Bức hoành phi bằng chữ Hán tại đình Vĩnh Phước, Sa Đéc, Đồng Tháp
Tháo bỏ hoành phi câu đối chữ Hán -Nôm
là vi phạm luật Di sản
Đình cổ Vĩnh Phước, một di tích tại thành phố Sa Đéc,
tỉnh Đồng Tháp, nơi lưu giữ nhiều bức hoành phi câu đối rất quý hiếm từ
trước đến nay.
Mới đây trong bài tham luận của mình,
PGS-TS Nguyễn Tá Nhí cho biết hiện nay ở Việt Nam chỉ có khoảng 100.000
người có thể đọc hiểu được câu đối chữ Hán, trong khi đó dân số nước ta
đến hơn 90 triệu dân, thì việc sử dụng chữ Hán Nôm cho các câu đối,
hoành phi tại các địa điểm văn hóa sẽ giảm tác dụng và khó tiếp thu.
Chính vì vậy ông đề xuất câu đối hoành phi ở các địa điểm chùa chiền nên
được chuyển ngữ sang tiếng Việt. Đặc biệt PGS-TS Nguyễn Tá Nhí còn đưa
ra một đề xuất khá táo bạo là có thể hạ các hoành phi câu đối bằng chữ
Hán Nôm xuống chuyển vào các bảo tàng, thay vào đó là đưa các hoành phi,
câu đối mới chép lại chính những nội dung đó, nhưng được ghi bằng chữ
quốc ngữ để thay thế, chỉ trừ những các hoành phi câu đối Hán Nôm nếu
liên quan đến hồ sơ gốc của di tích đã có danh hiệu thì có thể để
nguyên.
Ngay sau khi ý kiến của PGS-TS Nguyễn Tá Nhí được đưa ra đã có nhiều phản hồi trái chiều khác nhau.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công (Thanh Hóa) cho biết:
“Thư pháp chữ Hán là môn nghệ thuật đã có hàng ngàn năm tuổi, khi kết hợp với nghệ thuật điêu khắc, sơn son thếp vàng, mỗi bức hoành phi, câu đối chữ Hán với đầy đủ chương pháp, lạc khoản, trở thành bức thư họa khắc gỗ lộng lẫy. Bởi vậy, hoành phi, câu đối chữ Hán không chỉ biểu đạt nội dung, mà hình thức của nó còn tham gia vào không gian kiến trúc nội thất đình chùa, miếu mạo, tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật chạm khắc gỗ hài hòa với những long ly quy phượng, hoa văn, hương án, tượng thờ... Trong khi đó, chữ quốc ngữ, thòi ra thụt vào trên hoành phi, câu đối sẽ rất thô, cứng, "thư pháp chữ quốc ngữ" lại chưa đủ “pháp” để vừa đảm bảo giá trị văn bản, vừa có yếu tố mỹ thuật. Mỗi bức hoành phi câu đối chữ Hán trong đền chùa đều là những hiện vật rất quan trọng của di tích, nếu thay bằng chữ quốc ngữ, khác nào làm mới di tích và cố tình vi phạm quy định về trùng tu tôn tạo di tích lịch sử. Mặt khác hoành phi, câu đối vừa là hiện vật của di tích, vừa là phối cảnh của kiến trúc cổ đình chùa. Bởi vậy, gỡ xuống đưa vào bảo tàng, thay bằng hoành phi, câu đối mới viết bằng chữ quốc ngữ như cách đề xuất của PGS-TS Nguyễn Tá Nhí sẽ làm mới di tích và vi phạm quy định về trùng tu di tích lịch sử”.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công (Thanh Hóa) cho biết:
“Thư pháp chữ Hán là môn nghệ thuật đã có hàng ngàn năm tuổi, khi kết hợp với nghệ thuật điêu khắc, sơn son thếp vàng, mỗi bức hoành phi, câu đối chữ Hán với đầy đủ chương pháp, lạc khoản, trở thành bức thư họa khắc gỗ lộng lẫy. Bởi vậy, hoành phi, câu đối chữ Hán không chỉ biểu đạt nội dung, mà hình thức của nó còn tham gia vào không gian kiến trúc nội thất đình chùa, miếu mạo, tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật chạm khắc gỗ hài hòa với những long ly quy phượng, hoa văn, hương án, tượng thờ... Trong khi đó, chữ quốc ngữ, thòi ra thụt vào trên hoành phi, câu đối sẽ rất thô, cứng, "thư pháp chữ quốc ngữ" lại chưa đủ “pháp” để vừa đảm bảo giá trị văn bản, vừa có yếu tố mỹ thuật. Mỗi bức hoành phi câu đối chữ Hán trong đền chùa đều là những hiện vật rất quan trọng của di tích, nếu thay bằng chữ quốc ngữ, khác nào làm mới di tích và cố tình vi phạm quy định về trùng tu tôn tạo di tích lịch sử. Mặt khác hoành phi, câu đối vừa là hiện vật của di tích, vừa là phối cảnh của kiến trúc cổ đình chùa. Bởi vậy, gỡ xuống đưa vào bảo tàng, thay bằng hoành phi, câu đối mới viết bằng chữ quốc ngữ như cách đề xuất của PGS-TS Nguyễn Tá Nhí sẽ làm mới di tích và vi phạm quy định về trùng tu di tích lịch sử”.
