Cuội.

    Trả lờiXóa
  2. " Anh hùng nhất khoảnh" được cụ Nguyễn Lân giải thích là: Anh hùng trong một khoảng thời gian ngắn.
    Hoàng Tuấn Công giải thích: "anh hùng nhất khoảnh" là anh hùng trong một vùng, địa phận nhỏ, ví dụ anh hùng bến xe chảng han.
    Theo mình thì "anh hùng nhất khoảnh" là anh hùng trong khoảng không gian nhỏ và trong khoảng thời gian ngắn.
    Ví dụ : Cụ Nguyễn Lân là anh hùng nhất khoảnh ở lĩnh vực từ điển.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác !

      Xóa
    2. Nhất khoảnh: không gian (không liên quan thời gian)

      Xóa
    3. nếu muốn nói về thời gian, người ta nói "anh hùng nhất thời".

      Xóa
    4. anh hùng nhất thời,ví dụ tướng Giáp là "anh hùng đánh Pháp", nhưng không đúng khi chống Tàu

      Xóa
    5. Theo tôi nghĩ, "anh hùng nhất thời" nếu có ý nghĩa chê bai thì dùng để ám chỉ người hành động xốc nổi, thiếu cân nhắc, kiểu như chơi ngu lấy tiếng, dân gian gọi là "anh hùng rơm." Còn nếu như có ý nghĩa khen ngợi thì cụm từ thường dùng là "anh hùng một thời".
      Về chữ "khoảnh" thì tôi nghĩ có thể mang cả 2 nghĩa không gian và thời gian. Ví dụ, khoảnh ruộng và khoảnh khắc.

      Xóa
  3. Xin ý kiến bác Nguyễn Lân Dũng

    Trả lờiXóa
  4. Thiển nghĩ, những người thừa kế di sản của cụ NL nên:1. Thu hồi triệt để sách của cụ, hủy. 2. Làm văn bản đề nghị Nhà nước cho thôi đặt tên đường, để con cháu sau này không tò mò hỏi: NL là ai. Và cũng để Nhà nước cẩn trọng khi xác định danh nhân, đối với các nhà ngụy khoa học như ông Quốc sư, quốc phụ nào đó.

    Trả lờiXóa
  5. Việt Nam cũng có một thời Học phiệt, lấy chính trị lấn chuyên môn. Hiện tượng" học phiệt" ở VN tuy vậy không nặng bằng Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  6. 1/Sai sót do tuổi già...
    2/Sai sót do cộng sự và học trò...
    Cả hai đều là lý sự cùn, chối bảy, không riêng gì trong việc này mà còn trong nhiều lãnh vực khác kể cả trong chính trị hiện nay.

    Trả lờiXóa
  7. Gia đình cụ Nguyễn Lân nên trả tiền nhuận bút cho Tuấn Công

    Trả lờiXóa
  8. Xin bác Tuấn Công góp ý về thần đồng Trần Đăng Khoa với

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Góp ý làm gì, thần đồng Khoa cũng là hạng ăn theo nói leo thôi, chứ cũng có đọc từ điển Nguyễn Lân đâu.

      Xóa
  9. Ông NL này noi còn ngọng líu ngọng lo vào còn bày đặt làm từ điển,

    Trả lờiXóa
  10. Nõ điếu thành lõ điếu . Nguyễn Nân hay Nguyễn Lân ?

    Trả lờiXóa
  11. KHoa có máu điạ phương, ca tụng cụ Lân vì là đồng hương

    Trả lờiXóa
  12. Tôi có một từ tiếng VN mà lâu nay muốn hiểu ( BÍ THƯ ) nghĩa là gì? Và nó ở đâu ra? Tôi đã hỏi một số Đảng viên khi họ xang công tác ở nước ngoài thì được giải thích là ngừơi lãnh đạo Đảng . Tôi biết điều đó , nhưng tại sao không gọi là ( đầu Đảng hay Đảng trưởng - Mà gọi là Bí Thư ...) Thì không được giải thĩch . Tôi tạm suy luận : BÍ là bí mật kín đáo - THƯ là thư từ , giấy tờ . Nghĩa là BÍ THƯ là người nắm giữ các bí mật của Đang viên như sổ đen ... Sống ở nước ngoài hơn nửa đời ngưới Tây - Ta lấn lộn . Chính tả - thổ tả vô tổ chức . Mong anh Diện thứ lỗi . Xin cảm tạ sự chỉ bảo của các còm sĩ có điều kiện... và học hỏi hơn . Cảm tạ !!!

    Trả lờiXóa