- Một cuốn sách quý cần có trong tủ sách của bạn .
Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo
.
Cuốn sách: “Đường thi Quốc âm cổ bản” của TS. Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông ra mắt trong dịp tết Đinh Dậu này, tôi chợt nhớ đến lời của nhà thơ Raxun Gamzatov của nước Dagetxtan: “Nếu ta bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn ta bằng đại bác”.
Qúa khứ làm nên lịch sử dân tộc, lịch sử văn hóa Tổ Quốc ta chính là nền văn hóa Hán Nôm với quốc âm có trên dưới 80% từ Hán Việt, và tiền quốc ngữ là chữ Nôm của ngàn năm độc lập từ Ngô, Đinh, Lý Trần Lê, Nguyễn…
Nếu không có chữ Nôm, dân tộc ta nào có thi ca quốc âm và các kiệt tác thơ chữ Nôm Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chinh Phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều, Hoa Tiên, thơ Hồ Xuân Hương…
Nhật Bản, Triều Tiên khởi đầu cũng như ta, nghĩa là phải dùng chữ Hán; sau đó từ chữ Hán, họ chế ra chữ Nôm của Triều của Nhật. Văn hóa Nhật Bản ảnh hưởng văn hóa Hán thông qua văn hóa Triều Tiên. Cũng như ta, âm Hán Triều và âm Hán Nhật vẫn bàng bạc trong tiếng nói của hai nước này. Năm 1972, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã đưa 1800 chữ Hán vào trường học dạy cho học sinh. Tháng 11-1946 Bộ Giáo dục Nhật Bản đưa vào chương trình dạy phổ thông bắt buộc học sinh Nhật phải học 1850 chữ Hán, đến năm 1947 Quốc hội Nhật đã thông qua việc dạy và học chữ Hán trong nhà trường.
Văn hóa Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản tuy khởi nguồn từ văn hóa Hán kết hợp với các yếu tố bản địa nhưng vẫn là những nến văn hóa hoàn toàn độc lập với các bản sắc riêng không lẫn vào đâu được. Chúng ta cần phân biệt văn hóa Hán, chữ Hán với bọn thống trị phong kiến Trung Hoa mấy nghìn năm vẫn hằng xâm lược nước ta, từng đồng hóa dân tộc ta suốt một ngàn năm mất nước là những vấn đề khác nhau. Gần đây, do tâm lý chống Hán hóa, chống bọn xâm lược phương Bắc cực đoan quá, tới mức hễ ai nói đến chữ Hán, chữ Nôm …liền phản ứng tẩy chay!
Vậy xin hỏi “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi soạn cho Lê Lợi sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh viết bằng chữ gì vậy? Chữ Hán đấy! Trong bản tuyên ngôn độc lập bất hủ này, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi dám mắng vào mặt hoàng đế nhà Minh rằng: “Thằng nhãi ranh Tuyên Đức động binh không ngừng”…
Cũng như vậy, Trần Hưng Đạo soạn “Hịch tướng sĩ” bằng chữ Hán mà cùng với triều nhà Trần và thần dân Đại Việt ba lần đánh thắng quân Nguyên… Từ Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn Tây Sơn… ông cha ta từng đánh cho quân xâm lược phương Bắc những đòn chí tử mới có giang sơn gấm vóc hôm nay. Cho nên thái độ cực đoan cho rằng học chữ Hán Việt, chữ Nôm của cha ông sẽ bị Hán hóa là những lý giải vô căn cứ.
Không đọc được chữ Hán, chữ Nôm của cha ông nghìn năm trước, các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau có thể còn giữ được bản sắc, tâm hồn dân tộc chăng?
May mắn thay, trong dịp tết Đinh Dậu này, hai học giả Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông đã mang đến cho chúng ta một món quà quý giá là cuốn: “Đường thi Quốc âm cổ bản” do cha ông chúng ta dịch thơ Đường ra chữ Nôm (Nam) rất hay. Đây là lần đầu tiên bản dịch thơ Đường ra chữ Nôm được công bố với tài dịch xuất chúng của thi hào Tú Xương (dịch 81 bài); ngoài ra các bản dịch thơ Đường ra chữ Nôm còn của các nhà nho Việt Nam như Dương Lâm, Đông Sơn cư sĩ và khuyết danh.