Những bức hoành phi và đôi câu đối sơn son thếp vàng tại đình thần Vĩnh Phước,
Sa Đéc, Đồng Tháp.
Cùng quan điểm trên, dịch giả nhà báo Lệ
Chi (TP.HCM) người đã có nhiều năm nghiên cứu tiếng Trung và chuyển ngữ
khá nhiều tác phẩm tiếng Trung sang tiếng Việt nói:
“Về ý nghĩa của ngôn ngữ thì tiếng Việt có hoàn toàn có thể dùng để viết hoành phi, câu đối thay cho chữ Hán Nôm, nhưng về mặt hình thức thì sẽ không ổn. Hoành phi câu đối viết bằng tiếng Việt nhìn rất thô và gượng ép. Đơn giản vì chữ quốc ngữ không phù hợp với cách thể hiện theo hàng dọc như chữ Hán Nôm được”.
“Về ý nghĩa của ngôn ngữ thì tiếng Việt có hoàn toàn có thể dùng để viết hoành phi, câu đối thay cho chữ Hán Nôm, nhưng về mặt hình thức thì sẽ không ổn. Hoành phi câu đối viết bằng tiếng Việt nhìn rất thô và gượng ép. Đơn giản vì chữ quốc ngữ không phù hợp với cách thể hiện theo hàng dọc như chữ Hán Nôm được”.
Từ Hà Nội, Tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm
Nguyễn Xuân Diện nêu ý kiến:
“Hôm nay, khi đọc được ý kiến của PGS-TS Nguyễn Tá Nhí ở báo Thanh Niên, tôi rất kinh ngạc! Nhiều đồng nghiệp của tôi ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm cũng vậy. Chữ Hán là một văn tự lâu đời, và từ chữ Hán đã làm xuất hiện những đỉnh cao của văn hóa Trung Hoa và thế giới như: Sở từ, Hán phú, Đường thi, từ Tống, tiểu thuyết Minh Thanh, nghệ thuật thư pháp...
“Hôm nay, khi đọc được ý kiến của PGS-TS Nguyễn Tá Nhí ở báo Thanh Niên, tôi rất kinh ngạc! Nhiều đồng nghiệp của tôi ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm cũng vậy. Chữ Hán là một văn tự lâu đời, và từ chữ Hán đã làm xuất hiện những đỉnh cao của văn hóa Trung Hoa và thế giới như: Sở từ, Hán phú, Đường thi, từ Tống, tiểu thuyết Minh Thanh, nghệ thuật thư pháp...
Do điều kiện lịch sử, chữ Hán đã được
truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, rồi từ đó lại
tiếp tục được sinh sôi tạo nên các chữ viết mới mà chữ Nôm của người
Việt Nam là một ví dụ (chúng ta có chữ Nôm Việt, chữ Nôm Tày…). Ngôn
ngữ Hán văn khi truyền sang Việt Nam, đến nay vẫn còn giữ được âm đọc từ
thời Đường, giàu có về âm sắc và thâm trầm về ý nghĩa. Cách sử dụng và
cách đọc chữ Hán của người Việt tạo nên từ Hán Việt rất riêng của Việt
Nam và từ đó dòng văn học chữ Hán và dòng văn học chữ Nôm hình thành và
phát triển, tạo nên các tác phẩm và tác gia văn học lớn.
