Xin hãy để ‘cụ Rùa’ an nghỉ!
TS. Nguyễn Hồng KiênTiền Phong
21:59 ngày 29 tháng 03 năm 2017
TPO - Đọc đề án đúc biểu tượng rùa vàng Hồ
Gươm, tôi thấy ý tưởng này chủ quan đến phi khoa học, lại thiếu kiến
thức tối thiểu, cập nhật về văn hóa.
Không bằng lòng với các thông tin từ báo chí, tôi đi xin và có được bản PDF “Ý tưởng đúc biểu tượng rùa vàng hồ Gươm”. Thực ra, đây là một bản tự quảng cáo với nhan đề: “Ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, văn hoá, Sử học… cho dự án đúc biểu tượng rùa vàng hồ Gươm “thần Kim Quy”. Đọc hết tập tài liệu (đầy lỗi chính tả) này, tôi càng không hiểu vì sao một ý tưởng kinh doanh của một cá nhân, một công ty… bỗng thành chuyện xôn xao đến vậy.
Ý tưởng ngây ngô, chủ quan đến phi khoa học
Xin chỉ dẫn ra ba dẫn chứng: Phần “đặt vấn đề” tự cho là ý tưởng “bắt nguồn từ truyền thuyến (???) lịch sử” đã kể lại rất chủ quan về “Truyền thuyết Thần Kim Quy và Nỏ Thần”. Đặc biệt nguy hiểm là đưa ra kết luận: “… một số nhà nghiên cứu cho rằng bên cạnh vật tổ là chim Lạc thời này xuất hiện thêm vật tổ là rùa (Thần Kim Quy). Hiện nay chúng ta biết những dân tộc liên quan đến rùa sử dụng hình ảnh rùa thì nhiều nhưng chưa thấy dân tộc nào lấy rùa làm vật linh Quốc gia đây cũng là một cơ sở độc đáo để Hà Nội - Việt Nam chúng ta cần triển khai sớm ý tưởng độc đáo đặc biệt này.”
Thống kê ra bốn lần thần Kim Quy xuất hiện trong “kho tàng huyền sử Việt Nam”, nhưng chuyện về lần thứ tư lại là “dưới hai triều Lý và Lê, sau khi đã hoàn tất công việc bình định đất nước Đại Việt, ở phía bắc cũng như ở phía nam, các nhà vua thường lập đàn tế thần trên hồ Tả Vọng ở Thăng Long”. Đây là một bịa đặt, xuyên tạc lịch sử. Theo địa-lịch sử, hồ Gươm hình thành muộn hơn rất nhiều. Tên gọi hồ Tả Vọng cũng chỉ xuất hiện dưới thời Lê Mạt.
- Tác giả chủ quan dến mức “hồn nhiên” tuyên truyền mê tín dị đoan: “Rùa Hồ Gươm Tâm Linh Hiện hữu (Thần kim Quy)
… “theo ghi nhận thì Cụ Rùa rất ít khi xuất hiện. Mỗi lần cụ xuất hiện hầu như tương ứng với một sự kiện trọng đại của quốc gia, mỗi lần cụ xuất hiện là liên quan đến những sự kiện trọng đại của dân tộc ... do vậy một dịp cụ xuất hiện là người dân xúm lại chiêm ngưỡng, bàn tán xôn xao, báo chí nhiếp ảnh lại có những tin bài và hình ảnh sống động trong đời sồng người Hà Nội và cả nước. Luận cứ này được nhiều người ủng hộ và tìm cách chứng minh với một số các sự kiện đáng chú ý; một số thì cho rằng sự việc mang tính ngẫu nhiên, còn phần đông chúng ta (trong đó có tôi) thấy đây là một sự kiện đặc biệt và cần phát huy trở thành dấu ấn riêng của Hà Nội của Việt Nam là niềm tự hào riêng có cần phát huy trở thành biểu tượng Vĩnh Cửu một đặc điểm riêng có về văn hoá Lịch sử và phát triển thành điểm Thu hút du lịch mang tầm Quốc tế.”