Tôi có lần đi du lịch, bay từ Hà Nội sang Bắc kinh, khi qua vùng Thập vạn đại sơn biên giới Việt - Trung và vũng Lĩnh Nam quê hương của người Bách Việt, nhìn xuống sông núi chập chùng bên dưới đã viết câu thơ: “Sông núi Lĩnh Nam chằng chịt chữ tượng hình…”. Dù sách sử Trung Hoa phỏng đoán quê chữ tượng hình, chữ giáp cốt ở đâu, tôi vẫn cứ đinh ninh nó là sản phẩm của văn hóa Bách Việt được người Hán phương Bắc tiếp thu và phát triển.,.
Sài Gòn, Xuân Đinh Dậu.
T.M.H.
-------------------
Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
GIAO LƯU & GIỚI THIỆU SÁCH
"ĐƯỜNG THI QUỐC ÂM CỔ BẢN"
Qúa khứ làm nên lịch sử dân tộc, lịch sử văn hóa Tổ Quốc ta chính là nền văn hóa Hán Nôm với quốc âm có trên dưới 80% từ Hán Việt, và tiền quốc ngữ là chữ Nôm của ngàn năm độc lập từ Ngô, Đinh, Lý Trần Lê, Nguyễn…
Nếu không có chữ Nôm, dân tộc ta nào có thi ca quốc âm và các kiệt tác thơ chữ Nôm Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chinh Phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều, Hoa Tiên, thơ Hồ Xuân Hương…
Nhật Bản, Triều Tiên khởi đầu cũng như ta, nghĩa là phải dùng chữ Hán; sau đó từ chữ Hán, họ chế ra chữ Nôm của Triều của Nhật. Văn hóa Nhật Bản ảnh hưởng văn hóa Hán thông qua văn hóa Triều Tiên. Cũng như ta, âm Hán Triều và âm Hán Nhật vẫn bàng bạc trong tiếng nói của hai nước này. Năm 1972, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã đưa 1800 chữ Hán vào trường học dạy cho học sinh. Tháng 11-1946 Bộ Giáo dục Nhật Bản đưa vào chương trình dạy phổ thông bắt buộc học sinh Nhật phải học 1850 chữ Hán, đến năm 1947 Quốc hội Nhật đã thông qua việc dạy và học chữ Hán trong nhà trường.
Văn hóa Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản tuy khởi nguồn từ văn hóa Hán kết hợp với các yếu tố bản địa nhưng vẫn là những nến văn hóa hoàn toàn độc lập với các bản sắc riêng không lẫn vào đâu được. Chúng ta cần phân biệt văn hóa Hán, chữ Hán với bọn thống trị phong kiến Trung Hoa mấy nghìn năm vẫn hằng xâm lược nước ta, từng đồng hóa dân tộc ta suốt một ngàn năm mất nước là những vấn đề khác nhau. Gần đây, do tâm lý chống Hán hóa, chống bọn xâm lược phương Bắc cực đoan quá, tới mức hễ ai nói đến chữ Hán, chữ Nôm …liền phản ứng tẩy chay!
Vậy xin hỏi “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi soạn cho Lê Lợi sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh viết bằng chữ gì vậy? Chữ Hán đấy! Trong bản tuyên ngôn độc lập bất hủ này, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi dám mắng vào mặt hoàng đế nhà Minh rằng: “Thằng nhãi ranh Tuyên Đức động binh không ngừng”…
Cũng như vậy, Trần Hưng Đạo soạn “Hịch tướng sĩ” bằng chữ Hán mà cùng với triều nhà Trần và thần dân Đại Việt ba lần đánh thắng quân Nguyên… Từ Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn Tây Sơn… ông cha ta từng đánh cho quân xâm lược phương Bắc những đòn chí tử mới có giang sơn gấm vóc hôm nay. Cho nên thái độ cực đoan cho rằng học chữ Hán Việt, chữ Nôm của cha ông sẽ bị Hán hóa là những lý giải vô căn cứ.
Không đọc được chữ Hán, chữ Nôm của cha ông nghìn năm trước, các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau có thể còn giữ được bản sắc, tâm hồn dân tộc chăng?
Tôi có lần đi du lịch, bay từ Hà Nội sang Bắc kinh, khi qua vùng Thập vạn đại sơn biên giới Việt - Trung và vũng Lĩnh Nam quê hương của người Bách Việt, nhìn xuống sông núi chập chùng bên dưới đã viết câu thơ: “Sông núi Lĩnh Nam chằng chịt chữ tượng hình…”. Dù sách sử Trung Hoa phỏng đoán quê chữ tượng hình, chữ giáp cốt ở đâu, tôi vẫn cứ đinh ninh nó là sản phẩm của văn hóa Bách Việt được người Hán phương Bắc tiếp thu và phát triển.,.