Không thể tháo hết hoành phi, câu đối ở
các di tích rồi đưa về các bảo tàng được. Điều này là trước hết là vi
phạm Luật Di sản, cách ly hiện vật với môi trường của nó. Bản thân mỗi
tấm hoành phi, câu đối này chứa đựng những giá trị văn hóa, triết lý và
mỹ thuật. Đó là di sản gắn với dân tộc ta, gắn với mỗi di tích, gắn với
ký ức của người dân, và là một phần của văn hóa đất nước. Câu đối, hoành
phi chữ Hán đảm bảo sự trang trọng, uy nghiêm, cổ kính của truyền
thống. Còn nhớ, ngày xưa, hồi cải cách ruộng đất, hồi thành lập hợp tác
xã nhiều nơi người ta hùng hổ phá bỏ đền chùa, đình miếu, lấy hoành phi,
câu đối làm bàn ghế, lấy bia đá để đập lúa, bắc cầu, v.v... Bài học cay
đắng đó, đến nay còn hằn in trong ký ức nhiều người!”.
Đôi câu đối được "Việt hóa" trước bàn thờ của nhà nho yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
tại Ba Tri, Bến Tre.
Không chỉ thể hiện về mặt nghĩa ngữ,
hoành phi, câu đối còn mang một hình thức trực quan khác như vẻ đẹp nho
nhã thanh cao qua cách thể hiện của người xưa bằng những đường nét thảo
chữ như “rồng múa phượng bay”, lời hay như "phun châu nhả ngọc", câu đối
hoành phi đang được hiện diện trong những không gian văn hóa vô cùng
thiêng liêng, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo và
lâu bền của gia đình, dòng họ và của cả một dân tộc từ ngàn xưa đến nay.
Chính vì thế vấn đề được đặt ra "nên hay
không nên thay đổi cách thể hiện hoành phi câu đối từ chữ Hán Nôm sang
chữ quốc ngữ" quả thật cần được xem xét nghiêm túc, đòi hỏi phải có sự
nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng, cân nhắc vô cùng cẩn thận của các nhà
chuyên môn, các học giả, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng như sự đồng
tình nhất trí cao của dư luận xã hội.
Bài và ảnh: Tiểu Vũ
Bác Nhí không nói thế đâu. Phần kiến nghị bài viết của bác in trong kỷ yếu hội thảo chỉ có câu này: "Cần sử dụng chữ Quốc ngữ ghi lời dạy ở các ban thờ trong chùa".
Trả lờiXóaToàn là ý của phóng viên gán ghét thôi.
Tuy không hiểu biết nhiều về chữ Hán - Nôm , nhưng tôi vẫn nhận thấy chữ Hán - Nôm có một tầm quan trọng rất lớn trong đời sống hàng ngày cũng như trong văn học của nước ta hiện nay, đó là : Trong giao tiếp cũng như trong các văn bản , mỗi người chúng ta đều dùng rất nhiều các từ ngữ VAY MƯỢN của nước ngoài mà trong đó phần nhiều là chữ Hán , như : Tổ quốc , giang sơn , thủ khoa, nhân ái , non sông ...Khi dùng những từ này trong giao tiếp hay trong văn bản ta thấy nó hay và rất có ý nghĩa ,hơn hẳn là dùng những từ thuần Việt . Trong các đình chùa , hay trong gian thờ của một gia đình hay của một dòng họ cũng vậy, những hoành phi câu đối viết bằng chữ Hán - Nôm khi ta nhìn vào sẽ thấy đẹp hơn , cổ kính hơn với những nét chữ RỒNG BAY PHƯỢNG MÚA . Đừng vì căm thù Tàu mà căm ghét luôn cả nền văn hóa có từ hàng ngàn đời của họ, bởi chữ Hán cùng với nhiều yếu tố khác như thuốc súng , chữ in , la bàn ...đã góp phần đưa nước Trung Hoa cổ trở thành nền văn minh rực rỡ của nhân loại , khách quan mà nói : về văn hóa ta còn phải học hỏi nhiều từ nền văn minh cổ này và nên nhớ rằng : nhờ có chữ Nôm mà Nguyễn Du mới viết được TRUYỆN KIỀU hay như vậy . Là một công dân VN tôi hoàn toàn không đồng ý việc từ bỏ chữ Hán Nôm .