Thiếu kiến thức tối thiểu, cập nhật về văn hoá
Điều này thể hiện rất rõ qua phần viết về “Sức mạnh Những biểu tượng Quốc gia trên thế giới” với các liệt kê lẫn lộn “những biểu tượng là linh vật, con vật hay công trình kiến trúc” của một số nước:
“- Ở Trung Quốc với biểu tượng Gấu Trúc, Rồng, Trống Đồng, Vạn Lý trường Thành, Thiên An Môn, mới đây như sân vận động tổ chim...
- Ở Mỹ: Bức tượng Thần tự do, toà nhà lưỡng viện, tháp chuông tư do, phố Wall, và đặc biệt là biểu tượng con Trâu đúc bằng đồng to đẹp trên đầu phố Wall tại Newyork...
- Ở Úc: nhà hát Sydney, chuột túi Kanguru
- Ở Nước Pháp: Dòng sông Seine, tháp Efphen, gà trống Goloa...
- Ở Nhật: Tháp truyền hình, hoa anh đào...
Hình Tựơng về các con vật trở thành linh vật ở một số nước như: Rồng, ( Trung Quốc, Singgapor, Việt Nam...) Voi ( Thái Lan, Campuchia..),Gà trống ( Pháp).. ”
Khoan nói bất cứ chuyện gì, nhưng liệt kê cả: “biểu tượng con Trâu đúc bằng đồng to đẹp trên đầu phố Wall tại Newyork" thì… buồn cười quá !
Vì tác phẩm điêu khắc "Charging Bull" (Wall Street Bull) là ý tưởng của một nghệ sĩ chứ không phải của thành phố. Thậm chí nó từng bị cảnh sát tịch thu đem cất vào kho... Một người bán hàng lưu niệm cho biết: "Tôi đã nhìn thấy mọi người làm một số điều điên rồ với con bò đó", "Đôi khi ban đêm, tôi đã nhìn thấy mấy kẻ say làm những việc mà không tiện nói lại…” . Đáng nói là, hiện nay tượng con bò Wall Street đã trở thành một cụm tượng, khi người ta đã đặt thêm tượng một cháu gái đứng chống nạnh thách thức ở phía trước.
Chúng ta, nếu muốn Tôn tạo hồ Gươm, muốn Phát huy câu chuyện về “Tinh thần Yêu Hoà bình” (?) theo câu chuyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi thì nên chú ý đến khu tượng đài vua Lê Thái Tổ ở bờ Tây của hồ. Nhân vật chính của huyền thoại Đẹp về hồ Gươm/Hoàn Kiếm là vua Lê Thái Tổ, đâu phải “cụ” Rùa ?
Trước Tết, đến thăm khu này, tôi chứng kiến vành đai đá tròn dưới chân tượng đài không chỉ nứt nẻ, mà còn bị sứt vỡ (nhiều chỗ mới được vá víu lại).
Cũng xin nhắc lại, Việt Nam không có truyền thống TƯỢNG ĐÀI. Là người tham gia trùng tu (thực chất là giải toả) khu tượng Lê Thái tổ hồi những năm 90 của thế kỷ trước, tôi không hề thấy có bát hương, lư hương nào. Nếu định làm “biểu tượng Rùa Vàng”, liệu có lại thành một nơi cầu cúng?
Mạo danh?
GS. Phan Huy Lê lên tiếng phủ nhận việc ông có ý kiến ủng hộ ý tưởng này. Thực tế, phần “Ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, văn hoá, Sử học…” đã in ra cả ảnh chụp văn bản viết tay ý kiến của GS Vũ Khiêu, của PGS.TS Đặng Văn Bài, của PGS.TS Hà Đình Đức nhưng không có “thủ bút” của GS. Phan Huy Lê.