Sài Gòn, Xuân Đinh Dậu.
T.M.H.
-------------------
Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
GIAO LƯU & GIỚI THIỆU SÁCH
"ĐƯỜNG THI QUỐC ÂM CỔ BẢN"
Với sự có mặt của hai soạn giả: Nguyễn Xuân Diện - Trần Ngọc Đông
Địa điểm: Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1, (bên cạnh Thảo cầm viên Sài Gòn).
Đơn vị tổ chức: Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
Diễn giả:
- TS. Nguyễn Xuân Diện - Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).
- Trần Ngọc Đông - Bắc Ninh - Nghiên cứu tự do.
Đặc biệt còn có sự tham gia của Tiến sĩ Nghệ thuật, Nghệ sĩ Ưu tú Đàn tranh Hải Phượng.
Dẫn chương trình: Trần Ban - Biên tập viên.
.
Thời gian: 8h:30, thứ Tư, ngày 08/02/ 2017 (nhằm ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Dậu)Địa điểm: Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1, (bên cạnh Thảo cầm viên Sài Gòn).
Đơn vị tổ chức: Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
Diễn giả:
- TS. Nguyễn Xuân Diện - Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).
- Trần Ngọc Đông - Bắc Ninh - Nghiên cứu tự do.
Đặc biệt còn có sự tham gia của Tiến sĩ Nghệ thuật, Nghệ sĩ Ưu tú Đàn tranh Hải Phượng.
Dẫn chương trình: Trần Ban - Biên tập viên.
Đề nghị hướng dẫn cụ thể để khán giả có thể tham gia buổi giao lưu:
Trả lờiXóa-Vào cửa tự do hay phải mua vé;...hoặc phải có đăng ký trước để nhận giấy giấy mời?!
-Có còn bản in đặc biệt không? Nếu có thì có phải đăng ký mua trước hay có bán trực tiếp ngay trong buổi giao lưu không?...
Kính!
"Gần đây, do tâm lý chống Hán hóa, chống bọn xâm lược phương Bắc cực đoan quá, tới mức hễ ai nói đến chữ Hán, chữ Nôm …liền phản ứng tẩy chay!" Chính xác là như vậy...
Trả lờiXóaKhông nên có tinh thần bài ngoại. Thực tế là cha ông ta đã xây dựng nên một nền văn học sáng chói, có thể cạnh tranh với nền văn học của Trung Quốc ở những tác phẩm lớn như Truyện Kiều của Nguyễn Du sánh ngang tầm với các nhà tư tưởng nổi tiếng trên thế giới.
Trả lờiXóaCha ông ta cũng nghiên cứu kỹ binh pháp Tôn Ngô, lấy độc trị độc, đánh cho tan vỡ mộng bá quyền xâm lược của tàu.
Vấn đề của ngày hôm nay tập đoàn cai trị Bắc Kinh nó là con rắn, dân tình của nó cũng còn rên xiết dưới chế độ hà khắc, bất nhân của nó thì đối với dân ta phải nhận mặt đứa nào cõng con rắn ấy về Thăng Long thì phải tìm diệt nó, đánh dập đầu nó mà thôi!
Giữ gìn và chấn hưng văn hóa nước nhà là việc làm cần thiết là yêu nước là bảo vệ Tổ quốc . Ở Hà Nội thì tổ chức giới thiệu và bán sách ở đâu ?
Trả lờiXóaNền giáo dục xưa của cha ông đã sản sinh ra những con người có lòng tự trọng cao, những Lý Thường Kiệt, Nguyễn Biểu và vô số những anh hùng hào kiệt xem cái lòng tự trọng là lẽ sống, tuy phục vụ vương triều nhưng lúc nào cũng tâm niệm "người quân tử cầu ở mình, tiểu nhân cầu ở người", "người quân tử ai yêu cũng mừng, ai ghét không giận, ấy mới là người quân tử". Có cái lòng tự trọng thì giữ được thể diện cho mình và cho đất nước.
Trả lờiXóaNay giữ trọng trách quốc gia mà thiếu lòng lòng tự trọng, chỉ muốn nước lớn, nước mạnh nó "thương" mình thì suốt đời chỉ làm quân hầu cho nó mà thôi!
Ở Saigon thì mua ở đâu anh Diện? Tiệm sách nào ạ?
Trả lờiXóaThơ Đường đời nào cũng vẫn hay !
Trả lờiXóa