Trả lờiXóađính chính bạn ( NON SÔNG) TỪ THUẦN VIỆT- TƯƠNG ĐƯƠNG GIANG SAN
XóaDI SẢN VĂN HÓA
Trả lờiXóaTôi nghĩ Di sản văn hóa có cái cần phải lưu giữ, có cái phải chủ trương bỏ lần theo thời gian . Đình , Chùa , Miếu , Ấp ,….là những nơi phục vụ cộng đồng .Tính phục vụ phải đi sát với mục đích của cộng đồng . Trong khi các chữ Hán-Nôm ở những nơi này chỉ 1 số ít người biết . Còn đa số thì không hiểu gì cả . Tôi đã từng đi công tác với chuyên gia TQ . Khi đi ngang qua ngôi đình cạnh đường ray xe lửa TP Nha Trang . Chuyên gia TQ chỉ vào ngôi đình rồi nói “ Cái này của TQ ?” . Tôi lắc đầu , nói của VN . Anh ta bảo “ Của VN sao không thấy chữ VN ? “ . Do vốn tiếng Anh của mình kém , nên chỉ hiểu mà không giải thích được . Chúng ta nghĩ sao khi trên bia mộ , liễn thờ , ảnh thờ…của chính ông bà , cha mẹ chúng ta ; sao không ghi tiếng Việt mà lại vay mượn chữ Hán , Nôm …để chúng ta hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng này . Không ai chủ trương xóa bỏ di sản văn hóa , kể cả di sản văn hóa TQ . Di sản văn hóa TQ xưa và nay khác nhau rất xa ( Kể cả văn hóa TQ ở tầng lãnh đạo của chính nước TQ ) . Vì thê tôi nói di sản văn hóa có cái cần giữ , có cái nên để trôi theo thời gian không cần tôn tạo , giữ gìn . Người Việt trên chính quê hương mình , làm những việc không cần thiết , thậm chí không hiểu được ý nghĩa việc làm của chính mình . Về việc cần có bảng dịch tiếng Việt cạnh các bảng chữ Hán , hay bảng dịch chữ Hán cạnh bảng tiếng Việt … Theo tôi bỏ hẳn bảng chữ Hán , chỉ dùng bảng tiếng Việt . Một vài nơi thật cần thiết mới có bảng dich chữ Hán … Vì trên chính đát nước mình phải phục vụ trước hết là cho người Việt . Điều này đồi hỏi người hướng dẫn viên hay người giữ những nơi này phải biết nhiều ngoại ngữ chứ không riêng chữ Hán . Vì có nhiều nơi có bảng chữ Hán …nên phải biết tra cứu để trả lời cho yêu cầu . Ai đòi hỏi cao xin tìm các vị giỏi hơn. ( Ý kiến của Trần Ngọc Đông ( Chúng ta không cần dạy tiếng Hán cơ bản trong phổ thông , mà nên học những tiếng nước nào làm giàu mạnh đất nước ) . ( Ý kiến của Lê tđ, Vương Công Nguyên , cụ Nguyên , Thomas Lee ( Nên đưa các hoành phi , câu đối vào viện bảo tàng , là đúng ) . Cũng không cần phá bỏ Tử Câm Thành . Ý kiến Minh Xuân ( chữ Nho dù là chữ Việt nhưng rơi vào thời kỳ bị Tàu đô hộ .. đã mai một theo thời gian ) . Ý kiến của Kim Anh Trần (Văn hóa tryền thống có cái cần bỏ , là đúng , nhưng không ) . Vi dụ việc ma chay , thờ cúng hiện nay không phù hợp nhiều mặt ( Tập tục mê tín , kinh tế tốn kém…) . Bạn cứ tưởng tượng 1 quận trong TP HCM có 5 đám tang . Phải đánh trống đùng đùng + kéo đờn cò inh ỏi + rãi vàng bạc đầy đường + tụng niệm suốt đêm với âm thanh không nhỏ …. Có mà cả quận ấy bị stress . Nhưng cũng không cân phá bỏ ngay , hàng loạt ..như 1 cuộc cách mạng văn hóa .