Trên tiêu đề của tập tài liệu, có in: “UB Nhân Dân TP Hà Nội - Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam - Hội Di Sản Văn Hoá Việt Nam - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Công Ty Hữu Nghị Á Châu”. Tuy nhiên, “Phương án & Nguồn kinh phí thực hiện” lại viết: “…- Đề xuất thành phố Hà Nội chỉ đạo và phối hợp thực hiện lựa chọn vị trí đặt biểu tượng… Lãnh đạo Thành Phố và các sở ban ngành cơ quan liên quan hỗ trợ về mọi mặt để ý tưởng được thực hiện sớm nhất và thành công. Trong quá trình triển khai thực hiện đề xuất sự ủng hộ và hỗ trợ của thành phố Hà Nội về kinh phí tạo dựng mặt bằng và không gian đặt Tượng Rùa Vàng tại Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Nguồn kinh phí không sử dụng ngân sách nhà nước được huy động bằng hình thức xã hội hoá thực hiện từ nguồn huy động xã hội với sự phối hợp của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước... do Cty Hữu Nghị Á Châu đảm nhiệm.”
Tôi cũng không tin là ông Dương Trung Quốc đã có đọc qua tài liệu đầy lỗi chính tả này (tôi để nguyên trong các trích dẫn in nghiêng).
Trong tư cách một người làm nghiên cứu lịch sử, từng làm trùng tu di
tích, cá nhân tôi kính đề nghị các cấp có thẩm quyền bác bỏ ngay “ý
tưởng” này !
Tôi ủng hộ ý tưởng dựng tượng. Nhưng mà, những thứ mà thiên hạ có rồi thì ta nên thôi.
Trả lờiXóaVậy ở (hình như là ở Ý) và một số bảo tàng châu Âu có tượng đứa bé đứng vắt chim ra. Tôi hồi đó thấy ngượng, nhưng có người lại thích chụp ảnh cùng.
Vậy nay ta thì sao? - Các linh vật người ta có rồi, con người thì các cá nhân cao danh có rồi, trẻ "ranh" (ko mặc đồ) có rồi, mà lại đại diện cho giới mày râu nữa. Thế thì ta chỉ còn lại nên chọn đại diện người già và phái yếu. Vậy hình ảnh ai là hợp nhất? Theo ngu ý tôi là hình ảnh chị Dậu. Nên là chị Dậu đứng xếch váy lên để đối trọng với đứa bé kia. Hình ảnh biểu trưng này vốn có trong thời phong kiến và thời nay lại xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
Đây cũng là lịch sử và văn hóa các thời đó các vị ạ.
Không làm, mai sau người trẻ quên mất một thời đại rực rỡ.
Tượng đài là dành để tôn vinh những bậc khai quốc công thần, anh hùng liệt nữ hay thánh hiền của dân tộc..những nhân vật có thật trong lịch sử. Ai lại đi đúc tượng tôn vinh thờ lạy con vật, dù là con vật được "nhắc đến" trong ...huyền sử ????
Trả lờiXóaThời nay ở VN sao lắm trò lố bịch, phản văn hoá khoa học gì đâu !
tư tưởng nông dân lãnh đạo tư tưởng văn nghệ sỹ thì chỉ thế thôi
Trả lờiXóaAnh cả Trọng thống lĩnh "thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc", vậy cụ Lý, cụ Lê chỉ là hạng nhì, hang ba! Đập bưu điện xấu hoắc kiểu tàu, thay vào đó là cụm tượng đài tôn vinh ảnh là hợp lòng dân nhất! Phải cao gấp đôi hai cụ kia! Bố thằng nào dám cãi và bàn lùi! Dưới chân ảnh tha hồ mà rùa mà khỉ, ai cũng có phần! Anh Dương tàu dâng sớ ngay và luôn đi! Bảo đảm ghế đại biểu suốt đời, no nê, vẻ vang!Kinh phí sẽ do đại Công ty Hưng Nghiệp Đài Loan nhiệt tình đài thọ vì lòng kính trọng sâu sắc với anh cả và tình yêu thương dân tộc Việt Nam anh hùng!
Trả lờiXóa