Thiển ý này xin được sự góp ý ( Email : phonghong667914@gmail.com )
Nặc danh15:01 Ngày 04 tháng 07 năm 2016
Theo nhìn nhận thế hệ hiện nay, các nhà ngôn ngữ học,.. và nhân dân cần phải có cuộc cách mạng văn hóa trong lãnh vực chữ nghĩa đặt tên, câu đối,.. trong các kiến trúc xây dựng cho hiện nay và mai sau. Nên thống nhất dùng tiếng Việt là quốc ngữ , ngôn ngữ thông dụng và phổ biến của Việt Nam để đặt tên cho các công trình kiến trúc đặc biệt là các công trình tâm linh để người dân dễ đọc, dễ nhớ, dễ phân tích và góp ý, dễ lưu trữ,...và lòng tự hào dân tộc về ngôn ngữ Tiếng Việt, một ngôn ngữ có vốn từ phong phú, đa dạng . Trả lời .
Tôi thấy ý kiến Nặc danh 15:01 ngày 04 tháng 07 năm 2016 là đúng đắn
Nếu phá bỏ hết đồ cổ trong đó có các hoành phi câu đối bằng chữ hán-môm, con cháu chúng ta sau này sẽ không còn biết đến Lịch sử văn Hóa Việt Cổ
Trả lờiXóaNhư vậy là chúng ta lại phạm tiếp sai lầm của thời Quang Trung Nguyễn Huệ cho phá hết lăng tẩm, Thái Miếu nhà Lê hoặc như Việt Cộng ngày mới khởi nghĩa cướp chính quyền xong đã cho phá hết chùa triền...Đến nay con cháu Việt Cộng đang phải bỏ tiền của công sức để trùng tu tôn tạo?
Ôi cái vòng luẩn quẩn bao giờ mới thóat ra được hỡi các ngài GS Tiến sỹ ?
BẠN CÓ SAI LẦM KHÔNG?
XóaQUANG TRUNG KHÔNG PHÁ HẾT LĂNG TẨM- THÁI MIẾU-
CÁI NÀY SAU NÀY VUA NGUYỄN GIA LONG DO NHIỀU YẾU TỐ THIÊN ĐÔ- THÌ THĂNG LONG MỚI CÒN LÀ HOÀI NIỆM NHƯ BÀI (THĂNG LONG HOÀI CỔ) CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN-
Đã nói đồ cổ đem vào viện bảo tàng mà
Trả lờiXóaLuật là cái gì,đến Hiến Pháp mà còn đứng sau cương lĩnh thì Luật chả là cái đinh gỉ gì.Mỗi khi đảng muốn thì cho vài con chim mồi hót vài tiếng xong là mần thôi.Vả lại từ trước tới nay việc có thể xóa văn hóa cổ của cha ông thì đây đâu có phải là lần đầu
Trả lờiXóaNhững từ ngữ VAY MƯỢN tiếng nước ngoài rất rất là nhiều , dùng đã lâu và đã thành tiếng Việt mất rồi. Tôi căm thù Tàu nhưng không căm thù văn hóa Tàu . Chỉ có điều nếu dùng chữ Hán-Nôm ở những nơi công cộng, tâm linh như hiện nay ( Mà lại chiếm đa số ) hoàn toàn không có nét gì là tôn trọng Văn Hóa Nói Chung . Văn hóa phải được đa số công nhận . Không hiểu mà cũng công nhận à .Bạn có nghĩ rằng đa số nhiều người hiểu một ít chứ đừng nói hiểu đầy đủ những cái hay khi viết bằng Hán-Nôm.Ta cần học hỏi nhiều về văn hóa thế giới , nhưng chỉ học những cái hay , cái tinh túy . Không ai phủ nhận cái hay của TRUYỆN KIỀU NGUYỄN DU . Bạn cứ hình dung vài trăm năm nữa , với những bức hoành phi, câu đối viết bằng Hán-Nôm có đi vào lòng người VN trong thời đại hiện đại . Trong khi chính những tác phẩm này do chính người VN tạo ra phải phục vụ văn hóa cho người VN trên chính quê hương mình suốt vài trăm năm . Tôi cũng phản đối các phóng viên không tôn trọng sự thật khi tác nghiệp ( Nếu đúng là sự thât )đã và sẽ bị ném đá và phản tác dụng mà các phóng viên muốn nói với quàn chúng . Cũng đừng viện dẫn những sai lầm các bậc vua chúa khi xưa để bảo răng ý nghĩ của mình là đúng .Đúng là đô cổ thì nên đem vào viện bảo tàng . Chẳng cần phải là 1 cuộc cách mạng văn hóa , nhưng phải hiểu đúng những việc chúng ta cần làm để phục vụ đại đa số .
Trả lờiXóa